Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Tóm tắt Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020: ..., trí tuệ và tinh thần. - Duy trì mức sinh thấp, hợp lý để sớm ổn định quy mô dân số đồng thời chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy thoái ở một số dân tộc ít người; giải quyết tốt một số vấn đề cấp bách về cơ cấu dân số. - Cải thiện sức khỏe BMTE, SKSS, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc t... đạt được trong lĩnh vực DS và SKSS. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được sự hiểu biết chung, xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức, đối tác mới hoạt động trong lĩnh vực DS và PT, DS và SKSS, duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược nhiều năm gắn bó... (1) Đồng bằng Sông Hồng, từ 2004 đến nay, (2) Đồng Bằng sông Cửu Long và (3) Đông Nam Bộ từ 1998 đến nay. Hiện dân số đang tích tụ mạnh vào các vùng này. Do vậy, lối sống ít con sẽ có sức ảnh hưởng, lan tỏa mạnh. - Chỉ còn vùng Tây Nguyên cho đến Điều tra DS-KHHGĐ năm 2007 vẫn có mức sinh...

pdf67 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át chất 
lượng dịch vụ ở khu vực y tế tư nhân còn chưa được thực hiện thường xuyên. 
Trong công tác dự phòng và điều trị vô sinh, đã mở rộng mạng lưới dịch 
vụ và đạt được nhiều thành tựu trong: Hiện có 12 cơ sở y tế (bao gồm cả y tế tư 
nhân) được cấp giấy phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Các 
trung tâm nam học đã được thành lập ở một số bệnh viện lớn như Bệnh viện 
Việt Đức, Bệnh viện Bình Dân .v.v và khoa Nam học ở các Trung tâm CSSKSS 
tỉnh để bước đầu cung cấp các dịch vụ nam học. Tuy nhiên việc cung cấp dịch 
vụ vẫn chủ yếu thực hiện ở các cơ sở trung ương, chưa được mở rộng do thiếu 
nguồn lực và cán bộ còn chưa được đào tạo. 
Mục tiêu 5: Một số dịch vụ CSSKSS cho người cao tuổi như phát hiện 
sớm ung thư vú và ung thư cổ tử cung đã bắt đầu được đưa vào trong chương 
trình phòng chống ung thư và triển khai ở một số địa phương. Tiêm vắc xin 
phòng HPV nhằm giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung đang được thử nghiệm tại một 
số địa phương. Hiện tại khả năng cung cấp các dịch vụ trên diện rộng vẫn còn 
hạn chế do thiếu nguồn lực. 
Mục tiêu 6: Đã thực hiện được một số hoạt động, dự án can thiệp về tăng 
cường SKSS vị thành niên tại trường học, cộng đồng và cơ sở y tế . Đã ban hành 
“Kế hoạch tổng thể Quốc gia về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ VTN & 
TN giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn 2020” và bước đầu thực hiện kế hoạch 
này. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên kết quả còn hạn hẹp cả về phạm vi 
lẫn hoạt động. Dự án về CSSKSS mới được Chính phủ phê duyệt đưa vào dự án 
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2008 nên mới chỉ có 31 tỉnh/TP 
triển khai cung cấp dịch vụ Sức khoẻ thân thiện với vị thành niên và thanh niên. 
Nhiều hoạt động đã được chứng minh có hiệu quả trong CSSKSS vị thành niên 
và thanh niên nhưng do khó khăn về tài chính nên chưa triển khai được. 
Mục tiêu 7: Nhận thức của người dân về giới và bình đẳng giới đã bước 
đầu có chuyển biến. Luật bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình 
ra đời đã chứng tỏ sự cam kết của Chính phủ tiến tới bình đẳng giới và phòng 
chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, việc cung cấp các dịch vụ có tính đến yếu tố 
giới vẫn còn hạn chế. 
