Bang Louisiana và nước Anh

Tóm tắt Bang Louisiana và nước Anh: ... nhanh chóng đi đến bên bờ vực của cuộc chiến. Tổng thống đã trình Quốc hội một bản báo cáo chi tiết, chỉ dẫn hàng nghìn dẫn chứng về việc người Anh cưỡng bức công dân Mỹ tòng quân. Ngoài ra, những người định cư ở Tây Bắc đã bị thổ dân da đỏ tấn công vì bị mật vụ Anh ở Canada kích động. Kết ...hống James Madison phải rút chạy về bang Virginia. Các nhà đàm phán Anh và Mỹ đã hội đàm tại châu Âu. Tuy nhiên, các phái viên của Anh quyết định nhượng bộ khi họ biết tin về chiến thắng của Macdonough trên Hồ Champlain. Trước tình trạng ngân khố ngày càng thâm thủng phần lớn là do các chi ...g lều trại. Trái với Cơn giác ngộ vĩ đại trong thập niên 1730, phong trào phục hưng ở miền Đông nổi tiếng vì không có kích động cuồng loạn và công khai cảm xúc. Trái lại, những người phi tín ngưỡng đã kinh sợ với sự im lặng đáng kính của những người đang mang những bằng chứng cho đức tin củ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bang Louisiana và nước Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BANG LOUISIANA VÀ NƯỚC ANH 
 Một trong số những đạo luật của Jefferson đã nhân đôi diện tích nước Mỹ. Vào 
thời kỳ cuối của cuộc Chiến tranh Bảy năm, nước Pháp đã nhượng quyền cho Tây 
Ban Nha sở hữu vùng lãnh thổ phía Tây sông Mississippi. Việc tiếp cận cảng New 
Orleans gần cửa sông này có ý nghĩa sống còn đối với việc vận chuyển hàng hóa 
của Mỹ bằng tàu từ vùng thung lũng sông Ohio và Mississippi. Ngay sau khi 
Jefferson đắc cử tổng thống, Napoleon đã buộc Chính phủ Tây Ban Nha trả lại 
lãnh thổ rộng lớn ở Lousiana cho Pháp. Động thái này đã khiến người Mỹ e sợ và 
căm phẫn. Những kế hoạch của Napoleon nhằm xây dựng một đế chế thuộc địa 
bao la ở phía Tây đã đe dọa sự phát triển trong tương lai của Hợp chủng quốc. 
Jefferson đã tuyên bố "nếu nước Pháp chiếm lại Louisiana thì kể từ giây phút đó, 
chúng ta phải tự kết thân với người Anh và hạm đội của họ". 
 Tuy nhiên, Napoleon không còn quan tâm đến Lousiana sau khi Pháp bị đánh 
bật khỏi Haiti trong cuộc nổi dậy của nô lệ. Khi biết rằng một cuộc chiến tranh 
khác với nước Anh đang sắp xảy ra, Napoleon đã quyết định bổ sung ngân sách và 
đặt Louisiana ngoài tầm với của người Anh bằng cách bán vùng đất này cho Hoa 
Kỳ. Đề nghị của Napoleon đã đưa Jefferson vào tình thế khó xử: Hiến pháp không 
nêu cụ thể quyền mua bán lãnh thổ. Một mặt, Jefferson muốn đề xuất một Điều bổ 
sung sửa đổi Hiến pháp song mặt khác, việc trì hoãn cũng có thể khiến Napoleon 
thay đổi ý định. Sau khi được tham mưu rằng quyền mua lãnh thổ đã nằm sẵn 
trong quyền ký kết các điều ước, Jefferson đã dịu đi và nói rằng "lương tri của dân 
tộc ta sẽ sửa sai hậu quả của một sự giải thích không chặt chẽ một khi sự giải thích 
ấy sản sinh ra những kết quả không mong muốn". 
 Hợp chủng quốc đã mua được Louisiana với giá 15 triệu đô-la vào năm 1803. 
