Câu hỏi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Câu hỏi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: ...ư tưởng CNXH từ sớm: - Dựa vào sự tàn bạo của CNTB ở các nước thuộc địa châu Á. Vào những năm 20 của thế kỷ 20 hầu hết các nước châu á trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương tây, CNTB đã để lại những hệ quả sau: Những tư tưởng cách mạng tiến bộ ban đầu, đó là tư tưởng tự do, bình đẳng,  b...h mạng của Đảng, của dân tộc (8). – Trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; là “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng” (9). – Đảng tự đổi mới, tự chỉnh đốn trên những nội dung sau đây: Một là, tăng cường công tác xây dựng Đảng...ề nhân dân .Nhân dân lao động làm chủ dẫn đến hệ quả là nhân dân có quyền kiểm soát.Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi nhiệm những đại biểu quốc hội và đại biểu hội động nhân dân nếu đại biểu ấy không xứng đáng với sự tín nhiệm của nh...

doc47 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết.
-Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ.Đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng... của nhân dân là chất liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác.Muốn làm được điều đó, phải "từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng"; phải"liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân" để hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. 
- Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.
Muốn phục vụ tốt quần chúng thì phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm.Nội dung cần chân thực và phong phú;hình thức phải trong sáng, vui tươi, tức là phải tạo nên một tác phẩm hay.Tác phẩm văn hóa, văn nghệ hay là tác phẩm phản ánh được những giá trị truyềnthống của dân tộc, mang được hơi thở của thời đại; vừa phải ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phải phê phán cái giả, cái ác, cái sai. 
c) Văn hóa đời sống
Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành được chính quyền,
Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lốisống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức	mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.
- Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách
mạng.
- Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến.Tính văn hóa ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung,độ lượng.
- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. 
Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta.Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo,mềm mỏng.Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả.
Câu 24: Vai trò của đạo đức cách mạng? SInh viên làm theo như thế nào?
Đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa người với người, cá nhân và xã hội.
HCM là lãnh tụ bàn nhiều nhất về đạo đức, nhưng Người thực hành về đạo đức nhiều hơn những điều Người đã nói và viết về đạo đức. Vì thế muốn nghiên cứu đạo đức HCM thì không thể chỉ dừng lại ở những bài viết, bài nói mà phải thâm nhập vào toàn bộ cuộc đời hoạt động của Người và những tiếng nói tâm huyết của các học trò và bạn bè quốc tế về Người
 -Đạo đức cách mạng là nền tảng của người cách mạng, giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối, sức mạnh của người gánh nặng lúc đường xa.
Đạo đức cách mạng là gốc, là nền, là cái tạo ra những cái khác, cái mà những cái khác dựa vào đó để tồn tại và phát triển. Đạo đức cách mạng vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng để đưa cách mạng tới thắng lợi.
Người viết: Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội là việc to lớn, nặng nề nhưng rất vẻ vang, mỗi người mà không có đạo đức, tự mình đã không có căn bản, đã hư hóa xấu xa thì làm nổi việc gì?
Đảng viên, cán bộ phải là người có đạo đức cách mạng, phải tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của cả dân tộc, của thời đại. Không thể viết lên trán 2 chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.
Đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Mỗi người có một nhiệm vụ, một công việc, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng thì đều là người cao thượng.
-. Đạo đức cách mạng góp phần xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Theo quy luật, đạo đức văn minh sẽ chiến thắng bạo tàn, con người, ý chí con người sẽ chiến thắng vũ khí súng đạn của kẻ thù.
Nếu có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, lùi bước, gặp thành công, thuận lợi cũng không tự kiêu mà vẫn giữ được tinh thần chất phát, khiêm tốn, lo trước thiên hạ vui sau thiên hạ, không công thần, kèn cựa, quan liêu hủ hóa.
