Con đường hình thành thuật ngữ báo chí tiếng Việt

Tóm tắt Con đường hình thành thuật ngữ báo chí tiếng Việt: ...nh thành 2 loại thuật ngữ báo chí được thuật ngữ hóa dưới đây: 3.1.1. Thuật ngữ hóa từ thông thường theo hướng thu hẹp nghĩa Đó là các thuật ngữ như: bìa, cắt, dòng, giấy, chữ, in, đĩa, lề, nhiễu, đoạn, xén, dựng, quay, duyệt, số, kỳ, hiện trường, khách mời, tiếng động, . Các thuật n... thưởng thức, quét, ngâm, rửa, nuôi, pha, hãm; nhóm chỉ các tính chất như: sạch, cùn, trơn, méo, ế, lệch, dai, dày, cứng, mỏng, lì,dịu, mới, cũ Mặc dù về hình thái của các thuật ngữ báo chí được thuật ngữ hóa này không có gì khác so với hình thái của các từ thông thường, nhưng ta vẫn c...ạo từ: ví dụ: local press: báo chí địa phương, prgram: chương trình, programme television: chương trình truyền hình; frequency band : dải tần số, technical editing : biên tập kĩ thuật; automatic record: ghi âm tự động. Có thể nhận thấy các thuật ngữ báo chí được tạo ra theo hình thức sao...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Con đường hình thành thuật ngữ báo chí tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a 
trong rửa ảnh; ngâm trong ngâm ảnh, ế trong 
báo ế 
Quan sát kĩ hơn có thể thấy một điều lí thú 
là các từ ngữ thông thường khi được thuật ngữ 
hóa để trở thành thuật ngữ hoặc yếu tố cấu tạo 
thuật ngữ báo chí, chúng không phải là những 
đơn vị rời rạc, riêng lẻ mà thường là tập hợp các 
từ thuộc về một nhóm hoặc phạm trù nào đó. 
Chẳng hạn, nhóm chỉ bộ phận cơ thể người: 
đầu, mặt, thân, chân; nhóm chỉ các sự vật, 
vật dụng trong gia đình: cột, cửa, chảo, hành 
lang, đũa, xe, đồng hồ, dao, thước, hộp, giấy; 
nhóm chỉ các hoạt động: mua, bán, cắt, xén, 
nghe, đọc, vá, xem, săn, bắt, thưởng thức, quét, 
ngâm, rửa, nuôi, pha, hãm; nhóm chỉ các tính 
chất như: sạch, cùn, trơn, méo, ế, lệch, dai, dày, 
cứng, mỏng, lì,dịu, mới, cũ 
Mặc dù về hình thái của các thuật ngữ báo 
chí được thuật ngữ hóa này không có gì khác so 
với hình thái của các từ thông thường, nhưng ta 
vẫn có thể nhận diện chúng bằng việc đối lập 
giữa chu cảnh của từ ngữ được dùng với nghĩa 
thuật ngữ và chu cảnh của từ được dùng với 
nghĩa thông thường. Ví dụ: chùm trong chùm 
hoa, chùm khế so sánh với chùm tin, chùm ảnh; 
chân trong chân tay, chân đau so sánh với chân 
trangmặt trong mặt của con người so sánh 
với mặt báo 
Như vậy, bằng con đường kết hợp từ đã có 
rất nhiều các từ thông thường có sẵn trong đời 
sống hàng ngày đã tham gia vào cấu tạo nên các 
thuật ngữ để định danh các sự vật, khái niệm 
mới trong thuật ngữ báo chí. 
3.2. Xây dựng thuật ngữ báo chí dựa vào tiếng 
nước ngoài: Giữ nguyên dạng và Phiên âm 
Vay mượn thuật ngữ nước ngoài là một 
trong những con đường rất quan trọng trong 
việc xây dựng thuật ngữ, cũng như để bổ sung 
các khái niệm khoa học mà trong tiếng Việt 
chưa có hoặc có nhưng chưa có từ biểu thị. Đối 
với thuật ngữ báo chí tiếng Việt, việc vay mượn 
thuật ngữ báo chí nước ngoài là điều rất cần 
thiết đối với hoạt động thực tiễn của ngành báo 
chí đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiên nay. 
