Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 2)

Tóm tắt Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 2): ... sau: a) cử tri bỏ phiếu cho những nhóm người đại diện cho các đảng hay do các đảng cử ra; b) cử tri có quyền lựa chọn một người nào đó trong danh sách hay đôi khi có thể đề nghị ứng viên mà mình muốn chọn. Hệ thống này có một số ưu điểm và khuyết điểm vì nhờ cách này mà những nhóm thiểu số cũ...ững lí do để George Washington và các đồng tác giả khác của Hiến pháp Hoa Kì đưa ra hệ thống “kiếm chế và đối trọng” của các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Mĩ tình trạng gọi là “thiểu số” xuất hiện khi tổng thống và đa số thuộc lưỡng viện quốc hội là người của những đảng kh... chủ Nhiều lúc chúng ta thường tự hỏi: tại sao các cuộc cải cách lại diễn ra một cách chật vật như thế? Mục tiêu cải cách là rõ ràng, nhưng tại sao vẫn có người phản ứng một cách tiêu cực như thế? Sự thờ ơ chính trị, hư vô chủ nghĩa về pháp lí là do đâu? Chúng tôi sẽ cố gắng trả lời các câu h...

pdf43 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng của các phong trào dân tộc, hình thành các cơ cấu chính trị (đảng phái, phong trào, 
nhóm), nhiều phe nhóm được thành lập lúc đó còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. 
Đôi khi thật khó đánh giá đúng ý nghĩa của những sự thay đổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng 
giai đoạn đó, theo chúng tôi, đã để lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử đất nước chúng ta. Đây là lần đầu 
tiên quần chúng nhân dân nhận thức được sự cần thiết của xã hội dân sự và khả năng thông qua cơ chế 
của nó để tác động lên tiến trình phát triển chính trị của đất nước. Dù không phải tất cả các lĩnh vực đều 
đạt được kết quả khả dĩ, nhưng tất cả xã hội và từng người dân đã trải qua trường học dân chủ, đã học 
được những điều sơ đẳng nhất và đấy chính là cơ sở cho quá trình phát triển trong tương lai. 
Sau đó là giai đoạn khi mà các tổ chức công dân xuất hiện một cách tự phát bắt đầu liên kết trên cơ sở 
các cương lĩnh chính trị và cuối năm 1988 đã có ít nhất là bốn cương lĩnh sau: 
• Dân chủ cấp tiến 
• Cải cách tự do 
• Cộng sản bảo thủ 
• Dân tộc yêu nước. 
(Nếu ở phương Tây bảo thủ là những người ủng hộ các giá trị của chủ nghĩa tư bản như tự do kinh 
doanh, chủ nghĩa cá nhân, tư hữu, thì ở Nga người ta lại coi những người muốn khôi phục nhà nước 
cộng sản toàn trị là lực lượng bảo thủ.) 
Vẫn còn những cố gắng tiến hành công cuộc cải cách dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Đảng 
này, dưới sự lãnh đạo của M. S. Gorbachev, khi mới bắt đầu quá trình cải tổ, còn duy trì được vai trò 
tập hợp lực lượng của mình. Nhưng Đảng đã đánh mất vai trò đó ngay khi chưa thực thi. Gorbachev lúc 
đầu rất được lòng tầng lớp trung lưu, nhưng đã mất dần sự ủng hộ vì trong tình hình phân bố lực lượng 
phức tạp lúc ấy, ông buộc phải ngả nghiêng giữa phái cộng sản chính thống và phái cải cách. Có sự 
mâu thuẫn và tính cách hai mặt của đường lối chính trị như thế là vì Gorbachev tiếp tục là lãnh tụ của 
cái Đảng đã chứng tỏ không còn khả năng tiến hành các cuộc cải cách có tính cấp tiến nữa. 
Cuộc khủng hoảng tháng 8 năm 1991 đã đặt dấu chấm hết cho giai đoạn này, kéo theo sự tan rã của 
Liên Xô cũng như sự phân hóa sâu sắc các lực lượng xã hội. 
