Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long

Tóm tắt Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long: ...g xấu đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do qui hoạch du lịch của huyện Vân Đồn chưa được phê duyệt, bên cạnh đó chưa có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh với chính quyền địa phương huyện đảo. 3.1.3. Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du ...0 Bảng 3. Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch Chỉ tiêu Rất chuyên nghiệp (%) Chuyên nghiêp (%) Bình thường (%) Kém chuyên nghiệp (%) Lao động trực tiếp tại cơ sở lưu trú 8,2 18,6 51,3 21,9 Lao động trực tiếp tại dịch vụ vận chuyển 16,7 21,5 45,6... triển này cũng đặt ra các vấn đề thiếu tính bền vững về mặt xã hội như: Khả năng suy thoái về văn hóa truyền thống biển đảo và nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội ngày càng cao cho du lịch của Vịnh. 3.2.3. Đánh giá trên khía cạnh môi trường * Đánh giá lượng phát thải t...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại làm việc tại các dịch vụ vận chuyển 
khách được đánh giá cao nhất (38,2%), sau đó là 
lao động tại cơ sở lưu trú (26,8%). Các lao động 
trực tiếp làm việc tại các nhà hàng và trung tâm 
lữ hành được du khách đánh giá là kém. Nhìn 
chung chất lượng đội ngũ lao động du lịch trực 
tiếp tại Vịnh còn nhiều hạn chế, thiếu tính 
chuyên nghiệp và kinh nghiệm phục vụ, thiếu 
đội ngũ lao động có tay nghề cao, trình độ ngoại 
ngữ còn kém, đặc biệt là đội ngũ lao động phục 
vụ tại các nhà hàng, các trung tâm lữ hành. 
3.1.5. Các kết quả phát triển du lịch biển đảo 
Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long trong 
thời gian qua tuy còn non trẻ nhưng với tiềm 
năng lợi thế về tài nguyên cảnh quan biển đảo 
nên đã đạt được một số kết quả quan trọng, 
khẳng định một bước tiến mới của du lịch vịnh 
Bái Tử Long. Lượng khách du lịch đến Vịnh liên 
tục tăng. Năm 2000, vịnh Bái Tử Long đón 
276.130 lượt khách đến năm 2013 Vịnh đón 
622.350 lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng 
bình quân hàng năm 14,52% (Bảng 4). Tuy 
nhiên, lượng khách du lịch lưu trú tại Vịnh
 Bảng 2. Tỷ lệ và chỉ số đánh giá mức độ hài lòng về hạ tầng 
và chất lượng dịch vụ du lịch 
Chỉ tiêu 
Độ hài lòng về hạ tầng và chất lượng dịch vụ 
Chỉ số 
hài 
lòng* 
Rất 
hài lòng 
(%) 
Hài lòng 
(%) 
Bình 
thường (%) 
Không 
hài lòng 
(%) 
Rất không 
 hài lòng 
(%) 
Hạ tầng và chất lượng dịch vụ lưu trú 8,9 11,3 38,7 21,7 19,4 0,49 
Hạ tầng và chất lượng dịch vụ vận chuyển 14,8 29,4 40,2 11,3 4,3 2,83 
Hạ tầng và chất lượng dịch vụ ăn uống 12,5 28,9 36,3 11,9 10,4 1,86 
Hạ tầng và chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí 4,1 15,7 28,4 30,5 21,3 0,38 
Hạ tầng và chất lượng dịch các dịch vụ còn lại 4,9 14,3 46,4 17,5 16,9 0,56 
Ghi chú: * = (tỷ lệ: rất hài lòng + hài lòng ít)/(tỷ lệ: Không hài lòng + rất không hài lòng) 
Nguồn: Tổng hợp điều tra và tính toán của tác giả, 2013 
Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 
900 
Bảng 3. Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch 
Chỉ tiêu Rất chuyên nghiệp (%) 
Chuyên nghiêp 
(%) 
Bình thường 
(%) 
Kém chuyên 
nghiệp (%) 
Lao động trực tiếp tại cơ sở lưu trú 8,2 18,6 51,3 21,9 
Lao động trực tiếp tại dịch vụ vận chuyển 16,7 21,5 45,6 16,2 
Lao động trực tiếp tại nhà hàng 6,1 11,3 46,7 35,9 
Lao động trực tiếp trung tâm lữ hành 5,9 9,3 43,2 41,6 
Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, năm 2013 
không cao, năm 2013 khách lưu trú tại Vịnh là 
420.860 lượt khách chiếm 67,6% tổng số 
khách tới Vịnh và chủ yếu là khách nội địa có 
thời gian lưu trú tại Vịnh rất ngắn (bình 
quân 1,22 ngày), khách quốc tế đến thăm 
quan và lưu trú tại Vịnh có số ngày lưu trú 
dài hơn (bình quân 2,02 ngày) nhưng số 
lượng khách này không đáng kể chỉ chiếm 
2,7% tổng số khách lưu trú. 
Doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng 
bình quân đạt 27,9%, năm 2007 doanh thu du 
lịch đạt 107,83 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 
466,15 tỷ đồng gấp 4,3 lần năm 2007. 
3.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch 
biển đảo Vịnh Bái Tử Long 
3.2.1. Đánh giá trên khía cạnh kinh tế 
Hàng năm du lịch vịnh Bái Tử Long tạo ra 
giá trị mới VA với mức tăng trưởng bình quân 
27,93 % (Bảng 5) và đóng góp bình quân vào 
GDP của huyện đảo Vân Đồn tới 18,2%. Tỷ lệ 
này đã khẳng định du lịch biển đảo vịnh Bái Tử 
Long trong thời gian qua tuy còn non trẻ nhưng 
với sự phát triển nhanh chóng đã khẳng định vị 
trí quan trọng trong chiến lược việc phát triển 
kinh tế của địa phương. 
Như vậy xét riêng về góc độ kinh tế, có thể 
đánh giá du lịch vịnh Bái Tử Long đang phát 
triển tạo ra giá trị mới đóng góp cho kinh tế của 
huyện đảo Vân Đồn với mức độ tăng trưởng 
bình quân khá cao và ổn định, đồng thời đem lại 
thu nhập cao và ổn định cho lao động địa 
phương so với các ngành kinh tế khác trên địa 
bàn. Có thể nói với tốc độ phát triển như hiện 
nay, du lịch vịnh Bái Tử Long đang phát triển 
khá bền vững về kinh tế. 
3.2.2. Đánh giá trên khía cạnh xã hội 
Du lịch tác động đến việc giải quyết công ăn 
việc làm và đem tăng thu nhập cho lao động địa 
phương. Nghiên cứu tình hình thu hút lao động 
địa phương năm 2013 tại 4 khu du lịch cho thấy 
tỷ lệ lao động địa phương tại các khu du lịch này 
rất cao (bình quân 86,7%), và thu nhập bình 
quân đạt 47,4 triệu đồng/năm/người. Chứng tỏ 
du lịch phát triển đã góp phần giải quyết công 
ăn việc làm đem lại nguồn thu nhập cao cho lao 
động địa phương. 
Bảng 4. Các kết quả cơ bản của phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long 
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 
Tăng 
trưởng 
bình quân 
(%) 
Tổng số khách du lịch đến vịnh ngàn lượt 276,13 306,90 351,85 409,32 476,73 540,47 622,35 14,52 
+ Số lượng khách du lịch lưu trú ngàn lượt 177,63 198,40 230,45 267,30 310,35 358,94 420,86 15,48 
- Khách quốc tế ngàn lượt 2,42 3,01 3,77 4,78 6,35 8,34 11,57 29,89 
- Khách nội địa ngàn lượt 175,21 195,39 226,68 262,52 304,00 350,60 409,29 15,20 
+ Số lượng khách tham quan ngàn lượt 98,50 108,50 121,40 142,02 166,38 181,53 201,49 12,71 
Doanh thu từ du lịch tỷ đồng 107,83 127,47 176,97 225,89 310,52 375,29 466,15 27,9 
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn, 2013 
Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 
901 
 Bảng 5. Tỷ lệ đóng góp giá trị tăng thêm (VA) từ hoạt động du lịch 
vào GDP của địa phương 
Chỉ tiêu Đơn vị tính 
200
7 2008 2009 2010 2011 2012 2013 
Tăng 
trưởng bình 
quân (%) 
GDP của huyện Vân Đồn Tỷ đồng 359 420 489 670 934 1.080 1.255 23,61 
Giá trị tăng thêm (VA) từ du lịch Tỷ đồng 53 65 85 105 152 187 229 27,93 
Tỷ lệ đóng góp giá trị tăng thêm 
(VA) du lịch vào GDP của địa bàn 
% 14,7 15,5 17,4 15,7 16,3 17,3 18,2 
Nguồn: UBND huyện Vân Đồn và tổng hợp tính toán của tác giả, 2013 
Bảng 7 . Tỷ lệ lao động địa phương tại các khu du lịch năm 2013 
Chỉ tiêu Khu du lịch Vân Hải 
Khu du lịch Mai 
Quyền 
Khu du lịch 