Miền này rộng hơn 2,6 triệu km2 và có cảng New Orleans. Nước Mỹ đã có được 
một vùng đất bao la có những đồng bằng màu mỡ, những dãy núi, những khu rừng 
và hệ thống sông ngòi. Chỉ trong vòng 80 năm, khu vực này trở thành trung tâm 
của nước Mỹ - và là vựa lúa mì của thế giới. 
 Khi Jefferson bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình vào năm 1805, ông tuyên bố 
quy chế trung lập của Mỹ trong cuộc chiến giữa Anh và Pháp. Tuy cả hai phe đều 
cố gắng hạn chế vận chuyển hàng hải trung lập tới phe kia, song sự kiểm soát của 
Anh trên biển cả đã khiến lệnh cấm và bắt giữ của nước này càng trở nên nghiêm 
trọng hơn nhiều so với bất cứ hành động nào do Pháp của Napoleon gây ra. Các 
chỉ huy hải quân Anh thường xuyên khám xét tàu Mỹ, tịch thu tàu và hàng hóa, và 
cướp đi những thủy thủ mà họ cho là thần dân của nước Anh. Họ cũng thường 
xuyên cưỡng ép ngư dân Mỹ đi lính cho họ. 
 Khi Jefferson tuyên bố ra lệnh cho các tàu chiến Anh ra khỏi lãnh hải của Mỹ 
thì người Anh đã phản ứng lại bằng cách cưỡng bức tòng quân càng nhiều thủy thủ 
người Mỹ hơn. Jefferson quyết định sử dụng sức ép kinh tế. Tháng 12/1807, Quốc 
hội thông qua Đạo luật Cấm vận, cấm tất cả hoạt động ngoại thương. Trớ trêu thay, 
luật lại yêu cầu cần có lực lượng cảnh sát hùng hậu, và chính điều này đã gia tăng 
rất nhiều quyền hạn của Chính phủ Liên bang. Về mặt kinh tế, biện pháp này quả 
là lợi bất cập hại. Chỉ riêng trong một năm, xuất khẩu của Mỹ đã giảm một phần 
năm so với trước. Ngành vận tải biển cũng bị mất đi do biện pháp này. Tình trạng 
bất mãn tăng mạnh ở New England và New York. Ngành nông nghiệp bị ảnh 
hưởng nặng nề. Giá cả hàng hóa đã sụt giảm khi các chủ trại miền Nam và miền 
Tây không thể xuất khẩu được lượng ngũ cốc, bông, thịt và thuốc lá dư thừa của 
họ. 
 Lệnh cấm vận đã không khiến nước Anh phải chết đói đến mức phải thay đổi 
chính sách. Do sự phản đối trong nước ngày càng gia tăng, Jefferson đã quay sang 
biện pháp mềm mỏng hơn nhằm hài hòa lợi ích của ngành vận tải biển. Đầu năm 
1809 ông đã ký Đạo luật Không giao dịch, cho phép buôn bán với tất cả các nước 
trừ Anh hay Pháp và những nước phụ thuộc họ. 
 James Madison đã kế nhiệm Jefferson làm tổng thống năm 1809. Quan hệ với 
nước Anh đã trở nên tồi tệ hơn, và hai nước đã nhanh chóng đi đến bên bờ vực của 
cuộc chiến. Tổng thống đã trình Quốc hội một bản báo cáo chi tiết, chỉ dẫn hàng 
nghìn dẫn chứng về việc người Anh cưỡng bức công dân Mỹ tòng quân. Ngoài ra, 
những người định cư ở Tây Bắc đã bị thổ dân da đỏ tấn công vì bị mật vụ Anh ở 
Canada kích động. Kết quả là, nhiều người Mỹ đã ủng hộ việc chinh phục Canada 
và loại bỏ ảnh hưởng của Anh ở Bắc Mỹ, đồng thời trả thù cho món nợ cưỡng bức 
tòng quân và đàn áp về thương mại. Đến năm 1812, không khí chiến tranh bao 
trùm khắp nơi, và nước Mỹ đã tuyên chiến với Anh ngày 18/6. 