Chúng tôi không có ý định đánh giá các sự kiện lúc đó, vì, một mặt vấn đề này rất khó và không liên hệ 
trực tiếp đến đề tài của chương trình. Nhưng mặt khác, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng đấy có 
thể không chỉ là kết quả của những tiến trình chính trị diễn ra trong nước từ năm 1985. Theo chúng tôi 
đấy chính là hậu quả của sự phát triển cả trong lĩnh vực kinh tế, cả trong lĩnh vực chính trị của giai 
đoạn trước đó. Dĩ nhiên là thật đáng tiếc khi xu hướng chủ yếu trên toàn thế giới là hợp nhất thì tại 
Liên Xô cũ xu hướng chủ đạo lại là li tâm. Nhưng chúng tôi tin rằng đây là quá trình tất yếu, các nước 
cộng hòa thuộc Liên Xô cũ phải vượt qua giai đoạn đó mới có thể nhận thức được rằng nhiều vấn đề 
không thể giải quyết riêng rẽ được; chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ được chứng kiến các cuộc đối thọai 
của những nhà nước bình đẳng, tôn trọng truyền thống và văn hóa của nhau, cùng quan tâm đến việc 
hợp tác và thực sự muốn đạt được sự đồng thuận. 
Hiệp ước kí vào cuối năm 1991 (Thỏa thuận và Tuyên bố về sự hợp tác của các nước độc lập –SNG) có 
thể coi là bước đi đầu tiên. Nghĩa là đã có những cố gắng nhằm đưa vào thực tiễn hình thức quan hệ 
chính trị và pháp lí mới giữa mười một nước cộng hòa cũ của Liên Xô. 
Một mặt có thể ghi nhận rằng SNG đã đạt được một số thành tựu nhất định trong các lĩnh vực khác 
nhau: thứ nhất, có sự phối hợp trong việc thực hiện công cuộc cải cách trong lĩnh vực kinh tế; đã đạt 
được thỏa thuận về vấn đề quyền con người phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; và cuối cùng, đã cùng 
nhau giải quyết các vấn đề an ninh và sự thống nhất của không gian chiến lược về quốc phóng. 
Nhưng mặt khác cũng không được quên rằng còn rất nhiều vấn đề phức tạp trên bước đường đưa 
những thỏa thuận nói trên vào cuộc sống. Mà quan trọng nhất là: có nhiều cuộc xung đột sắc tộc – cuộc 
chiến giữa Armenia và Azerbaijan nhằm giành quyền kiểm soát Nagornui Karabak diễn ra đã nhiều 
năm; xung đột sắc tộc ở Nam Osetia; ở Tajikistan, ở Gruzia, v.v; việc xuất hiện các đường biên giới 
quốc gia mới là những cản trở cho việc luân chuyển hàng hóa và tiền tệ giữa các nước thuộc Liên Xô 
cũ; hầu như tất cả các nước độc lập đều tạo ra đơn vị tiền tệ của chính mình dù rằng thời gian gần đây 
một số nước đã có ý định quay lại với một hệ thống tiền tệ thống nhất; có nhiều phức tạp trong việc vi 
phạm quyền con người mà trước hết là của người Nga sống tại các nước cộng hòa cũ. Đấy chưa phải là 
toàn bộ các vấn đề mà nước Nga đặt ra và muốn giải quyết trong lĩnh vực đối ngoại với các nước cộng 
hòa thuộc Liên Xô cũ. 
