Bước đầu tìm hiểu về thuật ngữ báo chí Việt Nam

Tóm tắt Bước đầu tìm hiểu về thuật ngữ báo chí Việt Nam: ...ễn còn độ chênh”(1). Lý do của điều này có thể do “Thực tiễn đấu tranh và cách mạng của đất nước lâu nay không cho phép những người làm báo Việt Nam dừng chân và phân tâm vào lĩnh vực lý thuyết, học thuật. Hối hả “dùng cán bút là đòn xoay chế độ”, tất cả đeo ba lô, cầm máy, cầm bút vào...hật báo), xã thuyết (xã luận), số, kỳ, bản in, nhà in, phát hành... Phải sau Thanh niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam ra đời thì thuật ngữ báo chí tiếng Việt mới thực sự phát triển và được coi là chính thức ra đời. Sau năm 1925, báo chí tiếng Việt phát triển mạnh và bắt đầu ...số lượng lớn các thuật ngữ chung cho toàn ngành, còn có một số thuật ngữ mang đặc thù của một số loại hình báo chí khá rõ. Chẳng hạn, các thuật ngữ mang đặc thù của báo in: tạp chí, tuần báo, phụ trương, tập san, khổ báo, kỳ, số, số báo, số tạp chí, số phụ, trang báo, cột báo, người bá...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bước đầu tìm hiểu về thuật ngữ báo chí Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bằng tiếng nước ngoài. 
Đặc biệt, chính tại thời điểm này (năm 
1970), truyền hình đã xuất hiện, đánh dấu 
một loại hình báo chí mới ra đời ở nước ta. 
ở miền Nam, trong vùng địch tạm 
chiếm cũng như tại các vùng giải phóng và 
các khu căn cứ du kích, báo chí cách mạng 
vẫn tồn tại và phát triển để phục vụ sự 
nghiệp giải phóng miền Nam. 
Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí 
ở nước ta phát triển khá nhanh về số 
lượng và chất lượng, hình thành hệ thống 
thông tấn, báo chí phát thanh, truyền 
hình rộng khắp cả nước. Tháng 1/1998, 
các loại báo chí điện tử phát trên mạng 
Internet lần lượt ra đời. Hiện nay, hoạt 
động của báo chí trong sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong 
quá trình hội nhập quốc tế và trong thời 
đại bùng nổ thông tin đang phát triển 
không ngừng và ngày càng thể hiện vai 
trò quan trọng của mình. 
Nhìn vào thực tiễn hoạt động của báo 
chí Việt Nam kể từ khi hình thành cho 
đến nay, chúng ta đã thu được những 
thành tựu hết sức to lớn. Tuy nhiên, về 
khoa học báo chí lại ra đời muộn hơn và 
chưa phát triển tương xứng với hoạt động 
thực tiễn. Việc nghiên cứu các vấn đề lý 
luận báo chí chưa bắt kịp với hoạt động 
thực tế: “Thực tiễn hoạt động báo chí sôi 
động, nhanh chóng và sáng tạo, trong lúc 
lý luận chưa theo kịp. Giữa lý luận và 
thực tiễn còn độ chênh”(1). Lý do của điều 
này có thể do “Thực tiễn đấu tranh và 
cách mạng của đất nước lâu nay không 
cho phép những người làm báo Việt Nam 
dừng chân và phân tâm vào lĩnh vực lý 
thuyết, học thuật. Hối hả “dùng cán bút 
là đòn xoay chế độ”, tất cả đeo ba lô, cầm 
máy, cầm bút vào chiến trường, các nhà 
báo - chiến sỹ của chúng ta thường quan 
tâm tới kết quả từng chiến dịch, từng 
phong trào và thành tựu chung của cách 
mạng mà tạm gác lại những khái quát lý 
thuyết về mục đích, phương tiện và kỹ 
thuật nghề nghiệp của mình”(2). Vì vậy, 
các công trình khoa học về báo chí chưa 
nhiều. Trước 1980, tất cả các công trình 
nghiên cứu về báo chí ở Việt Nam chỉ có 
khoảng 60 cuốn, trong số này có đến gần 
một nửa số sách nghiên cứu do các học 
giả miền Nam viết và chủ yếu phản ánh 
nền báo chí của chính quyền cũ(3). Khoảng 
từ năm 2000 trở lại đây, khoa học về báo 
chí mới thực sự được quan tâm. Điều này 
được thể hiện ở số lượng đầu sách về báo 
chí được xuất bản ngày càng nhiều, đa 
dạng và phong phú, đã đáp ứng được 
phần nào thực tế sôi động của hoạt động 
báo chí. 
