Bộ phận giảm chấn

Tóm tắt Bộ phận giảm chấn: ... đơn tiếp xúc trực tiếp với không khí. - Một đầu ống được nạp khí áp suất cao, và hoàn toàn cách ly với chất lỏng nhờ có pittông tự do. Kết cấu này đảm bảo trong quá trình vận hành sẽ không xuất hiện lỗ xâm thực và bọt khí, nhờ vậy mà có thể làm việc ổn định. - Giảm tiếng ồn rất nhiều. c. ...ng sẽ làm cho pittông và pittông tự do không thể chuyển động tự do được. Bộ giảm chấn này thường được trang bị một vỏ bảo vệ để ngăn đá bắn vào; khi lắp ráp bộ giảm chấn phải đặt cho vỏ bảo vệ hướng về phía trước của xe. Giảm chấn kiểu ống kép a. Cấu tạo Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-...các túi khí hoặc bọt rỗng trong chất lỏng. Hiện tượng này được gọi là xâm thực. Các bọt khí này sẽ bị vỡ khi di chuyển đến vùng áp suất cao, tạo ra áp suất va đập. Hiện tượng này phát sinh tiếng ồn, làm áp suất dao động, và có thể dẫn đến phá huỷ bộ giảm chấn. -Tạo bọt khí: Tạo bọt là quá ...

pdf9 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bộ phận giảm chấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ phận giảm chấn 
Khi xe bị xóc do mặt đường gồ ghề, các lò xo của hệ thống treo sẽ hấp thu các 
chấn động đó. Tuy nhiên, vì lò xo có đặc tính tiếp tục dao động, và vì phải sau một 
thời gian dài thì dao động này mới tắt nên xe chạy không êm. 
Nhiệm vụ của bộ giảm chấn là hấp thu dao động này. Bộ giảm chấn không những 
cải thiện độ chạy êm của xe mà còn giúp cho lốp xe bám đường tốt hơn và điều 
khiển xe ổn định hơn. 
Nguyên tắc dập tắt dao động 
Trong các xe ôtô, các bộ giảm chấn kiểu ống lồng sử dụng một loại dầu đặc biệt 
làm môi chất làm việc, được gọi là dầu giảm chấn. Trong kiểu giảm chấn này, lực 
làm tắt dao động là sức cản thuỷ lực phát sinh do dầu bị pittông ép chảy qua một 
lỗ nhỏ. 
Lực giảm chấn 
Lực giảm chấn càng lớn thì dao động của thân xe càng được dập tắt nhanh, nhưng 
chấn động do hiệu ứng làm tắt gây ra lại lớn hơn. Lực giảm chấn còn thay đổi theo 
tốc độ của pittông. Có nhiều kiểu bộ giảm chấn khác nhau, tuỳ theo tính chất thay 
đổi của lực giảm chấn: 
- Kiểu lực giảm chấn tỷ lệ thuận với tốc độ pittông 
- Kiểu có hai mức lực giảm chấn, tuỳ theo tốc độ của pittông 
- Kiểu lực giảm chấn thay đổi theo phương thức chạy xe 
Hệ thống treo có các kiểu lực giảm chấn và được sử dụng trong hầu hết 
các kiểu xe. Hệ thống treo kiểu được sử dụng trong xe có ESM (hệ thống treo 
điều biến điện tử) 
Phân loại giảm chấn 
Các bộ giảm chấn được phân loại như sau 
+ Phân loại theo vận hành 
- Kiểu tác dụng đơn 
- Kiểu đa tác dụng 
+ Phân loại theo cấu tạo 
- Kiểu ống đơn 
- Kiểu ống kép 
+ Phân loại theo môi chất làm việc 
- Kiểu thuỷ lực 
- Kiểu nạp khí 
Các bộ giảm chấn sử dụng trong các kiểu xe hiện nay có cấu tạo ống đơn và ống 
kép, và là kiểu đa tác dụng. Gần đây nhất, các bộ giảm chấn nạp khí thuộc các 
kiểu nói trên đã được đưa vào sử dụng. 
