Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 1)

Tóm tắt Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 1): ... bại của các nước này trong chiến tranh thế giới thứ II. Hiến pháp của Mĩ đã có hiệu lực hơn 200 năm qua. Hiến pháp của Nga được thông qua vào năm 1993 (xem phụ lục). Anh là trường hợp đặc biệt, nước này không có văn kiện dưới hình thức hiến pháp, việc quản lí ở đây được thực hiện trên cơ sở c...hủ chỉ là một trong các thành tố cùng tồn tại với các thể chế, các đảng phái, hiệp hội khác nhau, v.v... Sự đa dạng như thế có tên là chế độ đa nguyên, và các tổ chức, thể chế của xã hội dân chủ có thể tồn tại theo pháp luật và bằng uy tín của mình một cách độc lập với chính phủ. Trong xã hội dâ...ng các chuẩn mực quốc tế không? 6. Thành viên một nhóm yêu chuộng hòa bình tổ chức biểu tình bên cạnh nhà máy sản xuất thiết bị hạch tâm. Cuộc biểu tình và phản đối một cách hòa bình đã có ảnh hưởng đến dư luận xã hội. Nhưng vì không đi làm anh ta đã bị đuổi việc. Quyền của ai bị xâm phạm? Q...

pdf35 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần vào cuộc đấu tranh bảo vệ quyền tự do 
ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tư do mơ ước, thậm chí cả tự do sợ hãi nữa. 
Chiến tranh lạnh đã tạo ra nhiều nỗi lo lắng bên trong Hợp chủng quốc Hoa Kì và Thượng nghị sĩ 
McCarthy dành nhiều công sức nhằm cứu nước Mĩ khỏi họa cộng sản. Nhiều khi chỉ vì các tin đồn 
hoàn toàn thiếu bằng chứng, ông đã đưa nhiều người vào danh sách các công dân không đáng tin cậy. 
Những người lọt vào danh sách này coi như vô phương, thanh danh bị hủy họai, sự nghiệp cũng tan 
tành. Hiện nay đã rõ rằng đa số người bị kết án kiểu đó đều là người vô tội nhưng một số người đã bị 
cho thôi việc. Ai thực sự là nạn nhân? Nguyên nhân của chính sách đó là gì? 
Tự do lập hội cũng là quyền tự do cá nhân. Điều đó có nghĩa là một số người hoặc rất nhiều người có 
thể tham gia vào các tổ chức khác nhau. Thí dụ, đấy là việc chọn bạn đời, tham gia vào tổ chức công 
đòan hay đảng phái chính trị, câu lạc bộ, v.v Ngoài ra, người ta còn có quyền ra khỏi tổ chức bất cứ 
lúc nào, dù đấy có là đảng phái chính trị hay câu lạc bộ bóng đá. Đồng thời người ta cũng có trách 
nhiệm: không được phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính, sắc tộc, đảng phái khi nhận người vào làm 
việc hay phân phối nhà ở, v.v... Cho đến tận thời gian gần đây tại Liên Xô, những người bất đồng chính 
kiến vẫn bị săn đuổi, các tổ chức không được cấp trên ưng thuận bị cấm thành lập. Dĩ nhiên đấy là vi 
phạm quyền con người. 
Nếu ta công nhận quốc gia, thì ta phải bảo vệ các dân tộc thiểu số khỏi các cuộc tấn công nếu họ cũng 
không tấn công các sắc tộc khác. Thí dụ quyền của người Armenia, người Nga La Tư, người Do Thái 
hoặc bất kì dân tộc nào khác hiện sống trên lãnh thổ nước Nga đều phải được tôn trọng. Dĩ nhiên là 
quyền của người Nga sống ở Armenia, ở Latvia hay ở bất kì nước nào khác cũng phải được tôn trọng 
như thế. Các nước đều phải tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ được học 
hành bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, tạo khả năng bảo vệ nền văn hóa dân tộc, tự do đi lại. 
Các nước cộng hòa khác nhau được thành lập sau khi Liên Xô tan rã đã xây dựng chính sách dân tộc 
khác nhau. Ví dụ chỉ người gốc Estonia mới có quyền trở thành công dân Estonia, người gốc Latvia 
mới có quyền thành công dân Latvia, trong khi tại Litva thì tất cả mọi người sống một thời gian nhất 
định nào đó là có quyền nhập quốc tịch. Như thế có nghĩa là người Nga dù có sống ở Estonia hay 
Latvia hàng chục năm, có nhà ở, có công ăn việc làm cũng không phải là công dân các nước này. Dư 
luận thế giới coi đây là vi phạm quyền con người và đã lên tiếng phản đối các đạo luật như thế. Trong 
khi đó luật pháp Đức cho phép người Đức sinh ra ở Nga được quyền hồi hương, cho nhập quốc tịch và 
giúp đỡ để có thể hòa nhập. Ngoài ra, nước Đức cũng giúp đỡ những người gốc Đức muốn ở lại Nga 
nữa.
3. Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá
Năm 1966, Liên hiệp quốc đã thông qua và sau đó gửi cho tất cả các nước phê chuẩn hai văn kiện: 
Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự, và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã 
hội và Văn hóa. Sau khoảng mười năm nhiều nước đã phê chuẩn các văn kiện này và hai Công ước nêu 
trên trở thành một phần của luật pháp quốc tế. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn 
hóa bao gồm các điều khoản lí tưởng, đảm bảo quyền được học hành, trợ cấp xã hội, chăm sóc y tế, nhà 
ở, việc làm. 
Các quyền văn hóa được hiểu là quyền thành lập các hiệp hội mang tính dân tộc hay tôn giáo và các 
hiệp hội khác; văn hóa ở đây không có nghĩa là văn học, nghệ thuật, nhạc, v.v... Các quyền này thường 
được coi là thước đo của tiến bộ, văn minh. Ngoài ra, quyền văn hóa còn bao gồm quyền giữ gìn và 
phát triển các truyền thống, các nền văn hóa của các dân tộc, giữ gìn bản sắc các dân tộc ít người, các 
nhóm sắc tộc. Việc cấm các dân tộc thiểu số sử dụng tiếng mẹ đẻ, thái độ coi thường các giá trị văn hóa 
của họ, việc sử dụng thánh tích tôn giáo vào mục đích khác cũng như việc đồng hóa các dân tộc thiểu 
số, đều là những trở ngại cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Những việc như thế đã từng gặp sự 
phản kháng suốt hàng thế kỉ qua và được phản ánh trong thơ ca, nhạc, họa của các dân tộc. Thường thì 
các dân tộc thiểu số chỉ nhận được các quyền đủ để sống còn mà thôi. 
Riêng về nước Nga thì trong nhiều thế kỉ đã hình thành nhiều ngôn ngữ và nhiều truyền thống khác 
nhau. Đã có những giai đoạn khi tiếng Pháp được coi là ngôn ngữ cung đình. Sau này công tác giáo dục 
được thực hiện bằng tiếng Nga nhưng người ta có thể học cả bằng tiếng Ukraine hay Grudia nữa. Theo 
chủ ý của Peter I và những người kế tục ông thì tiếng Pháp là chìa khóa cho giới thượng lưu Nga tiếp 
xúc với nền văn hóa Âu châu. Nhưng đồng thời điều đó lại gây khó khăn cho các tầng lớp dân cư khác 
tham gia vào đời sống xã hội vì họ không thể giao tiếp được. Ta cùng xem xét thí dụ sau đây: Mọi 
người đều biết rằng một trong những chỉ thị đầu tiên của công tước Potemkin khi chiếm được các tỉnh 
thuộc Crimea của người Tatar là cho dân chúng hoàn toàn tự do tín ngưỡng, cấm không được động đến 
nhà thờ Hồi giáo, cho giới quí tộc Tatar được chuyển thành quí tộc Nga. Người nào muốn sang Thổ Nhĩ 
Kì cũng được tự do, không những không ngăn cản, ông còn phát cho họ giấy thông hành và tiền ăn 
đường nữa. Tại sao Potemkin lại làm như thế? Các quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số ở khu vực 
của bạn được bảo vệ như thế nào? 
Dưới thời Liên Xô, các nhà ngôn ngữ học đã sáng tạo chữ viết cho nhiều dân tộc thiểu số. Vì dân cư 
thưa thớt, thí dụ như ở Bắc cực hay vùng Siberia xa xôi, việc tổ chức học tập cho đồng bào dân tộc 
chưa được tổ chức tốt. Người Nga cũng không chú ý học tiếng các dân tộc ít người. Người ta đổ xô vào 
học các thứ tiếng nước ngoài có nhiều khả năng thăng tiến hơn. Trong các trường học tại Nga hiện nay, 
việc học tập được thực hiện bằng 75 thứ tiếng. So với các nước khác thì đây là một thành công rất lớn 
trong việc bảo vệ quyền của các dân tộc thiểu số. Có thể chỉ có Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung 
Quốc và Anh là có thể so sánh với Nga về số lượng ngôn ngữ dân tộc thiểu số được nghiên cứu mà 
thôi. Các dân tộc thiểu số cũng tăng cường học tập bằng tiếng mẹ đẻ của họ. 