Trước những cơ hội phát triển cũng như 
thách thức của hoạt động báo chí trong xu 
thế hội nhập, trong thời đại bùng nổ thông 
tin hiện nay, đòi hỏi khoa học báo chí cũng 
phải phát triển và sớm theo kịp hoạt động 
thực tiễn của báo chí để đáp ứng, phán 
ánh được sự phát triển mạnh mẽ của thực 
tiễn hoạt động báo chí cũng như sự thay 
đổi mạnh mẽ của xã hội. 
(1) Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông 
tấn, Nxb. ĐHQG Hà Nội. 
(2) Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí-
truyền thông, Nxb. ĐHQG Hà Nội. 
(3) Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nxb. Thông 
Tấn (in lần thứ tư), Hà Nôi. 
 quách thị gấm 
Số 1-2014 Nhân lực khoa học xã hội 59 
2. Về nội hàm khái niệm thuật ngữ 
báo chí tiếng Việt 
Để xác định nội hàm khái niệm thuật 
ngữ báo chí tiếng Việt, cần phải dựa trên 
các nội dung cơ bản của ngành này. Qua 
tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành cho 
thấy, trong ngành báo chí hiện nay gồm có 
năm lĩnh vực tương ứng với năm loại hình 
báo chí: báo in, báo phát thanh, báo truyền 
hình, báo ảnh, báo mạng điện tử. Mỗi loại 
hình báo chí có những cách chuyển tải 
thông tin với các phương tiện và nguyên lý 
khác nhau. 
Báo in là hình thức truyền thông đại 
chúng xuất hiện sớm nhất, truyền tải 
thông tin bằng chữ viết và được thực hiện 
bằng kỹ thuật in ấn trên vật liệu giấy và 
mực, người đọc tiếp nhận bằng con đường 
thị giác. Phát thanh là loại hình báo chí 
điện tử hiện đại với đặc trưng cơ bản là 
dùng âm thanh (lời nói, tiếng động, âm 
nhạc) để truyền tải thông tin nhờ sử dụng 
kĩ thuật sóng điện tử và hệ thống truyền 
thanh để tác động vào thính giác của 
công chúng. Truyền hình truyền tải 
thông tin không chỉ bằng âm thanh mà 
còn bằng cả hình ảnh động nhờ vào kỹ 
thuật sóng vô tuyến điện, qua đó công 
chúng tiếp cận thông tin bằng cả thị giác 
và thính giác. Báo ảnh truyền tải thông 
tin đến công chúng bằng thị giác qua 
những bức ảnh cụ thể, chân thực, sinh 
động nhờ kỹ thuật sử dụng ánh sáng 
trong không gian ba chiều và ứng dụng 
các thành tựu của vật lý và hóa học. Báo 
ảnh là một phần không thể thiếu của báo 
in, tạp chí và báo mạng điện tử. Báo 
mạng điện tử là loại hình báo chí truyền 
tải thông tin tích hợp dưới nhiều hình 
thức đa phương tiện: từ chữ viết, âm 
thanh cho đến hình ảnh tĩnh và động trên 
một trang web và phát hành trên mạng 
internet nhờ các phương tiện kỹ thuật 
tiên tiến về công nghệ thông tin. 
Có thể thấy, mỗi loại hình báo chí có 
những đặc trưng riêng. Tuy nhiên, các loại 
hình báo chí không thay thế lẫn nhau mà 
bổ sung, ảnh hưởng lẫn nhau và liên kết 
tạo thành hệ thống các phương tiện 
truyền thông đại chúng cơ bản nhất và 
hùng mạnh nhất hiện nay. 