Về mặt lí thuyết, con đường vay mượn thuật 
ngữ nước ngoài thường được xử lí dưới các 
hình thức: giữ nguyên dạng, chuyển tự và phiên 
âm. Qua khảo sát 2500 thuật ngữ báo chí điển 
mẫu, chúng tôi không tìm được thuật ngữ báo 
chí nào được vay mượn theo hình thức chuyển 
tự mà chỉ vay mượn dưới 2 hình thức giữ 
nguyên dạng và phiên âm. 
Một số ý kiến cho rằng trong xu thế hội 
nhập hiện nay, các thuật ngữ vay mượn theo 
hình thức nguyên dạng vào tiếng Việt có chiều 
hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ở thuật 
ngữ báo chí trong số 2500 thuật ngữ thuộc 
nhóm điển mẫu đang được xét, chúng tôi chỉ 
tìm được 1 thuật ngữ nguyên dạng: zoom 
(0,04%) bởi vì bên cạnh các thuật ngữ báo chí 
Q.T. Gấm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 53-63 
59
vay mượn theo lối nguyên dạng lại tồn tại song 
hành hình thức vừa nguyên dạng vừa sao phỏng 
hoặc phiên âm. Đây cũng là vấn đề liên quan 
đến chuẩn hóa thuật ngữ báo chí tiếng Việt. 
Con đường xây dựng thuật ngữ báo chí dựa 
vào tiếng nước ngoài diễn ra phổ biến hơn dưới 
hình thức phiên âm. 
Phiên âm là ghi lại cách phát âm của tiếng 
nước ngoài bằng hệ thống chữ cái của tiếng Việt 
[2; tr.233]. Khi phiên âm các thuật ngữ nước 
ngoài chúng ta đều thấy hình thức của chúng có 
thể bị thay đổi ít nhiều cho phù hợp với quy luật 
ngữ âm của tiếng Việt. Về mặt lí luận, các nhà 
nghiên cứu cho rằng cách phiên âm là thích hợp 
hơn so với nguyên dạng bởi vì các thuật ngữ nước 
ngoài khi được vay mượn, sử dụng và nhập vào 
ngôn ngữ bản địa thì chúng cần phải có những 
thay đổi tùy theo hệ thống chữ viết và kết cấu ngữ 
âm của ngôn ngữ nước đó. Đây cũng là quy luật 
chung về ngôn ngữ. 
Ở nhóm thuật ngữ điển mẫu, kết quả khảo 
sát cho thấy không có nhiều các thuật ngữ báo 
chí được tạo ra bằng con đường phiên âm. Số 
thuật ngữ phiên âm thuộc nhóm thuật ngữ báo 
chí điển mẫu chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ là 0,28% 
tương đương 7 thuật ngữ: băng, cáp, đúp, kênh, 
pin, phim, bít. Quan sát kĩ hơn có thể thấy các 
thuật ngữ này chủ yếu được vay mượn từ tiếng 
Pháp và hầu như đã được Việt hóa. 