 Liên hệ sinh viên:
Thứ nhất, luôn xác định cho thế hệ trẻ biết ngoài 3 nguy cơ đang đặt ra cho đất nước ta về xu hướng chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tụt hậu về kinh tế và diễn biến hoà bình cần quan tâm đến một nguy cơ nữa: nguy cơ của chính giới trẻ không nhận thức được những nguy cơ trên. Cần tạo những kênh thông tin chính thức cho thế hệ trẻ về những vấn đề đang đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của đất nước, những kênh thông tin đó cần cởi mở, nhẹ nhàng, kịp thời và thường xuyên hơn. Thực tế, tuổi trẻ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã và đang thực hiện tốt được nhiệm vụ này, qua hệ thống truyền thông khác nhau như phòng Thông tin, Bảng tin, Tờ tin nội bộ, Tờ tin sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, các buổi nói chuyện chuyên đề, trang bị báo Tiền phong, Sinh viên cho tất cả các chi đoàn phần nào đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của đoàn viên sinh viên trong tình hình hiện nay. Đó là nguồn thông tin có định hướng, là hình thức tăng cường nhận thức về chính trị nâng cao về lập trường tư tưởng cho thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay. Từ vấn đề này, chúng tôi thiết nghĩ nắm bắt dư luận thanh niên, sinh viên là một điều rất quan trọng nhưng việc định hướng tư tưởng cho thế hệ trẻ lại quan trọng hơn rất nhiều. 
Thứ hai, thế hệ trẻ là nguồn nhân lực quan trọng cho nước nhà trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ mới đang đặt ra: làm sao để có thể phát huy hơn nữa năng lực, trí tuệ thanh niên sinh viên Việt Nam ngày hôm nay với tư cách lực lượng nòng cốt cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, những chủ thể đại diện cho tương lai của dân tộc thông qua những hành động cụ thể phù hợp với đặc điểm của lực lượng xã hội này. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều phong trào thanh niên sinh viên sôi nổi và hiệu quả cao ở khắp mọi miền Tổ quốc. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào và tin tưởng về những kết quả đạt được từ những phong trào đó. Đây thực sự là một cơ sở thuận lợi để khơi dậy hơn nữa tinh thần chủ động và sáng tạo tham gia hoạt động đóng góp xây dựng của thanh niên sinh viên. Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây những đặc điểm, thế mạnh riêng của từng nhóm thanh niên, sinh viên, làm thế nào để họ chủ động phát huy khả năng của mình. Điều này không thể xảy ra nếu các hoạt động của thanh niên sinh viên chỉ diễn ra trong khuôn khổ của những phong trào bề rộng được phát động theo một chiều đơn nhất từ trung ương xuống cấp cơ sở, mà chủ yếu phải là từ chính những sáng kiến từ cấp cơ sở, từ chính từng đoàn viên thanh niên. 
   Trên thực tế, những thành công trong các hoạt động của tuổi trẻ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong thời gian qua đã củng cố niềm tin này của chúng tôi. Ví dụ: các đội hình sinh viên tình nguyện tại cộng đồng gắn liền với đặc thù chuyên môn đào tạo của Nhà trường, các đội hình về dạy chữ Hán Nôm, các đội hình về tư vấn tâm lý, điều tra xã hội học, phóng viên tình nguyện, tuyên truyền sức khoẻ sinh sản. được tổ chức và đạt hiệu quả tốt một phần nhờ vào việc xác định rõ nội dung hành động trên cơ sở khai thác thế mạnh chuyên môn của mình. Có thể nói, thế mạnh của sinh viên khối ngành xã hội-nhân văn đã được phát huy cao độ. Cũng chính xuất phát từ nhu cầu được thể hiện tính chuyên môn của thế hệ trẻ, tuổi trẻ Nhà trường đã biết thu hút các nguồn lực từ các tổ chức phi chính phủ thành nguồn lực của chính tuổi trẻ Nhà trường vừa nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, vừa góp phần tạo những kết quả tốt đẹp cho xã hội. 