Việt Mỹ 
Khu Resort 
Minh Châu 
Bình 
quân 
Tỷ lệ (%) lao động địa phương trong các khu du lịch 83,7 82,1 89,8 91,3 86,7 
Thu nhập bình quân/1 lao động/năm (triệu đồng) 54 45,6 42 48 47,4 
Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2013 
Du lịch biển đảo tác động tới việc xóa đói 
giảm nghèo của cộng đồng, địa phương. Qua 
khảo sát các hộ nghèo và những hộ đã thoát 
nghèo trong 3 năm 2010 đến 2013 tại các đảo 
Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, xã Hạ Long 
nhận thấy trong tổng số 61 hộ nghèo, có 22 hộ 
đã thoát nghèo (tính đến năm 2013) và trong số 
này có 63,6% (14 hộ) hiện đang có nhân khẩu 
lao động cung cấp các dịch vụ có liên quan đến 
hoạt động du lịch như: Chèo đò đưa đón khách, 
lái xe thuê (vận chuyển khách du lịch), chế tạo 
thủ công các đồ lưu niệm từ các vỏ sò, ốc bán cho 
khách du lịch,..Điều này chứng tỏ du lịch tại 
đây cũng là một nhân tố quan trọng góp phần 
vào xóa đói giảm nghèo tại địa phương. 
 Du lịch tác động đến môi trường văn hóa 
biển đảo. Sự tác động này nằm ở hai xu hướng, 
có khả năng làm suy thoái văn hóa truyền 
thống, thương mại hóa các hoạt động lễ hội, làm 
mất vẻ đẹp văn hóa truyền thống của địa 
phương, hoặc có tác động tích cực làm khơi dậy, 
phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống 
của vùng biển đảo. Để đánh giá tác động của 
của sự phát triển du lịch tới môi trường văn hóa 
biển đảo, nghiên cứu đã khảo sát, tham vấn ý 
kiến của 100 người dân bản địa và 25 ý kiến của 
cán bộ làm công tác văn hóa cấp huyện, cấp xã 
trên địa bàn. Kết quả cho thấy, người dân bản 
địa (58,0%) và cán bộ văn hóa (61,6%) nhận 
định với sự phát triển của du lịch như hiện nay 
có khả năng sẽ làm suy thoái văn hóa truyền 
thống vùng biển đảo khá cao. Đây là vấn đề đặt 
ra cần quan tâm cho sự phát triển du lịch biển 
đảo của Vịnh trong thời gian tới. 
Bảng 8. Đánh giá của cộng đồng về các ảnh hưởng của du lịch 
đến văn hóa truyền thống 
Chỉ tiêu 
Khả năng làm phong phú 
thêm nên văn hóa của 
vùng (%) 
Không ảnh hưởng đến 
văn hóa địa phương 
(%) 
Khả năng làm suy thoái văn 
hóa truyền thống của vùng 
biển đảo cao (%) 
Tỷ lệ của người dân địa phương 19,0 23,0 58,0 
Tỷ lệ đánh giá của cán bộ quản lý 
văn hóa 24,3 14,1 61,6 
Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2013 
Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 
902 
Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long tác động 
tới an ninh trật tự và an toàn xã hội vùng biển 
đảo. Trước năm 2005, khi du lịch mới bắt đầu 
phát triển, số vụ án mại dâm, cờ bạc, ma túy ở 
mức trung bình 10 đến 15 vụ/năm, đến năm 
2013 số vụ án trên đã tăng lên 50 vụ nhưng chỉ 
chiếm 0,7% số vụ cùng loại trên địa bàn toàn 
tỉnh và bằng 20% so với địa bàn vịnh Hạ Long 
(Viện Kiểm sát huyện Vân Đồn, 2013); các tệ 
nạn về cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản cũng gia 
tăng theo hàng năm cùng với với sự gia tăng của 
khách du lịch. Ngoài ra, do việc phân bố lợi ích 
và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp 
chưa được công bằng sẽ gây ra mâu thuẫn giữa 
những người làm du lịch với dân địa phương. 
