Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (Xã Hương Phong, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế)

Tóm tắt Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (Xã Hương Phong, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế): ...ống đường xóm, đường kiệt của mỗi xóm được tổ chức song song nhau, mỗi kiệt nối thẳng từ bến nước ra đồng ruộng. Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 108 Mạng đường,mạng công trình Làng Thanh Phước. Nguồn: GIS Huế . Vẽ lại bở... lễ phật, rằm, mồng một hàng tháng v| cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng khác của l|ng như l| một nếp sống văn hóa truyền thống. Chùa Hồng Phúc được xây dựng từ thế kỷ XVIII, trong chùa hiện còn tấm biển ghi tên chùa làng là Hồng Phúc tự, l|m năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758), là một ngôi...kiên cố. Chợ chỉ hoạt động vào buổi sáng nhằm đ{p ứng nhu cầu ăn uống hằng ngày của người dân trong làng với các mặt h|ng chính như thực phẩm, nông sản, đồ gia vị... Chợ làng Thanh Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu, 08/2012 3. KẾT LUẬN Qu{ trình đô thị hóa đã ảnh hưởng v| t{c động mạnh mẽ đ...

pdf12 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 34 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (Xã Hương Phong, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
105 
ĐẶC TRƯNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, CẢNH QUAN, KIẾN TRÚC 
LÀNG THANH PHƯỚC (XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ) 
Bùi Thị Hiếu*, Trần Duy Khiêm 
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
*Email: hieuhanh02@yahoo.fr 
Ngày nhận bài: 16/01/2018; ngày hoàn thành phản biện: 5/3/2018; ngày duyệt đăng: 10/3/2018 
TOM TẮT 
Làng cổ, làng truyền thống ven đô l| một yếu tố quan trọng trong cấu trúc đô thị 
Huế. Nhìn nhận các giá trị đặc trưng của l|ng để từ đó có những định hướng và 
giải pháp nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị là cần thiết và cấp bách trong bối cảnh 
qu{ trình đô thị hóa đã v| đang có những t{c động và ảnh hưởng không nhỏ đến 
sự thay đổi cấu trúc và làm mất dần những đặc trưng vốn có của làng nói riêng và 
của Huế nói chung. B|i b{o dưới đ}y sử dụng những hình ảnh thu được từ thực 
địa và bản đồ dựa trên nền dữ liệu GIS sẽ mang đến cái nhìn trực quan và toàn 
diện về hiện trạng v| đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng 
Thanh Phước. 
Từ khóa: l|ng ven đô, Thanh Phước, không gian, cảnh quan, kiến trúc. 
1. MỞ ĐẦU 
Thanh Phước là một trong sáu làng thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Tr|, 
tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nằm ở vùng hạ lưu, ở ngã ba Sình, nơi gặp nhau giữa hai 
con sông lớn nhất của đất Thừa Thiên l| sông Hương v| Sông Bồ. 
Về lịch sử hình thành và phát triển, Theo Đỗ Bang, thì “Thanh Phước không phải 
là thế hệ làng Việt xuất hiện sớm từ thời Trần lúc mới tiếp quản đất Châu Ô, Châu Lý của 
Chiêm thành sau năm 1307, nhưng cũng không phải là loại làng thành lập muộn và tương đối 
ồ ạt kể từ thời Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá sau năm 1558. Đó là làng thời Lê, làng Thanh 
Phước ra đời trong thời kỳ này đã đánh dấu thời điểm thịnh trị của Đại Việt ở phía Nam”1. 
Trước khi có tên l| Thanh Phước như hiện nay, làng từng có rất nhiều tên gọi khác 
1 Đỗ Bang (1990). Lịch sử l|ng Thanh Phước, t|i liệu lưu h|nh nội bộ của t{c giả, 84 trang 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
106 
nhau như Hồng Phước vào buổi đầu thành lập, Hoằng Phước vào thế kỷ XVI nữa đầu 
thế kỷ XVII, và Hồng Ân thời T}y Sơn2. 