   Thứ ba, theo đúng tinh thần hành động giản dị và thiết thực của Hồ Chủ tịch, khi phát động tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trong nhiều chủ đề chúng ta có thể khai thác, theo tôi, chúng ta cần lưu ý đến khía cạnh văn hoá, tri thức thanh niên sinh viên. Cụ thể, đó là việc hoàn thiện mình từ trong chính sinh hoạt, học tập ngày thường. Bên cạnh việc tuyên truyền, học tập những bài học lý luận, cần chú trọng hơn nữa đến việc khơi dậy ý thức sống và hành động có văn hóa, học tập tự giác, thái độ suy nghĩ độc lập tự chủ, trí sáng tạo trong thanh niên sinh viên. Nói một cách giản dị, tinh thần tự cường dân tộc của thanh niên sinh viên ngày nay không chỉ là sự tiếp nối ý chí, quyết tâm của nhiều lớp ông cha đi trước mà, trong bối cảnh mới ngày nay, còn được mở rộng ra ở tinh thần năng động, óc tư duy sáng tạo độc lập, thái độ tự tin, đàng hoàng của các bạn trẻ sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Để mãi mãi cho biểu tượng độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội trường tồn, thế hệ trẻ phải biết tự trang bị cho mình có thêm những tiêu chí của thanh niên thời đại mới, có tri thức, năng lực và đặc biệt hơn cần có cái tôi xã hội, mình vì mọi người chứ không thuần tuý chỉ vì sự phát triển đơn thuần của bản thân.
   Thứ tư, nói đến việc học tập lý tưởng nêu cao độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Hồ Chí Minh, tôi muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh khác nữa đấy là một lý tưởng chung của toàn thể dân tộc và như vậy, nỗ lực đóng góp của thanh niên sinh viên cần phải được nhìn nhận trong phạm trù ấy. Điều đó có nghĩa là các hoạt động của thanh niên sinh viên phải nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với những nhiệm vụ chung của toàn thể dân tộc, đặt trong quỹ đạo định hướng và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Xét ở cấp độ vi mô, tôi xin đề cập đến hai chiều cạnh. Trước hết, các hoạt động của thanh niên sinh viên phải gắn với lợi ích của cộng đồng. Và tiếp theo, các hoạt động đó chỉ thực sự có hiệu quả khi nhận được sự tham vấn, chỉ đạo sát sao của cơ quan đoàn hội cấp trên, lãnh đạo Đảng và chính quyền cơ sở. Điều này đã được minh chứng rất rõ ràng trong thực tiễn công tác. Trên thực tế, những phong trào, hoạt động thành công đều có một phần lớn nhờ vào sự ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện của tổ chức Đảng, chính quyền. Thế hệ trẻ cần tạo nên một cách nhìn mới từ xã hội, hãy làm cho xã hội tin tưởng hơn và lạc quan hơn về bản thân mình.
   Thứ năm, và là vấn đề cuối cùng mà tham luận này muốn đặt ra: nhiều người mải mê tìm kiếm cái cao siêu, to tát ở con người Bác nhưng không hiểu rằng cái làm nên sự vĩ đại của Hồ Chủ Tịch chính lại là sự giản dị của Người. Việc thực hiện theo lời Bác dạy cũng vậy, chúng ta cần kiến tạo các hoạt động thật sự gắn liền với hoạt động của thanh niên, hãy tạo sức hút đối với thanh niên từ chính mối quan tâm của thanh niên; hãy tạo cho thanh niên môi trường hoạt động bằng chính năng lực của họ; từng bước trang bị cho thanh niên không chỉ về kỹ năng, trình độ chuyên môn mà hãy cho họ niềm tin và sự kỳ vọng
   Nhiệm vụ chính trị của thanh niên Việt Nam là: Rèn luyện về lý tưởng, đạo đức cách mạng, về trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp, về thể chất, xung kích đi đầu tham gia phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ tổ quốc. Thanh niên Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quốc tế hoá và hội nhập là người có lý tưởng, đạo đức cách mạng, có lối sống văn hoá, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, có cái trách nhiệm với cộng đồng, xã hội trong từng cá nhân.
