Đại cương về thăm dò chức năng sinh lý
Tóm tắt Đại cương về thăm dò chức năng sinh lý: ...giãn tĩnh mạch thực quản. - Bệnh của tâm vị: hẹp tâm vị do co thắt cơ năng, hẹp tâm vị do loét hoặc do u tâm vị. - Bệnh ở dạ dày: viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, polyp dạ dày, viêm loét miệng nối sau cắt đoạn dạ dày. - Hẹp môn vị do các nguyên nhân. - Viêm loét hành tá tràng. ...thận. - Không được bài tiết bởi ống. Độ thanh thải của ure nội sinh có thể được dùng để đánh giá chức năng tái hấp thu của ống, mặc dù nó không được tế bào biểu mô ống tái hấp thu tích cực. Tuy nhiên, ure trong dịch lọc tiểu cầu, khuếch tán ra ngoài ống khi nồng độ của nó tăng lên, do sự g...mạch. Công thức ước tính đã được nghiên cứu ở người Việt Nam: % CHCS = 0,86 (tần số tim + 1,08.huyết áp hiệu số) – 94,8 - Đánh giá kết quả: + CHCS bình thường: - 8% đến +10%. + CHCS giảm: nghĩ đến khi <-16%, chắc chắn khi <-24%. Nguyên nhân chủ yếu do suy giáp nhưng cũng có thể ...
hoặc giảm quá 2 lần đập trong 15 giây. 3. Thăm dò chức năng hệ thần kinh thực vật qua quan sát da 3.1. Nghiệm pháp ngâm lạnh - Cơ sở sinh lý học: da các chi càng ở xa trung tâm bao nhiêu, càng mang nhiều tính chất biến nhiệt bấy nhiêu. Ở các ngón chi, nới mạch máu chủ 153 yếu là tiểu động mạch, thì nhiệt độ da là một thông số rất có ích cho việc đánh giá những rối loạn điều hòa thần kinh thực vật. - Phương pháp tiến hành: điều kiện làm nghiệm pháp giống như khi đo chuyển hóa cơ sở. Nhúng bàn tay vào nước lạnh 150C trong 5 phút. Sau đó dùng khăn bông thấm khô tay, tránh không kích thích da tay. Đo nhiệt độ ở gan bàn tay gần ngón cái phía cổ tay và ở cuối các ngón I, III, V. Ngửa bàn tay lên. Cứ 3 phút một lần đo nhiệt độ, kẻ thành đồ thị diễn biến theo thời gian cho đến khi nhiệt độ da không tăng nữa (không quá 250C). Đo ở cả hai bàn tay. - Đánh giá kết quả: bình thường thời gian tăng nhiệt độ đầu chi là 10-20 phút. Đối với loại hình phản ứng dãn tiểu động mạch (viêm cấp, cường giáp), thời gian đó là 0-9 phút. Đối với loại hình phản ứng co tiểu động mạch (suy giáp, tetani, viêm dây thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật) thời gian kéo dài tới 30 phút và hơn nữa. 3.2. Nghiệm pháp mồ hôi - Cơ sở sinh lý học: chức năng bài tiết mồ hôi phụ thuộc vào tính phản ứng chung của hệ thần kinh thực vật. Nghiệm pháp này giúp phát hiện được phân đoạn thần kinh thực vật bị rối loạn. - Phương pháp tiến hành: lau khô da, rồi bôi lên phần da muốn nghiên cứu dung dịch có thành phần: iod tinh khiết 1,5, dầu thầu dầu 10, rượu tuyệt đối vừa đủ 100. Ngay khi rượu vừa bay hơi thấy màu không đồng đều thì dùng một miếng bong xoa cẩn thận cho đều. Sau đó phun một lớp mỏng bột hồ lên phần da có thoa thuốc. Bột hồ phải thẳng góc với hướng trôi và không bị cử động làm thay đổi chỗ. Tiếp tục dùng bình phun khí nhẹ để thổi phần bột hồ thừa không dính vào lớp da dầu cho bay đi. Nghiệm pháp tiến hành trong khoảng 1 giờ. Làm cho đối tượng ra mồ hôi bằng cách uống 1g aspirin với ¼ lít nước trà nóng, rồi phơi dưới ánh đèn có dây tóc hoặc tia nắng. Kết quả lưu lại bằng cách chụp ảnh. Lau vết iod và bột hồ bằng nước nóng. - Đánh giá kết quả: bình thường trên da hình thành màu xanh sẫm của iod bột hồ, diễn biến qua 7 giai đoạn: đầu tiên là nền trắng có những chấm đen, những chấm này dần to lên như những hạt cườm màu đen, các hạt to nữa và dính vào nhau, toàn bộ vùng da sẽ sẫm màu, mồ hôi chảy ra làm mất dần màu đen, màu da chuyển sang màu sôcôla nhạt