Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Đỗ Nguyên Phương

Tóm tắt Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Đỗ Nguyên Phương: ...ường, khoa học – công nghệ...). Bản thân đổi mới cũng là một động lực của sự phát triển1. III. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin và sự vận dụng ở Việt Nam 1. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng xã hộ...gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế"1. c) Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thứ nhất, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; củng cố liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức d...dân tộc đi nhanh tới sự tự chủ và phồn vinh. Bởi vì, nó sẽ tạo điều kiện cho dân tộc đó có thêm những điều kiện vật chất và tinh thần để hợp tác chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em; đồng thời nó cho phép mỗi dân tộc không chỉ sử dụng tiềm năng của các dân tộc mình mà còn có sự gắn kết hữu cơ...

pdf179 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Đỗ Nguyên Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
không ít người Việt Nam. Sự hiểu biết về truyền thống văn hoá dân tộc, 
tinh hoa văn hoá nhân loại trong nhiều người Việt Nam còn hạn chế. 
Điều đó đang gây ra những khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế 
của nước ta hiện nay. 
Ba là, tình trạng quan liêu trong bộ máy nhà nước, một bộ phận cán bộ 
tham nhũng cửa quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân đang 
làm biến dạng nhân cách con người, làm cho con người bị phân thân; 
không ít kẻ cơ hội, hữu khuynh chui vào tổ chức đảng, cơ quan nhà nước 
 169
 gây ra những tác động xấu đang làm xói mòn lòng tin của quần chúng đối 
với Đảng và Nhà nước ta. "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng 
chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là 
rất nghiêm trọng"1 đang làm giảm nhiệt tình, hăng say lao động, hạn chế 
sức sáng tạo trong một bộ phận những người lao động, tác động không nhỏ 
tới niềm tin và sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trau dồi đạo đức cách 
mạng của các thế hệ trẻ hôm nay. 
Nhiều người muốn ở lại thành phố, bỏ nghề gây lãng phí cho xã hội và 
gia đình. Cơ cấu đào tạo giữa các ngành, giữa các bậc học chưa hợp lý, do 
vậy dẫn tới tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ hiện nay. Nhìn chung, 
việc đào tạo và sử dụng cán bộ ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập. Tình 
trạng thiếu việc làm trong một bộ phận thanh niên đang tạo ra sức ép lớn 
cho xã hội. 
Bốn là, sự kết hợp các nguồn lực ở nước ta còn nhiều hạn chế. Khí 
hậu Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc trồng các loại cây nông, công 
nghiệp vùng nhiệt đới, nhưng hiệu quả khai thác đất đai ở nước ta còn thấp, 
trong khi đó sức lao động ở Việt Nam còn dôi dư khá nhiều. Tình trạng 
thiếu việc làm ở nông thôn, một bộ phận người lao động thất nghiệp ở 
thành phố đang gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực con người ở nước ta 
hiện nay. 
Năm là, năng lực lao động của người lao động Việt Nam còn hạn chế. 
Số người lao động qua đào tạo còn ở mức thấp so với các nước trong khu 
vực. Những người lao động được đào tạo còn có sự tách rời giữa lý luận và 
thực tiễn. Người lao động còn mang nặng tư duy ý thức tác phong của 
người sản xuất nhỏ, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, v.v. Nhiều người đã được 
đào tạo nhưng lại không làm đúng ngành nghề. 
Những hạn chế trong việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực 
con người Việt Nam trong thời gian qua do những nguyên nhân sau: 
Thứ nhất: Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa 
xã hội, năng suất lao động còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn nhiều 
khó khăn, tình trạng nghèo đói còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, do 
vậy, việc chăm sóc đầy đủ, đảm bảo những điều kiện cho con người phát 
triển toàn diện còn hạn chế. 
Thứ hai: Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh, với khẩu hiệu tất 
cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng, chúng ta dồn sức người sức của để 
1. Sđd, tr. 76. 
 170
 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, không có điều kiện chăm sóc 
cho con người trên nhiều phưong diện. 