Như vậy, từ các nội dung cơ bản của 
ngành báo chí nêu trên, có thể hiểu: 
Thuật ngữ báo chí là những từ, ngữ biểu 
thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng 
thuộc các loại hình báo chí: báo in, báo 
phát thanh, báo truyền hình, báo ảnh, 
báo mạng điện tử. 
3. Sự hình thành, phát triển của 
thuật báo chí tiếng Việt 
Khác với một số hệ thống thuật ngữ 
khác như tin học, luật sở hữu trí tuệ... 
thuật ngữ báo chí tiếng Việt là một hệ 
thống thuật ngữ có lịch sử hình thành và 
phát triển khá lâu đời. Sự hình thành và 
phát triển của hệ thống thuật ngữ báo chí 
tiếng Việt luôn song hành và gắn liền với 
sự ra đời và phát triển của nền báo chí 
Việt Nam. Kể từ khi Gia Định báo-tờ báo 
đầu tiên của Việt Nam ra đời (1865) cũng 
là thời điểm bắt đầu xuất hiện các thuật 
ngữ báo chí tiếng Việt. Theo điều tra, 
khảo sát của chúng tôi, thuật ngữ báo chí 
tiếng Việt bắt đầu xuất hiện lẻ tẻ trên một 
số tờ báo bằng tiếng Việt đầu tiên của Việt 
Nam ở những năm cuối thế kỷ 19 và đầu 
thế kỷ 20 như: Gia Định báo, Nông cổ 
Mím Đàn, Lục tỉnh Tân Văn... Tuy nhiên, 
vì đây là giai đoạn báo chí Việt Nam chịu 
sự quản lý chặt chẽ của người Pháp và 
hầu như không phát triển, cho nên thuật 
ngữ báo chí tiếng Việt giai đoạn này nhìn 
 bước đầu tìm hiểu về thuật ngữ báo chí tiếng việt 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 1-2014 60 
chung xuất hiện với số lượng ít. Các thuật 
ngữ báo chí xuất hiện đầu tiên phải kể 
đến là: tin, báo, in, chủ bút, ký giả (nhà 
báo), nhựt báo (nhật báo), xã thuyết (xã 
luận), số, kỳ, bản in, nhà in, phát hành... 
Phải sau Thanh niên - tờ báo cách 
mạng đầu tiên của Việt Nam ra đời thì 
thuật ngữ báo chí tiếng Việt mới thực sự 
phát triển và được coi là chính thức ra đời. 
Sau năm 1925, báo chí tiếng Việt phát 
triển mạnh và bắt đầu phân hóa theo thể 
loại và màu sắc chính trị. Vì vậy, một loạt 
thuật ngữ báo chí cũng xuất hiện để phản 
ánh sự phát triển và phân hóa đó như báo, 
tạp chí, nhật báo, báo định kỳ, báo bí mật, 
báo công khai, báo hợp pháp, báo bất hợp 
pháp, chủ báo, người viết báo,... bên cạnh 
đó, một số thuật ngữ thuộc các thể loại báo 
chí cơ bản cũng ra đời trong giai đoạn này 
như điều tra, phóng sự, ký chân dung, ký 
chính luận, tiểu phẩm báo chí, tường 
thuật, phỏng vấn... 
Theo đánh giá tổng kết của Quang 
Đạm, tuy vốn thuật ngữ còn khiêm tốn 
nhưng đã đáp ứng tương đối đầy đủ những 
nhu cầu đơn giản trong hoạt động nghiệp 
vụ cũng như trong đời sống lúc bấy giờ(4). 
Đến năm 1945, một bộ phận không nhỏ 
thuật ngữ báo chí tiếng Việt đã hình 
thành và tiếp tục phát triển. Từ sau cách 
mạng tháng Tám, số lượng báo chí tăng 
lên một cách nhanh chóng, nhờ đó thuật 
ngữ báo chí tiếng Việt càng có điều kiện 
phát triển. Đặc biệt, với sự ra đời và phát 
triển mạnh mẽ của các loại hình báo chí 
sau này như phát thanh (1945), truyền 
hình (1970) và báo mạng điện tử (1998) là 
những dấu mốc quan trọng cho sự hình 
thành và phát triển mạnh mẽ của các tiểu 
hệ thuật ngữ báo chí mới bên cạnh tiểu hệ 
thống thuật ngữ báo in. 