Chiến lược SKSS đề ra 7 giải pháp. Kết quả thực hiện các giải pháp cho 
thấy về cơ bản các giải pháp đã được triển khai và mang lại thành công, tuy 
nhiên cũng còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Kết quả chi 
tiết như sau: 
53 
Giải pháp 1: Truyền thông giáo dục tuyên truyền: Giải pháp này đã góp 
phần quan trọng trong việc nâng cao sự cam kết, nhận thức và chuyển đổi hành 
vi của cộng đồng và lãnh đạo bằng các hoạt động như phổ biến Chiến lược 
SKSS tới các bên liên quan; xây dựng và triển khai Chiến lược truyền thông 
giáo dục chuyển đổi hành vi về DS, SKSS và truyền thông, giáo dục tuyên 
truyền trên toàn quốc với nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, việc quảng bá về 
Chiến lược vẫn còn hạn chế, chất lượng của tài liệu truyền thông, giáo dục tuyên 
truyền còn chưa đáp ứng được yêu cầu và số lượng các nghiên cứu về hiệu quả 
của thông, giáo dục tuyên truyền còn hạn chế, đặc biệt là chưa thực sự chú trọng 
đến đặc thù vùng/miền, dân tộc nên hiệu quả còn chưa cao. 
Giải pháp 2: Tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ. Giải pháp này đã được 
đẩy mạnh trong suốt quá trình thực thi chiến lược. Hệ thống cung cấp dịch vụ 
CSSKSS, sức khỏe bà mẹ và trẻ em về cơ bản đã được kiện toàn. Hệ thống chỉ 
đạo tuyến về sức khỏe bà mẹ và trẻ em hoạt động có hiệu quả trong hỗ trợ tăng 
cường năng lực ở tuyến dưới. Các dịch vụ làm mẹ an toàn, kế hoạch hóa gia 
đình, phá thai an toàn, phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản đã được thực 
hiện đồng bộ ở các tuyến. Có nhiều hoạt động đã được thực hiện nhằm tăng 
cường khả năng tiếp cận với dịch vụ CSSKSS, đặc biệt ở khu vực miền núi và 
người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Tuy nhiên một số dịch vụ như lồng ghép nhiễm 
khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục/HIV/AIDS; CSSKSS 
người cao tuổi, SKSS vị thành niên và cung cấp dịch vụ có tính đến yếu tố giới 
vẫn còn hạn chế. Y tế tư nhân chưa được quan tâm tham gia vào đào tạo và giám 
sát chất lượng dịch vụ. 
Giải pháp 3: Các chính sách hỗ trợ chiến lược: Việc thực hiện giải pháp 
các chính sách hỗ trợ chiến lược đã đạt được nhiều kết quả tốt, giúp định hướng 
hoạt động của hệ thống Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em từ cách tiếp cận Kế 
hoạch hóa gia đình gắn với sức khỏe bà mẹ và trẻ em sang cách tiếp cận toàn 
diện về SKSS, tập trung nhiều vào chất lượng dịch vụ, quyền của khách hàng và 
tiến tới hội nhập toàn cầu, tiếp cận nhiều với các hoạt động của quốc tế. Có 
nhiều văn bản chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược SKSS đã được ban hành 
để thực hiện các nhiệm vụ làm mẹ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em và vị 
thành niên. Tuy nhiên việc triển khai một số chính sách vẫn còn vướng mắc do 
thiếu kinh phí. 
Giải pháp 4 & 6: Xã hội hoá, hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế, tài 
chính và hậu cần: Việc thực hiện giải pháp xã hội hoá, hợp tác liên ngành và 
hợp tác quốc tế, tài chính và hậu cần đã đạt được nhiều thành tựu. Bộ Y tế đã 
chủ động điều phối các hoạt động thực hiện Chiến lược SKSS, đã huy động 
được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong thực hiện chiến lược, có sự phối 
hợp chặt chẽ với các bên liên quan như Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông 
dân. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp này vẫn còn gặp phải một số khó 
54 
khăn như đầu tư ngân sách nhà nước còn chậm và chưa đáp ứng được nhu cầu, 
việc điều phối và kết hợp với các bên liên quan đôi khi còn chưa hiệu quả. 
Giải pháp 5: Đào tạo và nghiên cứu khoa học: Việc thực hiện giải pháp 
đào tạo và nghiên cứu khoa học đã thu được nhiều thành tựu lớn. Đã xây dựng 
được các chương trình, tài liệu đào tạo mới và đào tạo lại theo Hướng dẫn chuẩn 
quốc gia CSSKSS, đã thực hiện nhiều khoá đào tạo ngắn hạn có chất lượng bằng 
các nguồn kinh phí khác nhau như Chương trình mục tiêu quốc gia, UNFPA, 
WHO, Pathfinder cũng như các tổ chức quốc tế khác. Có nhiều nghiên cứu được 
thực hiện trong giai đoạn qua, với các chủ đề chính về làm mẹ an toàn, kế hoạch 
hóa gia đình, sức khoẻ sinh sản vị thành niên. 