   Chúng tôi cũng hy vọng, bằng những việc làm cụ thể, đặc thù, phù hợp với từng môi trường khác nhau, sẽ giúp cho thế hệ trẻ ngày càng có trách nhiệm đối với xã hội, ngày càng tích luỹ và tăng khả năng thích ứng của bản thân đối với sự phát triển xã hội trong tình hình mới hiện nay.
   Xin được cùng chia sẻ với các bạn và cùng hy vọng sẽ tạo được nhiều môi trường hoạt động hữu ích hơn cho thế hệ trẻ trong tình hình mới, để cùng nhau “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”./.
Câu 25: những phẩm chất Cách mạng trong thời đại mới? Nguyên tắc xây dựng?
4. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của người Việt Nam trong thời đại mới
4.1. Trung với nước hiếu với dân
Trung hiếu là phạm trù đạo đức cũ, nội dung hạn hẹp, trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ. Phản ánh bổn phận của thần dân với Vua, con cái với cha mẹ.
·          HCM sử dụng những phạm trù đạo đức củ, nhưng đưa vào những nội dung mới rộng lớn, cao cả mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Không thể chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của những người bị áp bức, đối với kẻ áp bức mình.
·          Theo HCM: nhà nước là nhà nước của dân, dân là chủ nhà nước. Vì vậy trung với nước hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước, với cuộc sống hạnh phúc ấm no của nhân dân.
Như vậy người trung với nước là người phải đặt lợi ích của tổ quốc, cách mạng, dân tộc, Đảng lên trên lợi ích cá nhân, phải quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, đưa đất nước tiến theo con đường độc lập dân tộc và CNXH.
Như vậy người hiếu với dân là phải thấy vai trò quyết định và sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân. Vì vậy phải tin dân, học dân, lắng nghe dân, hòa đồng với dân, biết tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chăm lo đời sống nhân dân.
4.2. Cần kiệm liêm chính
Người viết: Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng chúng không bao giờ làm mà bắt dân làm để phục vụ chúng. Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho dân theo để làm lợi cho dân cho nước .
Nội dung các khái niệm: 
·          Cần là siêng năng chăm chỉ cố gắng dẻo dai, bền bỉ.
·          Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc của cải, thời gian công sức, không xa sỉ, không phung phí.
·          Liêm là trong sạch, không tham lam tiền bạc, của cải, địa vị, danh tiếng.
·          Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn, điều gì không thẳng thắn, đúng đắn là bất chính là tà.
Mối quan hệ giữa các khái niệm: Cần mà không kiệm thì như thùng không đáy, kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần kiệm là gốc rễ, như một cây có gốc rễ lại cần có cành, có lá, có hoa, có quả mới hoàn thiện.
·          Cần kiệm liêm chính là cần thiết cho tất cả mọi người, là thước đo bản chất con người, như trời có 4 mùa, đất có 4 phương, người có 4 đức.
·          Cần kiệm liêm chính lại càng cần thiết cho cán bộ, đảng viên. Vì thiếu chúng sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, tổn hại cho cách mạng và họ sẽ trở thành sâu mọt của dân, thành kẻ hủ bại.
·          Cần kiệm liêm chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, văn minh tiến bộ của con người, dân tộc và chế độ.
·          Cần kiệm liêm chính là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và dân tộc, tổ quốc và nhân loại.
·          Cần kiệm liêm chính là đặc điểm của xã hội hưng thịnh, trái với cần kiệm liêm chính là đặc điểm của xã hội suy vong.
