Công tác kết nạp đảng viên và đảng tịch của Đảng viên

Tóm tắt Công tác kết nạp đảng viên và đảng tịch của Đảng viên: ...a Đảng, pháp luật của Nhà nước.- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định...ng quần chúng ưu tú nhất, đã học qua lớp đối tượng Đảng. Có động cơ phấn đấu kiên định, bền bỉ. Có nhận thức cơ bản về tổ chức Đảng, có uy tín trong quần chúng nhân dân, có đủ 4 điều kiện và tiêu chuẩn Đảng viên.* Lưu ý : - Đối tượng khi được đưa vào danh sách đối tượng Đảng không nhất thiết phải gử... về lịch sử chính trị trước kia và hiện nay, việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước với các đối tượng thuộc diện thẩm tra trên.* Phương pháp thẩm tra : 2 phương pháp sau - Cử Đảng viên hoặc cấp uỷ viên trực tiếp đi thẩm tra: + Sử dụng giấy giới thiệu (M19-KNĐ. T135- HD 08)...

ppt50 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Công tác kết nạp đảng viên và đảng tịch của Đảng viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1Công tác kết nạp đảng viên và đảng tịch của đảng viên Công tác kết nạp đảng viên và đảng tịch của đảng viên là nội dung quan trọng trong công tác đảng viên và công tác xây dựng đảng.Bài giảng gồm 5 phần:I - Công tác kết nạp đảng viên mới.II - Kết nạp lại.III - Chuyển đảng chính thức. IV- Đảng tịch của đảng viên.V- Hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu trong công tác kết nạp đảng viên và chuyển đáng chính thức cho đảng viên. I- Công tác kết nạp đảng viên mới.- Tiêu chuẩn kết nạp đảng viên: Có 2 nội dung cần chú ýa) Người vào Đảng phải là quần chúng ưu tú có đủ tiêu chuẩn đảng viên quy định tại điểm 1, Điều 1, Điều lệ Đảng:	“Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng”.Trong giai đoạn hiện nay tiêu chuẩn đảng viên được nhấn mạnh những nội dung sau:- Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã xác định đảng viên phải kiên định 6 vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc:“+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta.+ Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.+ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng cách mạng Việt Nam; không chấp nhận “đa nguyên đa đảng”.+ Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.+ Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng.+ Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân”.b) Tiêu chuẩn trên phải được cụ thể phù hợp với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng và sát hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao của từng quần chúng đề làm cơ sở xét kết nạp quần chúng đó vào Đảng. 4- Điều kiện kết nạp đảng viên:Người được xem xét kết nạp vào Đảng phải có đủ 4 điều kiện cần và đủ sau:*Điều kiện 1: Bảo đảm các nội dung quy định tại điểm 2, Điều 1, Điều lệ Đảng:“Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.- Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng theo quy định tại điểm 1, Quy định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị:1.1- Về tuổi đời.a) Tại thời điểm chi bộ xột kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi trở lờn (tớnh theo thỏng).b) Việc kết nạp vào Đảng những người trờn 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xột, quyết định.1.2- Về trình độ học vấn.a) Người vào Đảng núi chung phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.b) Người vào Đảng đang sinh sống ở vựng cao, vựng sõu, vựng cú điều kiện kinh tế - xó hội khú khăn và đặc biệt khú khăn, khụng bảo đảm được quy định tại điểm a nờu trờn thỡ núi chung cũng phải cú trỡnh độ học vấn tối thiểu là tiểu học.c) Những trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương”.