Câu hỏi thi vấn đáp môn Marketing quốc tế

Tóm tắt Câu hỏi thi vấn đáp môn Marketing quốc tế: ...nh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập + Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống Ở Đức trong giai đoạn hiện nay  có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ... bán lẻ - Căn cứ vào lĩnh vực KD: thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường sức LĐ, thị trường tài chính. - Căn cứ vào đối tg lưu thông: thị trường từng mặt hàng cụ thể & thị trường nhóm hàng/ ngành hàng - Căn cứ vào phạm vi lưu thông: thị trường dân tộc, thị trường khu vực, thị trườ...Giảm giá bán hàng Tăng chi phí quảng cáo Củng cố chất lượng sản phẩm Cải thiện kênh phân phối ở những khâu cần thiết Chú trọng cung cấp dv tốt hơn... Đảm bảo hệ thống thông tin tt nhanh nhạy để đánh giá đúng kết quả của nhưng biện pháp ứng xử, thường có thể cải thiện được tình hình trong TH nhấ...

docx41 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi thi vấn đáp môn Marketing quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hữu nhãn hiệu với hàng hóa dv của chủ thể khác” (Luật sở hữu trí tuệ 2005, phần thứ nhất, điều 4 – Giải thích từ ngữ)
-Vai trò của nhãn hiệu :
+Tuyên truyền cho SảN PHẩM, Thu hút khách hàng mới 
+Độc quyền sở hữu nhãn hiệu đó , lợi thế cạnh tranh
+Chống nạn làm hàng giả, hàng nhái 
+Tạo dựng hình ảnh ,Gây thanh thế, Nâng cao uy tín cho công ty 
 +giúp phân phối sản phẩm hiệu quả hơn
-Yêu cầu đ/v nhãn hiệu : ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ, gợi mở đến sản phẩm, sẵn sàng được quốc tế hóa.
-Các yếu tố cấu thành nhãn hiệu :
+Tên sp (dễ đọc, dễ nhớ, tôn tạo chất lượng, tạo uy tín và tranh thủ thiện cảm...)
+Biểu tượng (tính thẩm mĩ cao, gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý)
+Hình vẽ
+Kí hiệu âm nhạc
+Sự liên kết các yếu tố trên...
41.Bao bì sản phẩm là gì ? Các chức năng của bao bì ?
Khái niệm
Bao bì là tất cả những vật liệu chứa đựng và bao bọc sản phẩm. Gồm bao bì bên trong và bao bì bên ngoài
Chức năng 
- Nhóm chức năng nội tại :
+Chức năng bảo vệ (trong quá trình vận chuyển, tránh hư hỏng; ko bị tác động bởi các yếu tố thời tiết; ko bị côn trùng xâm nhập; ko bị mất cắp; đàm bảo an toàn vệ sinh)
+Chức năng duy trì (giúp duy trì, giử gìn chất lượng sản phẩm, đàm bảo an toàn cho người tiêu dung. VD: vỏ gas đảm bảo tránh cháy nổ)
+Chức năng mang vác (thuận tiện mang vác, xếp dở, vận chuyển bảo quản)
+Chức năng cân đối (cân đối giữa chi phí bao bì và giá thành sản phẩm. Và cân đối về kích thước hay dung tích)
+ Chức năng sẵn sàng (hoàn tất bao bì SảN PHẩM là dấu hiệu lô hang đã làm xong)
- Nhóm chức năng marketing :
+ Chức năng giới thiệu (cung cấp thong tin cần thiết để hướng dẫn vận chuyển; giúp người mua nhanh chóng nhận biết sp)
+ Chức năng thúc đẩy(tăng doanh thu, thu hút sự chú ý của khách hàng)
42. Thế nào là chủng loại sản phẩm, danh mục sản phẩm. Các quyết định liên quan đến danh mục và chủng loại sản phẩm ?
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà nhà doanh nghiệp đưa ra để bán cho người mua. 
Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự nhau về các đặc tính vật lý giành cho các sử dụng tương tự, giống nhau về chức năng. 