Giải pháp 7: Lãnh đạo và quản lý: Giải pháp lãnh đạo và quản lý đã được 
thực hiện tốt. Đã có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp uỷ Đảng và Chính quyền 
trong triển khai, điều phối các hoạt động thực hiện Chiến lược SKSS. 40/63 tỉnh/ 
thành phố trực thuộc Trung ương đã có Nghị quyết, kế hoạch triển khai thực 
hiện các Mục tiêu của Chiến lược SKSS. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong 
thực hiện giải pháp này về quản lý như: Trình độ của một số cán bộ quản lý còn 
yếu, hệ thống quản lý thông tin còn chưa toàn diện và độ tin cậy còn hạn chế, 
thực hiện theo dõi giám sát định kỳ nhiều khi còn chưa được thực hiện thường 
xuyên. 
Từ những thành tựu và hạn chế trên, một số khuyến nghị đã được đưa ra 
phục vụ công tác xây dựng Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020: 
Tiếp tục phát huy những ưu điểm trong xây dựng Chiến lược giai đoạn 
2001-2010 như đảm bảo tính phù hợp, nhất quán của Chiến lược, huy động được 
sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong đóng góp ý kiến để xây dựng 
chiến lược. 
Lựa chọn các chỉ tiêu có tính khả thi, có khả năng đo lường, thu thập được 
trong hệ thống thông tin y tế chính thống. Lưu ý các chỉ tiêu thuộc CSSKSS vị 
thành niên, nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục, 
ung thư đường sinh sản, vô sinh cần đưa vào báo cáo thường quy hoặc có kế 
hoạch điều tra đánh giá. 
Có kế hoạch đầu tư nguồn lực rõ ràng đồng bộ, đặc biệt là cam kết từ Nhà 
nước để có thể thực hiện được chiến lược, chú ý ưu tiên khu vực miền núi, vùng 
khó khăn và những đối tượng như người dân tộc thiểu số, vị thành niên, người di 
cư trong kế hoạch hoạt động từng giai đoạn 5 năm. 
Chú ý đến quyền của khách hàng và của người cung cấp dịch vụ. Điều 
này sẽ quan trọng trong khi triển khai Luật khám chữa bệnh trong giai đoạn tới 
Các nội dung ưu tiên trong 10 năm tới: 
55 
Làm mẹ an toàn tiếp tục là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Trong đó nỗ lực 
chính vẫn hướng tới giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, ưu tiên các khu vực đồng 
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng nghèo để thu hẹp khoảng cách 
vùng miền về tình trạng SKSS; triển khai mạnh mô hình đào tạo người đỡ đẻ có 
kỹ năng như cô đỡ thôn bản, cán bộ y tế thôn bản biết quản lý thai, đỡ đẻ sạch 
và đẻ an toàn kể cả biết phát hiện nguy cơ để chuyển tuyến kịp thời. 
Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, quan tâm nhiều hơn 
đến chất lượng dịch vụ, giúp cho các cặp vợ chồng chủ động trong giãn khoảng 
cách sinh, giảm có thai ngoài ý muốn, cung cấp đủ và đa dạng hoá các biện pháp 
tránh thai, an ninh phương tiện tránh thai, chú trọng vào tư vấn dịch vụ kế hoạch 
hóa gia đình, hỗ trợ sinh sản, giảm vô sinh thứ phát và giảm có thai ngoài ý 
muốn, hướng tới giảm phá thai không an toàn. 
Giảm tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua 
đường tình dục/HIV/AIDS, mở rộng đối tượng cho cả vị thành niên và thanh 
niên. 
Đầu tư thực hiện các chương trình liên quan đến sức khỏe tình dục, sức 
khỏe sinh sản cho vị thành niên, người khuyết tật, người lao động di cư. Các giải 
pháp can thiệp cần phải mở rộng, chú trọng vào gia đình, cộng đồng, trường học, 
huy động sự tham gia của các đoàn thể, quần chúng. 
Sàng lọc phát hiện sớm ung thư đường sinh sản, tiến tới giảm tỷ lệ ung 
thư sinh dục 
Các vấn đề khác như sức khỏe tình dục, giới và bình đẳng giới cũng như 
huy động sự tham gia của nam giới sẽ tiếp tục được chú trọng. 