4. Một số đặc điểm cơ bản của thuật 
ngữ báo chí tiếng Việt 
Thứ nhất, trong hệ thống thuật ngữ báo 
chí tiếng Việt, ngoài tính chất chuyên sâu 
vốn như bản chất của thuật ngữ, chúng 
còn mang tính phổ cập. Đây là một đặc 
trưng của thuật ngữ báo chí tiếng Việt. Do 
báo chí là một lĩnh vực hoạt động thông 
tin, là bộ mặt của toàn bộ đời sống chính 
trị và tinh thần của xã hội, cho nên hoạt 
động của báo chí thâm nhập vào tất cả các 
hoạt động xã hội cũng như các lĩnh vực 
của đời sống. Điều này đã kéo theo phạm 
vi hoạt động của hệ thống thuật ngữ khá 
rộng khá rộng, không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực 
báo chí mà còn được sử dụng thường 
xuyên trên các phương tiện thông tin đại 
chúng. Rất nhiều các thuật ngữ báo chí đã 
đi vào ngôn ngữ toàn dân và quen thuộc 
trong đời sống hàng ngày như báo, tạp chí, 
phát thanh, truyền hình, tin, tin trong 
nước, tin quốc tế, bình luận, phóng sự, nhà 
báo, phóng viên. phóng viên thời sự, phát 
thanh viên, bình luận viên,...(4) 
Thứ hai, ban đầu tất cả báo chí Việt 
Nam đều do người Pháp thành lập và điều 
khiển. Cho nên các thuật ngữ báo chí vay 
mượn thời kỳ đầu chủ yếu có nguồn gốc từ 
tiếng Pháp như: măng séc, vi-nhét, fi-lê, 
ma -két, mo-rát, in ôp-xét, in li-tô, in ti-pô, 
tít,... Sau này, trong hoạt động báo chí 
Việt Nam mở rộng tiếp thu các ứng dụng 
kỹ thuật hiện đại của báo chí nước ngoài, 
cho nên các thuật ngữ báo chí vay mượn 
sau này chủ yếu từ tiếng Anh. Tuy vậy, 
các thuật ngữ vay mượn chỉ kỹ thuật, 
phương tiện làm báo có nguồn gốc từ tiếng 
Pháp nói trên hiện nay vẫn được sử dụng, 
(4) Quang Đạm (1977), “Con đường phát triển của 
thuật ngữ báo chí Việt Nam”, Ngôn ngữ, (1), tr.20-24. 
 quách thị gấm 
Số 1-2014 Nhân lực khoa học xã hội 61 
thậm chí một số thuật ngữ đã được Việt 
hóa trở nên khá quen thuộc như [bản] 
bông, [bản] can, phông [chữ], băng, cáp, 
đúp, kênh, pin, phim... 
Thứ ba, sự ra đời và phát triển của nền 
báo chí Việt Nam luôn song hành với lịch 
sử đấu tranh của dân tộc. Vì vậy, một số 
tên gọi của thuật ngữ báo chí tiếng Việt 
cũng mang đậm nét của thời kỳ đấu tranh 
cách mạng như: báo chí công khai, báo chí 
bán công khai, báo chí bí mật, báo chí 
thực dân, báo chí cách mạng, báo chí 
kháng chiến, báo chí vô sản, báo chí tư 
sản, chế độ báo chí... 