VD: 
Sữa rửa mặt
Dầu gội
Sữa tắm
Xà phòng
A
..
B
C
Các quyết định về danh mục, chủng loại sản phẩm:
Mở rộng hoặc thu hẹp bề rộng của danh mục sản phẩm.: Khi một công ty muốn chiếm lĩnh nhiều thị trường thì họ sẽ áp dụng chiến lược mở rộng danh danh mục sản phẩm. Ngược lại, khi các cty quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận cao thì thường thu hẹp bề rộng của danh mục sản phẩm, bằng cách bỏ bớt các chủng loại sản phẩm ít sinh lời, chỉ nhằm vào các chủng loại sản phẩm sinh lời cao.
Tăng hoặc giảm chiều sâu của các chủng lọai sản phẩm: cũng như trên, cty có thể thêm hoặc bớt các sản phẩm trong mỗi chủng loại sản phẩm. Khi một sản phẩm đã bước vào giai đoạn bão hòa, cty có thể thực hiện chiến lược đổi mới sap bằng cách cải tiến sản phẩm hiện hành và loại bỏ sản phẩm đó. Vd: các cty xe máy Nhật bản
Quyết định về chiến lược phát triển chủng loại sản phẩm 
Pt lên trên: cl cao, giá cao
Pt xuống dưới: 
Pt theo hai phía
Pt lên góc bên trái: chất lượng cao, giá thấp
43. Trình bày chiến lược liên kết sản phẩm hiện hữu- thị trường hiệnhữu?
Chiến lược liên kết sản phẩm hiện hữu – thị trường hiện hữu:
- Thâm nhập thị trường (market penetration): giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện hữu à thâm nhập thị trường một cách hữu hiệu hơn, sâu hơn. Vd: mở thêm nhiều điểm bán hàng
- Đk áp dụng: tại giai đoạn tăng trưởng và chín muồi trong vòng đời sản phẩm
- Mục đích:
	+ Khai thác khách hàng độc quyền
	+ Mở rộng khách hàng hỗn hợp
	+ Tấn công vào nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh
44.Trình bày chiến lược liên kết sản phẩm hiện hữu- thị trường mới?
Chiến lược liên kết sản phẩm hiện hữu- thị trường mới:
- Mở rộng thị trường (new market development): khai phá thêm thị trường mới nhưng chỉ với sản phẩm hiện có
- Đk áp dụng:
	+ Vào cuối pha chín muồi sang suy tàn
	+ Khi thị trường mới có nhu cầu về sản phẩm
- Mục đích:
	+ Kéo dài vòng đời sản phẩm
	+ Giảm bớt những tổn hại về KT khi sản phẩm không còn đc tiêu thụ tại thị trường hiện hữu
	+ Vẫn tiếp tục khai thác đc lợi nhuận của sản phẩm
45. Trình bày chiến lược liên kết sản phẩm mới- thị trường hiện hữu?
Chiến lược liên kết sản phẩm mới- thị trường hiện hữu:
- Phát triển sản phẩm (new product development): bổ sung thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm hiện có để phục vụ cho thị trường hiện tại. 
Vd: Tân Hiệp Phát bổ sung Nước uống tăng lực No.1; trà Barley; Sữa đậu nành Soya
- Đk áp dụng:
	+ Vào cuối pha chín muồi sang suy tàn
	+ Vào pha suy tàn, khi loại bỏ sản phẩm cũ
- Mục đích:
	+ Duy trì vị trí của DN trên thị trường hiện hữu
	+ Tận dụng sự am hiểu thị trường hiện hữu
43. Trình bày chiến lược liên kết sản phẩm mới- thị trường mới?
- Đa dạng hóa (diversification): phát triển sản phẩm mới để mở thị trường mới à đa dạng hóa hđ KD
Vd: Kinh Đô à Bất động sản 	
Trung Nguyên à hệ thống bán lẻ
- Đk áp dụng:
	+ Áp dụng vào cuối pha chín muồi sang suy tàn
	+ Tại pha suy tàn khi loại bỏ sản phẩm cũ
	+ Khi có cơ hội tốt về thị trường và công nghệ sản phẩm
- Mục đích:
	+ Mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao
	+ Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường
	+ Nâng cao địa vị trên thị trường
46. Trình bày các mục tiêu của chính sách giá?
Các mục tiêu của chính sách giá:
1. Mục tiêu chung:
- Mục tiêu lợi nhuận: 	Lợi nhuận tuyệt đối = tổng thu – tổng chi π = TR – TC
	Lợi nhuận tương đối = lợi nhuận tuyệt đối / tổng vốn π/I (đơn vị %)
	Lợi nhuận trc thuế, lợi nhuận sau thuế, ROI
- Mục tiêu doanh số: 	Doanh số = Giá bán x Số sản phẩm bán đc	TR= P x Q
	Doanh số không hoàn toàn tỷ lệ với lợi nhuận
- Mục tiêu thị phần: 
+ Thị phần (hay thị phần tuyệt đối – MS) là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số (hay lượng bán) của DN so với tổng doanh số (hay lượng bán trên toàn bộ thị trường)
	MS = Doanh số của DN / Tổng doanh số của thị trường
	MS = Số sản phẩm bán ra của DN / Tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường
	+ Thị phần tương đối (RMS) là tỷ lệ giữa doanh số (hay lượng bán) của DN so với doanh số (hay lượng bán) của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
	RMS = Doanh số của DN / Doanh số của đối thủ mạnh nhất
	RMS = Số sản phẩm bán ra của DN / Số sản phẩm bán của đối thủ mạnh nhất
2. Mục tiêu tình thế
- Thâm nhập thị trường
	+ Thường áp dụng với chiến lc sản phẩm hiện hữu – thị trường mới
	+ Tgian đầu: định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh để thâm nhập thị trường
	+ Tgian sau: DN có thể nâng giá bán theo các phương án sau: nâng giá nhưng vẫn thấp hơn của đối thủ; nâng bằng mức giá của đối thủ; nâng giá cao hơn mức giá của đối thủ
- Tung sản phẩm mới ra thị trường 	
+ Chính sách giá hớt váng
+ Chính sách giá tấn công
- Mở rộng thị trường
+ Áp dụng trong chính sách sản phẩm hiện hữu – thị trường hiện hữu
+ DN giảm giá vừa để mở rộng DS: đv nhóm khách hàng hiện hữu; đv nhóm khách hàng hỗn hợp; thu hút nhóm khách hàng của đối thủ
- Bảo vệ và chiếm lĩnh thị trường
+ Duy trì chính sách giá ổn định kết hợp với chính sách khác của marketing-mix
+ Sd chiến lược giảm giá khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh
+ Sd chiến tranh giá cả: giảm giá đột ngột, giảm giá mạnh
47. Liệt kê các căn cứ định giá? Phân tích định giá theo tâm lí khách hàng?
* Các căn cứ định giá:
- Phân tích chi phí và giá thành
- Phân tích điểm hòa vốn
- Phân tích hệ số co giãn cầu – giá
- Phân tích mức giá thị trường 
- Giá theo vòng đời sản phẩm
* Định giá theo tâm lý khách hàng
- Định giá theo con số lẻ: làm cho ng td cảm thấy mức giá có xu hướng rẻ đi à áp dụng với hàng td thường xuyên.
	Vd: Wave Alpha 11.990.000 đồng
- Định giá theo con số chẵn: tạo cảm giác phóng khoáng đối với việc mua sắm à áp dụng với hàng hóa xa xỉ