Cũng như nhiều làng truyền thống khác ở Huế, nông nghiệp lúa nước là hoạt 
động kinh tế chính và chi phối nhiều mặt trong đời sống xã hội, văn ho{ của người dân 
Thanh Phước. Vị trí địa lý v| điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng và quyết định hình thức 
sản xuất nông nghiệp nơi đ}y. Làng nằm giữa hai dòng nước Sông Hương v| sông Bồ, 
l| nơi thấp trũng nên thường xuyên bị lũ lụt hành hoành. Nhưng, cũng nhờ lũ lụt 
h|ng năm mà mang lại cho Thanh Phước lượng phù sa phong phú, bồi đắp cho ruộng 
nương. Ở đ}y, đồng ruộng mênh mông, đất đai tươi tốt, đã tạo ra một phương thức 
sản xuất độc canh cây lúa. Bên cạnh nông nghiệp, để kiếm thêm thu nhập vào những 
thời gian nông rỗi, người dân ở đ}y cũng tham gia v|o c{c nghề thủ công như nghề 
làm gạch ngói, nghề trang trí bằng đồ sơn, nghề mộc, nề, thợ mã... Và đặc biệt, những 
năm gần đ}y, thu nhập đ{ng kể của người dân dựa vào nghề làm trầm, l|m hương. 
Trên phương diện tổ chức không gian cảnh quan, kiến trúc, l|ng Thanh phước 
là một làng cổ vùng ven thành phố mang trong mình những đặc trưng nổi trội về tổ 
chức qui hoạch không gian, tổ chức qui hoạch mạng đường, mạng công trình và làng là 
một ví dụ điển hình tồn tại đầy đủ các yêú tố cảnh quan, kiên trúc cấu thành một làng 
truyền thống Việt như đình l|ng, chùa l|ng, cổng làng, giếng làng, dòng sông bến 
nước con đò.. 
2. ĐẶC TRƯNG TỔ CHỨC KHONG GIAN, CẢNH QUAN, KIẾN TRUC LANG 
THANH PHƯỚC 
*Tổ chức qui hoạch không gian: 
Thanh Phước là làng nông nghiệp cổ truyền có qui hoạch không gian ( khu vực 
sản xuất nông nghiệp, khu d}n cư, khu mồ mã, hệ thống đường giao thông, hệ thống 
mương m{ng<) tương đối rõ ràng và hợp lý so với nhiều làng khác ở Huế. Trong đó, 
khu vực d}n cư tập trung ở ven hai con sôngvà hai trục giao thông chính của làng. Khu 
vực các công trình công cộng , sinh hoạt cộng đồng và các công trình tôn giáo, tín 
ngưỡng của l|ng ( Đình, chùa, đền, miếu<) ở vị trí trung t}m v| có hướng chính quay 
ra bờ sông. Khu vực đồng ruộng nằm giữa l|ng v| được tách biệt với khu d}n cư và 
các làng kế cận bằng hệ thống mương, hói. Khu vực cồn bãi v| nghĩa địa, mồ mã được 
bố trí ở cuối làng và cũng khá tách biệt, không gây ảnh hưởng đến khu d}n cư v| khu 
sản xuất. 