Các loại giảm chấn 
Giảm chấn kiểu ống đơn 
Bộ giảm chấn đơn thường được nạp khí nitơ áp suất cao (20 – 30 kgf/cm2) 
a. Cấu tạo 
Trong xy lanh, buồng nạp khí và buồng chất lỏng được ngăn cách bằng một 
“pittông tự do” (nó có thể chuyển động lên xuống tự do). 
b. Đặc điểm của bộ giảm chấn kiểu đơn 
- Toả nhiệt tốt vì ống đơn tiếp xúc trực tiếp với không khí. 
- Một đầu ống được nạp khí áp suất cao, và hoàn toàn cách ly với chất lỏng nhờ có 
pittông tự do. Kết cấu này đảm bảo trong quá trình vận hành sẽ không xuất hiện lỗ 
xâm thực và bọt khí, nhờ vậy mà có thể làm việc ổn định. 
- Giảm tiếng ồn rất nhiều. 
c. Hoạt động 
+ Hành trình ép (nén) 
Trong hành trình nén, cần pittông chuyển động xuống làm cho áp suất trong buồng 
dưới cao hơn áp suất trong buồng trên. Vì vậy chất lỏng trong buồng dưới bị ép 
lên buồng trên qua van pittông. Lúc này lực giảm chấn được sinh ra do sức cản 
dòng chảy của van. Khí cao áp tạo ra một sức ép rất lớn lên chất lỏng trong buồng 
dưới và buộc nó phải chảy nhanh và êm lên buồng trên trong hành trình nén. Điều 
này đảm bảo duy trì ổn định lực giảm chấn. 
Hành trình trả (giãn) 
Trong hành trình giãn, cần pittông chuyển động lên làm cho áp suất trong buồng 
trên cao hơn áp suất trong buồng dưới. Vì vậy chất lỏng trong buồng trên bị ép 
xuống buồng dưới qua van pittông, và sức cản dòng chảy của van có tác dụng như 
lực giảm chấn. 
Vì cần pittông chuyển động lên, một phần cần dịch chuyển ra khỏi xy-lanh nên thể 
tích choán chỗ trong chất lỏng của nó giảm xuống. Để bù cho khoảng hụt này, 
pittông tự do được đẩy lên (nhờ có khí cao áp ở dưới nó) một khoảng tương đương 
với phàn hụt thể tích. 
Các bộ giảm chấn có cấu tạo kiểu ống đơn không cho phép ống này bị biến dạng, 
vì biến dạng sẽ làm cho pittông và pittông tự do không thể chuyển động tự do 
được. Bộ giảm chấn này thường được trang bị một vỏ bảo vệ để ngăn đá bắn vào; 
khi lắp ráp bộ giảm chấn phải đặt cho vỏ bảo vệ hướng về phía trước của xe. 
Giảm chấn kiểu ống kép 
a. Cấu tạo 
Bên trong vỏ (ống ngoài) có một xy-lanh (ống nén), và trong xy-lanh có một 
pittông chuyển động lên xuống. Đầu dưới của cần pittông có một van để tạo ra lực 
cản khi bộ giảm chấn giãn ra. Đáy xy-lanh có van đáy để tạo ra lực cản khi bộ 
giảm chấn bị nén lại. Bên trong xy-lanh được nạp chất lỏng hấp thu chấn động, 
nhưng buồng chứa chỉ được nạp đầy đến 2/3 thể tích, phần còn lại thì nạp không 
khí với áp suất khí quyển hoặc nạp khí áp suất thấp. Buồng chứa là nơi chứa chất 
lỏng đi vào và đi ra khỏi xy lanh. Trong kiểu buồng khí áp suất thấp, khí được nạp 
với áp suất thấp (3 – 6 kgf/cm2). Làm như thế để chống phát sinh tiếng ồn do hiện 
tượng tạo bọt và xâm thực, thưỡng xảy ra trong các bộ giảm chấn chỉ sử dụng chất 
lỏng. Giảm thiểu hiện tượng xâm thực và tạo bọt còn giúp tạo ra lực cản ổn định, 
nhờ thế mà tăng độ êm và vận hành ổn định của xe. 