hơn, cuối cùng mồ hôi chảy nhiều làm hết màu. Theo dõi diến biến các giai đoạn ở 2 bên vùng da đối xứng. Bên nào mồ hôi chảy sớm hơn bên kia thì đó là dấu hiệu của tăng tính hưng phấn ở bên đó. 4. Thăm dò chức năng hệ thần kinh thực vật qua quan sát hoạt động cơ 4.1 Khảo sát hiện tượng run - Bị run do rối loạn thần kinh thực vật thường xảy ra ở mí mắt, lưỡi, bàn tay Loại run này cũng giống các hiện tượng run bệnh lý khác nhưng 154 thường nhẹ hơn. Khi làm khảo sát cần tránh cho bệnh nhân bị nhiễm lạnh, xúc cảm, mệt mỏi và căng thẳng thần kinh, lưu ý người già. - Phương pháp tiến hành: + Khảo sát run bàn tay: yêu cầu đối tượng nhắm mắt, giơ tay ngang đằng trước, đặt một tờ giấy mỏng lên bàn tay đối tượng và quan sát. Cũng có thể tiến hành bằng cách áp lòng bàn tay mình vào đầu ngón tay đối tượng. Khi đối tượng run, thì ở khớp bàn tay ta cảm thấy có một cử động đặc biệt. + Khảo sát run mí mắt: yêu cầu đối tượng nhắm mắt chặt. Quan sát cử động của các cơ vòng và hiện tương chớp mắt. Trước khi khảo sát đối tượng tránh không đọc sách lâu hoặc làm bất cứ việc gì dẫn đến mỏi mắt. - Đánh giá kết quả: run tay nhẹ hoặc cử động run cơ vòng quanh mí mắt có thể dẫn tới chớp mắt là những triệu chứng thường gặp khi có rối loạn thần kinh thực vật. 4.2. Nghiệm pháp nổi bắp cơ nhị đầu - Phương pháp tiến hành: giơ cánh tay ra trước, tì lên một vật đỡ như mặt bàn. Để cơ nhị đầu hoàn toàn dãn mềm, dùng búa phản xạ, gõ theo phương thẳng góc vào cơ. Sau đó quan sát xem có hiện tượng nổi bắp cơ nhị đầu không, thời gian duy trì. - Đánh giá kết quả: xuất hiện nổi bắp cơ nhị đầu là thể hiện rối loạn thần kinh thực vật theo hướng tăng tính hưng phấn. 5. Thăm dò chức năng hệ thần kinh thực vật dựa trên biến đổi chuyển hóa 5.1 Khảo sát chuyển hóa năng lượng - Cơ sở sinh lý học: chuyển hóa năng lượng được điều hòa bởi nhiều bộ máy trong đó thần kinh thực vật đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi ngắn hạn của tính hưng phấn thần kinh giao cảm diễn biến song song với những dao động ngắn hạn của chuyển hóa cơ sở mà không có sự tham gia trực tiếp của tuyến giáp. Hệ thần kinh giao cảm làm tăng nhu cầu oxy, hệ phó giao cảm thì làm giảm. - Phương pháp tiến hành: đo chuyển hóa cơ sở như thăm dò chức năng tuyến giáp. - Đánh giá kết quả: xác định sự tương quan giữa tần số tim và chuyển hóa cơ sở. Cường giao cảm làm tần số tim tăng tỷ lệ với mức tăng chuyển hóa cơ sở. Nhược giao cảm thì tần số tim nhanh trong khi chuyển hóa cơ sở giảm. Cường phó giao cảm có biểu hiện tần số tim chậm và chuyển hóa cơ sở giảm. Ngoài ra quan sát hình thái hô hấp đồ còn có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa cường giáp và rối loạn thần kinh thực vật. 5.2. Khảo sát chuyển hóa glucid 155 - Cơ sở sinh lý học: cùng với hệ nội tiết, thần kinh thực vật cũng tham gia điều hòa đường huyết. Thần kinh giao cảm làm tăng đường huyết và thần kinh phó giao cảm làm giảm đường huyết. - Phương pháp tiến hành: tiến hành nghiệm pháp gây tăng glucose bằng đường uống. - Đánh giá kết quả: sau khi đã loại trừ các rối loạn nội tiết có thể đánh giá rối loạn thần kinh thực vật là đường huyết biến động nhiều chênh lệch >20mg% từ ngày này sang ngày kia dù lấy máu vào cùng một thời điểm và đảm bảo thực hiện nghiệm pháp như nhau. Đối với cường giao cảm có đặc trưng đường huyết lúc đói tương đối cao, sau nghiệm pháp giảm nhanh và có dao động hạ đường huyết. Đối với cường phó giao cảm có đặc trưng là đường huyết lúc đói tương đối thấp, sau nghiệm pháp đường huyết lên không cao lắm và khi xuống thì chậm. * Tài liệu tham khảo 1. Trịnh Bỉnh Di, Lê Thành Uyên, Đoàn Yên (1979), Một số thăm dò chức năng sinh lý, Nhà xuất bản Y học. 2. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản Y học. * Câu hỏi lượng giá 1. CHỌN CÂU SAI. Một số quy tắc khi thực hiện nghiệm pháp thăm dò chức năng thần kinh thực vật: a. Đo các đại lượng ban đầu bằng cách làm nghiệm pháp vào nhiều ngày khác nhau, làm lúc đói, lúc nghỉ ngơi b. Nghiệm pháp chỉ làm vào cùng một giờ trong ngày để loại trừ ảnh hưởng nhịp ngày đêm c. Khi phải làm nhiều lần nghiệm pháp thì có khoảng cách nghỉ đủ dài giữa các lần d. Không nên thực hiện nhiều nghiệm pháp cùng một lúc trên đối tượng nghiên cứu 2. Kết quả khi thực hiện nghiệm pháp ép xoang cảnh theo Czermak và Hering ở một người khỏe mạnh: a. Tăng nhịp tim b. Tăng huyết áp c. Ép bên phải có tác dụng mạnh hơn bên trái d. Tăng lưu lượng máu về tim 156 THĂM DÒ CHỨC NĂNG THẦN KINH CAO CẤP * Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có thể : 1. Nêu được các bài trắc nghiệm thường dùng để đánh giá trí tuệ. 2. Nắm được một vài thang điểm thường được sử dụng để đánh giá hoạt động tâm thần kinh trên lâm sàng. 1. Đại cương về thăm dò chức năng thần kinh cao cấp Hoạt động thần kinh cao cấp là những hoạt động chức năng của hai bán cầu đại não mà đỉnh cao là vỏ não, là những hoạt động trí tuệ của con người. Thần kinh cao cấp bao gồm các lĩnh vực như tư duy, ngôn ngữ, học tập, trí nhớ, hành vi và động cơ, xúc cảm của con người. Nhiều lĩnh vực trong đó cơ chế hoạt động vẫn còn là dấu chấm hỏi. Thật khó để có thể đánh giá hết khả năng, cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp. Trên thực tế để thăm dò hoạt động chức năng thần kinh cao cấp người ta thường xây dựng các bài test, các thang điểm đánh giá tùy theo mỗi lĩnh vực cần khảo sát trên từng cá thể khác nhau. 2.Các thăm dò chức năng thần kinh cao cấp thường được sử dụng 2.1. Bài trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Để kiểm tra năng lực trí tuệ của mỗi người, ngày nay người ta thường sử dụng các bài trắc nghiệm để đánh giá chỉ số thông minh hay còn gọi là IQ (intelligence quotient). IQ là một chỉ số tương đối. Người ta thấy rằng chỉ số IQ thay đổi rất lớn khi đang trong thời kỳ thiếu niên (dưới 16 tuổi) và chỉ số IQ được đo ở thời kỳ này có tính tin cậy không cao. Chỉ số này dần ổn định khi qua 16 tuổi, tại độ tuổi từ 16-20 IQ vẫn tiếp tục có xu hướng biến động dù không nhiều. Một người thường đạt được chỉ số IQ cao nhất vào độ tuổi 20-30 và sau đó chỉ số này thường có xu hướng giảm dần. Hiện nay trên thế giới tồn tại 3 loại trắc nghiệm IQ chính - Các bài trắc nghiệm IQ một cách tổng quan bao gồm cả kiến thức, trí nhớ, ngôn ngữ, tính toán về số học, không gian. Những bài trắc nghiệm nổi tiếng là Wechsler Adult Intelligence Scale – WAIS, Standford-Binet V. - Các bài trắc nghiệm công bằng giữa các nền văn hóa, giúp cho việc xác định và nghiên cứu giữa cá cá nhân, cộng đồng ở các nước, các nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau được công bằng và chính xác nhất. Thông thường những bài trắc nghiệm này chỉ có một hoặc cả hai phần là không gian, tính toán số học. Các bài trắc nghiệm nổi tiếng gồm có Cattell Culture Fair III, Raven’s Progressive Matrices. - Các bài trắc nghiệm nhằm mục đích xác định chỉ số IQ của những người có chỉ số này cao High range IQ test. Thông thường các bài trắc 157 nghiệm này dùng cho những người