Các tiến trình chính trị nội bộ của Nga 
Trong bốn năm qua tại Liên bang Nga đã diễn ra các cuộc cải cách chính trị sâu rộng. Các cuộc cải 
cách như thế đã diễn ra trong thế đối đầu của các lực lượng chính trị khác nhau. Các giai đoạn chủ yếu 
của cuộc đấu tranh diễn ra như sau: tháng Ba năm 1990 tiến hành tuyển cử đa đảng đầu tiên. Cơ quan 
đại diện gồm Đại hội Đại biểu Nhân dân và Xô Viết Tối cao lưỡng viện của Liên bang Nga được thành 
lập. Các đại biểu Đại hội và Xô Viết Tối cao có thể thành lập các nhóm theo luật định. Đã hình thành 
các nhóm theo quan điểm chính trị, theo vùng và lĩnh vực sản xuất. Dù còn nhiều khiếm khuyết, các 
đại biểu trong các cơ quan đại diện đã tiếp thu được kinh nghiệm vô cùng quí báu, chúng tôi tin tưởng 
rằng các kinh nghiệm đó sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thăng tiến dân chủ của nước ta. Vì chưa có 
kinh nghiệm đàm phán, chưa có kinh nghiệm thỏa hiệp vì mục đích chiến lược; quốc hội chưa có các 
chính khách chuyên nghiệp; bị áp lực của các lực lượng bảo thủ cũng như chủ nghĩa bảo thủ đã giành 
thề thượng phong trong giới lãnh đạo các cơ quan dân cử đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng và những 
cuộc bầu cử mới. Bước thứ hai là cuộc trưng cầu dân ý toàn Nga vào năm 1991 với kết quả là việc 
thành lập chức vụ Tổng thống. Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga là B. N. Yeltsin, người đã giành 
được 57,3% phiếu bầu (chỉ có 74% cửa tri tham gia bỏ phiếu). Tổng thống đã lập ra chính quyền hành 
pháp gồm bộ máy của Tổng thống, Hội đồng Tổng thống, chính phủ. Với chính quyền hành pháp như 
thế, Tổng thống đã tiến hành cải tổ hệ thống quản lí mệnh lệnh quan liêu trên tất cả các hướng: kinh tế, 
chính trị, văn hóa, xã hội. Bước thứ hai trên con đường dân chủ hóa đất nước là cuộc bầu cử và toàn 
dân thông qua Hiến pháp vào ngày 12 tháng 12 năm 1993. Theo chúng tôi việc thông qua Đạo luật cơ 
bản là bước cải tổ quan trọng, làm cho dân chủ trở thành hiện thực (với điều kiện là tất cả các công dân 
Nga, các tổ chức chính trị và kinh tế của nhà nước đều tuân thủ Hiến pháp và pháp luật). 
Như vậy là khi tổng kết các thành quả đã đạt được, chúng ta có thể có những đánh giá khác nhau về 
những chuyển biến đã diễn ra trên đất nước chúng ta, chúng ta có thể chấp nhận hay phản đối, nhưng 
không thể không công nhận rằng chúng ta đang sống ở một đất nước khác hẳn trước đây. Chúng ta 
đang sống ở đất nước cộng hòa liên bang với người đứng đầu là tổng thống. Tam quyền phân lập bao 
gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp là rõ ràng. Đã có những cố gắng nhắm thành lập hệ thống “kiềm chế 
và đối trọng” nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của bất kì nhánh quyền lực nào. Đạo luật chủ yếu của đất 
nước (Hiến pháp) đã được toàn dân nhất trí thông qua, đã có những bước tiến quan trọng trong việc 
thành lập xã hội công dân (Bộ tư pháp đã đăng kí 80 đảng phái và tổ chức xã hội khác nhau). Đã tiến 
hành các cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên. Nghĩa là đã có những bước tiến rất lớn trong lĩnh vực chính trị. 
Nhưng các cải cách kinh tế thì lại diễn ra một cách chậm chạp, đôi khi còn làm cho đời sống của đại bộ 
phận dân chúng càng thêm xấu đi. Chúng ta hiểu rõ rằng chuyển đổi sang các quan hệ kinh tế thị 
trường là công việc đầy khó khăn, phức tạp. Hi vọng rằng đó không phải là những khó khăn không thể 
vượt qua được trong quá trình dân chủ hóa xã hội. Chúng tôi cho rằng Hiến pháp có được tuân thủ hay 
không, cơ chế của xã hội công dân có thể hoạt động hay không, liệu chúng ta có thể vượt qua được 
những thử thách của giai đoạn chuyển tiếp đến một nền kinh tế thị thường... hay không, một phần lớn 
tùy thuộc vào mỗi chúng ta. Nói một cách khác, số phận của nền dân chủ nằm trong tay mỗi chúng ta. 
Chúng ta sẽ sống trong một đất nước như thế nào trong tương lai? Câu trả lời phụ thuộc vào mỗi chúng 
ta. Tin rằng đấy sẽ là một nước Nga văn minh, đầy sức mạnh và dân chủ.