- Tuæi ®êi vµ tr×nh ®é häc vÊn cña ng­êi vµo §¶ng ë mét sè tr­êng hîp ®Æc biÖt theo néi dung t¹i ®iÓm 1, H­íng dÉn sè 03-HD/BTCTW cña Ban Tæ chøc Trung ­¬ng:“+ Nh÷ng ng­êi trªn 60 tuæi (tÝnh theo n¨m) vµo §¶ng ph¶i ®ñ søc khoÎ vµ thùc sù cã uy tÝn, ®ang c«ng t¸c ë c¬ së n¬i ch­a cã tæ chøc ®¶ng, ch­a cã ®¶ng viªn hoÆc cã yªu cÇu ®Æc biÖt ph¶i ®­îc ban th­êng vô cÊp uû trùc thuéc Trung ­¬ng ®ång ý b»ng v¨n b¶n tr­íc khi cÊp uû cã thÈm quyÒn ra quyÕt ®Þnh kÕt n¹p.+ Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là già làng, trưởng bản, người thực sự có uy tín, trình độ học vấn tối thiểu cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp”. *Điều kiện2: Có đủ tiêu chuẩn đảng viên quy định tại điểm 1 (1.3), mục I nêu trên.*Điều kiện 3: Có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đảng viên quy định tại Điều 2, Điều lệ Đảng:“- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định”.*Điều kiện 4: Không vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị.5. Quy trình công tác kết nạp Đảng viên:*Căn cứ:- Điều 4 điều lệ đảng.- Các điểm 1, 3, 4, 5 Quy định 23 của bộ chính trị.- Các điểm 1, 3, 5, 6 hướng dẫn số 03 của BTC TW.-Điểm1,mục I, phần thứ nhất hướng dẫn số 08 của BTC TW.* Công tác kết nạp Đảng viên tập trung chủ yếu ở chi bộ Đảng.Cấp uỷ cơ sở có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc.Tại Chi bộ và Đảng bộ cơ sở, công tác kết nạp Đảng được thực hiện tuần tự theo các bước sau đây :5.1. Bước 1: Tạo nguồn đối tượng kết nạp Đảng* Phương châm : Trách nhiệm của các Chi bộ Đảng là chủ động trong việc “tạo nguồn” đối tượng (Khác với trước kia nhận thức : “tìm nguồn” đó là cách làm thiếu tính chủ động. Theo cơ chế “ăn sẵn” ,chờ có rồi mới tìm).Để thực hiện tốt phương châm trên : chi bộ Đảng cần phải làm tốt những công việc chính sau đây : (4 việc chính)- Thực hiện lãnh đạo củng cố phong trào hoạt động của các tổ chức Đoàn thể quần chúng. (Hoạt động phải có phong trào -> xuất hiện quần chúng xuất sắc). - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về công tác phát triển Đảng đối với Đoàn viên Hội viên.- Chi bộ chỉ đạo các Đoàn thể quần chúng sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, giới thiệu với Chi bộ những quần chúng xuất sắc, ưu tú đề nghị đưa vào diện cảm tình Đảng.- Hàng tháng : Chi bộ họp tiến hành xem xét, lựa chọn quần chúng ưu tú, đã được tổ chức quần chúng giới thiệu đề nghị, đưa vào danh sách nguồn đối tượng Đảng.5.2. Bước 2: Bồi dưỡng nguồn đối tượng ĐảngĐối với bước này gồm có những công việc chủ yếu sau đây : (5 việc chính sau đây).a. Hàng tháng, chi bộ họp, tiến hành xem xét, lựa chọn:+ Bổ sung vào danh sách đối tượng Đảng những quần chúng ưu tú mới được giới thiệu sang.+ Đưa ra ngoài danh sách những đối tượng Đảng không còn đủ tiêu chuẩn ( tiêu cực, thoả mãn, dừng lại, động cơ phấn đấu cơ hội, không rõ ràng, vi phạm tiêu chuẩn về kết nạp Đảng viên...)Như vậy : + Danh sách nguồn đối tượng Đảng ở các chi bộ luôn luôn được bổ sung và lựa chọn kịp thời.+ Tránh hiện tượng : khi có thông báo mở lớp học đối tượng các chi bộ mới tiến hành chọn lựa học tập hợp danh sách vội vã, thiếu chủ động và xem xét kỹ lưỡng.b. Phân công Đảng viên chính thức (có kinh nghiệm) giúp đỡ đối tượng.c. Thông qua chính quyền, đoàn thể giao nhiệm vụ thử thách đối tượng :+ Những nơi đối tượng còn là Đoàn viên – phân công 1 Đảng viên chính thức.