Hiện nay hậu quả chiến tranh còn để lại rất nặng nề đòi hỏi toàn Đảng, 
toàn dân phải tiếp tục khắc phục. 
Thứ ba: Những ảnh hưởng của phong tục tập quán, thói quen của 
người sản xuất nhỏ như: thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, cách nhìn thiển cận, 
tâm lý tự ty, tính vị kỷ, cục bộ địa phương, kể cả tác phong gia trưởng 
trong giáo dục và đánh giá mỗi con người, v.v.. 
Thứ tư: Tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa 
xã hội cùng với những hạn chế trong việc nghiên cứu lý luận chủ nghĩa 
Mác-Lênin đã dẫn chúng ta tới những hạn chế trong việc chăm lo, đào tạo, 
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người ở nước ta trong những năm 
qua. Cơ chế hành chính bao cấp tạo nên tư tưởng trông chờ ỷ lại, sự thiếu 
dân chủ trong đời sống xã hội đã hạn chế phát triển tính năng động, sáng 
tạo, tính dám chịu trách nhiệm của con người Việt Nam. 
Thứ năm: Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở 
rộng giao lưu quốc tế, một mặt cũng tạo ra những tác động tích cực, nhưng 
mặt khác cũng đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực như: lối sống thực 
dụng, chỉ vì chức, vì quyền, vì tiền mà không ít người có thể làm mọi việc 
bất chấp luân thường đạo lý. Điều đó gây ra những tác động xấu trong xã 
hội. 
Thứ sáu: Sự đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn hạn chế, "công tác 
quản lý giáo dục - đào tạo có những mặt yếu kém bất cập"1. Phương pháp 
giáo dục còn chưa kích thích được tính sáng tạo của người học, chưa thực 
sự gắn kết lý luận với thực tiễn cuộc sống, cho nên không ít sinh viên sau 
khi ra trường khó xin việc. Tình trạng tiêu cực trong giáo dục còn đang phổ 
biến ở nhiều nơi, chất lượng giáo viên còn hạn chế. Những điều đó đang 
ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trực tiếp ảnh hưởng tới việc phát huy 
nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. 
Thứ bảy: Những yếu kém trong quản lý nhà nước, hệ thống luật pháp 
chưa đồng bộ, tính gia trưởng, sự bảo thủ trong một số cán bộ có chức có 
quyền, tâm lý đố kỵ, ghen ghét với những người có năng lực của một số 
người đang hạn chế phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay. 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 1997, tr. 25. 
 171
 2. Những phương hướng và giải pháp phát huy nguồn lực con người 
ở Việt Nam hiện nay 
a) Những phương hướng 
Để phát huy nguồn lực con người Việt Nam thực hiện thắng lợi sự 
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần thực hiện một số 
phương hướng sau: 
Thứ nhất: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát 
triển nền kinh tế đất nước. 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nội dung chuyển lao động thủ công 
sang lao động cơ khí máy móc, vừa tạo ra những điều kiện để nâng cao 
mức sống nhân dân, tạo điều kiện cho xã hội và gia đình quan tâm tới giáo 
dục nhiều hơn. Đồng thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đặt ra những 
yêu cầu, những thách thức buộc người lao động phải phấn đấu vươn lên, 
nếu họ không muốn bị thải loại khỏi dây chuyền sản xuất. 
Như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vừa là điều kiện để 
xây dựng, bồi dưỡng phát huy nguồn lực con người, đồng thời đến lượt nó 
phát huy nguồn lực con người lại là yếu tố quyết định thắng lợi sự nghiệp 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
Thứ hai: Xây dựng và từng bước hoàn chỉnh một hệ thống chính sách 
xã hội phù hợp. 
Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chính sách của Đảng 
Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là sự thể hiện lý tưởng chính trị, 
cương lĩnh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản, trong hệ thống pháp 
luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thể hiện bằng quá trình tổ chức thực 
tiễn trong cuộc sống của toàn xã hội. 
