Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay - Phần 4
Tóm tắt Cách mạng Tháng Mười Nga và sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngày nay - Phần 4: ... giảng dạy, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đặc biệt là Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đại học và trong các cơ quan nghiên cứu khoa học ở nước ta. Ðội ngũ cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên phải ra sức nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận, cập nhật những thông tin mới, hiện đại, bám ... xã hội ở Liên Xô và Ðông Âu đã sụp đổ. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với chúng ta là tìm tòi và xác định mô hình mới về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam và quy luật phát triển của thế giới hiện đại. Từ Cương lĩnh 1991 đến nay, quan điểm của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội...an hệ quốc tế; thực hiện chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển. - Bốn là, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan hữu quan tăng cường chỉ đạo công tác nghiên cứu l...
CMT10 NGA VÀ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM NGÀY NAY - Hai là, cần tiếp tục khẳng định sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Từ năm 1991 đến nay, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đứng trước những thử thách mới nghiêm trọng. Hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã và đang bị tiến công, xuyên tạc, bôi nhọ từ nhiều phía. Lý tưởng cộng sản và đảng cộng sản đang bị công kích thô bạo, bỉ ổi từ các thế lực chống cộng điên cuồng, mang nặng hận thù. Chúng trắng trợn nói rằng, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã sai lầm mà đến bây giờ vẫn có những nước áp dụng, trong đó có Việt Nam(!) Chúng gây sức ép với Việt Nam về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc; đồng thời, hậu thuẫn cho các phần tử cơ hội chính trị, phản động trong nước và ngoài nước chống phá chế độ ta. Trong bối cảnh như thế, chúng ta càng trân trọng và khẳng định những thành quả của Cách mạng Tháng Mười đối với Việt Nam. Chúng ta nhận thức rõ rằng: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là cội nguồn sâu xa dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay. Ðó là những minh chứng sinh động về sự trung thành, vận dụng sáng tạo và phát triển của Ðảng ta đối với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, những bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Mười, những kinh nghiệm từ sự thành công và thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện thực vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cần lưu ý là, việc khẳng định sức sống, những chân giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ là vấn đề quan điểm, thái độ chính trị của chúng ta mà còn là một trong những nội dung căn bản của công tác tư tưởng - lý luận của Ðảng trong tình hình hiện nay. Phải tiến hành công tác này một cách thường xuyên và bền bỉ dựa trên tinh thần lao động khoa học nghiêm túc với tư duy lý luận sáng tạo, thấm nhuần quan điểm thực tiễn, đổi mới và phát triển. Giới nghiên cứu lý luận cần phải tập hợp các chuyên gia giỏi, am hiểu sâu sắc lịch sử và lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, triển khai các công trình nghiên cứu cơ bản để làm sáng tỏ bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, làm sâu sắc thêm những luận cứ khoa học về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chính trị của Ðảng, nhất là hiện nay, khi Ðảng ta đang chuẩn bị tiến tới Ðại hội XI của Ðảng. Cần phải tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và đặc biệt là Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục đại học và trong các cơ quan nghiên cứu khoa học ở nước ta. Ðội ngũ cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên phải ra sức nâng cao trình độ tư tưởng, lý luận, cập nhật những thông tin mới, hiện đại, bám sát thực tiễn và chú trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền, nâng cao tính Ðảng trong đấu tranh tư tưởng lý luận làm tăng sức thuyết phục đối với các đối tượng công chúng. Ðiều đặc biệt quan trọng là, thực tiễnlà tiêu chuẩn của chân lý. Chính thực tiễn của đổi mới, thành tựu và những bước phát triển mới của cách mạng nước ta, thực hiện đồng bộ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Ðảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường sự thống nhất tư tưởng, ý chí và hành động trong Ðảng, trong nhân dân..., sẽ là sự chứng thực, sự khẳng định có sức thuyết phục nhất về sức sống và chân giá trị của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Ba là, bảo vệ và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là sứ mệnh vẻ vang của những người cộng sản Việt Nam. Từ Ðại hội VII đến nay, Ðảng ta đã luôn khẳng định, Chủ nghĩa Mác - Lê- nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Ðảng, của cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới" chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng: Không chỉ vận dụng, bảo vệ mà còn phải phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là sự khẳng định có căn cứ thực tiễn và lý luận. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Ðông Âu đã sụp đổ. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với chúng ta là tìm tòi và xác định mô hình mới về chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam và quy luật phát triển của thế giới hiện đại. Từ Cương lĩnh 1991 đến nay, quan điểm của Ðảng ta về chủ nghĩa xã hội đã từng bước được bổ sung, phát triển và khẳng định, được sự đồng tình tuyệt đối của nhân dân. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh". Thực tiễn và thành tựu lý luận đó đã làm sáng tỏ một nhận định sáng suốt của Lê-nin cách đây trên 80 năm: "Chúng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó (con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội) và những lực lượng, giai cấp nào dẫn đến con đường đó, còn như cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động" (V.I.Lê-nin - Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1976, tr.152-153). Ðảng ta phát triển Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ trong việc tìm tòi, xác định mô hình chủ nghĩa xã hội, khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà còn thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác trong đường lối, chính sách, đó là lý luận về dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị, gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi, trong từng chính sách phát triển. Thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng con người và phát triển văn hóa... Trong chính sách đối ngoại, Ðảng ta tiếp tục khẳng định xây dựng đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế; thực hiện chủ trương Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, vì hòa bình, độc lập, hợp tác và phát triển. - Bốn là, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan hữu quan tăng cường chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, chú trọng tổng kết thực tiễn trên trình độ của tư duy lý luận để vừa kiểm chứng lý luận vừa phát triển lý luận mới. Chú trọng nghiên cứu dự báo. Tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận mới mà thực tiễn đặt ra. Nâng cao tính Ðảng trên cơ sở bảo đảm và phát huy dân chủ, tự do tư tưởng trong hoạt động lý luận; đồng thời đấu tranh kịp thời, sắc bén với các luận điệu phản tuyên truyền của các thế lực thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, tạo sự thống nhất cao trong Ðảng và sự đồng thuận trong xã hội. - Năm là, các cấp ủy Ðảng tiếp tục triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW của Ban Bí thư ban hành ngày 17-4-2009 về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong đó, chú trọng xây dựng chương trình hành động một cách thiết thực, cụ thể để đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản động của các thế lực thù địch. - Sáu là, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách tôn giáo của Ðảng và Nhà nước, đấu tranh có hiệu quả trên các lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tăng cường công tác quản lý báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ. Chú trọng công tác bảo mật để góp phần bảo đảm an ninh quốc gia theo tinh thần Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX). - Bảy là, giữ vững trận địa an ninh tư tưởng trong quá trình hội nhập quốc tế, như: tăng cường quản lý công tác đối ngoại, các chương trình, dự án trong hợp tác với các tổ chức quốc tế; quản lý tốt đoàn ra, đoàn vào; đa dạng hóa các hoạt động thông tin đối ngoại. Những thành tựu vĩ đại của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong hơn 90 năm qua, nhất là thành tựu cải cách, đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trong những năm vừa qua càng chứng tỏ bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội, sức sáng tạo, năng lực đổi mới và những đóng góp của các nước xã hội chủ nghĩa cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội. Tinh thần Cách mạng Tháng Mười cổ vũ chúng ta phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục tiến lên trên con đường đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu cao đẹp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
File đính kèm:
- cach_mang_thang_muoi_nga_va_su_nghiep_bao_ve_to_quoc_viet_na.pdf