+ Những nơi đối tượng còn tuổi Đoàn, không có tổ chức Đoàn mà có tổ chức Công Đoàn chỉ cần phân công 1 Đảng viên chính thức.+ Các đối tượng khác đều phải phân công 2 Đảng viên chính thức (Phải được đưa vào Nghị quyết chi bộ).+ Đảng viên được phân công có trách nhiệm : tuyên truyền, giác ngộ nâng cao nhận thức về Đảng, hướng dẫn đối tượng phấn đấu, rèn luyện. Đảm bảo về phẩm chất đạo đức, động cơ phấn đấu, lai lịch gia đình của đối tượng trước khi bộ.d. Xét chọn nguồn đối tượng có triển vọng và đủ điều kiện kết nạp vào Đảng gửi đi học chương trình bồi dưỡng đối tượng Đảng.- Tránh hiện tượng : cho đi học đối tượng tràn lan (động cơ, lai lịch không rõ ràng, vi phạm tiêu chuẩn...) khi về không đủ tiêu chuẩn, không kết nạp được.c. Chi bộ xét, quyết định cho đối tượng Đảng có đủ điều kiện “chín muồi” được làm thủ tục đề nghị kết nạp Đảng.Điều kiện chín muồi : Là những quần chúng ưu tú nhất, đã học qua lớp đối tượng Đảng. Có động cơ phấn đấu kiên định, bền bỉ. Có nhận thức cơ bản về tổ chức Đảng, có uy tín trong quần chúng nhân dân, có đủ 4 điều kiện và tiêu chuẩn Đảng viên.* Lưu ý : - Đối tượng khi được đưa vào danh sách đối tượng Đảng không nhất thiết phải gửi đi học lớp đối tượng Đảng ngay, (không phụ thuộc thời gian).- Chi bộ chỉ xét chọn gửi đi học đối tượng Đảng những quần chúng có triển vọng và phải đủ điều kiện có thể kết nạp Đảng được.- Sau mỗi nhiệm kỳ của các chi bộ, đối tượng Đảng được xét còn lại trong danh sách (vẫn đủ tiêu chuẩn) không phải làm lại thủ tục giới thiệu của tổ chức quần chúng.Cấp uỷ nhiệm kỳ trước có trách nhiệm bàn giao danh sách đối tượng Đảng cho cấp uỷ nhiệm kỳ sau.- Khi quần chúng đã học qua lớp đối tượng Đảng, việc quyết định cho đối tượng làm thủ tục kết nạp không có quy định bắt buộc về thời gian (3, 6 tháng hoặc 1, 2 năm). Yếu tố quyết định là đối tượng đủ điều kiện chín muồi (có thể đi học về tiến hành thủ tục kết nạp ngay hoặc tiếp tục thử thách rèn luyện).5.3 Bước 3: Thực hiện nguyên tắc, thủ tục kết nạp Đảng viên*Căn cứ: Nguyên tắc, thủ tục kết nạp Đảng viên được quy định tại: - Điều 4 Điều lệ Đảng . - Điểm 3, 4, 5, 6 Quy định 23. - Điểm 3 Hướng dẫn 03 . - Mục I phần thứ nhất Hướng dẫn 08. Tóm tắt những nội dung chính về thủ tục kết nạp Đảng viên như sau : Sau khi chi bộ Đảng quyết nghị cho đối tượng Đảng được làm thủ tục đề nghị kết nạp Đảng :a. Đối tượng Đảng : + Viết đơn xin vào Đảng (M01-KNĐ)+ Khai lý lịch của người xin vào Đảng (M2-KNĐ): Chi uỷ + Đảng viên được phân công hướng dẫn. Yêu cầu :* Đơn xin vào Đảng phải do đối tượng tự viết (không đánh máy). Đơn phải đảm bảo đủ 3 nội dung chủ yếu sau:+ Nhận thức của đối tượng về mục tiêu, lý tưởng của Đảng (chính là tôn chỉ mục đích của Đảng tại phần I của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của Đảng viên).+ Động cơ xin vào Đảng của đối tượng+ Lời hứaTránh hiện tượng viết đơn quá sơ sài (ngắn, văn nghệ, thiếu nghiêm túc. ví dụ.)* Lý lịch của người xin vào Đảng phải do đối tượng tự khai (không nhờ khai, viết hộ).Chỉ tiêu 27 – 28 dành cho chi bộ và Đảng ủy xác nhận sau khi thẩm tra lý lịch. + Lý lịch khai không tẩy xoá, không viết 2 loại mực+ Khai lý lịch đủ 26 chỉ tiêu (theo điểm 2.4 Mục I. HD 08)+ Chú ý : + tại chỉ tiêu 24 (HD 08) khai về hoàn cảnh gia đình vẫn phải khai đầy đủ về ông bà nội ngoại (đủ 3 đời). + Các đối tượng được khai trong lý lịch, phải đủ các yếu tố : họ tên; năm sinh; mất; quê quán; nghề nghiệp; hoàn cảnh; kinh tế chính trị (nhất là các đối tượng : Bố mẹ, bản thân, vợ (chồng), (nhiều lý lịch còn quá sơ sài).b. Thẩm tra và xác nhận lý lịch đối tượng Đảng* Không phải thẩm tra lý lịch đối với các trường hợp sau :- Những đối tượng có quê gốc tại địa phương (từ đời ông bà nội đến nay). Người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở Đảng thì chi bộ, cấp uỷ cơ sở kết luận, chứng nhận, không cần có bản thẩm tra riêng.