Thứ tư, trong quá trình vận động và 
phát triển, ngày càng có nhiều thuật ngữ 
báo chí mới xuất hiện, chẳng hạn: đối tác 
báo chí, giao dịch báo chí, kinh tế báo chí, 
thị trường báo chí, xuất khẩu báo chí, xã 
hội hóa sản phẩm báo chí, công nghệ 
truyền hình số, truyền hình di động, công 
nghệ phát thanh số... Nhưng cũng có một 
số thuật ngữ báo chí tiếng Việt cũ mất dẫn 
đi như bị vong lục, nghiệp đoàn báo chí, 
tùy viên báo chí, tục bản, báo chí tư nhân, 
chủ báo, chủ nhà in, liên hiệp biên tập-kĩ 
thuật phát thanh, băng báo... Đồng thời 
một số thuật ngữ đã được thay thế bằng 
tên gọi khác cho chính xác và phù hợp với 
thời đại. Chẳng hạn, xã thuyết nay được 
thay bằng xã luận, kí giả thay bằng nhà 
báo, ngọ báo thay bằng báo buổi trưa, ấn 
loát thay bằng in ấn, nhật trình thay bằng 
báo, chủ bút thay bằng tổng biên tập, 
tường trình thay bằng tường thuật, đình 
bản thay bằng ngừng xuất bản, tốc tả thay 
bằng ghi nhanh, thể tài thay bằng thể loại, 
thông tín viên nay thay bằng phóng viên 
thường trú... Có thể thấy, sự vận động, 
phát triển của thuật ngữ báo chí tiếng 
Việt đã phản ánh rõ những thay đổi và 
phát triển của xã hội cũng như sự phát 
triển của ngành báo chí. 
Thứ năm, hiện nay thuật ngữ báo chí là 
một hệ thống thuật ngữ mở và mang tính 
chất tổng hợp gồm nhiều thuật ngữ ở các 
loại hình báo chí khác nhau: báo in, báo 
phát thanh, báo truyền hình, báo ảnh, báo 
mạng điện tử. Vì vậy, bên cạnh một số 
lượng lớn các thuật ngữ chung cho toàn 
ngành, còn có một số thuật ngữ mang đặc 
thù của một số loại hình báo chí khá rõ. 
Chẳng hạn, các thuật ngữ mang đặc thù 
của báo in: tạp chí, tuần báo, phụ trương, 
tập san, khổ báo, kỳ, số, số báo, số tạp chí, 
số phụ, trang báo, cột báo, người bán báo, 
phiếu đặt báo...; các thuật ngữ mang đặc 
thù của báo phát thanh: phát thanh viên, 
sóng phát thanh, kỹ thuật phát thanh, 
nghiệp vụ phát thanh, tọa đàm phát 
thanh, phóng sự phát thanh, tin tức phát 
thanh...; các thuật ngữ mang đặc thù của 
báo truyền hình: ghi hình, phóng viên 
truyền hình, chương trình truyền hình, 
phim truyền hình, công nghệ truyền hình, 
tin truyền hình...; các thuật ngữ mang đặc 
thù của báo ảnh: ảnh chụp, ảnh ghép, xê-
ri ảnh, tiêu đề ảnh, kỹ thuật in ảnh, phòng 
làm ảnh, tin ảnh, chùm ảnh... 
Tính chất tổng hợp còn được thể hiện ở 
việc tác động qua lại lẫn nhau giữa báo chí 
với các ngành khoa học khác. Báo chí hiện 
nay được coi là ngành khoa học có liên 
quan mật thiết đến khá nhiều ngành, 
không chỉ khoa học xã hội mà cả khoa học 
tự nhiên. Đặc biệt hiện nay, với việc ứng 
dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học 
hiện đại vào trong kỹ thuật làm báo in, báo 
ảnh, báo mạng điện tử cũng như quá trình 
sản xuất các chương trình phát thanh, 
truyền hình đã đưa đến sự tiếp nhận hàng 
loạt các thuật ngữ từ các ngành khác vào 
 bước đầu tìm hiểu về thuật ngữ báo chí tiếng việt 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 1-2014 62 
trong hệ thống thuật ngữ báo chí. Chẳng 
hạn như: nhuận bút, bút danh, bố cục, sự 
kiện... (văn học); bản thảo, phát hành, lưu 
chiểu, in, chế bản... (in - xuất bản); tiếng 
động, kịch bản, đạo diễn, trường quay, 
(điện ảnh); tiếng, tiếng nhại, tiếng ồn, ngữ 
điệu... (ngôn ngữ); nhạc, nhạc nổi, nhạc 
nền, ráp nhạc, tiết tấu... (âm nhạc); tần số, 
thiết bị số, tín hiệu, truyền dẫn... (điện tử) 
trạm vệ tinh, bít, truy cập, đường truyền... 
(tin học-viễn thông); khúc xạ, quang phổ 
màu, thấu kính hội tụ, chỉnh nét... (vật lí); 
nồng độ dung dịch, thuốc bắt sáng, thuốc 
tráng phim... (hóa học)... 