 CUỘC CHIẾN TRANH NĂM 1812 
 Nước Mỹ tham chiến mà nội bộ chia rẽ sâu sắc. Nếu như miền Nam và miền 
Tây ủng hộ chiến tranh thì các bang New York và New England lại phản đối bởi lẽ 
chiến tranh cản trở việc làm ăn buôn bán của họ. Lực lượng quân sự của Mỹ rất 
yếu. Cả binh lực mới có dưới 7.000 quân chính quy, lại đóng rải rác dọc bờ biển 
gần biên giới với Canada và ở vùng nội địa xa xôi. Lực lượng dân phòng của các 
tiểu bang chỉ được huấn luyện thô sơ và vô kỷ luật. 
 Sự thù nghịch giữa hai nước đã bắt đầu từ việc xâm lược Canada. Lẽ ra nếu 
được dàn xếp kịp thời và hợp lý thì họ đã chung tay chống lại Montreal. Tiếc thay, 
toàn bộ chiến dịch đã thất bại và kết thúc với việc quân Anh chiếm đóng Detroit. 
Tuy nhiên, hải quân Mỹ lại đạt nhiều thắng lợi. Ngoài ra, các tàu chiến Mỹ do tư 
nhân quản lý, di chuyển khắp Đại Tây Dương, đã bắt giữ được 500 tàu Anh trong 
những tháng mùa thu và mùa đông hai năm 1812 và 1813. 
 Chiến dịch năm 1813 chủ yếu diễn ra ở Hồ Erie. Tướng William Henry 
Harrison - sau này là tổng thống - đã lãnh đạo lực lượng gồm dân quân, lính tình 
nguyện và quân thường trực từ bang Kentucky với mục tiêu chiếm lại Detroit. 
Ngày 12/9, trong khi vẫn còn ở thượng nguồn sông Ohio thì ông đã nhận được tin 
tức cho biết Thiếu tướng Hải quân Oliver Hazard Perry đã đánh bại hoàn toàn hạm 
đội Anh trên Hồ Erie. Harrison đã bao vây Detroit và đẩy lùi quân Anh sang 
Canada, đập tan đội quân Anh bại trận đang tháo chạy cùng bè lũ thổ dân da đỏ 
của chúng trên sông Thames. Giờ đây toàn bộ vùng đất này đã nằm trong sự kiểm 
soát của Mỹ. 
 Một năm sau, Thiếu tướng Thomas Macdonough đã giành chiến thắng trong 
cuộc đấu súng tầm ngắn với hạm đội nhỏ của Anh trên Hồ Champlain ở vùng New 
York thượng. Mất sự yểm trợ của hải quân, đội quân xâm lược của Anh gồm 
10.000 người đã rút lui về Canada. Tuy nhiên, hạm đội của Anh lại quay sang 
quấy rối vùng bờ biển miền Đông với khẩu hiệu tiêu diệt và tàn phá. Đêm ngày 
24/8/1814, một lực lượng viễn chinh đã đột kích vào lực lượng dân quân của Mỹ, 
rồi hành quân lên Washington D.C., sau đó rút lui và để lại thành phố trong khói 
lửa. Tổng thống James Madison phải rút chạy về bang Virginia. 
 Các nhà đàm phán Anh và Mỹ đã hội đàm tại châu Âu. Tuy nhiên, các phái viên 
của Anh quyết định nhượng bộ khi họ biết tin về chiến thắng của Macdonough 
trên Hồ Champlain. Trước tình trạng ngân khố ngày càng thâm thủng phần lớn là 
do các chi phí quá lớn trong các cuộc chiến tranh của Napoleon, các nhà đàm phán 
của Anh đã chấp nhận Hiệp định Ghent vào tháng 12/1814. Hiệp định đã chấm dứt 
tình trạng thù địch, đặt dấu chấm hết cho việc phục hồi các cuộc chinh phục, đồng 
thời xác định một ủy ban phụ trách giải quyết tranh chấp biên giới. Do không biết 
hòa ước đã được ký kết nên cả hai bên vẫn tiếp tục giao chiến ở New Orleans, 
bang Louisiana. Dưới sự chỉ huy của Tướng Andrew Jackson, quân Mỹ đã giành 
chiến thắng trên bộ vẻ vang nhất, chấm dứt mãi mãi bất kỳ tia hy vọng nào của 
người Anh về việc tái lập sự ảnh hưởng của họ ở phía Nam biên giới Canada. 