Chính sách xã hội thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế tới văn 
hoá, giáo dục, chính sách lao động việc làm v.v., là những chính sách trực 
tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người biểu hiện 
rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội; đó là những chính sách điều chỉnh 
các mối quan hệ xã hội; và là một trong những động lực trực tiếp để con 
người hoạt động trên lĩnh vực xã hội. 
Phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện 
cho việc thực hiện chính sách xã hội. 
Thực hiện tốt chính sách xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, 
chăm lo tới người lao động, tạo điều kiện cho người lao động học tập phấn 
đấu vươn lên, cống hiến hết sức mình cho xã hội sẽ góp phần to lớn phát 
triển kinh tế của đất nước. 
 172
 Chính sách xã hội dưới chủ nghĩa xã hội phải hướng tới con người và 
vì con người. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng xã hội, 
giải phóng con người, đưa con người từ vương quốc của tất yếu sang 
vương quốc của tự do. Để thực hiện điều đó, cần phải bảo đảm "tăng 
trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong 
từng bước và trong suốt quá trình phát triển"1; gắn đời sống vật chất với đời 
sống tinh thần. 
Thứ ba: Từng bước xây dựng và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản 
lý của chế độ xã hội chủ nghĩa: 
Cơ chế quản lý của một xã hội là toàn bộ những thiết chế, những quy 
định về mối quan hệ trách nhiệm, quyền hạn giữa cá nhân với tổ chức, giữa 
tổ chức với tổ chức nhằm thực hiện mục đích quản lý xã hội theo một định 
hướng nhất định của giai cấp cầm quyền. 
Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội do nhân dân lao động làm 
chủ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - tư tưởng... Do vậy, 
xã hội phải tạo ra những điều kiện cho người lao động tham gia tích cực 
vào công việc quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, thông qua 
đó mà họ tích cực đóng góp tài năng, trí tuệ cho xã hội. 
Thứ tư: Thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư 
tưởng và văn hoá. 
Nguồn lực con người là sự kết hợp các yếu tố trong con người mà 
chúng ta có thể phát huy, từ sức khoẻ tới trí tuệ, tri thức, tình yêu quê 
hương đất nước, v.v.. Như vậy, nguồn lực con người bao gồm cả những 
yếu tố tự nhiên, cả yếu tố xã hội trong mỗi con người. 
Để bồi dưỡng, phát triển và phát huy tốt hơn nữa nguồn lực con người 
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, 
chúng ta cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng xã hội chủ 
nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. Cuộc cách mạng này có nhiệm vụ 
trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho quần 
chúng nhân dân lao động, "phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống 
đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa"2
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
1996, tr. 113. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 54. 
 173
 Những phương hướng trên nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực nước ta 
ngày càng có tri thức, có trình độ tay nghề, có sức khoẻ, có năng lực quản 
lý, có ý thức, năng lực làm chủ đất nước; đồng thời phát huy ngày càng tốt 
hơn nguồn lực con người trong sự nghiệp xây dựng một xã hội "dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tiến tới chủ nghĩa xã 
hội. 
b) Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người ở nước ta hiện nay 
Để phát huy nguồn lực con người, cần thực hiện đồng bộ những giải 
pháp sau: 
Thứ nhất: Trong lĩnh vực kinh tế. 
Phải nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình sản xuất. Cần 
nhanh chóng khắc phục tình trạng tách người lao động ra khỏi tư liệu sản 
xuất. Thực hiện giao đất, giao rừng cho nông dân, tạo điều kiện cho mọi 
người dân làm chủ cụ thể những tư liệu sản xuất của toàn xã hội, ở mọi 
thành phần kinh tế. 
Huy động rộng rãi nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, đóng góp ý kiến xây 
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của đơn vị. 
Phát huy sáng kiến của người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh 
thần của họ, thực hiện phân phối công bằng, công khai, dân chủ. 
Động viên mọi người dân bỏ vốn ra sản xuất kinh doanh, khai thác thế 
mạnh của các địa phương, phát triển ngành nghề truyền thống, phát triển 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy trình độ tay 
nghề, năng lực quản lý kinh doanh của mỗi thành viên trong xã hội, để 
cùng với Nhà nước giải quyết những khó khăn của đất nước. 