2 Trần Văn Quyến (2010). Chùa Hồng Phước (Xã Hương Phong-Hương Tr|-Thừa Thiên Huế) v| 
nguồn tư liệu h{n nôm. Thông báo Hán Nôm học, 2010 , tr298-306). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
107 
Toàn cảnh làng Thanh Phước.Ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Chiến, Bùi Thị Hiếu, 06/2013 
Bản đồ cơ cấu sử dụng đất làng Thanh Phước. Nguồn: GIS Huế. Vẽ lại bởi Bùi Thị Hiếu 
*Tổ chức mạng đường, mạng công trình : 
Mạng đường hình xương c{ hoặc dạng rễ cây với con đường chính chạy dọc 
làng và kết nối với nó là hệ thống c{c đường nh{nh, đường kiệt, rồi ngõ cụt là dạng 
đặc trưng của các làng truyền thống Việt ở miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, cũng 
tồn tại những trường hợp cá biệt tùy thuộc v|o đặc trưng về mặt vị trí địa lý v| địa 
hình của mỗi l|ng. Thanh Phước là một ví dụ cụ thể, phía trước và phía sau của khu 
thổ cư được bao bọc bởi hai trục đường chính, một trục dọc hai bờ sông và một trục 
phân chia giữa khu sản xuất v| khu d}n cư. Nối liền hai trục đường chính này là hệ 
thống đường xóm, đường kiệt của mỗi xóm được tổ chức song song nhau, mỗi kiệt 
nối thẳng từ bến nước ra đồng ruộng. 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
108 
Mạng đường,mạng công trình Làng Thanh Phước. Nguồn: GIS Huế . Vẽ lại bởi Bùi Thị Hiếu 
*Nhà ở: 
Nhà ở l|ng Thanh Phước phần lớn đều quay về hướng sông Hương, về hướng 
nam. Diện tích dành cho nhà ở trong l|ng tương đối hạn chế, hầu như rất ít nh| có đ}t 
vườn và do hoạt động nông nghiệp chính ở đ}y l| trồng lúa nên trước mỗi nhà luôn có 
khoảng sân rộng phía trước được tr{ng xi măng để phơi thóc lúa v| có thêm khu vực 
chuồng trại để chăn nuôi. Ngôi nh| chính thường có dạng 3 gian và kèm theo ngôi nhà 
phụ. Từ sau lụt 1999, nhiều ngôi nhà phụ trong l|ng được nâng tầng để làm không 
gian tr{nh lũ. 
Nhà ở làng Thanh Phước 
Nguồn : Bản đồ hiện trạng làng Thanh Phước, 2010.Vẽ lại bởi Bùi Thị Hiếu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
109 
Nhà ở làng Thanh Phước, ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
*Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng đặc trưng: 
C{c công trình tôn gi{o, tín ngưỡng ở mỗi làng quê Việt ngoài chức năng thờ tự 
còn l| nơi sinh hoạt công đồng của người dân trong làng.Thanh Phước là làng cổ đặc 
trưng ở Huế còn tồn tại đầy đủ hệ thống đình, chùa, nh| thờ họ, đền, am miếu....Trong 
đó, phải kể đến c{c công trình như chùa Hoằng Phúc, đình ng|i Khai Canh, đền Bà Kỳ 
Thạch là những côngtrình có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng 
của người dân địa phương v| cũng có những giá trị nổi bật về điêu khắc, kiến trúc, 
cảnh quan nên rất được người dân chú trọng xây dựng, gìn giữ,và tu bổ. 
Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, làng Thanh Phước.Nguồn: GIS Huế.Vẽ lại bởi Bùi Thị Hiếu 
Đình làng là công trình kiến trúc tiêu biểu của mỗi làng quê Việt. Đó không chỉ 
l| nơi thờ Th|nh Ho|ng L|ng m| còn l| trung t}m h|nh chính v| trung t}m văn hóa, 
nơi diễn ra vô số các hoạt động đa dạng của người dân. Vì vậy, Đình làng vừa là công 
trình thờ tự vừa là không gian công cộng chính của làng. 
L|ng Thanh Phước là một trường hợp đặc biệt có đến 2 ngôi đình: Một Đình ở 
trung tâm của l|ng l|m nơi tổ chức hội họp và các hoạt động hành chính của làng và 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
110 
một Đình chính hướng mặt ra sông Hương, ngay ngã Ba Sình l| nơi thờ Ngài Khai 
Canh cũng l| nơi cất giữ các tài liệu quý v| l| nơi diễn ra các hoạt động lễ hội, các sinh 
hoạt cộng đồng của làng. Vì vậy, Đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống 
t}m linh, tín ngưỡng, văn hóa của người d}n nơi đ}y v| họ luôn có ý thức xây dựng và 
gìn giữ bằng sự đóng góp sức người, sức của. 
Đình l|ng Thanh Phước là một trong những đình l|ng tiêu biểu ở Huế với 
những đặc trưng về vị trí, phong thủy, chi tiết kiến trúc thể hiện ở trụ biểu, bình 
phong, m{i đình. 