Phụ lục
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền
Lời nói đầu 
Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của của tất cả mọi 
người trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lí và hòa bình trên toàn thế giới. 
Xét rằng: Việc xem thường và chà đạp quyền con người đã từng dẫn đến các hành động dã man, làm 
xúc động lương tâm nhân loại, việc xây dựng một thế giới trong đó mọi người được hưởng tự do ngôn 
luận, tự do tư tưởng, được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi và nghèo đói phải được tuyên xưng như là ước 
vọng cao cả nhất của con người. 
Xét rằng: Quyền con người cần được bảo vệ bằng pháp luật để đảm bảo rằng con người không bị bắt 
buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức. 
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc cần được khuyến khích và mở rộng. 
Xét rằng: Các dân tộc tham gia Liên hiệp quốc đã tái khẳng định trong Hiến chương niềm tin vào 
những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và phẩm giá của mỗi cá nhân, vào quyền bình 
đẳng nam nữ và đã quyết định thúc đẩy tiến bộ xã hội cũng như cải thiện điều kiện sống trong bối cảnh 
ngày càng tự do hơn. 
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên hiệp quốc nhằm góp phần cổ vũ việc tôn 
trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản khác. 
Xét rằng: Một nhận thức chung về đặc điểm của các quyền và quyền tự do có ý nghĩa đặc biệt quan 
trọng trong việc thực thi đầy đủ cam kết nêu trên. 
Nay, ĐẠI HỘI ĐỒNG [Liên hiệp quốc] long trọng công bố TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ VỀ NHÂN 
QUYỀN như là tiêu chuẩn chung phải hướng tới cho tất cả mọi người và mọi quốc gia, để mỗi người, 
mỗi tổ chức xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, bằng con đường giảng dạy và học 
tập góp phần thúc đẩy sự tôn trọng các quyền và quyền tự do và bảo đảm, bằng những biện pháp tiến 
bộ trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế, sự thừa nhận và thực thi một cách rộng khắp và hữu hiệu 
các quyền đó không chỉ đối với các dân tộc của các nước hội viên Liên hiệp quốc mà còn đối với các 
dân tộc thuộc quyền ủy trị của họ. 
Điều 1: 
Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi. Tất cả mọi người đều 
được tự nhiên phú cho lí trí và lương tâm và phải đối xử với nhau trong tinh thần bác ái. 
Điều 2: 
Mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay 
bất kì quan điểm nào khác, không phân biệt quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, đẳng cấp và địa vị 
xã hội khác, đều được hưởng các quyền và quyền tự do công bố trong Bản Tuyên Ngôn này. 
Ngoài ra, không được phân biệt đối xử với con người trên cơ sở qui chế chính trị, pháp luật và địa vị 
quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó sống, cho dù lãnh thổ đó là độc lập, bị bảo hộ, không 
được tự trị hay bị những hạn chế nào khác về chủ quyền. 
Điều 3: 
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể. 
Điều 4: 
Không người nào bị giữ trong tình trạng nô lệ hay mất tự do; chế độ nô lệ và buôn bán nô dưới mọi 
hình thức đều bị nghiêm cấm. 
Điều 5: 
Không người nào phải chịu tra tấn, bị trừng phạt hay đối xử một cách vô nhân đạo và có tính cách lăng 
nhục. 
Điều 6: 
Mọi người, dù ở đâu, cũng đều có quyền được công nhận tư cách pháp lí của mình. 
Điều 7: 
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo vệ, không có bất kì sự 
phân biệt nào. Mọi người đều có quyền được bảo vệ như nhau, chống lại mọi sự kì thị vi phạm Bản 
Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi sự khiêu khích dẫn đến kì thị như vậy. 
Điều 8: 
Mọi người đều có quyền đòi hỏi các tòa án quốc gia có thẩm quyền khôi phục một cách hữu hiệu các 
quyền của mình khi có các hành vi vi phạm các quyền căn bản do Hiến pháp và pháp luật qui định. 
Điều 9: 
Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ hay lưu đày một cách độc đoán. 