Khuyến nghị đối với thực hiện Chiến lược 
Bộ Y tế tăng cường và chủ động hơn trong công tác điều phối hoạt động 
thực hiện Chiến lược như xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược từ Trung 
ương đến từng địa phương; cơ chế làm việc, có phân công nhiệm vụ và cơ chế 
hợp tác rõ ràng giữa các ban ngành có liên quan để có thể thực hiện các chương 
trình như SKSS vị thành niên, phòng chống ung thư sinh dục và 
HIV/AIDS/bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
 - Chiến lược DS và SKSS cần được quảng bá và truyền thông vận động 
sâu rộng hơn, phổ biến tới các cấp chính quyền, lãnh đạo để mọi người có thể 
nhận thức và ủng hộ; chú trọng nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục tuyên 
truyền để tạo ra các sản phẩm phù hợp với khu vực và đối tượng đích. 
 - Chú ý thực hiện các giải pháp can thiệp một cách đồng bộ: Hoàn thiện 
cơ cấu tổ chức, nâng cấp cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ y tế, 
chú trọng nhiều vào giám sát chất lượng dịch vụ CSSKSS theo Hướng dẫn quốc 
56 
gia, có chế độ thù lao đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế để có thể cung cấp dịch 
vụ CSSKSS có chất lượng cho người dân. 
- Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ 
CSSKSS có chất lượng, đảm bảo thực hiện cả ở hệ thống y tế công và tư. 
- Tăng cường thực hiện công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ 
cho thực hiện Chiến lược: Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào 
tạo chính quy dài hạn cũng như các chương trình ngắn hạn; chú trọng vào đào 
tạo nâng cao kỹ năng tư vấn cho cán bộ y tế; đẩy mạnh thực hiện các nghiên cứu 
điều tra cơ bản phục vụ cho việc kiểm định các mục tiêu của Chiến lược cũng 
như đưa ra các chính sách trên cơ sở khoa học. 
- Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin y tế, cập nhật thông tin của y tế tư 
nhân và thu thập thông tin chính xác, có độ tin cậy cao. 
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước thông qua 
việc theo dõi giám sát thực hiện chương trình có hiệu quả, đặc biệt là khu vực Y 
tế tư nhân 
57 
PHỤ LỤC 3 
Các chỉ báo kiểm định các mục tiêu giai đoạn 2001-2010. 
TT Chỉ báo kiểm định mục tiêu 
Mục tiêu của 
các Chiến lược 
đến năm 2010 
Kết quả 
đạt được đến 
năm 2009 
1 Quy mô dân số (triệu người) 88 85,8 
2 Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%) 1,1 1,09 
3 Tổng tỷ suất sinh (con) Duy trì mức thay thế 2,03 
4 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại (%) 70 68,8 (2008) 
5 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (‰) 25 16 
6 Tỷ suất chết bà mẹ (số trường hợp chết trên 100.000 ca đẻ sống) 70 75 (2007) 
7 Tỷ lệ nạo thai, hút thai (% so với hiện nay) 50 60 (2008) 
8 GDP đầu người (% so với hiện nay) 200 350 
9 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 71 72,8 
10 Số năm học trung bình (năm) 9 9,6 (2006) 
11 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%) 25 18,9 
12 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV (%) 0,3 0,276 
13 Tỷ lệ các cặp vợ chồng dị tật sinh con (% so với hiện nay) 50 - 
14 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (%) 5,0 4,6 
15 Sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) 80-85 - 
16 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 40 40 
17 Dân số được đăng kí theo các chỉ tiêu của hệ cơ sở dữ liệu dân cư (%) 90 - 
18 
Đáp ứng nhu cầu sử dụng các yếu 
tố dân số của các cơ quan trung 
ương và cấp tỉnh (%) 
100 - 
19 Tỷ lệ dân số thành thị (%) 35-40 29,6 
20 Đăng ký di dân tự do (%) 75 - 
58 
PHỤ LỤC 4. 
Tóm tắt Dự báo dân số theo Chương trình mục tiêu đến năm 2020 và 2030 
Biểu 1. Các chỉ tiêu nhân khẩu học 
 2010 2015 2020 2025 2030 
Dân số trung bình (triệu người) 87,0 91,4 95,2 98,4 101,1 
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1,06 0,93 0,76 0,61 0,49 
Tổng tỷ suất sinh (con/phụ nữ) 2,00 1,86 1,80 1,80 1,80 
Tỷ suất sinh thô (‰) 17,4 15,9 14,2 13,0 12,4 
Tỷ suất chết thô (‰) 6,8 6,6 6,6 6,9 7,5 
Phụ nữ 15-49 tuổi (triệu 
người) 
24,6 25,0 25,1 25,5 25,5 
Hình 1. So sánh thời điểm và quy mô dân số ổn định của phương án mục tiêu 
(PA2) với phương án mức sinh không đổi (PA1) và phương án giảm nhanh mức 
sinh (PA3). 