Đình Làng Thanh-Phước. Ảnh chụpbởi Bùi Thị Hiếu 
Chùa làng: 
“Giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, văn hóa xã hội của làng quê xứ Huế 
nói riêng hay của miền Trung nói chung phải là ngôi chùa làng, ngôi chùa của một cộng đồng 
cư dân đã cùng chung sức khai phá một vùng đất, cố kết nhau trong sinh hoạt tâm linh bền 
chặt....”3. Đa số d}n L|ng Thanh Phước đều theo Phật Gi{o, văn hóa Phật giáo ảnh 
hưởng sâu rộng và mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, xã hội của người d}n nơi đ}y. Vì 
vậy, chùa Hồng Phúc ở trung tâm l|ng Thanh Phước không chỉ l| nơi thờ Phật, thờ các 
vị thánh, các họ tiền hiền, sắc phong các triều đại phong kiến ban cấp cho làng mà còn 
l| nơi sinh hoạt Phật sự vào các ngày lễ phật, rằm, mồng một hàng tháng v| cũng là 
nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng khác của l|ng như l| một nếp sống văn hóa truyền 
thống. 
Chùa Hồng Phúc được xây dựng từ thế kỷ XVIII, trong chùa hiện còn tấm biển 
ghi tên chùa làng là Hồng Phúc tự, l|m năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758), là một ngôi 
chùa làng tiêu biểu của vùng Huế còn bảo lưu được nhiều giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, 
văn hóa, kiến trúc, cảnh quan. 
3 Trần Đại Vinh, (2002). Chùa làng trong sinh hoạt tôn gi{o, văn hóa, xã hội của Làng quê xứ 
Huế, Tạp chí Nghiên cứu Huế, Tập 3-2002. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
111 
Chùa Hoàng-Phúc ở Làng Thanh-Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu. 
Đền Kỳ Thạch Phu Nhân 
Một công trình rất đặc biệt khác của l|ng Thanh Phước đó l| đền Kỳ Thạch Phu 
nhân nằm cạnh Đình làng trong đó có thờ tượng thần Siva, một công trình điêu khắc 
trên đ{, một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, là dấu tích chứng minh rằng Thanh Phước 
trước đ}y l| vùng đ}t của người Chàm.Đền được d}n l|ng xem l| nơi linh thiên v| họ 
thường đến đ}y cầu mưa thuận gió hòa, đi biển đi sông an to|n. 
Đền Kỳ-Thạch Phu Nhân, Làng Thanh-Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
Một nét đặc trưng nữa là trong làng hiện còn tồn tại rất nhiều các miếu thờ và 
có bảy nhà thờ họ thờ bảy họ của làng: Phan, Nguyễn, Lê, Trương, Ngô, Trần, Huỳnh 
trong đó nhiều nhà thờ họ có niên đại xây dựng khá sớm như các nhà thờ họ Phan, Lê, 
Nguyễn, đều được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX và rất chú trọng về mặt phong thủy, 
hình thức và chi tiết kiến trúc. 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
112 
Miếu thờ ở Thanh-Phước.Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
Nhà thờ họ Làng Thanh Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
*Giếng làng: 
Giếng làng từ l}u đã trở th|nh nơi linh thiên của làng, theo phong thủy, đó l| 
nơi trời v| đất giao hòa, l| nơi dung hòa cả 3 yếu tố: Đất, nước và không khí. Ngoài ra, 
giếng l|ng còn l| nơi diễn ra các hoạt động hằng ngày của người d}n như tắm, giặt, là 
nơi gặp gỡ trò chuyện của người dân. Ở Thanh Phước, chúng ta có thể tìm thấy vết tích 
của cái giếng cổ hình vuông rất nổi tiếng , tên là Cao Biền, nằm ngay đầu l|ng, l| nơi 
cung cấp nước sinh hoạt chính cho làng và các làng lân cận trước đ}y. B}y giờ, khi hệ 
thống cấp nước sạch đã có, người dân làng Thanh Phước không còn sử dụng nước ở 
đ}y cho sinh hoạt hằng ngày nhưng với họ, giếng vẫn hiện hữu và trở thành di tích 
của làng. Hiện nay, giếng vẫn được gìn giữ và giếng như một cái hồ nhỏ của làng mà 
người dân trồng sen v| có đặt tượng Phật để thờ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
113 
Giếng vuông Cao Biền làng Thanh-Phước.Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
*Cổng làng 
Cổng l|ng l| một trong những yếu tố đặc trưng v| không thể thiếu của làng 
truyền thống Việt, đặc biệt l| c{c l|ng miền Bắc v| miền Trung Việt Nam m| ở đó cấu 
trúc làng thường được bao bọc bởi lũy tre d|y đặc v| người ta thông qua cổng l|ng để 
có thể tiếp cận với l|ng.Ở L|ng Thanh Phước, ngo|i cổng chính của l|ng, mỗi xóm 
luôn có một cổng riêng v| mỗi đường kiệt của xóm luôn bắt đầu bởi một chiếc cổng v| 
kết thúc bởi một bến nước. 