Tăng cường giáo dục đạo đức, khơi dậy lương tâm nghề nghiệp, nêu 
cao trách nhiệm của mỗi người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch 
vụ. Cần làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình phải lao động 
nghiêm túc, có chất lượng, có hiệu quả, tạo ra hàng hoá tốt, nâng cao chất 
lượng dịch vụ. Điều đó vừa tạo điều kiện cho xã hội phát triển, vừa là điều 
cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Phê phán mạnh mẽ thói 
lười biếng, làm bừa, làm ẩu; ngăn chặn làm ăn phi pháp, phi đạo lý. 
Thứ hai: Trong lĩnh vực chính trị. 
Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức 
chính trị (chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của 
Đảng ta), về luật pháp, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, từ đó nâng 
cao trách nhiệm và năng lực của họ tích cực tham gia vào công việc của 
 174
 Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị của nước ta. 
Tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của quần chúng nhân dân trong 
mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã 
hội, huy động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh 
chống tham nhũng. 
Xây dựng cơ chế quản lý xã hội, quản lý nhà nước để người dân có 
điều kiện tham gia công việc Nhà nước, công việc xã hội, thực sự là người 
làm chủ đất nước; khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ trong một số cơ quan 
nhà nước. 
Phân rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng tập thể, từng cá 
nhân trong từng công việc, khắc phục tình trạng chồng chéo, hay buông 
lỏng quản lý nhà nước trong một số ngành, một số địa phương. 
Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự cường dân tộc, trách 
nhiệm công dân, bản lĩnh chính trị của mỗi người dân. Kiên quyết đấu 
tranh với những hiện tượng tiêu cực, tình trạng vi phạm kỷ cương, phép 
nước và những âm mưu chống phá của kẻ thù, bảo vệ chế độ xã hội chủ 
nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng. 
Trên cơ sở những thành quả cách mạng đạt được, người dân lao động 
mới có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu về mọi mặt và cống hiến 
ngày càng nhiều cho xã hội. 
Thứ ba: Trên lĩnh vực xã hội. 
Từng bước khắc phục đi tới loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, 
những quan hệ không bình đẳng, xây dựng quan hệ mới giữa người với 
người trên tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, 
trong đời sống xã hội. Xây dựng quan hệ bình đẳng hữu nghị giúp đỡ lẫn 
nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. 
Cần thực hiện những biện pháp làm giảm dần khoảng cách chênh lệch 
giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ. Quan tâm tới những hộ 
nghèo, những gia đình khó khăn, những hộ chính sách xã hội, những vùng 
sâu, vùng xa tạo ra cơ hội phát triển cho mọi người, làm cho mọi người dân 
đều được hưởng những thành quả y tế, giáo dục, văn hoá...  
Thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo; tập trung giải quyết những 
vấn đề cấp bách về lao động việc làm; trên cơ sở đó, người lao động mới có 
điều kiện nâng cao trình độ tri thức, trình độ tay nghề, mới có môi trường 
rèn luyện phấn đấu, cống hiến sức mình cho đất nước, cho xã hội. 
Thứ tư: Trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 
 175
 "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, 
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài"1 cho đất nước, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Cần phải tuyên truyền làm cho mọi 
người dân thấy được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của đất 
nước mà quan tâm tới lĩnh vực này. 
Đảng, Nhà nước, các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức 
chính trị - xã hội và từng gia đình đều phải quan tâm tới giáo dục và đào 
tạo. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội 
trong đào tạo thế hệ trẻ. 
Để đào tạo ra những cán bộ vừa "hồng" vừa "chuyên" có ý thức và 
năng lực làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, cần phải có sự đổi mới nội 
dung và phương pháp giáo dục. Nội dung giáo dục phải phản ánh được 
những tri thức quan trọng nhất của thời đại, những thành tựu mới nhất của 
khoa học công nghệ, phải góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự 
cường dân tộc, hình thành nhân cách mới của người lao động. 