Như vậy, với sự phát triển mạnh của du lịch 
biển đảo vịnh Bái Tử Long, ngoài những tác động 
tích cực tới các vấn đề xã hội như giải quyết việc 
làm, đem lại thu nhập cao cho lao động địa 
phương, góp phần giảm nghèo thì bên cạnh đó, 
với sự phát triển này cũng đặt ra các vấn đề 
thiếu tính bền vững về mặt xã hội như: Khả năng 
suy thoái về văn hóa truyền thống biển đảo và 
nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự và an toàn 
xã hội ngày càng cao cho du lịch của Vịnh. 
3.2.3. Đánh giá trên khía cạnh môi trường 
* Đánh giá lượng phát thải từ hoạt động du 
lịch biển đảo và việc thu gom xử lý. Dựa theo 
tính toán của các chuyên gia du lịch và môi 
trường của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du 
lịch đối với các chỉ tiêu thải của khách du lịch 
tại các vùng biển Đông Bắc và căn cứ vào số 
lượng khách lưu trú, số lượng lao động du lịch 
trực tiếp, nghiên cứu đã ước tính được lượng rác 
thải và lượng nước thải từ hoạt động du lịch 
hàng năm diễn biến theo biểu đồ 2. 
Lượng rác thải hàng năm có xu hướng tăng 
nhanh, mức tăng trưởng bình quân 19,73%. Nếu 
như năm 2007 lượng rác thải từ hoạt động du 
lịch là 628,2 tấn thì đến năm 2013 lượng này 
tăng lên 1830,6 tấn gấp 3 lần so với năm 2007. 
Thành phần rác thải chủ yếu là bao bì giấy bánh 
kẹo, vỏ chai nhựa, bao bì nilon, các loại bao bì 
nước giải khát, thức ăn thừa của khách du lịch. 
Công tác thu gom xử lý rác thải trên Vịnh hầu 
như mang tính chất thủ công, trên đất liền do các 
công nhân môi trường đô thị Vân Đồn đảm nhận, 
tại các đảo do đội thu gom của xã thực hiện 
nhưng không qua xử lý, đến nay chưa có hình 
thức và biện pháp thu gom xử lý rác thải trên 
biển. Lượng nước thải cũng có mức tăng trưởng 
bình quân hàng năm khá cao (18,76%). Nước thải 
từ hoạt động du lịch hiện nay từ các cơ sở lưu trú 
cũng chỉ được xử lý thô sơ, cho lắng đọng sau đó 
thải luôn ra môi trường biển. 
Môi trường nước biển ven bờ dành cho hoạt 
động du lịch biển đảo. Kết quả quan trắc môi 
trường nước biển dành cho hoạt động du lịch 
của Trung tâm quan trắc và phân tích môi 
trường Quảng Ninh tại các bãi tắm và khu du
Biểu đồ 2. Lượng nước rác thải và nước thải từ hoạt động du lịch 
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả, 2013 
Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 
903 
lịch ven biển cho thấy, đa số các thông số 
đều chưa vượt quá giới hạn cho phép của môi 
trường nước biển dành cho hoạt động du lịch. 
Tuy nhiên, đã có một số thông số gần tới và có 
nguy cơ vượt quá giới hạn quy định cho phép 
như thông số nhu cầu ô xy (DO), hàm lượng chất 
rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ven bờ. Đồng 
thời, kết quả cũng cho thấy các điểm thực hiện 
quan trắc đều phát hiện thấy nguy cơ của sự ô 
nhiễm dầu mỡ của nước biển. Tại các điểm Cầu 
Cảng Cái Rồng, Bờ biển Ngọc Vừng, Bờ biển 
Minh Châu, Cầu Vân Đồn hàm lượng dầu mỡ 
trong nước biển đã vượt quá tiêu chuẩn cho 
phép của QCVN 10: 2008/BTNMT về nước biển 
ven bờ cho hoạt động du lịch tắm biển, với 
nguyên nhân chính do hoạt động của tàu thuyền 
chuyên chở khách du lịch, tầu đánh bắt thủy hải 
sản... thuyền viên, khách du lịch và cộng đồng 
đã thải hoặc làm rơi rớt các chất thải lỏng, dầu 
mỡ, nước thải và rác thải xuống trực tiếp nước 
biển, một phần ô nhiễm từ lượng nước thải từ 
các hoạt động du lịch, khu dân cư không qua xử 
lý thải đổ ra biển. 
Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của 
lượng khách du lịch hàng năm, đã làm cho môi 
trường biển đảo đang có nguy cơ và đối mặt với 
sự phát triển thiếu tính bền vững dưới góc độ 
môi trường. 
3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch 
biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 
3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư 
phát triển du lịch 
 Thực hiện ban hành quy hoạch phát triển 
du lịch vịnh Bái Tử Long; Cần xem xét sự đồng 
bộ giữa quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch 
khu kinh tế với hệ thống quy hoạch nông thôn 
mới giữa các địa bàn, xã, thị trấn. Thực hiện tốt 
công tác quy hoạch theo đúng tiến độ. Các hạng 
mục cần tập trung ưu tiên: xây dựng hệ thống hạ 
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu, các sản 
phẩm du lịch vui chơi giải trí bổ trợ tạo động lực 
phát triển chung. Cần quy hoạch phù hợp các 
khu vực neo đậu an toàn cho hệ thống tàu, 
thuyền vận chuyển khách; hệ thống tầu nghỉ 
đêm trên Vịnh; xây dựng khu neo đậu riêng biệt 
cho hệ thống tàu đánh bắt thủy hải sản. 
3.3.2. Phát triển sản phẩm và nâng cao 
chất lượng dịch du lịch đảm bảo sự hài 
lòng của khách du lịch 
 Xây dựng các sản phẩm du lịch mới gắn với 
tài nguyên biển đảo và thân thiện với môi 
trường, tập trung phát triển các sản phẩm du 
lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao 
biển đồng thời quan tâm tới phát triển các sản 
phẩm văn hóa làng nghề biển đảo, các sản phẩm 
du lịch cộng đồng... Chú trọng xây dựng và phát 
triển các sản phẩm du lịch bổ sung, thay thế để 
thu hút khách du lịch vào mùa đông là mùa 
không thuận lợi cho du lịch biển của vịnh như 
hiện nay. 
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao 
chất lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt dịch vụ lưu 
trú và các dịch vụ vui chơi giải trí cụ thể: Nâng 
cao chất lượng phòng nghỉ, đổi mới các trang 
thiết bị cơ sở lưu trú cần tạo ra sự mới lạ hấp 
dẫn về cảnh quan và nhiều loại hình lưu trú để 
du khách có thể lựa chọn, phát triển và nâng 
cao chất lượng các dịch vụ vui chơi giải trí bổ 
sung tại các khu du lịch để kéo dài thời gian lưu 
trú của khách. Cần thực hiện nghiêm công tác 
quản lý giá dịch vụ du lịch trên địa bàn bằng 
các hình thức: niêm yết công khai giá cả các 
dịch vụ, tăng cường công tác thanh kiểm tra 
chất lượng và giá cả dịch đặc biệt vào mùa cao 
điểm để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch. 
3.3.3. Tăng cường và chú trọng các giải 
pháp bảo vệ môi trường 
Thực hiện tăng cường các quy định quản lý 
môi trường và các công tác thực thi. Thực hiện 
công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải, nước 
thải, khí thải hợp vệ sinh tại các cơ sở lưu trú, 
các khu du lịch và các tàu thuyền vận chuyển 
khách, đồng thời thực hiện đầu tư hệ thống xử 
lý rác thải phù hợp tại các đảo và các khu vực 
ven biển. Thường xuyên tổ chức các đoàn liên 
ngành kiểm tra về môi trường tại các cơ sở kinh 
doanh du lịch và các bến tàu. Quản lý chặn chẽ 
nguồn thải dầu cặn của các thuyền và số lượng 
Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 
904 
nước thải trên các tàu tham gia hoạt động trong 
vùng vịnh. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ 
môi trường cho cộng đồng dân cư, khách du lịch 
và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn. 
3.3.4. Thực hiện các giải pháp về xã hội để 
phát triển du lịch biển đảo bền vững 
Chú trọng phát triển bảo tồn văn hóa biển 
đảo và tăng cường các biện pháp đảm bảo an 
ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo để 
phát triển du lịch. Thứ nhất: Thực hiện đầu tư 
nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích 
lịch sử, văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục 
tập quán. Phát triển các làng nghề truyền thống 
về chế biển thủy sản như nghề làm mắm, đào sá 
sùng, nuôi cấy ngọc trai... nhằm bảo vệ, gìn giữ 
những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể 
truyền thống vùng biển đảo. Thứ hai: Tăng 
cường công tác đảm bảo an ninh trật tự của địa 
bàn, đặc biệt các khu du lịch, thực hiện xử lý 
nghiêm các tệ nạn xã hội phát sinh do hoạt động 
du lịch đem lại; các tệ nạn trộm cắp tài sản từ 
khách du lịch và sung đột mâu thuẫn giữa người 
làm du lịch và cộng đồng địa phương. 