s 
Vị trí cổng và bến nước làng Thanh Phước. Vẽ lại bởi Bùi Thị Hiếu 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
114 
Cổng làng Thanh Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu 
*Chợ Làng Thanh Phước 
Chợ l|ng Thanh Phước được bố trí ngay dưới chân cầu Thanh Phước, dọc theo 
sông Bồ, ở vị trí trung tâm của l|ng. Đ}y l| chợ riêng của l|ng, qui mô tương đối nhỏ 
v| chưa được xây dựng kiên cố. Chợ chỉ hoạt động vào buổi sáng nhằm đ{p ứng nhu 
cầu ăn uống hằng ngày của người dân trong làng với các mặt h|ng chính như thực 
phẩm, nông sản, đồ gia vị... 
Chợ làng Thanh Phước. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu, 08/2012 
3. KẾT LUẬN 
Qu{ trình đô thị hóa đã ảnh hưởng v| t{c động mạnh mẽ đến sự thay đổi cấu 
trúc làng xã truyền thống cũng như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của những làng 
quê ven đô ở Việt Nam nói chung và Huế nói riêng. Đó l| sự mất dần diện tích đất 
nông nghiệp, đất canh tác cho những dự án phát triển đô thị, xây dựng c{c khu đô thị 
mới; đó l| sự chuyển đổi ngành nghề, sự mai một của các nghề thủ công truyền thống; 
sự mất dần, xuống cấp và sử dụng sai mục đích c{c di tích, c{c công trình tôn gi{o, tín 
ngưỡng; sự lãng quên các phong tục, tập quán và các hoạt động lễ hội truyền thống.... 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 13, Số 1 (2018) 
115 
Nhưng, Thanh Phước có thể được xem như l| một trường hợp ngọai lệ, ít chịu ảnh 
hưởng của tiến trình tất yếu trên. Ở đ}y, hình ảnh của một làng quê cổ, yên ả, bình dị 
bên dòng sông Hương, sông Bồ với bến nước, con đò; với chùa l|ng, đình l|ng, nh| thờ 
họ, đền, am , miếu; với đồng ruộng xanh tốt quanh năm; với những nghề thủ công, các 
lễ hội và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng làng quê vẫn rất rõ nét v| được gìn giữ. 
Bảo tồn và nâng cao giá trị đặc trưng của các làng truyền thống trước t{c động 
của qu{ trình đô thị hóa l| đòi hỏi cần thiết và cấp bách khi làng xã là một yếu tố quan 
trọng trong cấu trúc đô thị Huế v| văn hóa l|ng l| c{i nôi v| l| đặc trưng của văn hóa 
Huế.4 
Vấn đề đặt ra là làm sao quá trình mở rộng và phát triển Huế tương lai vẫn gìn 
giữ được những hình ảnh đẹp nhất, những giá trị đặc trưng (văn hóa, kiến trúc, cảnh 
quan...) của những l|ng quê ven đô? L|m sao để chất lượng sống của người dân có thể 
được cải thiện dựa vào những lợi thế ngay chính trên mảnh đất quê hương mình? 
Ngoài thế mạnh về nông nghiệp, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch văn hóa l| một 
định hướng tối ưu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh nh| đồng thời sử 
dụng v| ph{t huy được những tiềm năng sẵn có ở mỗi làng quê ?. 