 2060- 113,6 
 2045- 105,4 
 2035 - 99,5 
60.00
70.00
80.00
90.00
100.00
110.00
120.00
1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 2055 2060
PA 1
PA 2
PA 3
59 
Hình 2. So sánh tháp dân số của phương án mục tiêu (PA2) với phương án mức 
sinh không đổi (PA1) và phương án giảm nhanh mức sinh (PA3). 
Năm 2009 
NAM NỮ
Năm 2020 
5 4 3 2 1 0 1 2 3 4 5
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00 1,00 2,00
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 
Năm 2050 
5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
 5,00 4,00 3,00 2,00 1,00 0,00 1,00 2,00
 0-4 
 5-9 
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
 80+
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 
60 
Biểu 2. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai theo năm (%) 
Dụng 
cụ tử 
cung 
Triệt 
sản 
nam 
Triệt 
sản nữ 
Bao 
cao su 
Thuốc 
tiêm 
Thuốc 
cấy 
Thuốc 
viên Khác 
Tổng 
số 
2009 41,34 0,32 3,98 
9,70 0,95 0,16 
10,57 
12,48 
79,50 
2010 41,68 0,31 3,95 
10,02 1,13 0,24 
10,86 
12,31 
80,51 
2011 41,61 0,24 3,89 
10,27 1,21 0,32 
11,05 
12,20 
80,80 
2012 41,46 0,24 3,84 
10,52 1,30 0,41 
11,26 
12,09 
81,11 
2013 41,18 0,24 3,77 
10,76 1,47 0,49 
11,45 
12,05 
81,40 
2014 41,09 0,25 3,71 
11,01 1,55 0,57 
11,65 
11,85 
81,68 
2015 40,93 0,25 3,65 
11,26 1,64 0,57 
11,85 
11,89 
82,04 
2016 40,73 0,28 3,59 
11,51 1,81 0,66 
12,04 
11,68 
82,30 
2017 40,55 0,27 3,53 
11,76 1,90 0,74 
12,24 
11,64 
82,63 
2018 40,56 0,27 3,48 
12,07 2,00 0,83 
12,51 
11,58 
83,30 
2019 40,24 0,26 3,41 
12,17 2,08 0,92 
12,75 
11,50 
83,32 
2020 39,94 0,25 3,34 
12,34 2,25 1,00 
12,76 
11,51 
83,38 
Biểu 3. Số người sử dụng biện pháp tránh thai theo năm (triệu người) 
Dụng 
cụ tử 
cung 
Triệt 
sản 
nam 
Triệt 
sản 
nữ 
Bao 
cao su 
Thuốc 
tiêm 
Thuốc 
cấy 
Thuốc 
viên Khác 
Tổng 
số 
2009 6,60 
0,05 
0,63 1,55 0,15 0,03 1,69 
1,99 12,69 
2010 6,70 
0,05 
0,64 1,61 0,18 0,04 1,75 
1,98 12,95 
2011 6,73 
0,04 
0,63 1,66 0,20 0,05 1,79 
1,97 13,07 
2012 6,73 
0,04 
0,62 1,71 0,21 0,07 1,83 
1,96 13,17 
2013 6,70 
0,04 
0,61 1,75 0,24 0,08 1,86 
1,96 13,25 
61 
2014 6,70 
0,04 
0,61 1,80 0,25 0,09 1,90 
1,93 13,32 
2015 6,69 
0,04 
0,60 1,84 0,27 0,09 1,94 
1,94 13,41 
2016 6,67 
0,05 
0,59 1,88 0,30 0,11 1,97 
1,91 13,47 
2017 6,64 
0,04 
0,58 1,93 0,31 0,12 2,01 
1,91 13,54 
2018 6,65 
0,04 
0,57 1,98 0,33 0,14 2,05 
1,90 13,66 
2019 6,60 
0,04 
0,56 2,00 0,34 0,15 2,09 
1,89 13,67 
2020 6,56 
0,04 
0,55 2,03 0,37 0,16 2,09 
1,89 13,69 
Biểu 4. Nhu cầu phương tiện tránh thai cần cung cấp theo năm 
 Dụng cụ tử 
cung 
(triệu chiếc) 
Bao cao su 
(triệu 
chiếc) 
Thuốc 
tiêm (triệu 
liều) 
Thuốc cấy 
(triệu 
liều) 
Thuốc 
viên 
(triệu vỉ) 
2009 1.82 191.20 0.63 0.02 26.06 
2010 1.75 198.07 0.75 0.03 26.76 
2011 1.72 202.93 0.81 0.03 26.98 
2012 1.70 207.39 0.86 0.04 27.34 
2013 1.72 210.06 0.98 0.04 27.68 
2014 1.71 214.34 1.04 0.03 28.02 
2015 1.70 218.97 1.10 0.05 28.40 
2016 1.70 223.41 1.21 0.05 28.75 
2017 1.75 228.08 1.28 0.06 28.93 
2018 1.69 234.56 1.35 0.06 29.53 
2019 1.65 239.11 1.41 0.07 29.89 
2020 1.67 243.05 1.53 0.06 30.17 
PHỤ LỤC 5. 