có IQ cao trên 130 với SD15, 132 với SD16, và 148 với SD24. Các bài trắc nghiệm nổi tiếng như Mega test, Paul Cooijmans, Xavier Jouve, Stanislav Hatala ... Ngoài những bài trắc nghiệm nổi tiếng và có độ tin cậy cao trên, những bài trắc nghiệm IQ khác được gọi là tốt nếu nó được: - Tạo ra từ nhà tâm lý học có chuyên ngành khởi tạo các bài trắc nghiệm. - Nhà tâm lý học phải có IQ đủ cao. - Được kiểm tra và thử nghiệm trên một số lượng đủ lớn những người tham gia từ đó xây dựng nên bảng quy đổi chỉ số. - Được so sánh với các bài trắc nghiệm khác và có tính toán cụ thể về mức độ liên hệ với các bài trắc nghiệm này. Tùy theo mỗi bài test có cách quy đổi IQ khác nhau, ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24. 2. Các thang điểm đánh giá hoạt động thần kinh cao cấp trên lâm sàng 2.1. Thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow Đây là một phương pháp thường dùng để đánh giá tri giác, ý thức của người bệnh trên lâm sàng. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có ý nghĩa trong việc tiên lượng và theo dõi diễn tiến của người bệnh. Thang điểm có 3 yếu tố, gồm các đáp ứng bằng mắt, lời nói và vận động. Điểm chi tiết cũng như tổng số điểm của ba loại đáp ứng đều được theo dõi. Bảng 1. Thang điểm Glasgow Đáp ứng Điểm Mắt (E: eyes): - Mở mắt tự nhiên. - Mở mắt khi nghe gọi - Mở mắt khi bị làm đau. - Không mở. 4 3 2 1 Trả lời (V: verbal): - Nhanh, chính xác. - Chậm, không chính xác. - Trả lời lộn xộn. - Không thành tiếng (chỉ ú ớ, rên ). - Nằm im không trả lời. 5 4 3 2 1 Vận động (M: motor): - Làm theo lệnh. - Làm đau: gạt tay đúng chỗ. 6 5 158 - Làm đau: gạt tay không đúng chỗ. - Gấp cứng hai tay. - Duỗi cứng tứ chi. - Nằm im không đáp ứng 4 3 2 1 Cách tính điểm: cộng E + V + M: điểm thấp nhất 3, điểm cao nhất 15. - Glasgow 3-4 điểm tương ứng với hôn mê độ IV. - Glasgow 5-8 điểm tương ứng hôn mê độ III. - Glasgow 9-11 điểm tương ứng với hôn mê độ II. - Glasgow 12-13 điểm được coi là hôn mê độ I. Chấn thương sọ não nặng là những trường hợp có điểm số Glasgow từ 3-8 điểm. 2.2. Thang điểm đánh giá lo âu, trầm cảm Trầm cảm và lo âu là những rối loạn tâm thần thường gặp. Trên lâm sàng để đánh giá, theo dõi tình trạng này người ta thường cho bệnh nhân thực hiện các bài test sau đó quy đổi ra từng thang điểm, điển hình như thang điểm đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS, thang điểm đánh giá trầm cảm BECK, thang điểm đánh giá lo âu ZUNG, thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu MMSE * Thang điểm đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS 21 Mức độ đánh giá: 0: Không đúng với tôi chút nào cả 1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng Bảng 2. Bảng điểm đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS 21 S 1. Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3 A 2. Tôi bị khô miệng 0 1 2 3 D 3. Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3 A 4. Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) 0 1 2 3 D 5. Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3 S 6. Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống 0 1 2 3 A 7. Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...) 0 1 2 3 S 8. Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3 A 9. Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười 0 1 2 3 D 10. Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả 0 1 2 3 S 11. Tôi thấy bản thân dễ bị kích động 0 1 2 3 S 12. Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3 D 13. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3 159 S 14. Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm 0 1 2 3 A 15. Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 0 1 2 3 D 16. Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa 0 1 2 3 D 17. Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người 0 1 2 3 S 18. Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 A 19. Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp) 0 1 2 3 A 20. Tôi hay sợ vô cớ 0 1 2 3 D 21. Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa 0 1 2 3 Cách tính điểm: điểm của trầm cảm, lo âu và stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2. Bảng 3. Cách tính điểm đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS 21 Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 - 9 0 - 7 0 - 14 Nhẹ 10 - 13 8 - 9 15 - 18 Vừa 14 - 20 10 - 14 19 - 25 Nặng 21 - 27 15 - 19 26 - 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 * Thang điểm đánh giá trầm cảm BECK: Trong bảng này có 21 đề mục, đánh số từ 1 đến 21, mỗi đề mục có ghi một số câu phát biểu. Bạn hãy đọc cẩn thận tất cả các câu và chọn ra một câu mô tả gần giống nhất tình trạng mà bạn cảm thấy hai ba ngày nay. Ban hãy chắc chắn là đã đọc tất cả các câu trước khi lựa chọn. Bạn hãy đánh dấu chéo ở đầu câu của mỗi đề mục mà bạn đã chọn (xin đừng bỏ sót mục nào). 1. 0 Tôi không cảm thấy buồn. 1 Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn. 2 Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn. 3 Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh đến mức không thể chịu được. 2. 0 Tôi không nản lòng về tương lai. 1 Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước. 2 Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả. 3 Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi. 3. 0 Tôi không cảm thấy như bị thất bại. 1 Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác. 2 Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất bại. 3 Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại. 4. 0 Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn thường thích. 1 Tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích. 2 Tôi còn rất ít thích thú về những điều trước đây tôi vẫn thường thích. 160 3 Tôi không còn chút thích thú nào nữa. 5. 0 Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả. 1 Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội. 2 Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình có tội. 3 Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội. 6. 0 Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt. 1 Tôi cảm thấy có lẽ mình đang bị trừng phạt. 2 Tôi mong chờ bị trừng phạt. 3 Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt. 7. 0 Tôi thấy bản thân mình vẫn như trước kia. 1 Tôi không còn tin tưởng vào bản thân. 2 Tôi thất vọng với bản thân. 3 Tôi ghét bản thân mình. 8. 0 Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia. 1 Tôi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia. 2 Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình. 3 Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra. 9. 0 Tôi không có ý nghĩ tự sát. 1 Tôi có ý nghĩ tự sát nhưng không thực hiện. 2 Tôi muốn tự sát. 3 Nếu có cơ hội tôi sẽ tự sát. 10.0 Tôi không khóc nhiều hơn trước kia. 1 Tôi hay khóc nhiều hơn trước. 2 Tôi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt. 3 Tôi thấy muốn khóc nhưng không thể khóc được. 11.0 Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ. 