Cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến trình hội nhập quốc tế

Tóm tắt Cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến trình hội nhập quốc tế: ...tranh với những tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, nhuốm màu sắc bạo lực gia tăng. Nhiều cuốn truyện tranh có hình vẽ phản cảm, những lời thoại thiếu tu từ,... Ngoài sách báo được in ra theo cách truyền thống, thiếu nhi có thể tiếp cận các tác phẩm dành cho mình trên mạng Internet, thậm chí các em có...biểu dương trong sách, báo. Ví dụ khi đọc truyện Tập làm văn của Ngọc Dung, một em học sinh 15 tuổi, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An đã băn khoăn về hiện tượng dạy và học văn máy móc, giáo điều trong nhà trường, em còn thổ lộ rằng có nhiều điều không nhất trí với bài giảng văn của thầy cô tr...ết nối bạn đọc với vốn sách báo đó, đặc biệt khi vốn sách báo cho thiếu nhi không chỉ là các tài liệu truyền thống như trước kia mà đã và đang phát triển các dạng tài liệu số. Cán bộ thư viện thiếu nhi cần phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến trình hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cán bộ thư viện thiếu nhi 
trong tiến trình hội nhập 
quốc tế 
Thư viện thiếu nhi là một loại hình thư viện đặc biệt, bởi nó phục vụ một đối 
tượng đặc biệt - lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng – tương lai của đất nước. 
Thiếu nhi là một giai đoạn phát triển đặc thù trong độ tuổi trẻ em và có ý nghĩa 
quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Theo công ước quốc tế từ mới sinh đến 16 
tuổi được coi là độ tuổi của trẻ em. Trong độ tuổi này có một mốc quan trọng: 6 
tuổi - tuổi bắt đầu đến trường. Vì vậy trước 6 tuổi được coi là trước tuổi học và 
sau 6 tuổi được coi là tuổi đến trường. Tâm lý học cũng coi 6 đến 16 tuổi là tuổi 
thiếu nhi, bao gồm tuổi nhi đồng (6- 10 tuổi) và thiếu niên (11 đến 16 tuổi). 
Tâm lý học Mác - xít coi tuổi thiếu nhi là giai đoạn hình thành và phát triển 
nhân cách của con người. Các phẩm chất con người của các em đang hình thành 
và còn chưa ổn định nên dễ dàng bị biến đổi do các tác động khách quan bên 
ngoài. Bởi vậy giáo dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với 
sự hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi này. 
Trong các phương tiện tác động, giáo dục lứa tuổi thiếu nhi, sách báo, thư viện 
thiếu nhi là phương tiện quan trọng và có hiệu quả cao nhất. Sách báo thiếu nhi 
với hệ thống đề tài phong phú, đa dạng, ngôn ngữ dễ hiểu lại hàm xúc, biểu 
cảm, hệ thống các nhân vật điển hình gần gũi với thiếu nhi đã và đang trở thành 
món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với các em. Thư viện thiếu nhi - nơi 
tàng trữ và phục vụ sách thiếu nhi với số lượng lớn và chất lượng cao có ưu thế 
trong việc phát huy tác dụng giáo dục thiếu nhi bằng phương tiện sách báo. Chất 
lượng hoạt động của thư viện thiếu nhi được biểu hiện tập trung ở chất lượng 
hướng dẫn thiếu nhi đọc sách báo, qua đó hình thành thói quen đọc, kỹ năng đọc 
và thị hiếu đọc lành mạnh cho bạn đọc lứa tuổi thiếu nhi. 
Cũng như trong các hoạt động khác của con người, yếu tố quan trọng nhất ảnh 
hưởng tới chất lượng hoạt động thư viện nói chung và thư viện thiếu nhi nói 
riêng là yếu tố con người, yếu tố cán bộ thư viện. Nếu coi thư viện là một cơ 
quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường thì cán bộ thư viện thiếu nhi phải là nhà 
sư phạm. 