Phải tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp dạy phải 
kích thích được tính sáng tạo, sự hăng say tìm tòi nghiên cứu của người 
học. Phương pháp học phải độc lập tự chủ, biết vận dụng kiến thức đã học 
vào giải thích và giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. 
Việt Nam là một nước còn kém phát triển về mặt kinh tế, tuy rằng đã 
đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhưng so với 
các nước trong khu vực và quốc tế vẫn còn hạn chế. Số năm học bình quân 
của người dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết chữ còn cao, do vậy, đòi hỏi chúng 
ta phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa. 
Thứ năm: Trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá 
VIII, Đảng ta đã khẳng định, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực xây 
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Văn hoá nghệ thuật nước ta trước đây 
đã phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; đã động 
viên được nhân dân tích cực tham gia trong quá trình xây dựng chủ nghĩa 
xã hội ở miền Bắc và chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Những năm đổi mới vừa qua văn học, nghệ thuật nước ta đã có những đổi 
mới về nội dung, hình thức, đã động viên được nhân dân tích cực tham gia 
sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Song bên cạnh đó văn học nghệ 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
1996, tr. 107. 
 176
 thuật vẫn còn một bộ phận đi chệch hướng, chạy theo thị hiếu thấp hèn, dễ 
dãi của một bộ phận thanh niên thiếu giáo dục. 
Đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, phê phán những tư 
tưởng phản động đang tìm cách phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa ở 
Việt Nam. "Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm 
sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã 
hội ở nước ta"1.; "Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, 
giáo dục lý luận chính trị, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự 
đồng thuận trong nhân dân"2, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng 
cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống. 
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi 
các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ, các nghệ sĩ phải nâng cao trách nhiệm 
của mình trong sáng tác, biểu diễn, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương 
tâm, vô trách nhiệm với đất nước. 
Dư luận xã hội phải lên tiếng ủng hộ những tác phẩm có nội dung, 
hình thức hay, phê phán những tác phẩm có nội dung, hình thức dở. Cần 
tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Nhà nước trong hoạt động sáng 
tác, biểu diễn, sao cho văn học nghệ thuật phải cổ vũ cho cái hay cái đẹp, 
góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao những giá trị nhân văn, 
phát huy những giá trị tốt đẹp trong con người Việt Nam. 
Đảng và Nhà nước ta phải chăm lo tới việc bồi dưỡng, nâng cao chất 
lượng và phát huy có hiệu quả nguồn lực con người Việt Nam, tạo nên sự 
phát triển nhanh và bền vững đất nước, nhanh chóng thực hiện mục tiêu 
"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".. 
Câu hỏi thảo luận và ôn tập 
1. Nêu quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người, con 
người xã hội chủ nghĩa? 
2. Phân tích quan niệm về nguồn lực con người trong mối quan hệ với 
các nguồn lực khác. Liên hệ về nguồn lực con người Việt Nam hiện nay? 
3. Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn lực con 
người ở nước ta hiện nay? 
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb, 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 66, 67. 
 177
Mục lục 
Chương I: Vị trí, đối tượng, phương pháp và chức năng của 
chủ nghĩa xã hội khoa học 
Chương II: Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 
Chương III: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 
Chương IV: Cách mạng xã hội chủ nghĩa 
Chương V: Thời đại ngày nay 
Chương VI: Xã hội xã hội chủ nghĩa 
Chương VII: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội 
chủ nghĩa 
Chương VIII: Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giữa công 
nhân với nông dân và trí thức trong quá trình xây 
dựng chủ nghĩa xã hội 
Chương IX: Vấn đề dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa 
xã hội 
Chương X: Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ 
nghĩa xã hội 
Chương XI: Vấn đề gia đình trong quá trình xây dựng chủ 
nghĩa xã hội 
Chương XII: Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình xây 
dựng chủ nghĩa xã hội 
 178

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chu_nghia_xa_hoi_khoa_hoc_do_nguyen_phuong.pdf
Ebook liên quan