Điều 10: 
Mọi người đều có quyền như nhau trong việc được xét xử một cách công khai và công bằng bởi một 
tòa án độc lập và vô tư để xác định các quyền và trách nhiệm cũng như những lời buộc tội chống lại 
mình. 
Điều 11: 
1. Mọi người, khi bị truy tố trước pháp luật, vẫn có quyền được coi là vô tội cho đến khi tội lỗi của 
người đó được chứng minh theo luật định trong một phiên tòa công khai với điều kiện người đó 
được cung cấp tất cả các đảm bảo cần thiết cho việc biện hộ. 
2. Không ai có thể bị kết án do đã thực hiện hoặc không thực hiện các hành động mà lúc đó luật 
pháp quốc gia hay quốc tế không coi đấy là tội ác. Cũng không được áp đặt hình phạt nặng hơn 
hình phạt được ấn định vào lúc tội ác xảy ra.
Điều 12: 
Không ai có thể bị can thiệp một cách độc đoán vào đời sống cá nhân và gia đình, cũng như bị xâm 
phạm về nhà ở, bí mật thư tín hay danh dự và tiếng tăm của mình. Mỗi người đều có quyền được pháp 
luật bảo vệ chống lại những sự can thiệp và xâm phạm như thế. 
Điều 13: 
1. Mọi người đều có quyền tự do đi lại và tự do cư trú trong biên giới quốc gia. 
2. Mọi người đều có quyền rời bỏ bất kì nước nào, kể cả nước mình và có quyền trở về xứ sở.
Điều 14: 
1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm chỗ dung thân tại các quốc gia khác. 
2. Quyền này không thể được áp dụng trong trường hợp bị truy nã thực sự vì phạm tôi không có 
tính chất chính trị hay do những hành vi đi ngược lại các mục tiêu và nguyên tắc của Liên hiệp 
quốc.
Điều 15: 
1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch. 
2. Không ai có thể bị tước bỏ quốc tịch hay bị tước bỏ quyền thay đổi quốc tịch một cách độc 
đoán.
Điều 16: 
1. Nam và nữ đến tuổi trưởng thành, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo, đều có 
quyền kết hôn và lập gia đình. Nam nữ có quyền như nhau khi kết hôn, trong đời sống vợ chồng 
và khi li hôn. 
2. Hôn nhân chỉ có thể được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên. 
3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội và có quyền được xã hội và nhà nước bảo vệ. 
Điều 17: 
1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản, cá nhân cũng như tập thể. 
2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán. 
Điều 18: 
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm quyền 
tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng cũng như quyền tự do thực hành tôn giáo hay tín ngưỡng của 
mình với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay trong chỗ riêng tư bằng cách truyền dạy, thờ 
phụng, và thực hiện các nghi lễ tôn giáo. 
Điều 19: 
Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận; quyền này bao gồm quyền giữ quan điểm 
của mình mà không bị can thiệp và quyền tìm kiếm, nhận và quảng bá thông tin và tư tưởng bằng mọi 
phương tiện không phụ thuộc vào biên giới quốc gia. 
Điều 20: 
1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. 
2. Không ai có thể bị ép buộc tham gia vào bất kì hội đoàn nào.
Điều 21: 
1. Mọi người đều có quyền tham gia quản lí đất nước của mình, một cách trực tiếp hoặc thông qua 
các đại biểu được lựa chọn một cách tự do. 
2. Mọi người đều có quyền như nhau trong việc nhận lãnh chức vụ trong các cơ quan nhà nước 
của mình. 
3. Ý chí của nhân dân phải là nền tảng quyền lực của chính phủ; ý chí này phải được thể hiện 
thông qua các cuộc bầu cử định kì và trung thực, được tiến hành theo phương thức phổ thông và 
bình đẳng phiếu, bỏ phiếu kín hay bằng các hình thức bầu cử tự do tương đương khác.
Điều 22: 
Là một thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an sinh xã hội và thực hiện các quyền thiết yếu 
trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua các nỗ lực của quốc gia và hợp tác quốc tế phù 
hợp với cơ cấu và tài nguyên của mỗi nước để bảo vệ nhân phẩm và sự phát triển tự do của cá nhân 
mình. 