Một số người cho rằng thư viện phục vụ thiếu nhi (hay là phục vụ trẻ em) không 
quá phức tạp, chỉ cần bố trí cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm, trình độ hạn chế. Đây là 
một quan niệm sai lầm cần phải được thay đổi. Cán bộ thư viện thiếu nhi phải 
có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, bởi lẽ thư viện thiếu nhi 
cũng là một loại hình thư viện đang từng bước được hiện đại hoá về trang thiết 
bị cũng như việc tổ chức nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin 
– thư viện. Bên cạnh đó, cán bộ thư viện thiếu nhi phải có những năng lực và 
phẩm chất đặc biệt: Hiểu đặc điểm tâm lý tuổi thiếu nhi; hiểu được sách thiếu 
nhi và có lòng yêu nghề, yêu trẻ. Những phẩm chất đó lại càng trở nên đặc biệt 
quan trọng đối với cán bộ thư viện thiếu nhi trong tiến trình đẩy mạnh hội nhập 
quốc tế của đất nước, trong bối cảnh ngành thư viện cũng đang từng bước tiếp 
cận các thành tựu hiện đại của thế giới. 
Hội nhập quốc tế ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới xuất bản sách cho thiếu nhi ở 
nước ta. Đề tài sách thiếu nhi đa dạng hơn, phong cách thể hiện cũng gần gũi 
với tâm lý của các em hơn. Hình thức của sách cũng đẹp hơn. Các tác phẩm tiêu 
biểu dành cho thiếu nhi của các nước trên thế giới có cơ hội đến với trẻ em Việt 
Nam nhiều hơn giai đoạn trước. 
Bên cạnh những tác động tích cực, xu hướng thị trường hoá trong xuất bản sách 
thiếu nhi cũng có chiều hướng phát triển. Truyện tranh với những tình tiết ly kỳ, 
hấp dẫn, nhuốm màu sắc bạo lực gia tăng. Nhiều cuốn truyện tranh có hình vẽ 
phản cảm, những lời thoại thiếu tu từ,... Ngoài sách báo được in ra theo cách 
truyền thống, thiếu nhi có thể tiếp cận các tác phẩm dành cho mình trên mạng 
Internet, thậm chí các em có thể đọc những tác phẩm văn học dành cho người 
lớn mà không bị ai kiểm soát, nhắc nhở. Điều đáng lưu ý là không phải tác 
phẩm nào lưu hành trên mạng cũng đảm bảo giá trị nội dung và nghệ thuật cao. 
Thiếu nhi đang ở trong giai đoạn học hỏi, lĩnh hội kinh nghiệm xã hội để phát 
triển nhân cách, những cuốn sách thiếu lành mạnh sẽ để lại những dấu ấn lệch 
lạc trong tâm hồn, tư tưởng của các em nếu không được hướng dẫn đọc đúng 
đắn. Bà Crupxcaia, người rất quan tâm đến giáo dục thiếu nhi qua sách báo đã 
ví sách báo thiếu nhi giống như con dao hai lưỡi, nếu không có kỹ năng lựa 
chọn và lĩnh hội một cách đúng đắ́n các giá trị trong sách thì việc đọc sách sẽ 
ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển nhân cách của các em. Tình trạng đó 
đòi hỏi cán bộ thư viện thiếu nhi phải có khả năng phân tích, đánh giá các tác 
phẩm văn học thiếu nhi để lựa chọn những cuốn sách tốt nhất trong quá trình bổ 
sung, phát triển vốn tài liệu. Cần phải tìm hiểu các kênh thông tin điện tử được 
các em thường xuyên truy cập, những cuốn sách lôi cuốn hấp dẫn các em và lý 
do đưa đến sự hấp dẫn đó để có những tác động thích hợp tới việc lựa chọn sách 
đọc của các em. Trong khi tiến hành các biện pháp tuyên truyền huớng dẫn đọc 
cho các em, sự hiểu biết về sách thiếu nhi, khả năng cảm thụ sách thiếu nhi của 
chính cán bộ thư viện sẽ quyết định hiệu quả công việc của họ. 
Tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước cũng có ảnh hưởng rất lớn tới tâm sinh 
lý thiếu nhi. Các phương tiện thông tin đa dạng, nhiều chiều đã làm cho các em 
hiểu biết sớm hơn so với lứa tuổi, đồng thời các em trở nên năng động nhạy bén 
hơn, sáng tạo hơn trong nhận thức và đánh giá các sự kiện. Nhu cầu và hứng thú 
đọc sách của các em cũng có nhiều biến đổi. Các em thích đọc truyện khoa học 
và khoa học viễn tưởng bởi qua đó các em có thể hình dung được con đường 
hiện thực hóa ước mơ của mình. Truyện tranh với sự hỗ trợ của hình ảnh sinh 
động, bắt mắt đang ngày càng lôi cuốn, hấp dẫn các em,... Khi đọc sách, các em 
đã có những ý kiến phản biện, phê phán ngay cả các hình tượng nhân vật được 
ca ngợi biểu dương trong sách, báo. Ví dụ khi đọc truyện Tập làm văn của Ngọc 
Dung, một em học sinh 15 tuổi, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An đã băn 
khoăn về hiện tượng dạy và học văn máy móc, giáo điều trong nhà trường, em 
còn thổ lộ rằng có nhiều điều không nhất trí với bài giảng văn của thầy cô trên 
lớp nhưng không ai dám nói ra vì sợ,... Những suy nghĩ “nổi loạn” của các em 
khi đọc sách cần phải được trân trọng chứ không phải phê phán, và phải được 
chia sẻ, định hướng bằng những phân tích, lý giải khoa học, thuyết phục. Đó 
chính là cách nuôi dưỡng mầm sáng tạo trong tâm hồn các em, tiền đề cho một 
nhân cách sáng tạo - yếu tố quan trọng và cần thiết đối với những chủ nhân 
tương lai của đất nước trong thế giới hội nhập. 
Lòng yêu nghề, yêu trẻ của cán bộ thư viện là nhân tố quan trọng tạo nên chất 
lượng hoạt động của thư viện thiếu nhi. Phục vụ các em thiếu nhi là một công 
việc khó khăn, phức tạp và âm thầm. Yêu cầu đối với công việc cao nhưng sự 
đãi ngộ về vật chất, tinh thần ở nước ta đối với cán bộ thư viện thiếu nhi chưa 
được tương xứng. Người làm trong bộ phận phục vụ thiếu nhi thường có thu 
nhập thấp hơn so với đồng nghiệp. Hơn thế, phần thưởng cho hiệu quả công 
việc của họ chỉ đơn thuần là sự kính trọng, yêu mến của các em thiếu nhi, những 
người chưa có địa vị vững chắc trong xã hội hiện tại, mặc dù sẽ là chủ nhân của 
xã hội trong tương lai. Phần thưởng đó sẽ chỉ trở nên cao quý đối với những 
người thực sự có lòng yêu nghề, yêu trẻ, thực sự tôn trọng các giá trị tinh thần. 
Điều quan trọng hơn cả là các em thiếu nhi vốn giàu cảm xúc, rất nhạy cảm 
trong nhận xét, đánh giá và giao tiếp. Các em có thể nhận biết sự chân thật hay 
giả dối bằng trái tim, bằng linh cảm của mình. Các em sẽ sẵn sàng nghe theo và 
tự nguyện hành động theo lời khuyên của những người thực sự yêu mến và trân 
trọng các em, bởi các em có thể hoàn toàn yên tâm rằng sau những lời khuyên 
đó là một tấm lòng bao dung, độ lượng, không có nguy cơ của sự lừa dối và cạm 
bẫy. Con đường ngắn nhất đến với trái tim của thiếu nhi là tình thương yêu, trân 
trọng đối với các em. 
Sẽ là thiếu sót nếu nói rằng cán bộ thư viện thiếu nhi chỉ cần tình thương yêu, 
không cần năng lực nghiệp vụ. Ngược lại, cán bộ thư viện thiếu nhi phải đáp 
ứng yêu cầu cao về chuyên môn nghiệp vụ thư viện. Người không có kỹ năng 
nghiệp vụ thư viện sẽ khó quản lý được vốn sách báo và kết nối bạn đọc với vốn 
sách báo đó, đặc biệt khi vốn sách báo cho thiếu nhi không chỉ là các tài liệu 
truyền thống như trước kia mà đã và đang phát triển các dạng tài liệu số. Cán bộ 
thư viện thiếu nhi cần phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong 
hoạt động thông tin – thư viện. 