48. Phân biệt chính sách giá hớt váng và chính sách giá tấn công?
* Chính sách giá hớt váng (skimming pricing): là chiến lược định giá cao ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm mục tiêu thu đc lợi nhuận cao
- Đk thực hiện:
	+ Sản phẩm hoàn toàn mới với thị trường, có hàm lượng CN cao, kết cấu phức tạp, khó bắt chước
	+ Sản phẩm mới lạ, độc đáo
	+ Định giá cao đem lại ấn tượng sản phẩm có chất lượng
	+ DN độc quyền đc công nghệ
* Chính sách giá tấn công (penetration pricing): là chiến lược định giá thấp ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm mục tiêu tăng doanh số và thị phần
- Đk thực hiện:
	+ Sản phẩm có kết cấu đơn giản, dễ bắt chước
	+ Khi thị trường xuất hiện đối thủ cạnh tranh
	+ Khi Dn cần mở rộng thị trường
- Lưu ý:
	+ DN phải có nguồn tài chính đủ mạnh phục vụ cho cạnh tranh = giá
	+ Khi đã bán với mức giá thấp, việc tăng giá là trở ngại lớn đối với DN do ng td đã quen với mức giá thấp: cái bẫy giảm giá
49. Điểm hoà vốn là gì? Công thức tính điểm hoà vốn?
Điểm hòa vốn là điểm xác định tổng doanh thu bằng tổng chi phí
Sản lượng hòa vốn: BP = FC / (P – VC) 
FC: chi phí cố định
VC: chi phí biến đổi
Doanh thu hòa vốn = Giá bán x BP
50. Hệ số co giãn cầu- giá là gì? Ý nghĩa của việc xác định hệ số cogiãn cầu- giá trong quyết định điều chỉnh giá?
Hệ số co giãn cầu – giá là tỷ lệ so sánh giữa dộ co giãn của cầu tương ứng với độ co giãn của giá, trong đó độ co giãn của cầu là kết quả co giãn của giá
Ý nghĩa: giúp DN nhận biết đc lg cầu sẽ thay đổi ntn khi mức giá thay đổi
51. Trình bày các chiến lược giá trong giai đoạn tăng trưởng và chínmuồi?
Chiến lược giá trong giai đoạn tăng trưởng và chín muồi
- Giá phân biệt
- Giá theo danh mục hàng hóa
- Giá theo tâm lý của khách hàng
- Giá hủy diệt
- Giá từng phần và giá trọn gói
- Chiến lược giá có quản lý
52. Trình bày một số loại giá trong thương mại quốc tế?
* Căn cứ vào phương thức giao dịch
- Giá kí kết quốc tế: là giá ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương mà 2 bên đã kí kết theo phương thức giao dịch tự do
- Giá đấu giá: là một trong những phương thức gd tương đối phổ biến, trong đó có một ng bán và nhiều ng mua; thường áp dụng với những sản phẩm chưa đc tiêu chuẩn hóa rõ ràng
- Giá đấu thầu: là phương thức gd đặc biệt, trong đó ng mua (bên gọi thầu) công bố trc các đk mua hàng để ng bán (bên dự thầu) báo giá mình muốn bán cho ng mua lựa chọn
- Giá yết bảng ở Sở giao dịch: thường áp dụng cho những sản phẩm tiêu chuẩn hóa rõ ràng
- Giá tham khảo: thường đc công bố trong các bảng giá bán buôn, tài liệu chuyên ngành, bảng báo giá 
* Căn cứ vào phương pháp tính giá
- Giá cố định: là giá 2 bên ấn định khi kí kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt tgian hợp đồng có hiệu lực
- Giá ko cố định: là giá mà theo đó khi kí kết hợp đồng, 2 bên đã qui định sẽ điều chỉnh theo tình hình thực tế của giá cả thị trường theo một tỉ lệ thỏa thuận để trên cơ sở đó thanh toán
- Giá kết hợp: là kết hợp giá cố định và giá ko cố định
- Giá ấn định sau: là giá mà khi kí hợp đồng 2 bên ko định giá ngay mà chỉ thỏa thuận nguyên tắc tính giá. Giá sẽ đc định trc mỗi chuyến giao hàng.Mức giá này linh hoạt, đảm bảo cho cả 2 bên.
- Giá di động:áp dụng cho những hđ mua bán dài hạn, khối lg lớn, tgian giao hàng kéo dài chủ yếu với TLSX, mua bán thiết bị, NVL
CHƯƠNG 6
53. Phân phối là gì? Liệt kê các chức năng và yêu cầu của phân phối?
Phân phối hàng hóa là các hđ nhằm đưa hàng hóa tới địa điểm và vào tgian mà khách hàng mong muốn mua chúng.