Quyền kinh tế. Ngay từ năm 1924 Tổ chức Lao động Quốc tế đã yêu cầu cải thiện vị thế của người 
công nhân và điều kiện lao động tại tất cả các nước trên thế giới. Khi nói về quyền kinh tế thì đấy trước 
hết là quyền đình công, nhờ đó mà lương bổng cũng như điều kiện lao động được cải thiện. Đình công 
nhằm lật đổ chính phủ không được khuyến khích dù Tổ chức Lao động Quốc tế có thể có thái độ tiêu 
cực đối với chính phủ đương quyền. 
Đa số các nước đều có luật về tiền lương tối thiểu đủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người làm công. 
Nhưng thường thường các chính phủ không có điều kiện đảm bảo cho nhu cầu của người lao động khi 
nền kinh tế rơi vào khủng hoảng hoặc bị lạm phát phi mã, v.v Trong những trường hợp như thế người 
ta phải trợ cấp cho những người không có tài sản hoặc có ít tài sản. Một số chính phủ không cho tăng 
lương nhằm tạo ra một phong cách sống đoan chính, thay vì thế người ta lập ra hệ thống cung cấp các 
nhu cầu tối thiểu như nhà ở, thức ăn, học hành, chữa bệnh, giao thông, thậm chí cả các chương trình 
văn nghệ miễn phí hoặc chỉ đòi một khoản tiền tối thiểu. Cách đây chưa lâu, đây là cách thức phân phối 
đặc trưng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đôi khi chính phủ còn trợ cấp cho ngành 
đường sắt, hàng không, nông nghiệp và công nghiệp chế biến nữa. Một số nước còn cố tình hạ thấp tỉ lệ 
thất nghiệp bằng cách gia tăng số binh lính tại ngũ với mức lương không đáng kể. Một số nước còn cố 
tình che dấu sự quản lí thiếu hiệu quả bằng cách tạo việc làm hoặc cung cấp khẩu phần ăn cho tất cả 
mọi người Đa số dân chúng nước Đức phát xít chấp nhận các biện pháp cai trị độc tài vì họ được 
đảm bảo công ăn việc làm, mà trước đó do khủng hoảng cuối những năm 20 đầu những năm 30 nhiều 
người đã bị thất nghiệp, do quân số gia tăng và sự mở rộng các tổ hợp quân sự công nghiệp. Các nhà 
độc tài ở Argentine, Brazil, Nigeria, Indonesia cũng đi theo đúng con đường như thế. Chủ nghĩa mị dân 
kiểu đó có thể phản ánh ước muốn tạo sự công bằng của chính phủ, nhưng trên thực tế các chương trình 
như vậy không thể kéo dài được lâu. Nói một cách khác, khẩu hiệu “mỗi người dân một con gà” là tốt 
với điều kiện có đủ gà. Nếu tổ chức sản xuất nông nghiệp thiếu hiệu quả thì điều đó là bất khả thi. Việc 
quyền kinh tế của người dân không được thực hiện đã buộc chính phủ phải thay đổi không chỉ chiến 
thuật mà cả chiến lược kinh tế như đã từng xảy ra với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. 
Trên thế giới luôn có những tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng kinh tế của mỗi nước và mức sống của 
người dân và căn cứ theo đó đánh giá việc đảm bảo quyền kinh tế cho người dân từ phía chính phủ mỗi 
nước. Trong một thời gian dài tổng sản phẩm quốc dân (GDP) được coi là một trong những tiêu chuẩn 
quan trọng nhất. Ngày nay các nhà khoa học thường không sử dụng chỉ số GDP nữa mà người ta tiến 
hành so sánh chất lượng cuộc sống nghĩa là thời gian lao động để đảm bảo một mức sống nào đó và 
chất lượng thức ăn, đồ dùng, v.v... Mặc dù đây là vấn đề còn đang tranh luận, nó không chỉ có ý nghĩa 
kinh tế mà còn có ý nghĩa pháp lí vì liên quan đến quyền con người. 