Như vậy, có thể thấy cán bộ thư viện thiếu nhi vừa phải là nhà sư phạm vừa 
phải là một nhà chuyên môn giỏi. Để có thể tạo điều kiện cho cán bộ thư viện 
thiếu nhi ở nước ta nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, các cấp, 
các ngành liên quan cần phải có những biện pháp tích cực hỗ trợ cho họ. Theo 
chúng tôi, những biện pháp cấp bách cần phải làm hiện nay là: 
1. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về vai trò của thư viện thiếu nhi và 
cán bộ thư viện thiếu nhi. Từ nhận thức đúng đắn sẽ có chiến lược phát triển 
nguồn nhân lực đúng đắn cho hoạt động thư viện phục vụ thiếu nhi trong cả 
nước. 
2. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thư viện 
thiếu nhi và các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ đang phục vụ 
thiếu nhi trong cả nước. Thực tiễn cuộc sống luôn sinh động và biến đổi không 
ngừng, không có một công thức cho mọi ứng xử của con người. Những cơ hội 
trao đổi kinh nghiệm thực tế luôn là nguồn năng lượng dồi dào cho tình yêu 
nghề nghiệp và sự sáng tạo của mỗi cán bộ thư viện thiếu nhi. 
3. Cần nghiên cứu đề xuất chế độ bồi dưỡng thích hợp, nâng cao mức sống của 
cán bộ thư viện thiếu nhi. Cha ông ta có câu: “có thực mới vực được đạo”. Nếu 
cuộc sống quá khó khăn kéo dài, tình yêu thương trẻ của cán bộ thư viện thiếu 
nhi có thể bị thui chột, dẫn đến triệt tiêu. Chất lượng hướng dẫn đọc trong các 
thư viện giảm sút, tạo cơ hội cho sách báo có những tác động tiêu cực đối với 
thiếu nhi. Đó sẽ là một thách thức đối với việc giáo dục thế hệ tương lai của đất 
nước. Người ta thường nói, chất lượng quản lý kinh tế kém dẫn đến hậu quả kéo 
dài vài năm, nhưng chất lượng giáo dục kém gây hậu quả cho cả một thế hệ. 
4. Cuối cùng, cần phải thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội đối 
với việc phát triển kỹ năng đọc – văn hóa đọc cho thiếu nhi. Xét cho cùng, văn 
hóa đọc của thiếu nhi là hệ quả của sự tương tác của nhiều yếu tố trong xã hội. 
Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách và phát triển văn hóa đọc cho các em là một công 
việc phức tạp và lâu dài, nếu không có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức xã 
hội, các tầng lớp nhân dân thì sự cố gắng và thành tựu của cả mạng lưới thư 
viện thiếu nhi trong cả nước cũng chỉ như những lâu đài được xây trên cát mà 
thôi. 
Hy vọng rằng, với nhận thức mới về công tác phục vụ thiếu nhi, với nhiệt tình 
của các cán bộ thư viện thiếu nhi trong cả nước và sự quyết tâm của các cấp 
lãnh đạo ngành văn hóa, hoạt động thư viện phục vụ thiếu nhi sẽ có bước phát 
triển mới, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Elizabeth Davis. A Librarian in a children’s library. 
2. Đặng Vũ Cảnh linh. Toàn cầu hóa - cơ hội và thách thức đối với sự phát triển 
của truyền thông Việt Nam. – H.: Chính trị Quốc gia, 2009 .– 186 tr. 
3. Solis K.T. What does a children librarian do? h t t p : / / w w w. w i s e g e e k 
. c o m / w h a t - d o e s - a - 
4. Trà Giang. Sách thiếu nhi: Nhiều, đẹp nhưng lắm 
“sạn”.  thieu-nhi-nhieu-dep-nhung-
lam-san.htm, ngày 29 thań g 5 năm 2010. 
5. Trần Thị Minh Nguyệt. Hướng dẫn thiếu nhi đọc sách trong thư viện. – H.: 
Giáo dục, 2007. – 16 
___________________ 
PGS. TS. Trần Thị Minh Nguyệt 
Đại học Văn hoá Hà Nội 
Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam số 4(30) – 2011 (tr.11-14) 

File đính kèm:

  • pdfcan_bo_thu_vien_thieu_nhi_trong_tien_trinh_hoi_nhap_quoc_te.pdf