Thứ sáu, trong hệ thống thuật ngữ báo 
chí, còn nhiều thuật ngữ chưa được chuẩn 
hóa, phổ biến nhất là việc tồn tại: 
 Thuật ngữ đồng nghĩa, chẳng hạn: 
- Đồng nghĩa do một trong hai thuật 
ngữ chứa yếu tố phụ không cần thiết: ảnh 
ghép, ảnh lắp ghép, ảnh chắp ghép; báo 
tuần, báo hằng tuần... 
- Đồng nghĩa do một thuật ngữ được 
vay mượn theo dạng phiên âm còn thuật 
ngữ kia là dịch nghĩa: phòng thu, studio; 
tít, tiêu đề, đầu đề... 
- Đồng nghĩa do các các thuật ngữ được 
cấu tạo bằng những yếu tố đồng nghĩa: 
bản tin nước ngoài, bản tin quốc tế; báo 
chí trung ương, báo chí quốc gia... 
- Đồng nghĩa do một thuật ngữ ở dạng 
đầy đủ còn một thuật ngữ ở dạng rút gọn: 
anten parabol, anten hình parapol... 
- Đồng nghĩa do cách đặt tên thuật dựa 
trên những đặc trưng khác nhau của cùng 
một khái niệm: báo in, báo viết, báo giấy; 
báo mạng, báo internet, báo điện tử, báo 
mạng điện tử; nhật báo,báo ngày, báo 
hàng ngày, báo hằng ngày... 
- Đồng nghĩa do một thuật ngữ được đặt 
theo lối Hán Việt còn thuật ngữ kia đặt 
theo lối Thuần Việt: bản bông, bản in thử; 
cận cảnh, cảnh gần... 
 Thuật ngữ ghép biểu thị hai hoặc hơn 
hai khái niệm, đối tượng khác nhau. Về 
hình thức đó là những thuật ngữ thường 
chứa liên từ và, hoặc dấu phẩy. Về nội 
dung, chúng thường chuyển tải hai hoặc 
hơn hai khái niệm, đối tượng khác nhau, 
trong khi tiêu chuẩn về tính chính xác của 
thuật ngữ đòi hỏi mỗi thuật ngữ chỉ tương 
ứng với một khái niệm, đối tượng. Ví dụ: 
anten phát và thu; ấn phẩm nhật báo, tuần 
báo; cảnh, ảnh quay chụp ở góc hẹp; cấp và 
thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, công 
nghệ phát và truyền dẫn tín hiệu truyền 
hình, khung giờ, thời lượng phát sóng... 
 Thuật ngữ dư thừa các yếu tố không 
cần thiết: nguyên tắc của hoạt động báo 
chí, nhạc hiệu của chương trình, kịch bản 
cho kí sự truyền hình, chương trình trực 
tiếp ở ngoài trường quay, bản in thử (đã 
sửa) sạch, nói vấp (phát thanh viên),... 
Rõ ràng, các thuật ngữ nói trên đều vi 
phạm đến tính chính xác của thuật ngữ, vì 
về nguyên tắc, mỗi khái niệm chỉ biểu thị 
bằng một thuật ngữ và ngược lại một 
thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, 
đồng thời trong mỗi thuật ngữ không thể 
có yếu tố dư thừa, vì chúng sẽ làm cho 
thuật ngữ dài dòng, vi phạm tính ngắn 
gọn, từ đó cũng làm giảm đi tính chính xác 
của thuật ngữ. Đối với ngành báo chí, nếu 
không có được một sự hiếu thống nhất về 
các từ ngữ chuyên môn thuộc lĩnh vực của 
mình, chắc chắn không chỉ gây khó khăn 
trực tiếp cho hoạt động ở các cơ quan báo 
chí cũng như đối với công tác biên soạn 
sách, giáo trình phục vụ cho việc nghiên 
cứu giảng dạy, đào tạo nhà báo, mà còn 
gây trở ngại cho công chúng trong việc 
tiếp nhận thông tin trên báo chí. Cho nên, 
 quách thị gấm 
Số 1-2014 Nhân lực khoa học xã hội 63 
các thuật ngữ này rất cần được chuẩn hóa. 