- Những đối tượng có bố mẹ, anh chị em ruột là Đảng viên cộng sản (có căn cứ xác định) ( xác nhận của cấp uỷ nơi người thân là Đảng viên; hồ sơ, lý lịch gốc đã được xác nhận ...) Lý lịch đã khai rõ ràng, đầy đủ thì không phải thẩm tra xác minh.- Đối tượng vào Đảng là lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của đối tượng khi nhập ngũ, nội dung vào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra để làm rõ. (các đối tượng khác đều phải thẩm tra lý lịch trước khi chi bộ xét kết nạp).* Đối tượng cần thẩm tra về lý lịch gồm : - Bản thân người vào Đảng- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng), vợ (chồng) của người vào Đảng.* Nội dung thẩm tra :- Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị trước kia và hiện nay, việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước với các đối tượng thuộc diện thẩm tra trên.* Phương pháp thẩm tra : 2 phương pháp sau - Cử Đảng viên hoặc cấp uỷ viên trực tiếp đi thẩm tra: + Sử dụng giấy giới thiệu (M19-KNĐ. T135- HD 08)+ Mang theo lý lịch đối tượng tự khai đến cấp uỷ nơi cần thẩm tra, xác nhận trực tiếp.- Không cử người trực tiếp thẩm tra.+ Cấp uỷ cơ sở gửi phiếu thẩm tra và phiếu nhận xét (theo mẫu 20-KNĐ T136 HD 08) đến cấp uỷ nơi cần thẩm tra.+ Chi uỷ tổng hợp kết quả thẩm tra và xác nhận vào lý lịch đối tượng (kèm theo M20-KNĐ).c. Chi uỷ có đối tượng xin vào Đảng đồng thời phải chuẩn bị 1 số công việc sau :- Nghị quyết BCH + Công đoàn cơ sở.+ Nếu đối tượng còn sinh hoạt trong tổ chức Đoàn TN, chi uỷ chỉ đạo tổ chức Đoàn giới thiệu quần chúng ưu tú đề nghị kết nạp Đảng viên. (giới thiệu ở 2 cấp, chi đoàn và Đoàn cơ sở (M4-KNĐ (nơi có tổ chức Đoàn, đối tượng còn tuổi Đoàn bất luận phải sinh hoạt trong tổ chức Đoàn).+ Nếu đối tượng còn tuổi Đoàn, nhưng đơn vị không có tổ chức Đoàn, thì lấy nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đoàn thay thế (M4A KNĐ).Nghị quyết giới thiệu của tổ chức Đoàn hoặc tổ chức công đoàn thay cho 1 Đảng viên giới thiệu.- Đảng viên được phân công giúp đỡ viết giấy giới thiệu người vào Đảng. (M3-KNĐ). Nếu đối tượng không còn tuổi Đoàn hoặc còn tuổi Đoàn nhưng không có tổ chức Đoàn hoặc công đoàn giới thiệu thì phải đủ 2 Đảng viên chính thức giới thiệu. (cắt nghĩa rõ..)- Ban chi uỷ chỉ đạo lấy ý kiến tổ chức quần chúng nơi công tác nhận xét đối tượng (biểu quyết tán thành phải đạt trên 1/2 đa số)- Ban chi uỷ liên hệ với chi uỷ nơi cư trú của đối tượng (nếu có) lấy ý kiến nhận xét.- Ban chi uỷ tổng hợp 2 loại ý kiến trên vào mẫu (M5 KNĐ)d. Xét kết nạp Đảng viên:Sau khi hoàn tất các công việc chuẩn bị về hồ sơ của đối tượng, việc tiến hành xét kết nạp Đảng viên được tiến hành tuần tự như sau :* Xét kết nạp tại chi bộ Đảng (kể cả chi bộ cơ sở):- Đ/c Bí thư (hoặc CUV được phân công) báo cáo với chi bộ.+ Đơn xin vào Đảng của đối tượng+ Lý lịch xin vào Đảng, kết quả thẩm tra xác minh lý lịch.+ Nghị quyết giới thiệu Đảng viên ưu tú của BCH Đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn cơ sở.+ Tổng hợp ý kiến nhận xét của Đoàn thể nơi cư trú và chi uỷ nơi cư trú.