 Trong khi người Anh và người Mỹ đang đàm phán giải quyết thì các đại biểu 
ủng hộ chủ nghĩa liên bang được các cơ quan lập pháp của các bang Massachusetts, 
Rhode Island, Connecticut, Vermont và New Hampshire lựa chọn đã tập trung ở 
Hartford, bang Connecticut để phản đối cuộc chiến tranh của Ngài Madison. Bang 
New England đã cố giao thương với kẻ thù trong suốt cuộc chiến, và một số vùng 
thực tế đã trở nên giàu có nhờ hoạt động thương mại này. Tuy nhiên, những người 
ủng hộ chủ nghĩa liên bang lại tuyên bố rằng cuộc chiến tranh đã hủy hoại nền 
kinh tế. Do có thể xảy ra khả năng ly khai khỏi liên minh, nên hội nghị đã đề xuất 
một loại các dự thảo Điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp nhằm bảo vệ lợi ích của 
bang New England. Song đoạn kết của cuộc chiến - bị ngưng lại sau chiến thắng 
vẻ vang ở New Orleans - đã để lại trong những người ủng hộ chủ nghĩa liên bang 
một vết nhơ nhục nhã về sự phản bội mà họ không bao giờ có thể tẩy được. 
 CƠN GIÁC NGỘ VĨ ĐẠI LẦN HAI 
 Đến cuối thế kỷ XVIII, nhiều người Mỹ có học thức đã tự nhận không còn theo 
những tín ngưỡng Cơ- đốc truyền thống nữa. Đáp lại phong trào thế tục đang diễn 
ra trong thời đạ i, phong trào phục hưng tôn giáo đã nhanh chóng tiến về phía tây 
vào nửa đầu thế kỷ XIX. 
 “Cơn giác ngộ vĩ đại lần hai này có nhiều loại hình hoạt động và có sự khác biệt 
theo địa phương và cách thức thể hiện gắn bó tôn giáo. Ở bang New England, tinh 
thần tôn giáo trỗi dậy đã kích thích một làn sóng tuyên truyền mạnh mẽ trong xã 
hội. Ở phía tây New York, tinh thần phục hưng đã khuyến khích sự xuất hiện 
những giáo phái mới. Ở vùng Appalachian thuộc bang Kentucky và Tennessee, 
phong trào phục hưng đã củng cố các giáo phái Giám lý và Baptist, và sản sinh 
một hình thức thể hiện tôn giáo mới - tụ họp trong lều trại. 
 Trái với Cơn giác ngộ vĩ đại trong thập niên 1730, phong trào phục hưng ở miền 
Đông nổi tiếng vì không có kích động cuồng loạn và công khai cảm xúc. Trái lại, 
những người phi tín ngưỡng đã kinh sợ với sự im lặng đáng kính của những người 
đang mang những bằng chứng cho đức tin của họ. Tinh thần phục hồi phái phúc 
âm ở bang New England đã dẫn đến sự ra đời những hội truyền giáo liên giáo phái 
để truyền bá phúc âm tới miền Tây. Các thành viên của những giáo phái này 
không chỉ hành động như những tông đồ vì đức tin mà còn như những nhà giáo 
dục, những nhà lãnh đạo nhân dân và đại diện của nền văn hóa đô thị miền Đông. 
Việc ấn hành sách báo và các hội giáo dục đã góp phần đẩy mạnh truyền bá đạo 
Cơ- đốc. Nổi bật nhất trong số các hội này là Hội Thánh kinh Hoa Kỳ thành lập 
năm 1816. Lòng hăng say hoạt động xã hội vốn được kích thích bởi phong trào 
phục hưng tôn giáo đã góp phần mở đường cho các nhóm bãi nô, Hội Khuyến 
khích Thanh tịnh và những nỗ lực cải tạo nhà tù, đồng thời chăm sóc người tàn tật 
và người thiểu năng trí tuệ. 