Quyền xã hội liên quan đến việc phát triển các tiềm năng của xã hội trong lĩnh vực giáo dục, nghệ 
thuật, văn học, đảm bảo không có sự kì thị về giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, dân tộc. Sự kì thị 
có thể nấp dưới những hình thức tinh vi, phức tạp. Hình thức kì thị phổ biến nhất là kì thị giới tính và 
tuổi tác nghĩa là nhằm vào phụ nữ và trẻ em. 
Để thấy rõ sự kì thị này, chúng ta hãy cùng nhau xem xét địa vị của phụ nữ trên thế giới. Chuyện cổ 
tích kể rằng người đàn bà mang trên vai mình một nửa thế gian. Nhưng ngay cả trong các nước dân chủ 
tiền lương của phụ nữ vẫn thấp hơn đàn ông, công việc gia đình do người đàn bà gánh vác là chủ yếu vì 
đàn ông thường ít chú ý đến việc nhà. Phụ nữ thường ít có cơ hội vào đại học hơn nam giới, tại một số 
nước thì ngay vào trung học đã bị hạn chế và người ta còn không cho nữ giới học một số nghề nhất 
định nữa. Luật pháp một số nước còn tước cả quyền thừa kế của phụ nữ. Trên thế giới vẫn còn những 
trường hợp buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ, các em gái bị gả bán, phụ nữ không có quyền quyết 
định có con hay không và nếu có thì bao nhiêu đứa. Vì vậy cơ quan bảo vệ quyền con người của Liên 
hiệp quốc đã đưa ra một loạt công ước nhằm bảo vệ phụ nữ khỏi tệ kì thị. 
Công ước về việc loại bỏ tất cả các hình thức kì thị đối với phụ nữ được thông qua vào năm 1979 và có 
hiệu lực vào năm 1981, sau khi được đa số các nước phê chuẩn, xác định rằng phụ nữ hoàn toàn bình 
đẳng với nam giới trong các lĩnh vực sau đây: 
• Trong bầu cử, được quyền bầu và ứng cử vào chính phủ và tham gia vào các tổ chức xã hội 
khác; 
• Lựa chọn thành phần dân tộc, quốc tịch, kể cả quyền thay đổi thành phần dân tộc của mình và 
của các con; 
• Học tập, nhận học bổng; 
• Công việc, được trả lương ngang với đàn ông khi cùng làm công việc giống nhau, được bảo vệ 
khỏi sự kì thị do mang thai và sinh con; 
• Chữa bệnh; 
• Được pháp luật bảo vệ; 
• Chọn chồng và quyền có một phần tài sản trong gia đình. 
Ngoài ra, Liên hiệp quốc còn đưa ra nhiều văn kiện liên quan đến số phận người phụ nữ trong những 
hoàn cảnh khác nhau: phụ nữ nô lệ, phụ nữ không có quốc tịch, phụ nữ là nạn nhân của tra tấn và áp 
bức, phụ nữ di dân, v.v... 
Các văn kiện quốc tế quan trọng nhất về quyền con người. Văn kiện quan trọng nhất là bản Tuyên 
ngôn Quốc tế Nhân quyền được thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Cần ghi nhận rằng không 
phải tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc lúc đó đều ủng hộ Tuyên ngôn. Đại diện của Arap Saudi 
và Nam Phi không bỏ phiếu. Điều đó tạo cớ cho một số nước như Irak (thời Saddam Hussein), Libya 
không công nhận văn kiện này. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được một nhóm chuyên gia trong Uỷ 
ban về quyền con người dưới sự lãnh đạo của Eleonora Roosevelt (Mĩ) và Rene Cassan soạn thảo. Hai 
người có vai trò quan trọng trong việc soạn thảo văn bản này là Iakov Malik (Libăng) và John Humfrey 
(Canada). Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền thể hiện được các tư tưởng quan trọng nhất của các nhà 
nghiên cứu chính trị học, trong đó thể hiện một cách ngắn gọn và rõ ràng các nguyện vọng trong lĩnh 
vực nhân quyền chứ không phải là ghi nhận những thành tích đã đạt được. Sau Tuyên ngôn Quốc tế 
Nhân quyền là các văn kiện khác, cụ thể hoá các quyền công dân, thí dụ quyền kinh tế, xã hội và văn 
hoá được cụ thể hoá trong Công ước về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá, Công ước về Quyền Chính 
trị và Dân sự đều được thông qua vào năm 1966. Ba văn kiện này được coi là những tài liệu quan trọng 
nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế về quyền con người.