- Đ/c Đảng viên được phân công giúp đỡ đối tượng báo cáo:+ Văn bản giới thiệu người vào Đảng+ Nhận xét tóm tắt về quá trình rèn luyện, phấn đấu, phẩm chất đạo đức của đối tượng, đảm bảo về lai lịch chính trị của đối tượng.- Chi bộ thảo luận (với các nội dung) + ý thức giác ngộ chính trị của đối tượng (thể hiện : nhận thức, tác phong, động cơ, phát ngôn...)+ ưu khuyết điểm về phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, quan hệ quần chúng...- Chi bộ biểu quyết đề nghị kết nạp đối tượng (bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết bằng thẻ Đảng viên).+ Nếu đủ 2/3 Đảng viên chính thức tán thành trở lên, chi bộ ra Nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng (M6-KNĐ) và chuyển hồ sơ lên Đảng uỷ(chi bộ cơ sở chuyển thẳng về Huyện uỷ (qua Ban tổ chức)+ Nếu chưa đủ 2/3 Đảng viên chính thức tán thành, đối tượng được để lại để tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và phấn đấu tiếp.(đối tượng không đủ điều kiện như : vi phạm lịch sử chính trị, sinh con thứ 3... thì ra khỏi danh sách đối tượng của chi bộ).* Xét đề nghị kết nạp tại Đảng uỷ cơ sở :- Trước khi đưa ra Đảng uỷ xem xét, Thường vụ Đảng uỷ có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, lý lịch của người vào Đảng và các văn bản đề nghị của chi bộ.- Trong hội nghị Đảng uỷ cơ sở, Thường vụ (Đảng uỷ trực Đảng) Báo cáo tổng hợp tóm tắt hồ sơ, lý lịch của đối tượng kết quả xét đề nghị kết nạp của chi bộ.(nếu có 1 cuốn sổ ghi tổng hợp, tránh báo cáo bị động).- Tập thể Đảng uỷ thảo luận; biểu quyết đủ 2/3 trở lên tán thành thì ra Nghị quyết đề nghị kết nạp Đảng (theo mẫu M 8 – KNĐ) và gửi hồ sơ về Huyện uỷ (qua Ban tổ chức)Lưu ý: Theo quy định mới trong hướng dẫn 03 thời gian từ khi chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp đến khi cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp không quá 60 ngày. Nên các Đảng uỷ phải gửi hồ sơ về Huyện uỷ không để quá 30 ngày. Nếu quá thời gian trên mà không có lý do chính đáng thì cấp nào để chậm cấp đó chịu trách nhịêm trước cấp trên.đ.Tổ chức lễ kết nạp đảng viên:* Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền, chi bộ tổ chức lễ kết nạp đảng viên kịp thời, không để chậm quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.* Lễ kết nạp đảng viên phải được tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một buổi lễ).* Trang trí lễ kết nạp: thực hiện theo điểm 13 (13.1.c) của Hướng dẫn này với tiêu đề: "Lễ kết nạp đảng viên". * Chương trình buổi lễ kết nạp:- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca); - Tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu;- Người vào Đảng đọc đơn xin vào Đảng;- Đại diện đảng viên được phân công giúp đỡ đọc bản giới thiệu người vào Đảng;- Đại diện ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cơ sở đọc bản giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng (nếu có);- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi uỷ đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp uỷ có thẩm quyền (những người dự lễ kết nạp đứng nghiêm);- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ;- Đại diện chi uỷ nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ của chi bộ và phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị;- Đại diện đảng uỷ cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có);- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).

File đính kèm:

  • pptcong_tac_ket_nap_dang_vien_va_dang_tich_cua_dang_vien.ppt