- Yêu cầu: 4R: Đúng hàng, đúng địa điểm, đúng tgian, chi phí thấp nhất
- Chức năng:	+ Cắt giảm và kiểm soát chi phí một cách tối ưu
	+ Tạo ra các giá trị / lợi ích / tiện ích (utilities): về kgian, tgian, thông tin, xúc tiến & giao dịch
54. So sánh phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp?
Tiêu chí
Phân phối trực tiếp
Phân phối gián tiếp
Hình thức
Không qua trung gian như máy bán hàng tự động, qua website nhà sản xuất
Qua các trung gian như cửa hàng tạp hóa, đại lí, website nhà phân phối
Vốn đầu tư
Lớn do nguồn lực bị phân tán
Không cần quá nhiều vốn do tận dụng trung gian (kinh nghiệm)
Lợi nhuận
Không bị chia sẻ
Bị chia sẻ
Tính chi phối, kiểm soát
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình phân phối
Không kiểm soát được hoạt động phân phối
Tính chủ động
Chủ động quyết định lượng hàng phân phối
Giảm bớt quyền chủ động
Tính linh hoạt
Phản ứng nhanh với thị trường
Phản ứng chậm chạp
55. Kênh phân phối là gì? Các loại kênh phân phối trong Marketing?
Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay tổ chức tgia lưu chuyển luồng hàng hóa từ nhà SX đến ng td cuối cùng
Các loại kênh phân phối:
- Kênh phân phối trực tiếp: là kênh phân phối chỉ bao gồm nhà SX & ng td cuối cùng
	Phương thức: 	+ bán hàng đến tận hộ gđ
	+ bán hàng qua thư đặt hàng
	+ bán hàng qua hệ thống viễn thông
	+ bán hàng qua hệ thống cửa hàng của nhà SX
	Ưu: 	+ đẩy nhanh tốc độ lưu thông hh
	+ DN chủ động trong hđ phân phối
	+ DN quan hệ trực tiếp với khách hàng
	+ Thông tin từ ng SX đến ng td chính xác và kịp thời
	+ DN ko phải chia sẻ lợi nhuận
	Nhược: + quản lý rất phức tạp, đầu tư nh vốn và nhân lực
	+ doanh số bán phụ thuộc vào trình độ của lực lượng bán hàng
	+ chỉ áp dụng với ng SX có qui mô nhỏ và thị trường hẹp
- Kênh phân phối gián tiếp:
	Kênh ngắn: hay còn gọi là kênh phân phối cấp 1 bao gồm hđ bán hàng thông qua một loại trung gian
	à Ưu: + Vẫn tận dụng đc những ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp
	+ Giảm bớt 1 phần chức năng lưu thông, giảm bớt nhân lực, vốn đầu tư vào phân phối
	Kênh dài: là kênh phân phối bao gồm mạng lưới các trung gian phân phối
	à Ưu: + Tính chuyên môn hóa trong pp cao
	+ Hđ phân phối linh hoạt
	+ Khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường cao
	à Nhược: + Nhà SX ko tiếp xúc trực tiếp với KH nên thông tin thu đc là thông tin thứ cấp
	+ Hđ quản lý phức tạp
	+ Độ rủi ro cao (nếu dự trữ hàng lớn)
56. Trình bày đặc điểm và điều kiện áp dụng của chiến lược phân phốiđộc quyền?
Chiến lược phân phối độc quyền: là chiến lược phân phối trong đó DN lựa chọn mỗi một trung gian duy nhất tại một khu vực thị trường nhất định
* Đặc điểm:
- Thường đi kèm với hđ bán hàng độc quyền
- Trung gian độc quyền ko đc phép bán hàng của đối thủ cạnh tranh
- Chiến lược này giúp tôn tạo hình ảnh của DN
* Đk áp dụng:
- Áp dụng khi nhà SX muốn duy trì phần lớn việc kiểm soát hđ phân phối
- Áp dụng phổ biến trong các ngành ô tô, thiết bị, các mặt hàng chuyên doanh, hàng cao cấp, hàng xa xỉ