Nếu xét trong toàn bộ hệ thống thuật ngữ 
báo chí, thì có khá nhiều thuật ngữ vay mượn 
dưới hình thức phiên âm. Nhưng điều nhận thấy 
rõ nhất trong các thuật ngữ báo chí hình thành 
theo con đường này là sự thiếu thống nhất trong 
cách phiên âm. Đa số các thuật ngữ báo chí 
phiên âm được thể hiện dưới dạng viết theo 
nhiều cách khác nhau, nhiều trường hợp một 
thuật ngữ được phiên âm dưới nhiều hình thức, 
hoặc ngay trong một giáo trình cách phiên âm 
cũng không nhất quán: Ví dụ: antenne: anten, 
an-ten, ăng ten, ăngten, an-ten, anten; offset: 
ôpxet, ôpset, ốp-xét, ôpxét, offset, ốp-sét, ốpxét; 
typogrphie: ti-pô, typo, typô, tipô, ty-pô; 
manchette: măng-séc, măng-sec, măng sét; 
maquette: ma-két, ma két, makét, ma-ket, ma-
két; microphone: mi-crô, micrô, micro, mi-cro, 
microfon, micơrô 
Sự thiếu thống nhất trong cách phiên âm ở các 
ví dụ trên cho thấy, cùng một thuật ngữ nhưng 
được phiên âm theo nhiều cách khác nhau: 
- Viết rời từng âm tiết, gạch nối giữa các âm 
tiết, có dùng dấu thanh 
- Viết rời, có gạch nối, không có dấu thanh 
- Viết liền, có dấu thanh 
- Viết liền, không có dấu thanh 
Điều đáng chú ý là trong số này, khá nhiều 
thuật ngữ báo chí tồn tại song song dưới hình 
thức vừa phiên âm vừa sao phỏng hoặc vừa sao 
phỏng vừa viết tắt. Ví dụ: title: tít đầu đề, đề 
mục; filet: fi-lê, khung, đường trang trí, dòng 
kẻ; montage: môngta, chắp, ghép, ghép nối; 
vignette: vi-nhét, hình trang trí; maquette: 
makét báo, trình bày báo; video camera: máy 
quay camera, máy quay, máy camera, camera 
ghi hình; êquipe: ê kíp, êkíp, kíp, đội hình; 
microphone: mi-crô, micrô, micro, mi-cro, 
microfon, micơrô ống nói; master of 
ceremonies: MC, người dẫn chương trình, 
người dẫn, dẫn chương trình.Đây là các thuật 
ngữ rất cần được chuẩn hóa. 
3.3. Xây dựng thuật ngữ báo chí vừa dựa trên 
cơ sở tiếng Việt vừa dựa vào tiếng nước ngoài: 
Sao phỏng và ghép lai 
3.3.1. Sao phỏng 
Là con đường tạo thuật ngữ trong đó sử 
dụng các yếu tố và mô hình cấu tạo từ của tiếng 
Việt để dịch nghĩa các thuật ngữ tương ứng 
trong tiếng nước ngoài. Nếu xét về mặt hình 
thức ngôn ngữ có thể coi đây là các thuật ngữ 
tạo mới trong của tiếng Việt. Còn xét về mặt 
Q.T. Gấm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 53-63 
60
nội dung khái niệm khoa học do các thuật ngữ 
này biểu thị thì chúng là thuật ngữ quốc tế. Vì 
vậy, các thuật ngữ tạo ra các thuật ngữ theo 
phương thức sao phỏng thể hiện rõ nhất sự 
thống nhất giữa tính dân tộc và tính quốc tế của 
thuật ngữ [3; tr.29]. Đây được xem là một trong 
những con đường chủ đạo trong việc xây dựng 
và làm giàu vốn thuật ngữ tiếng Việt. Đặc biệt 
với các ngành khoa học xã hội, thuật ngữ được 
tạo ra theo con đường sao phỏng luôn chiếm tỉ 
lệ áp đảo. 
Khi dịch các khái niệm khoa học tiếng 
nước ngoài, mỗi ngôn ngữ đều sử dụng những 
yếu tố và phương thức cấu tạo từ vốn có của 
mình. Trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng 
các yếu tố tham gia vào việc cấu tạo các thuật ngữ 
sao phỏng đều là những yếu tố có nghĩa và chúng 
có thể là thuần việt hoặc Hán Việt. Còn phương 
thức cấu tạo từ để sao phỏng các thuật ngữ nước 
ngoài đó là phương thức ghép. 