4. Quyền và quyền tự do của con người trong Hiến pháp Liên bang Nga
Ngày 12 tháng 12 năm 1993 nước Nga đã thực hiện trưng cầu dân ý với kết quả: đa số dân chúng ủng 
hộ Hiến pháp mới. Trong bản Hiến pháp này dân quyền và nhân quyền được tuyên bố là cơ sở của nhà 
nước pháp quyền. Con người được coi là cội nguồn của tự do của chính mình, chứ không phải thứ tự 
do do chính phủ ban ơn. Các quyền và quyền tự do của con người được ghi trong chương II của bản 
Hiến pháp mới, phù hợp với các văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, Tuyên 
ngôn Quốc tế Nhân quyền, v.v... 
Theo Hiến pháp, Chính phủ Cộng hoà Liên bang Nga có trách nhiệm, thông qua các cơ quan chính 
quyền, toà án, viện kiểm soát và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, thực hiện và bảo vệ các quyền và 
quyền tự do của tất cả các công dân Nga. 
Tất cả các quyền và quyền tự do tạo thành hệ thống các quyền công dân, quyền chính trị, quyền kinh tế, 
văn hoá và sinh thái. 
Chúng ta sẽ cùng xem xét chương 21: 
1. Nhân phẩm của con người được nhà nước bảo vệ. Nhân phẩm không thể bị xâm hại trong bất cứ 
trường hợp nào. 
2. Không ai có thể bị tra tấn, cưỡng bức, hoặc bị đối xử hay trừng phạt một cách thô bạo làm giảm 
nhân phẩm của con người. 
Không ai có thể bị ép buộc để trở thành đối tượng của các cuộc thí nghiệm về y học và các thí 
nghiệm khác. 
Chương này nói đến điều gì? Trước hết ta hãy xem nhân phẩm có nghĩa là gì. Nhân phẩm của cá nhân 
là sự nhận thức của chính người đó và của những người xung quanh sự kiện rằng anh ta có những phẩm 
chất về đạo đức và trí tuệ không thể bị bôi nhọ. Nhân phẩm của cá nhân được xác định không chỉ bằng 
cách anh ta nghĩ về mình như thế nào mà còn bởi danh giá của anh ta trong xã hội nữa (sự chín chắn, 
đạo đức, kiến thức, phong cách sống). 
Mỗi người đều có quyền được những người xung quanh tôn trọng. Nhân phẩm cá nhân phải được tôn 
trọng trong trường hợp người đó bị bắt giữ. Thí dụ việc khám xét phải được thực hiện bởi một người có 
cùng giới tính với đương sự. Việc bảo vệ nhân phẩm của cá nhân về mặt pháp lí được thực hiện bởi 
những tiêu chuẩn của luật hình sự và luật dân sự. Hiến pháp cấm các hình thức tra tấn, cưỡng bức, hoặc 
bị đối xử hay trừng phạt một cách thô bạo làm giảm nhân phẩm của con người. Luật pháp trong lĩnh 
vực bảo vệ sức khoẻ công dân không cho phép thử nghiệm những phương pháp mới để chuẩn đoán, 
phòng ngừa và chữa bệnh cũng như sử dụng các loại thuốc mới mà không được sự đồng ý của chính 
bệnh nhân hay những người thân cận nhất của họ. Cấm sử dụng tù nhân làm đối tượng thí nghiệm. 
Như vậy là trong chương II của Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Nga đã liệt kê tất cả các lĩnh vực liên 
quan đến quyền con người. Nhân tiện cũng phải nói thêm rằng Hiến pháp trước đây cũng đã ghi nhận 
quyền bình đẳng của các công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng không phụ thuộc vào nguồn gốc 
xuất thân, dân tộc hay chủng tộc, giới tính, v.v; quyền lao động. nghỉ ngơi, bảo vệ sức khoẻ, hưu trí, 
quyền có nhà ở, quyền học hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, mính tinh, biểu 
tình, v.v... Nhiều quyền trong số đó không những không được tôn trọng mà còn bị nhà nước cố tình vi 
phạm. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ tuyên bố về quyền công dân thôi chưa đủ, còn cần phải tạo ra một cơ 
chế hoạt động sao cho, một mặt, nghiêm chỉnh tôn trọng các quyền đó và mặt khác, ngăn chặn mọi 
hành động có thể dẫn đến việc vi phạm hay hạn chế các quyền đó từ phía các cơ quan quyền lực. Hiến 
pháp mới nhấn mạnh rằng các quyền và quyền tự do căn bản của con người là bất khả phân và được 
phú cho ngay từ khi người đó mới chào đời. Trong số những điều mới liên quan đến quyền con người 
có thể kể: 
Điều 36: 
1. Bất cứ người nào có mặt hợp pháp trên lãnh thổ Liên bang Nga đều có quyền tự do đi lại, tự do 
lựa chọn chỗ ở. 