Thanh Phước và những làng lân cận dọc sông Hương, sông Bồ, với những lợi 
thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và những giá trị nổi bật về cảnh quan, di sản làng 
quê, văn hóa, lễ hội, nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp...sẽ l| điểm đến du lịch 
hấp dẫn cho du khách nếu chính quyền địa phương v| người dân cùng chung sức đưa 
ra những định hướng và giải pháp thích hợp. Quảng bá hình ảnh làng quê với các lễ 
hội truyền thống như đua ghe, lễ tế làng, lễ xuân tế, thu tế và các sản phẩm thủ công 
truyền thống; khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động, các dịch vụ du lịch 
cộng đồng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường sống, tổ chức các tour du 
lịch có kết nối các làng lân cận nhằm l|m đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch 
...là những gợi ý bước đầu nhằm làm sống lại những di sản làng quê. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trần Đại Vinh (2002), Chùa làng trong sinh hoạt tôn gi{o, văn hóa, xã hội của Làng quê xứ 
Huế, Tạp chí Nghiên cứu Huế, Tập 3-2002. 
[2] Trần Văn Quyến, (2010), Chùa Hồng Phước (Xã Hương Phong- Hương Tr|- Thừa Thiên 
Huế) và nguồn tư liệu hán nôm, Thông báo Hán Nôm học, 2010, tr.298-306. 
[3] Đỗ Bang (1990), Lịch sử l|ng Thanh Phước, tài liệu lưu h|nh nội bộ của tác giả, 84 trang. 
[4] Nguyễn Hữu Thông (2005), Vị trí v| đặc điểm của làng truyền thống trong cấu trúc đặc 
trưng của đô thị Huế, Tạp chí Sông Hương, Số 194, 04/ 2005. 
4 Nguyễn Hữu Thông (2005), Vị trí v| đặc điểm của làng truyền thống trong cấu trúc đặc trưng 
của đô thị Huế, Tạp chí Sông Hương, Số 194, 04/ 2005. 
Đặc trưng tổ chức không gian, cảnh quan, kiến trúc làng Thanh Phước (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, ) 
116 
CHARACTERISTICS OF ORGANIZING SPACE, LANDSCAPE 
AND ARCHITECTURE OF THANH PHUOC VILLAGE ( HUONG PHONG 
COMMUNE, HUONG TRA DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE) 
Bui Thi Hieu*, Tran Duy Khiem 
Faculty of Architecture, University of Sciences, Hue University 
*Email: hieuhanh02@yahoo.fr 
ABSTRACT 
Ancient villages and traditional villages located in the suburban area are the 
important factors in Hue’s urban structure. Recognizing the specific values of these 
villages is the way to introduce some orientations and solutions to preserve and 
improve the necessary and urgent values in the context of urbanization, having 
significantly impacted on changes of structure leading to the gradual 
disappearance of villages’ characteristics particularly and those of Hue city 
generally. This article uses the photos collected from field trips and maps based on 
GIS data contributing to provide the visual and comprehensive view about the 
situation and characteristics in term of organizing space, landscape and 
architecture of Thanh Phuoc Village. 
Keywords : Suburban village, Thanh Phuoc, space, landscape, architecture. 
Bùi Thị Hiếu sinh ngày 29/08/1981 tại Huế. Năm 2004, b| tốt nghiệp Kiến 
trúc sư tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Năm 2010, b| ho|n th|nh 
chương trình thạc sĩ chuyên ng|nh Thiết kế đô thị, Di sản và Phát triển 
bền vững, hợp tác giữa Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội v| Trường Đại 
học Kiến trúc Toulouse, Ph{p. Năm 2014, b| lấy bằng tiến sĩ chuyên 
ngành Kiến trúc của Trường Đại học Kiến Trúc Grenoble, Ph{p v| sau đó 
trở về làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khoa Kiến trúc, 
Trường Đại học khoa học, Đại học Huế. 

File đính kèm:

  • pdfdac_trung_to_chuc_khong_gian_canh_quan_kien_truc_lang_thanh.pdf