 Miền Tây New York, từ Hồ Ontario đến dãy núi Adirondack đã là nơi hoạt 
động của nhiều cuộc phục hưng tôn giáo trước đây - hay còn gọi là phong trào Rực 
cháy khắp quận. Chính tại nơi đây có một nhân vật nổi tiếng, Charles Grandison 
Finney, luật sư đã trải qua lễ hiển linh và chuẩn bị giảng Phúc âm. Phong trào thúc 
đẩy lòng mộ đạo của ông đã được chuẩn bị chu đáo, thu hút được đông đảo quần 
chúng và quảng bá rất rộng. Finney đã giảng đạo ở khu vực Rực cháy khắp quận 
suốt thập niên 1820 và đầu thập niên 1830 trước khi chuyển tới bang Ohio vào 
năm 1835 làm giảng viên thần học tại Đại học Oberlin. Sau này ông trở thành hiệu 
trưởng của trường. 
 Hai giáo phái khác ở Mỹ là Mormons (các Thánh ngày nay) và Seventh Day 
Adventists (giáo phái Tin vào lần xuất hiện thứ hai của Chúa), cùng khởi đầu ở 
miền đất rực cháy này. 
 Ở khu vực Appalachian, phong trào phục hưng tôn giáo có những nét đặc điểm 
giống Cơn giác ngộ vĩ đại của thế kỷ trước. Nhưng tại đây, trung tâm của phong 
trào phục hưng là những cuộc gặp gỡ trong lều - một nghi lễ tôn giáo kéo dài 
nhiều ngày cho nhóm tín đồ phải lưu lại nơi hành lễ vì quá xa nhà. Những người 
tiên phong ở vùng thưa thớt dân cư đã tìm đến những buổi hành lễ trong lều làm 
nơi trốn tránh cuộc sống đơn côi nơi biên ải. Niềm hân hoan từ việc tham gia buổi 
lễ phục hưng tôn giáo cùng với hàng trăm và có lẽ hàng nghìn người đã thôi thúc 
họ vui ca, nhảy múa, hò hét thâu suốt các buổi lễ. 
 Phong trào phục hưng tôn giáo nhanh chóng lan khắp các bang Kentucky, 
Tennesssee và miền Nam bang Ohio, trong đó người hưởng lợi chủ yếu là tín đồ 
Giám lý và Baptist. Mỗi giáo phái đều có tài sản giúp họ trở nên hưng thịnh ở 
miền biên ải. Các tín đồ Giám lý có bộ máy tổ chức rất hiệu quả, chủ yếu dựa vào 
các mục sư - hay còn gọi là những kỵ sỹ kinh lý - tìm đến những con người sinh 
sống ở khu vực biên giới xa xôi. Các kỵ sỹ kinh lý đến với dân thường để giúp đỡ 
họ gây dựng quan hệ với các gia đình sống ven biên giới. Họ hy vọng sẽ cải biến 
những con người này thành những tín đồ. Những người thuộc Giáo phái Baptist 
không có tổ chức giáo hội chính thức. Những người giảng đạo kiêm chủ trang trại 
của họ đqược tôn vinh là "những người nhận được lời hiệu triệu của Chúa Trời". 
Họ học kinh thánh và lập nhà thờ nơi sau này chính họ sẽ được thụ phong. Những 
ứng viên mục sư khác cũng xuất phát từ các nhà thờ này, giúp giáo phái Baptist 
thiết lập được sự hiện diện xa hơn vào miền đất hoang sơ. Sử dụng những phương 
pháp như vậy, giáo phái Baptist đã đóng vai trò chủ đạo ở khắp các bang giáp biên 
giới và hầu hết miền Nam. 
 Cơn giác ngộ vĩ đại lần hai đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lịch sử nước Mỹ. Sức 
mạnh của các tín đồ Baptist và Giám lý đã gia tăng đáng kể so với những giáo phái 
chủ đạo khác thời thuộc địa - Anh giáo, Giáo hội Trưởng lão và những người theo 
giáo đoàn. Sự khác biệt ngày càng lớn trong nội bộ giáo hội Tin Lành Hoa Kỳ đã 
phản ảnh sự lớn mạnh và đa dạng của một dân tộc đang vươn dậy. 

File đính kèm:

  • pdfbang_louisiana_va_nuoc_anh.pdf
Ebook liên quan