4.3. Chí công vô tư
Là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ nên đi sau, là lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì dân, vì tổ quốc, là đặt lợi ích của cách mạng của nhân dân lên trên hết. Thực hành chí công vô tư là phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian xảo, nó khéo léo dỗ dành người ta xuống dốc, nó là giặc nội xâm, nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc, là một thứ vi trùng rất độc hại đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm như quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, xa hoa, hách dịch, ham danh trục lợi, tự cao tự đại, coi khinh quần chúng, chuyên quyền độc đoán, tranh công đổ lỗi,..
Chủ nghĩa cá nhân ẩn nấp trong mỗi chúng ta chờ dịp là ngóc đầu dậy, gặp dịp thất bại hay thắng lợi. Chủ nghĩa cá nhân là trở ngại lớn cho xây dựng CNXH. Vì thế thắng lợi của CNXH không tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Bác chỉ rõ: Chủ nghĩa cá nhân khác lợi ích cá nhân, nếu những lợi ích cá nhân không trái với lợi ích tập thể, tổ quốc thì không xấu, chỉ có trong CNXH thì mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống của mình, phát huy tính cách, sở trường riêng.
4.4. Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng theo tư tưởng HCM
- Tu dưỡng đạo đức cách mạng bền bỉ suốt đời
Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì thế phải gian nan rèn luyện mới thành công. Rèn luyện phải tự nguyện tự giác.
- Nêu gương đạo đức mới, nói đi đôi với làm
Nói nhưng không làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo là đặc trưng của giai cấp bốc lột. Nêu gương đạo đức mới, nói đi đôi với làm, ở phương đông một tấm gương sống về đạo đức còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. 
Trong rèn luyện thực hành đạo đức phải chú trọng đạo “làm gương”. Muốn hướng dẫn nhân dân thì mình phải mực thước, khiến cho người ta bắt chước. Hô hào tiết kiệm mình phải tiết kiệm trước làm trước, Đảng viên đi trước làng nước đi sau
- Xây dựng đạo đức mới đi đôi với chống những hiện tượng phi đạo đức
Chống cái xấu, sai, ác phải đi đôi với xây dựng cái tốt đẹp, cái thiện, trong đó xây là chính.
Cách mạng là nhiệm vụ nặng nề, luôn có 3 kẻ thù chống phá là CNĐQ, chủ nghĩa cá nhân, những thói quen & tập quán lạc hậu. Đạo đức cách mạng vô luận là lúc nào cũng phải chống 3 kẻ thù trên.
Câu 26: Vai trò của con người và chiến lược trồng người?
a. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng:
+ Con người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần của XH.
+ Nhân dân ta tài năng,trí tuệ và sáng tạo là yếu tố quyết định thành công của CM
+ Con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của CM;phải coi trọng,chăm sóc,phát huy yếu tố con người.
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
+ Con người là mục tiêu giải phóng con người,mang lại tự do,dân chủ;mang lại ấm no, hạnh phúc và sự phát triển toàn diện cho ND.
+ Con người là động lực của CM:mọi việc là do dân tự làm lấy bằng sức mạnh của chính họ dưới sự lãnh đạo của Đảng CS.
+ Chăm lo cho con người tốt thì động lực của con người càng mạnh mẽ,đây là mối quan hệ biện chứng.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”
- “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.
+ Xác định về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người,tất cả vì con người và do con người.
+ Con người được đặt ở vị trí trung tâm của sự phát triển.
+ “Trồng người” nằm trong chiến lược phát triển kinh tế XH,vừa nằm trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo.(theo nghĩa hẹp hơn)
- “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Để thực hiện chiến lược “trồng người” phải coi trọng giáo dục-đào tạo.
+ Phải có biện pháp giáo dục đúng đắn và phù hợp.
+ Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện.
+ “Trồng người” là công việc lâu dài,không nóng vội phải có kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn của CM.
* Ý nghĩa:
+ Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.
+ Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp đặc sắc vào tư tưởng đạo đức học mácxít. 
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới đã có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng trong chiến lược con người của Đảng ta hiện nay.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.doc