57. Trình bày đặc điểm và điều kiện áp dụng của chiến lược phân phốichọn lọc?
Chiến lược phân phối chọn lọc: là phương thức phân phối trong đó, DN sẽ chọn lọc, tìm kiếm và sử dụng một số trung gian phù hợp nhất, phục vụ cho hđ phân phối hàng hóa trên thị trường
* Đặc điểm:
- Giúp DN phát triển mối quan hệ với những trung gian phù hợp nhất
- Mức độ kiểm soát thị trường cao hơn trong khi tiếp kiện chi phí hơn phân phối tập trung
* Đk áp dụng: thường áp dụng đối với hàng lâu bền (quần áo, đồ điện gia dụng, một số mặt hàng mỹ phẩm, thời trang, điện thoại)
58. Trình bày đặc điểm và điều kiện áp dụng của chiến lược phân phốimạnh?
Chiến lược phân phối mạnh (tập trung): là chiến lược phân phối trong đó công ty cố gắng đưa càng nhiều sản phẩm vào càng nhiều thị trường càng tốt = cách sử dụng tối đa các thành phần trung gian trên thị trường tgia phân phối
* Đặc điểm:
- Sử dụng rất nhiều trung gian
- Tác dụng: giúp đưa sản phẩm rộng rãi ra thị trường
* Đk áp dụng: thường áp dụng đối với hàng td thường xuyên
59. Liệt kê các trung gian trong phân phối quốc tế? So sánh đại lý và môi giới?
Các trung gian trong phân phối quốc tế: ng bán buôn, ng bán lẻ, ng đại lý và ng môi giới
* So sánh đại lý và môi giới
- Giống nhau: 
+ Đều là các trung gian phân phối
+ Không sở hữu hàng hóa
+ Hưởng hoa hồng
Tiêu chí
Đại lý
 Môi giới
Pháp lí
Ký kết hợp đồng với 1 bên nên có thể đại diện cho bên mua hoặc bên bán
 Không
Nhiệm vụ
Thực hiện một số nhiệm vụ nhất định theo 1 bên, thu hoa hồng từ 1 phía
 Môi giới giữa mua và bán, có thể thực hiện cho cả bên mua và bán, có thể thu hoa hồng từ 2 bên
Tham gia cạnh tranh
Trực tiếp tham gia cạnh tranh mua bán trên thị trường
 Không
60. Trình bày đặc điểm trung gian phân phối là người bán buôn?
- Được trợ giúp về mặt tài chính
- Thu đc hiệu quả cao do quy mô và kỹ năng của nhà bán buôn
- Thường có xu hướng độc quyền mua đối với nhà SX
- Ít tiếp cận với ng td cuối cùng nên ko nhạy bén với những biến động của thị trường
61. Trình bày đặc điểm của trung gian phân phối là người bán lẻ?
- Có các phương tiện bán hàng phong phú, đa dạng
- Nhạy bén với những biến động của thị trường
- Khả năng an toàn trong KD cao hơn so với nhà bán buôn
- DN ko thể tận dụng đc khả năng tài chính
CHƯƠNG 7
62. Mục tiêu của chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh?
- Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho DN
- Truyền đạt thông tin về DN và sản phẩm đến khách hàng
63. So sánh chiến lược kéo và chiến lược đẩy?
Chiến lược kéo: là chiến lược thu hút, lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của DN
Chiến lược đẩy: là chiến lược xúc tiến trong đó DN sử dụng hệ thống kênh phân phối để bán sản phẩm của DN mình
So sánh 2 chiến lược:
- Giống nhau: đều là chiến lược xúc tiến kinh doanh
- Khác nhau:
Tiêu chí
Chiến lược kéo
Chiến lược đẩy
Đối tượng hướng tới
Người tiêu dùng cuối cùng
Trung gian phân phối
Công cụ
Quảng cáo, tiếp thị, hội chợ triễn lãm, khách hàng
Những ưu đãi dành cho nhà phân phối: giảm giá, chịu chi phí quảng cáo, đào tạo nhân viên
Mục tiêu
Tác động trực tiếp đến người tiêu dùng
Xúc tiến kinh doanh với các trung gian
Ví dụ
Hội trợ triễn lãm của Sony
Omo chiết khấu cho các nhà phân phối 5%...