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ báo chí 
như là một phương tiện khoa học không 
thể thiếu của ngành báo chí, đồng thời 
cũng là một tiểu hệ thống trong hệ thống 
thuật ngữ tiếng Việt nói chung. Bên cạnh 
những đặc điểm chung, thuật ngữ báo chí 
tiếng Việt còn mang những đặc trưng 
riêng, gắn liền với với sự ra đời và phát 
triển của ngành báo chí. Vấn đề quan trọng 
nhất trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về hệ 
thống thuật ngữ báo chí hiện nay là chỉ ra 
đúng bản chất của hệ thuật ngữ này bao 
gồm từ đặc điểm cấu tạo về mặt từ vựng 
cho đến nội dung ngữ nghĩa của chúng. 
Việc nghiên cứu chuyên sâu vào bản chất 
của hệ thuật ngữ báo chí theo chúng tôi là 
rất cấp thiết, không chỉ có ý nghĩa trong 
việc cung cấp tri thức về thuật ngữ báo chí 
mà đó còn chính là cơ sở khoa học khách 
quan cho việc xây dựng, chuẩn hóa thuật 
ngữ báo chí, cũng như góp phần vào việc 
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
TàI LIệU THAM KHảO 
1. Đỗ Phan ái - Nguyễn Tiến Mão 
(2002), ảnh báo chí, Nxb Chính trị Quốc 
gia, H. 
2. Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Thành 
Châu - Quang Đạm (1982), Từ điển thuật 
ngữ xuất bản báo chí Nga-Anh-Việt, Nxb. 
Khoa học xã hội, H. 
3. Hồng Chương, Nguyễn Xuân Dung, 
Nguyễn Văn Lộc (1984), Nghiệp vụ báo 
chí, Nxb. Tạp chí Cộng sản, H. 
4. Nguyễn Văn Dũng, chủ biên (2002), 
Báo phát thanh, Nxb. Văn hóa thông tin, H. 
5. Quang Đạm (1977), “Con đường phát 
triển của thuật ngữ báo chí Việt Nam”, 
Ngôn ngữ, (1), tr. 20-24. 
6. Quang Đạm - Nguyễn Khắc Văn - Lê 
Thanh Hương- Nguyễn Trí Dũng (2010), 
Từ điển thuật ngữ báo chí xuất bản Anh- 
Nga-Việt, Nxb. Thông tin-truyền thông, H. 
7. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), 
Báo mạng điện tử-những vấn đề cơ bản, 
Nxb. Chính trị - Hành chính, H. 
8. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo 
chí, Nxb. Thông Tấn (in lần thứ tư), H. 
9. Đỗ Quang Hưng (2001), Lịch sử báo 
chí Việt Nam 1865-1945, Nxb. Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
10. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật 
ngữ báo chí - truyền thông, Nxb. Đại học 
Quốc gia, Hà Nội. 
11. Đinh Văn Hường (2006), Các thể 
loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
12. Mai Thị Loan (2012), Đặc điểm ngữ 
nghĩa và cấu tạo của thuật ngữ luật sở 
hữu trí tuệ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ 
ngôn ngữ học, Học Viện Khoa học xã hội. 
13. Nguyễn Đình Lương (1993), Nghề 
báo nói, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Trung 
tâm đào tạo phát thanh truyền hình Việt 
Nam, H. 
14. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lí 
luận ảnh báo chí, Nxb. Thông tấn, H. 
15. Đào Duy Quát, Đỗ Quang Hưng, 
Vũ Huy Thông, chủ biên (2010), Tổng 
quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam 
1925-2010, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 
16. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình 
báo chí truyền hình, Nxb. Đại học Quốc 
gia, Hà Nội. 
17. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), 
Khảo sát hệ thuật ngữ tin học - viễn thông 
tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, 
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân 
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
18. Nguyễn Vũ Thắng, chủ biên (2005), 
Nghề báo, Nxb. Kim Đồng, H. 

File đính kèm:

  • pdfbuoc_dau_tim_hieu_ve_thuat_ngu_bao_chi_viet_nam.pdf