3.3.5. Nâng cao chất lượng lao động du lịch 
biển đảo 
Cần cân đối cơ cấu lao động trực tiếp, gián 
tiếp theo cơ cấu của ngành du lịch. Tập trung 
nâng cao số lượng lao động được đào tạo bài bản, 
đúng chuyên ngành du lịch cho các cơ sở kinh 
doanh du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho 
đội ngũ hướng dẫn viên, chú trọng đào tạo nâng 
cao tính chuyên nghiệp phục vụ của đội ngũ lao 
động tại các cơ sở lưu trú và các nhà hàng. 
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng 
cao tay nghề, nghiệp vụ, cập nhật thông tin cho 
đội ngũ lao động của ngành. 
3.3.6. Tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp 
tác du lịch 
Tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Vân 
Đồn nói riêng cần ưu tiên đối với các hoạt động 
nghiên cứu thị trường du lịch biển đảo. Xã hội 
hóa các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt 
việc tạo dựng hình ảnh vịnh Bái Tử Long tới 
gần du khách và công chúng. Nội dung xúc tiến 
quảng bá tập trung vào các điểm đến của du lịch 
biển đảo, các tour du lịch nổi tiếng, các sản 
phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị 
trường mục tiêu. Chiến lược xúc tiến quảng bá 
phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua 
sự phối hợp giữa các ban ngành của tỉnh, địa 
phương trên quy mô lớn, liên tục, đồng thời đặt 
trọng tâm vào việc củng cố xây dựng thương 
hiệu du lịch của vùng, lấy chiến lược phát triển 
sản phẩm làm nội dung xây dựng kế hoạch xúc 
tiến quảng bá cho du lịch. Xây dựng các website 
để quảng bá hình ảnh du lịch vịnh Bái Tử Long 
tới công chúng từ đó cập nhật các thông tin du 
lịch như tuyến, điểm... và các sản phẩm du lịch 
biển đảo vịnh Bái Tử Long tới du khách. 
4. KẾT LUẬN 
Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long hiện 
nay đang phát triển khá thuận lợi với sự 
tăng trưởng nhanh của lượng khách (bình 
quân 14,52%/năm) và được du khách đánh 
giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Hoạt 
động du lịch đã đem lại nhiều doanh thu 
(466,15 tỷ đồng/năm 2013) và đóng góp ngày 
càng nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội 
của địa phương (18,2% GDP), đặc biệt góp 
phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm 
đem lại nguồn thu ổn định cho lao động. Du 
lịch ở đây bước đầu được đánh giá phát triển 
bền vững về mặt kinh tế. Song du lịch Vịnh 
đang đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi 
trường biển đảo, sự mất ổn định về an ninh 
trật tự trên địa bàn, sự suy thoái về văn hóa, 
mất dần đi các nét đẹp của phong tục tập 
quán đặc trưng biển đảo. Do vậy, trong thời 
gian tới để du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long 
được phát triển một cách bền vững rất cần có 
các chính sách và giải pháp đồng bộ và cần có 
sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhà nước, 
chính quyền địa phương và cộng đồng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quy chuẩn kỹ 
thuật quốc gia về môi trường 
Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 
905 
Phòng Kinh tế - Hạ tầng, huyện Vân Đồn (2012). Thuyết 
minh báo cáo quy hoạch Khu kinh tế Vân Đồn 
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2013). 
Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch trên địa 
bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2007-2013. 
Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 1296-
QĐ/TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 về “Phê duyệt 
quy hoach chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, 
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 
năm 2030”. 
Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên môi 
trường tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo quan trắc môi 
trường ven biển tỉnh Quảng Ninh các năm từ 2010 
đến 2013. 
Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, tổng cục du lịch 
(2009). Dự án đánh giá môi trưởng biển đảo vịnh 
Hạ Long. 
Viện Kiểm sát (2013). Báo cáo tổng kết về tình hình an 
ninh trật tự trên địa bàn huyện Vân Đồn. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_phat_trien_du_lich_bien_dao_ben_vung_vinh_bai_tu_lo.pdf
Ebook liên quan