64. Quảng cáo là gì? Trình bày các nhóm phương tiện quảng cáo?
Quảng cáo là quá trình truyền tin có định hướng tới ng mua để kích thích họ dẫn đến hành động mua những sản phẩm và dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu và đề xuất
Các nhóm phương tiện quảng cáo
- Nhóm phương tiện nghe nhìn: truyền hình; phát thanh; Internet
- Nhóm phương tiện in ấn: báo chí; catalogue; tờ rơi; lịch quảng cáo
- Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời: hộp đèn quảng cáo; đèn màu; biển quảng cáo điện tử; panel quảng cáo
- Nhóm phương tiện quảng cáo di động: quảng cáo trên phương tiện giao thông; quảng cáo trên các đồ vật (áo, mũ...)
65. PR là gì? Mục đích của PR?
AMA: Quan hệ công chúng là hình thức quản trị truyền thông, trong đó sử dụng tuyên truyền và các hình thức xúc tiến và thông tin không phải trả phí khác nhằm tác động đến cảm nhận, chính kiến vào niềm tin của ng mua, khách hàng tiềm năng, cổ đông và các đối tượng khác về DN, sản phẩm hay dịch vụ, giá trị của chúng cũng như về chính các hđ của bản thân DN
Mục đích của PR:
- Trợ giúp DN tung ra sản phẩm mới
- Hỗ trợ cho việc định vị, tái định vị sản phẩm
- Gây ảnh hưởng và tác động tích cực tới một nhóm công chúng cụ thể
- Bảo vệ những sản phẩm đang gặp rắc rối với công chúng trên thị trường
- Xd, bảo vệ và củng cố hình ảnh
66. So sánh quảng cáo và Pr?
Giống nhau: đều là các công cụ xúc tiến hỗn hợp
Khác nhau:
Tiêu chí
Quảng cáo
PR
Phí
Hình thức có thu phí
Hình thức không thu phí
Mục tiêu
Kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm của họ
Tác động đến cảm nhận, niềm tin, chính kiến của người tiêu dùng về daonh nghiệp sản phẩm, dịch vụ và giá trị của nó.
Mục đích lâu dài hơn: xây dựng hình ảnh tốt đẹp với công chúng
Tính chất
Phi cá nhân
Cá nhân hoặc phi cá nhân
67. Hãy nêu tên các chiến lược và các công cụ xúc tiến kinh doanh?
Chiến lược xúc tiến KD: chiến lược kéo và chiến lược đẩy
Các công cụ xúc tiến KD:
- Quảng cáo
- Quan hệ công chúng (PR)
- Hội chợ triển lãm
- Bán hàng cá nhân: nhân viên trực tiếp gặp gỡ khạc hàng để bán sản phẩm
- Văn minh thương mại
- Xúc tiến mua bán: quà tặng, giảm giá, phiếu mua hàng, hàng thử miễn phí, chương trình may rủi
- MARKETING trực tiếp: catalogue, thư trực tiếp, E – marketing, quảng cáo trên truyền hình
68. Văn minh thương mại là gì? Cho ví dụ?
Văn minh thương mại thể hiện qua tất cả các hđ của DN nhằm thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.Thể hiện: trụ sở làm việc; phong thái làm việc của nhân viên; hình thức văn bản, tài liệu; địa điểm cửa hàng
Ví dụ: ở các công ty lữ hành, phong thái làm việc của các nhân viên rất nhiệt tình, hoạt náo. Các bài giới thiệu chủ yếu qua các tờ rơi, catalogue du lịch...

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_thi_van_dap_mon_marketing_quoc_te.docx