Trong một số bộ giảm chấn kiểu nạp khí áp suất thấp, người ta không sử dụng van 
đáy, và lực hãm xung được tạo ra nhờ van pittông trong cả hai hành trình nén và 
giãn. 
-Hiện tượng sục khí: 
Khi chất lỏng chảy với tốc độ cao trong bộ giảm chấn, áp suất ở một số vùng sẽ 
giảm xuống, tạo nên các túi khí hoặc bọt rỗng trong chất lỏng. Hiện tượng này 
được gọi là xâm thực. Các bọt khí này sẽ bị vỡ khi di chuyển đến vùng áp suất 
cao, tạo ra áp suất va đập. Hiện tượng này phát sinh tiếng ồn, làm áp suất dao 
động, và có thể dẫn đến phá huỷ bộ giảm chấn. 
-Tạo bọt khí: 
Tạo bọt là quá trình làm trộn lẫn không khí với chất lỏng trong bộ giảm chấn. Hiện 
tượng này tạo ra tiếng ồn, làm áp suất dao động, và gây tổn thất áp suất. 
b. Hoạt động 
+ Hành trình nén (ép) 
-Tốc độ chuyển động của cần pittông cao 
Khi pittông chuyển động xuống, áp suất trong buồng A (dưới pittông) sẽ tăng cao. 
Dầu sẽ đẩy mở van một chiều (của van pittông) và chảy vào buồng B mà không bị 
sức cản nào đáng kể (không phát sinh lực giảm chấn). Đồng thời, một lượng dầu 
tương đương với thể tích choán chỗ của cần pittông (khi nó đi vào trong xy lanh) 
sẽ bị ép qua van lá của van đáy và chảy vào buồng chứa. Đây là lúc mà lực giảm 
chấn được sức cản dòng chảy tạo ra. 
- Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp 
Nếu tốc độ của cần pittông rất thấp thì van một chiều của van pittông và van lá của 
van đáy sẽ không mở vì áp suất trong buồng A nhỏ. Tuy nhiên, vì có các lỗ nhỏ 
trong van pittông và van đáy nên dầu vẫn chảy vào buồng B và buồng chứa, vì vậy 
chỉ tạo ra một lực cản nhỏ. 
Hành trình trả (giãn) 
-Tốc độ chuyển động của cần pittông cao 
Khi pittông chuyển động lên, áp suất trong buồng B (trên pittông) sẽ tăng cao. Dầu 
sẽ đẩy mở van lá (của van pittông) và chảy vào buồng A. Vào lúc này, sức cản 
dòng chảy đóng vai trò lực giảm chấn. Vì cần pittông chuyển động lên, một phần 
cần thoát ra khỏi xy-lanh nên thể tích choán chỗ của nó giảm xuống. 
Để bù vào khoảng hụt này dầu từ buồng chứa sẽ chảy qua van một chiều và vào 
buồng A mà không bị sức cản đáng kể. 
-Tốc độ chuyển động của cần pittông thấp 
Khi cán pittông chuyển động với tốc độ thấp, cả van lá và van một chiều đều vẫn 
đóng vì áp suất trong buồng B ở trên pittông thấp. Vì vậy, dầu trong buồng B chảy 
qua các lỗ nhỏ trong van pittông vào buồng A. Dầu trong buồng chứa cũng chảy 
qua lỗ nhỏ trong van đáy vào buồng A, vì vậy chỉ tạo ra một lực cản nhỏ. 

File đính kèm:

  • pdfbo_phan_giam_chan.pdf
Ebook liên quan