1 Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ. 2 Tôi cảm thấy bồn chồn và căng thẳng đến mức khó có thể ngồi yên được. 3 Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại liên tục hoặc làm việc gì đó. 12.0 Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung quanh hoặc các hoạt động khác. 1 Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh hơn trước. 2 Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh. 3 Tôi không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa. 13.0 Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước. 1 Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước. 2 Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều. 3 Tôi chẳng còn có thể quyết định được việc gì nữa. 14.0 Tôi không cảm thấy mình là người vô dụng. 1 Tôi không cho rằng mình có giá trị và có ích như trước kia. 2 Tôi cảm thấy mình vô dụng hơn so với những người xung quanh. 161 3 Tôi thấy mình là người hoàn toàn vô dụng. 15.0 Tôi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây. 1 Sức lực của tôi kém hơn trước. 2 Tôi không đủ sức lực để làm được nhiều việc nữa. 3 Tôi không đủ sức lực để làm được bất cứ việc gì nữa. 16.0 Không thấy có chút thay đổi gì trong giấc ngủ của tôi. 1a Tôi ngủ hơi nhiều hơn trước. 1b Tôi ngủ hơi ít hơn trước. 2a Tôi ngủ nhiều hơn trước. 2b Tôi ngủ ít hơn trước. 3a Tôi ngủ hầu như suốt cả ngày. 3b Tôi thức dậy 1-2 giờ sớm hơn trước và không thể ngủ lại được. 17.0 Tôi không dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước. 1 Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước. 2 Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều. 3 Lúc nào tôi cũng dễ cáu kỉnh và bực bội. 18.0 Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước. 1a Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước. 1b Tôi ăn ngon miệng hơn trước. 2a Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước rất nhiều. 2b Tôi ăn ngon miệng hơn trước rất nhiều. 3a Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả. 3b Lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn. 19.0 Tôi có thể tập trung chú ý tốt như trước. 1 Tôi không thể tập trung chú ý được như trước. 2 Tôi thấy khó tập trung chú ý lâu được vào bất kỳ điều gì. 3 Tôi thấy mình không thể tập trung chú ý được vào bất kỳ điều gì nữa. 20.0 Tôi không mệt mỏi hơn trước. 1 Tôi dễ mệt mỏi hơn trước. 2 Hầu như làm bất kỳ việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi. 3 Tôi quá mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì. 21.0 Tôi không thấy có thay đổi gì trong hứng thú tình dục. 1 Tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước. 2 Hiện nay tôi rất ít hứng thú với tình dục. 3 Tôi hoàn toàn mất hứng thú tình dục. Tính tổng số điểm của 21 câu và phân tích kết quả: ≤13 điểm :Bình thường 14–19 điểm : Trầm cảm nhẹ 20–29 điểm : Trầm cảm vừa 30 điểm : Trầm cảm nặng 162 * Tài liệu tham khảo 1. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008), “Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người và các loại thần kinh”, Sinh lý y khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr 385-393. 2. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Bài giảng tâm thần, Nhà xuất bản Y học. * Bài tập lượng giá 1. Thực hiện bài test IQ. 2. Đánh giá tình trạng trầm cảm – lo âu – stress dựa vào thang điểm DASS 21 3. Đánh giá trầm cảm dựa vào thang điểm BECK.
File đính kèm:
- dai_cuong_ve_tham_do_chuc_nang_sinh_ly.pdf