Điều 23: 
1. Mọi người đều có quyền lao động, quyền tự do lựa chọn công việc, quyền có các điều kiện lao 
động công bằng và thuận lợi và quyền được bảo vệ khỏi nạn thất nghiệp. 
2. Mọi người, không phân biệt, nếu làm việc giống nhau thì đều được trả lương như nhau. 
3. Mọi người lao động đều có quyền được nhận thù lao công bằng và thích hợp, đảm bảo cho bản 
thân và gia đình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm và được trợ giúp thông qua các 
phương tiện an sinh xã hội khác, khi cần. 
4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều 24: 
Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền giới hạn số giờ làm việc một cách hợp lí và 
quyền được nghỉ định kì được trả lương. 
Điều 25: 
1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp bao gồm thức ăn, quần áo mặc, 
nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác nhằm đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc 
cho bản thân và gia đình, có quyền an sinh xã hội trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn phế, góa 
bụa, già lão hoặc các trường hợp mất phương tiện kiếm sống khác vì những hoàn cảnh nằm 
ngoài khả năng kiểm soát của mình. 
2. Bà mẹ và trẻ em được quyền chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, trong hay ngoài giá 
thú, đều được xã hội bảo vệ như nhau.
Điều 26: 
1. Mọi người đều có quyền đi học. Học tập phải được miễn phí, chí ít là đối với bậc tiểu học và cơ 
sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Các trường kĩ thuật và dạy nghề phải mở rộng cửa cho mọi 
người, các trường đại học cũng phải mở rộng cửa một cách bình đẳng trên cơ sở tài năng của 
mỗi người. 
2. Giáo dục phải nhằm phát triển con người toàn diện và thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các 
quyền tự do căn bản. Giáo dục phải cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa 
các dân tộc, giữa các nhóm sắc tộc và tôn giáo và hộ trợ hoạt động của Liên hiệp quốc trong 
việc duy trì hòa bình. 
3. Cha mẹ có quyền ưu tiên trong việc lựa chọn hình thức học tập cho các con nhỏ của mình.
Điều 27: 
1. Mọi người đều có quyền tư do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, có quyền thưởng 
thức nghệ thuật, tham gia vào tiến trình phát triển của khoa học và hưởng thụ các thành quả của 
nó. 
2. Mọi người có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của các tác phẩm 
khoa học, văn chương hay nghệ thuật mà người đó là tác giả.
Điều 28: 
Mọi người đều có quyền được sống trong một trật tự xã hội và quốc tế, trong đó các quyền và quyền tự 
do được tuyên cáo trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện một cách đầy đủ. 
Điều 29: 
1. Mọi người đều có trách nhiệm đối với cộng đồng mà chỉ trong đó nhân cách của họ mới có điều 
kiện phát triển một cách tự do và toàn diện. 
2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật 
định chỉ với mục đích duy nhất là bảo đảm sự công nhận và tôn trọng các quyền và quyền tự do 
của những người khác cũng như thỏa mãn các đòi hỏi chính đáng về luân lí, trật tự cộng cộng và 
phúc lợi chung của xã hội dân chủ. 
3. Việc thực hiện các quyền và quyền tự do này, trong bất kì trường hợp nào, cũng không được đi 
ngược lại các mục đích và nguyên tắc của Liên hiệp quốc. 
Điều 30: 
Không một điều khoản nào trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được diễn giải như là sự cho phép một 
nước, một nhóm hay một cá nhân bất kì tham gia vào những việc hay có những hành động nhằm phá 
hoại các quyền và quyền tự do được tuyên cáo trong Bản Tuyên Ngôn này. 
(Phụ lục có tham khảo bản Anh văn tại địa chỉ:  
Bản tiếng Việt © 2006 talawas 
Nguồn: N. B. Davletshina, B. B. Kimlika, R. J. Klark, D. U. Rai, Chế độ dân chủ: Nhà nước và Xã 
hội, Moskva, 1995; 

File đính kèm:

  • pdfche_do_dan_chu_nha_nuoc_va_xa_hoi_phan_2.pdf
Ebook liên quan