Chỉ báo kiểm định mục tiêu 
Chỉ báo Đơn vị Mục tiêu cần đạt năm 2020 
1 Tỷ lệ các cặp vợ chồng được tư vấn và 
kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân % tăng so với hiện tại 50 
2 Tỷ lệ phụ nữ có thai được tư vấn và 
sàng lọc % tăng so với hiện tại 50 
3 Tỷ lệ sơ sinh được sàng lọc các bệnh % tăng so với hiện tại 50 
4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 
Thể nhẹ cân, 
% <15 
<20 
62 
Chỉ báo Đơn vị Mục tiêu cần đạt năm 2020 
Thể thấp còi 
5 Tỷ suất chết sơ sinh ‰ <8 
6 Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi ‰ <12 
7 Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi ‰ <18 
8 Tỷ số chết bà mẹ số ca trên 100.000 trẻ 
sơ sinh sống <45 
9 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai % 100 
10 Tỷ lệ phụ nữ đẻ do cán bộ được đào tạo 
đỡ % 98 
11 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần 
trong 3 thời kỳ % 90 
12 Tỷ lệ chăm sóc 1 lần sau đẻ % 95 
13 Tỷ số giới tính khi sinh nam/100 nữ 115 
14 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo % 55 
15 Qui mô dân số (triệu người) triệu người 98 
16 Tỷ lệ tăng dân số % 1,0 
17 Tổng tỷ suất sinh con/phụ nữ 1,8 
18 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai 
chung 
hiện đại 
% 82 
75 
19 Tỷ số phá thai số ca trên 100.000 trẻ 
sơ sinh sống 25 
20 Tỷ lệ tai biến do phá thai 
Chỉ báo Đơn vị Mục tiêu cần đạt năm 2020 
21 Tỷ lệ cặp vợ chồng vô sinh được tiếp 
cận dịch vụ % tăng so với hiện tại 50 
22 Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi được 
khám/phát hiện RTI/STI % tăng so với hiện tại 50 
23 Tỷ lệ phụ nữ từ 15-49 tuổi được điều trị 
RTI/STI (trong số khám phát hiện) % tăng so với hiện tại 50 
24 Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận 
dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây 
truyền HIV từ mẹ sang con 
% tăng so với hiện tại 50 
25 Tỷ lệ phụ nữ được khám/phát hiện ung 
thư đường sinh sản (ung thư vú và ung 
thư cổ tử cung) 
% tăng so với hiện tại 50 
26 Tỷ lệ vị thành niên có thai % giảm so với hiện tại 50 
27 Tỷ lệ vị thành niên phá thai % giảm so với hiện 50 
63 
Chỉ báo Đơn vị Mục tiêu cần đạt năm 2020 
tại 
28 Tỷ lệ nam giới được tiếp cận dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe sinh sản % tăng so với hiện tại 50 
29 Tỷ lệ người di cư được tiếp cận dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe sinh sản % tăng so với hiện tại 50 
30 Tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản % tăng so với hiện tại 50 
31 Tỷ lệ người thuộc nhóm dân số đặc thù 
được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức 
khỏe sinh sản 
% tăng so với hiện tại 50 
32 Tỷ lệ người cao tuổi tiếp nhận dịch vụ 
chăm sóc sức khỏe % tăng so với hiện tại 50 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_dan_so_va_suc_khoe_sinh_san_viet_nam_giai_doan_20.pdf