Sau này, trong các công trình lí luận về từ 
vựng học, Nguyễn Thiện Giáp có sự phân biệt 
hai cách sao phỏng khá rõ: sao phỏng cấu tạo 
từ và sao phỏng ý nghĩa [2; tr.233-tr.234]. Việc 
sử dụng yếu tố và phương thức cấu tạo từ vốn 
có trong tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ 
vựng dựa trên mô hình kết cấu của đơn vị tương 
ứng trong tiếng nước ngoài được gọi là sao 
phỏng cấu tạo từ. Đây chính là cách dịch từng 
thành tố cấu tạo hoặc từng từ trong thành phần 
cấu tạo thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng 
Việt. Tuy nhiên, đối với các trường hợp tiếng 
mẹ đẻ không có từ ngữ nào có ý nghĩa tương 
đương với từ nước ngoài cần dịch, thì người 
dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong tiếng mẹ 
đẻ để diễn đạt ý nghĩa nghĩa tướng ứng đó. 
Trường hợp này được gọi là sao phỏng ý nghĩa . 
Kết quả khảo sát cho thấy trong 2500 thuật 
ngữ báo chí điển mẫu, số lượng thuật ngữ được 
tạo ra theo con đường sao phỏng chiếm tỷ lệ rất 
lớn 71 %, trong đó thuật ngữ được tạo ra chủ 
yếu dưới hình thức sao phỏng cấu tạo từ: ví dụ: 
local press: báo chí địa phương, prgram: 
chương trình, programme television: chương 
trình truyền hình; frequency band : dải tần số, 
technical editing : biên tập kĩ thuật; automatic 
record: ghi âm tự động. Có thể nhận thấy các 
thuật ngữ báo chí được tạo ra theo hình thức sao 
phỏng cấu tạo từ đều là thuật ngữ ngắn gọn về 
hình thức, chính xác về nội dung, hội tụ đầy đủ 
tính chất cần và đủ của một thuật ngữ khoa học. 
Từ đó giúp người sử dụng dễ hiểu và dễ nhớ. 
Số lượng thuật ngữ báo chí tạo ra theo hình 
thức sao phỏng ý nghĩa nhìn chung chiếm tỷ lệ 
thấp hơn. Ví dụ: agency photography: ảnh thông 
tấn (nguyên gốc tiếng Anh agency có nghĩa là đạị 
diện nhưng lại được dịch là thông tấn); 
caricature: biếm họa báo chí (nguyên gốc tiếng 
Anh caricature có nghĩa là thổi phồng, phóng đại 
nhưng lại được dịch là biếm họa); bulvar: báo 
bán rong (nguyên gốc tiếng Anh bulvar có nghĩa 
là đại lộ, phố rộng nhưng lại được dịch là bán 
rong; insert: phụ trương (nguyên gốc tiếng Anh 
inser có nghĩa là thêm, bổ sung vào nhưng lại 
được dịch là phụ trương)  
Như vậy về bản chất của hai loại sao phỏng 
nói trên là khá khác nhau: nếu như sao phỏng 
cấu tạo từ là dịch trực tiếp từng yếu tố cấu tạo 
thuật ngữ hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo 
thuật ngữ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt thì sao 
phỏng ngữ nghĩa người dịch phải tạo ra một từ 
ngữ khác trong tiếng mẹ đẻ để diễn đạt ý nghĩa 
nghĩa tướng ứng với tiếng nước ngoài. Đây là lí 
do tại sao với sao phỏng, đặc biệt là sao phỏng 
ngữ nghĩa đòi hỏi người dịch không chỉ có sự 
hiểu biết nhất định về tiếng Việt và tiếng nước 
ngoài mà còn phải có sự hiểu biết sâu về 
chuyên ngành báo chí. Có như vậy, chúng ta 
mới có được các thuật ngữ sao phỏng vừa chính 
xác về nội dung khái niệm vừa ngắn gọn về 
hình thức, bảo đảm tính trong sáng của tiếng 
Q.T. Gấm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 53-63 
61
Việt, tránh việc dịch theo lối giải thích khái 
niệm hoặc dịch một cách quá máy móc, câu lệ 
bám sát vào từng chữ mà không chú ý đến nội 
dung khái niệm của thuật ngữ nước ngoài. 