Thực chất đây là việc bãi bỏ hệ thống hộ khẩu, là hệ thống cho phép các cơ quan nhà nước kiểm soát 
việc đi lại của các công dân. Phải nói thêm rằng hiện nay tại một số thành phố trong đó có thành phố 
Moskva vẫn còn một số hạn chế về điều khoản này. 
2. Mọi người đều có thể tự do đi ra ngoài lãnh thổ Liên bang Nga. Có quyền tự do trở lại Liên 
bang Nga.
Đây là điều khoản rất quan trọng của Hiến pháp Liên bang Nga, nó cho phép người ta tự do đi lại, nó 
phá vỡ “bức màn sắt” chia cắt công dân Liên Xô với phần còn lại của thế giới. 
Điều 35: 
1. Quyền sở hữu cá nhân được pháp luật bảo vệ. 
2. Mỗi người đều có quyền có tài sản riêng, được sở hữu, sử dụng, mua bán như là người chủ duy 
nhất hoặc cùng với người khác. 
3. Không ai có thể bị tước đoạt sở hữu nếu không có quyết định của tòa án. Việc trưng dụng tài sản 
cho nhu cầu của nhà nước chỉ có thể được thực hiện với điều kiện đền bù trước và ngang giá. 
4. Quyền thừa kế được đảm bảo.
Lần đầu tiên sau cách mạng năm 1917, quyền sở hữu tư nhân được nói đến trong Hiến pháp, trong đó 
có cả điều khoản cực kì quan trọng, đấy là sở hữu đất đai. 
Điều 36: 
1. Công dân và các hiệp hội có quyền sở hữu đất đai. 
2. Việc sở hữu, sử dụng, mua bán đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác được các chủ sở hữu 
quyết định một cách tự do nếu quyền này không gây tác hại cho môi trường xung quanh và 
không xâm hại quyền và quyền lợi hợp pháp của những người khác.
Phần ba của điều khoản này viết: “Điều kiện và chế độ sử dụng đất đai được qui định trên cơ sở luật 
pháp Liên bang”. 
Mong rằng các luật và qui định trong tương lai, không chỉ liên quan lĩnh vực sở hữu mà các lĩnh vực 
khác, đều phù hợp với các tiêu chuẩn ghi trong Hiến pháp và không làm triệt tiêu các tiêu chuẩn đó, 
như đã từng xảy ra trước đây. 
Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm theo dõi việc bảo vệ quyền con người. Gần đây 
nước Nga đã lập ra chức vụ Uỷ viên về quyền con người, người được bổ nhiệm vào chức vụ này có 
trách nhiệm giúp đỡ bảo vệ quyền tự do của các công dân. Mĩ, Canada và nhiều nước khác cũng có 
chức vụ tương tự như thế. 
Như vậy nghĩa là việc tôn trọng các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự 
do báo chí, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, quyền được pháp luật bảo vệ một cách công bằng, thượng 
tôn pháp luật và thủ tục pháp lí công chính, quyền chính trị, kinh tế và văn hoá là một phần không thể 
tách rời của nhà nước dân chủ. Mức độ tôn trọng các quyền đó phản ánh trình độ dân chủ của chính xã 
hội. Không chỉ nhà nước bị buộc phải giới hạn khả năng tước đoạt hoặc thu hẹp quyền của con người 
mà từng người cũng không được cho phép mình chà đạp lên quyền của những người khác. Nghĩa là sự 
phụ thuộc lẫn nhau và cộng đồng trách nhiệm giữa các công dân và các tổ chức của chính phủ tạo ra cơ 
sở cho sự thăng tiến của nền dân chủ. Như triết gia người Mĩ, ông Reinhold Niebuhr, từng nói: “Việc 
con người có thể trở thành công chính làm cho dân chủ trở thành khả dĩ, nhưng việc con người có khả 
năng trở thành bất công lại làm cho dân chủ trở thành cần thiết”. Xin nhớ lại mười điều răn của Kinh 
thánh, tôn trọng quyền của tha nhân cũng tức là tạo điều kiện cho việc thực thi và tôn trọng quyền của 
chính mình.

File đính kèm:

  • pdfche_do_dan_chu_nha_nuoc_va_xa_hoi_phan_2.pdf