Tuy nhiên, nếu xét trong toàn bộ hệ thống 
thuật ngữ báo chí, vẫn còn tồn tại khá nhiều 
thuật ngữ được dịch theo lối giải thích khái 
niệm. Điều này làm cho thuật ngữ thiếu sự 
chính xác về nội dung, hình thức dài dòng, lủng 
củng, phá vỡ tính bền vững của tổ hợp thuật 
ngữ. Ví dụ: add-on: ghi lại một chương trình 
đầu tiên có trong danh mục các chương trình 
được phát sóng, adjacent program: chương 
trình phát thanh ngay trước hay sau một 
chương trình khác, format broadcasting: sự 
phát sóng có định hướng nhằm vào đối tượng 
khán, thính giả nhất định Đây cũng là vấn đề 
liên quan đến việc chuẩn hóa thuật ngữ. 
3.3.2. Ghép lai 
Ngoài sao phỏng, rất phổ biến và quen 
thuộc, trong hệ thống thuật ngữ báo chí tiếng 
Việt còn có một con đường hình thành thuật 
ngữ khá đặc biệt đó là ghép lai. Đây là con 
đường hình thành thuật ngữ trong đó “một phần 
hình thức là bản ngữ, một phần là mượn, nhưng 
ý nghĩa là hoàn toàn mượn” [2; tr.234]. 
Về hình thức ngôn ngữ, ghép lai là con 
đường tạo thuật ngữ mới bằng việc vừa sử dụng 
chất liệu tiếng Việt vừa sử dụng chất liệu tiếng 
nước ngoài rồi kết hợp với, trong đó yếu tố 
tiếng nước ngoài có thể là đã phiên âm hoặc 
nguyên dạng. Nếu như ở những năm 60-70, 
cách đặt thuật ngữ này được coi là một sự mới 
lạ, táo bạo nhưng cần thiết vì đó cũng là một 
đòi hỏi phát triển của ngôn ngữ [7; tr.38] thì 
hiện nay ghép lai đã trở thành một con đường 
hình thành thuật ngữ khá phổ biến. Ghép lai 
được sử dụng khi trong tiếng Việt chưa tìm 
được đấy đủ yếu tố thuật ngữ tương đương đề 
dịch các khái niệm, hiện tượng, sự vậtcủa 
tiếng nước ngoài một cách chính xác hoặc là 
các thuật ngữ nước ngoài khi được dịch sang 
tiếng Việt là những cụm thuật ngữ dài hay ngữ 
giải thích khái niệm. 
Thuật ngữ báo chí tạo thành theo con đường 
ghép lai chiếm tỷ lệ đáng kể 16,3% (407) thuật 
ngữ). Ví dụ: anten công cộng, băng gốc, ghép 
kênh, bảng ti-ra, bố cục măng-séc, micro treo, 
cáp chính, công thức ma-két, file âm thanh, fi-lê 
đậm, in ôpxet, tít bổ sung, tít giản lược, zoom 
vào, camera màu, camera dự phòng, hình ảnh 
video,kênh đối ngoại, kênh cao tần, lỗi mo-rát, 
kíp tường thuật. Trong số này, có rất nhiều 
các thuật ngữ được tạo ra từ một vài yếu tố 
phiên âm có khả năng phái sinh mạnh, chúng có 
thể kết hợp với yếu tố thuần Việt hoặc Hán Việt 
khác nhau để tạo nên một loạt các thuật ngữ 
mang tính hệ thống cao. Đó là các yếu tố như 
phim, tít, băng, phi-lê, anten, cáp, zoom, mic-
rô, kênhChẳng hạn, chỉ tính riêng về tính hệ 
thống trên bình diện ngữ đoạn phim đã tham gia 
vào cấu tạo 41 thuật ngữ: phim bom tấn, , phim 
cuộn, phim ký sự, phim mua, phim truyền hình, 
phim tư liệu, phim trao đổi tít đã tham gia 
vào cấu tạo nên 23 thuật ngữ: tít bài, tít bài bình 
luận, tít bài phỏng vấn, tít bổ sung, tít ngắn, tít 
giản lược; băng đã tham gia vào cấu tạo nên 
22 thuật ngữ: băng dựng, băng ghi âm, băng ghi 
âm đơn, băng ghi âm nổi, băng gốc, băng tư 
liệuphilê đã tham gia vào cấu tạo 19 thuật 
ngữ: philê chấm, philê chéo, phi-lê ngang, phi-
lê dọc, philê kép, philê mảnh 
Rõ ràng ghép lai đã làm gia tăng đáng kể 
các thuật ngữ báo chí tiếng Việt. Đây là con 
đường tỏ ra có hiệu quả đối với các thuật ngữ báo 
chí tiếng Việt nếu dùng các con đường vạy mượn 
khác như phiên âm, sao phỏngnhưng lại làm 
cho các thuật ngữ này không rõ nghĩa hoặc dài 
dòng, thường rơi vào tình trạng giải thích thuật 
ngữ hơn là định danh thuật ngữ. Đây là con 
đường xây dựng thuật ngữ phổ biến trong giai 
đoạn hiện nay và có chiều hướng ngày càng gia 
tăng, góp phần làm giàu và phong phú thêm vốn 
thuật ngữ báo chí tiếng Việt. 
Q.T. Gấm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 53-63 
62
4. Vấn đề phiên âm và chuyển dịch các thuật 
ngữ nước ngoài ra tiếng Việt 
Qua phân tích 2500 thuật ngữ báo chí tiếng 
Việt điển mẫu cho thấy, thuật ngữ báo chí tiếng 
Việt được hình thành theo nhiều con đường 
khác nhau. Bên cạnh thuật ngữ hóa từ thông 
thường (12,4%), nguyên dạng (0,04%), phiên âm 
(0,28%), ghép lai (16,3%) thì sao phỏng (71%) là 
con đường chủ đạo trong việc xây dựng và làm 
giàu vốn thuật ngữ báo chí tiếng Việt. 
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra cả toàn bộ hệ 
thống thuật ngữ báo chí tiếng Việt thì rõ ràng, 
vấn đề nổi lên nhất hiện nay là việc thiếu thống 
nhất trong phiên âm và vấn đề sao phỏng các 
thuật ngữ báo chí nước ngoài sang tiếng Việt. 
Đây là vấn đề liên quan chặt chẽ đến việc chuẩn 
hóa thuật ngữ báo chí tiếng Việt. 
Phiên âm thuật ngữ nước ngoài cho đến nay 
vẫn là một vấn đề rất nan giải, làm đau đầu rất 
nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết với tiếng Việt. 
Vì vậy, một số nhà nghiên cứu đề xuất nên giữ 
nguyên dạng thì sẽ tránh được mọi khó khăn 
phiền phức và sự thiếu thống nhất do phiên âm 
gây ra. Tuy nhiên, nếu để nguyên dạng thì các 
thuật ngữ vay mượn không bao giờ có thể nhập 
tịch vào hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt và 
trở lên vô cùng xa lạ, khó tiếp cận và khó sử 
dụng với người Việt, đặc biệt là các thuật ngữ 
khoa học xã hội (tất nhiên trừ những thuật ngữ 
đặc thù, chuyên biệt). Vấn đề chỉ là các giải 
pháp phiên âm như thế nào. 
Thực ra cho đến nay chúng ta đã có được một 
số bản quy định về quy tắc phiên thuật ngữ khoa 
học nước ngoài ra tiếng Việt (xem [9, 14]). 
Nhưng rõ ràng chúng ta chưa tuân thủ một cách 
nghiêm túc các nguyên tắc phiên âm đã được quy 
định, vì vậy đã có những cách xử lí khác nhau khi 
phiên âm. Bên cạnh đó, sự thay đổi về nguyên 
tắc phiên âm trong các giai đoạn khác nhau 
cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự phiên âm 
không thống nhất. Hiện nay các thuật ngữ nước 
ngoài nói chung vay mượn vào tiếng Việt rất 
lớn và xu hướng lại quay về việc phiên dựa vào 
âm là chính của những năm 1960 chứ không 
hẳn dựa vào chữ là chính như quy định quy 
định của năm 1983. Để tránh sự nhập nhằng giữa 
hai nguyên tắc phiên âm cũng như để tiến tới sự 
thống nhất trong cách phiên âm các thuật ngữ 
nước ngoài vào tiếng Việt hiện nay, chúng ta rất 
cần có lại một bản quy định phiên thuật ngữ khoa 
học nước ngoài ra tiếng Việt chính thức. Và điều 
quan trọng sau đó là chúng ta phải tuyên truyền, 
phổ biến sâu rộng đến các cơ quan, ban ngành để 
mọi người phải tuân theo các quy tắc phiên âm đã 
được quy định. 
Cùng với phiên âm là vấn đề dịch các thuật 
ngữ nước ngoài. Rõ ràng việc chuyển dịch các 
thuật ngữ báo chí nước ngoài không chỉ đơn 
thuần là dịch trực tiếp “từ sang từ”. Khi dịch các 
thuật ngữ báo chí nước ngoài sang tiếng Việt, 
người dịch không những phải có kiến thức về 
tiếng Việt và tiếng nước ngoài mà còn phải có sự 
hiểu biết sâu về chuyên ngành báo chí mới có thể 
chuyển tải được một cách chính xác các khái 
niệm mà thuật ngữ nước ngoài biểu thị. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng 
Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996. 
[2] [Nguyễn Thiện Giáp, Giáo trình Ngôn ngữ học, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 
[3] Hoàng Văn Hành (1983), Về sự hình thành và 
phát triển thuật ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4, 
1983, tr. 26. 
[4] Vũ Quang Hào, Hệ thuật ngữ quân sự tiếng Việt: 
đặc điểm và cấu tạo thuật ngữ, Luận án Phó tiến sĩ 
khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà 
Nội, 1991. 
[5] Vũ Thị Thu Huyền, Thuật ngữ khoa học kỹ thuật 
xây dựng trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ 
văn, Học viện Khoa học Xã hội, 2013. 
Q.T. Gấm / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 3 (2013) 53-63 
63
[6] Phạm Thành Hưng, Thuật ngữ báo chí truyền 
thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. 
[7] Lê Khả Kế, Về vấn đề thống nhất và chuẩn hoá 
thuật ngữ khoa học tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3+4, 
1979. 
[8] Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, 
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007. 
[9] Lưu Vân Lăng, Vấn đề dùng thuật ngữ khoa học 
nước ngoài, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968. 
[10] Mai Thị Loan, Về những con đường tạo ra thuật 
ngữ luật sở hữu trí tuệ tiếng Việt, Ngôn ngữ và 
đời sống, số 1+2, 2011. 
[11] Hà Quang Năng (chủ biên), Sự phát triển của từ 
vựng tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX, NXB Khoa 
học xã hội, Hà Nội, 2010. 
[12] Hà Quang Năng, Đặc điểm định danh thuật ngữ, 
Từ điển học & bách khoa thư, số 4, 2013, tr. 5. 
[13] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển 
Bách khoa, Hà Nội, 2012. 
[14] Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Quy định về 
chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt áp 
dụng cho sách giáo khoa, báo và văn bản của các 
ngành giáo dục, 1984. 
[15] J.S. Sager, A practical course in terminology 
processing, John Benjamins publising company, 
Amsterdam, Philadelphia, 1990. 
[16] Dương Xuân Sơn, Giáo trình báo chí truyền hình, 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. 
[17] Lê Quang Thiêm,Tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức 
năng từ vựng, Ngôn ngữ, số 3, 2006. 
The Way of Forming the Newspaper Terms in Vietnamese 
Quách Thị Gấm 
Vietnam Institute of Lexicography and Encyclopedia, 
36 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Based on the actual sources of materials, the research results show that the newspaper 
terms are formed in a lot of different ways. At the same time, the paper also suggests some issues in 
relation to the transcription and translation of the terms from the foreign newspapers into Vietnamese, 
thus making a contribution to the building and standardization of terminology of the Vietnamese 
newspapers. 
Keywords: Terms; newspapers; transcription; translation; standardization. 

File đính kèm:

  • pdfcon_duong_hinh_thanh_thuat_ngu_bao_chi_tieng_viet.pdf