Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - Sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển

Tóm tắt Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - Sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển: ...c tính toán sức tải tiềm năng (PCC) theo Boullón [4]: Tổng lượng khách đến hàng ngày = Sức tải x hệ số luân chuyển - Công thức tính toán sức tải thực (RCC) theo Ceballos – Lascuráin [4]: 1 2 100100 100 100 100 100 nCfCf CfRCC PCCx x x −− −= Trong đó: PCC : Sức tải tiềm năng Cf : Hệ s...ng đất liền, là khu vực cung cấp dịch vụ và tiện nghi cho du khách nên các nhà quy hoạch cần chú trọng về sức tải vật lí trong việc tính toán xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, 79 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 38 năm 2012 _______________________________________________________...số tiêu chuẩn về đánh giá sức tải và quy hoạch du lịch vùng ven biển, chúng ta có thể áp dụng công thức tính toán sức tải tiềm năng theo Boullón [4] để xác định được khả năng khai thác cũng như khả năng đáp ứng của một điểm du lịch nào đó vùng ven bờ. Để tính toán được sức tải thực, ...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá sức tải trong hoạt động du lịch - Sự cần thiết cho quy hoạch và quản lí phát triển du lịch biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng du khách 
không ngừng gia tăng tại các vùng ven biển ở nước ta. Sự gia tăng này kéo theo nhiều tác 
động tiêu cực đến môi trường, kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải có phương pháp đánh giá 
sức tải trong hoạt động du lịch, giúp các nhà quy hoạch và quản lí du lịch có thể xác định 
được khả năng tải phù hợp của các khu du lịch biển nhằm hạn chế những tác động tiêu cực 
mà hoạt động du lịch mang lại. 
Từ khóa: du lịch biển, quy hoạch du lịch, đánh giá sức tải. 
ABSTRACT 
Tourism carrying capacity assessment – a need to plan 
and manage coastal tourism development 
In recent years, the number of resorts and tourists has been highly increasing in 
coastal tourism areas. This increase causes many adverse social and environmental 
impacts. This article introduces some tourism carrying capacity assessment methods based 
on formulation and criteria. Tourism planners and managers can assess appropriately 
capacity in coastal touristic areas to reduce adverse impacts. 
Keywords: coastal tourism, tourism planning, carrying capacity assessment. 
1. Đặt vấn đề 
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, 
du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát 
triển nhanh với tốc độ bình quân về 
khách 6,93%/năm, về thu nhập 
11,8%/năm và trở thành một trong những 
ngành kinh tế hàng đầu trong nền kinh tế 
thế giới [3]. Theo số liệu của Tổ chức Du 
lịch Thế giới (UNWTO), năm 2010 
khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới 
đạt 935 triệu lượt người, tăng 58 triệu 
lượt người so với năm 2009 và tăng 22 
triệu lượt người so với năm 2008. 
Châu Á – Thái Bình Dương là khu 
vực tăng trưởng mạnh nhất trong năm 
* ThS, Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn, ĐHQG TPHCM 
2010. Số lượng khách quốc tế đến khu 
vực này đạt 204 triệu lượt khách, cao hơn 
con số 181 triệu của năm 2009, riêng khu 
vực Đông Nam Á đạt gần 70 triệu lượt 
khách quốc tế. Ở Việt Nam, du lịch được 
xem là một trong những ngành kinh tế 
quan trọng, số lượt khách du lịch quốc tế 
đến Việt Nam cũng không ngừng tăng từ 
3,7 triệu lượt khách năm 2009 lên 5 triệu 
lượt khách năm 2010 và đạt 6 triệu lượt 
khách năm 2011. 
Những số liệu thống kê cho thấy 
rằng du lịch trên thế giới nói chung và 
Việt Nam nói riêng không ngừng tăng 
trưởng và phát triển. Trong số các loại 
hình du lịch đáp ứng nhu cầu của du 
khách hiện nay không thể không nói đến 
 76 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Hoàng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
loại hình du lịch biển. Du lịch biển đã 
phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc 
vùng biển Địa Trung Hải, vùng biển 
Caribe và một số nước trong khu vực 
Châu Á – Thái Bình Dương. Riêng Việt 
Nam, với bờ biển dài 3260km, có khoảng 
125 bãi tắm lớn nhỏ, trong đó có nhiều 
bãi tắm đẹp đã và đang được khai thác 
phục vụ cho hoạt động du lịch. 
Trong những năm qua, Việt Nam đã 
thu hút nhiều dự án đầu tư vào hoạt động 
du lịch biển, kết quả là có rất nhiều khu 
resort (khu nghỉ mát) được xây dựng suốt 
dọc chiều dài đường bờ biển, tiêu biểu là 
các khu resort ở Mũi Né (Bình Thuận), 
Hội An (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên 
Giang) Bên cạnh những lợi ích có thể 
đóng góp vào nền kinh tế địa phương, 
cũng có những thách thức về môi trường 
tự nhiên và xã hội cần được xem xét, như: 
- Các tác động ngắn hạn liên quan 
đến các giai đoạn phát triển của điểm du 
lịch: san ủi mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ 
tầng, biến đổi cảnh quan, ô nhiễm tiếng 
ồn, ô nhiễm không khí 
- Các tác động dài hạn liên quan đến 
hoạt động của điểm du lịch: xả thải, ô 
nhiễm nguồn nước, biến đổi sử dụng đất, 
suy thoái cảnh quan do khai thác quá 
mức, quá tải tại các điểm du lịch 
Nhằm hạn chế những tác động tiêu 
cực mà hoạt động du lịch có thể mang lại, 
chúng tôi cho rằng cần phải đánh giá sức 
tải trong hoạt động du lịch biển cho công 
tác quy hoạch và quản lí hoạt động du lịch. 
2. Đánh giá sức tải trong hoạt động 
du lịch 
Đánh giá sức tải trong hoạt động du 
lịch biển sẽ giúp các nhà quy hoạch, quản 
lí du lịch có tầm nhìn chiến lược để từng 
bước thực hiện mục tiêu phát triển du lịch 
bền vững cho vùng ven biển. 
2.1. Sức tải và công thức đánh giá sức 
tải trong hoạt động du lịch 
2.1.1. Khái niệm 
Năm 1981, Tổ chức du lịch thế giới 
đã đưa ra khái niệm sức tải trong hoạt 
động du lịch như sau: 
“Sức tải trong hoạt động du lịch là 
số lượng du khách cực đại có thể tham 
quan một điểm du lịch cùng một thời gian 
mà không phải là nguyên nhân phá hủy 
đến môi trường sinh thái, đồng thời 
không làm giảm đi chất lượng của môi 
trường ảnh hưởng đến sự hài lòng của du 
khách” [6]. 
Khái niệm sức tải trong hoạt động 
du lịch là một khái niệm rộng và được 
hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau: 
- Ở góc độ vật lí – sức tải vật lí: Là 
giới hạn tuyệt đối về mặt khách du lịch 
tại một vùng mà nơi đó có thể chịu đựng 
được. Sức tải vật lí thường được quan 
tâm đến khả năng cung cấp điện, cung 
cấp nước, hệ thống xử lí chất thải, mạng 
lưới giao thông vận tải, thông tin liên 
lạc của nơi đón tiếp khách du lịch. 
- Ở góc độ xã hội – sức tải xã hội: Là 
giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt 
đầu xuất hiện những tác động tiêu cực từ 
hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – 
xã hội của khu vực, cuộc sống bình 
thường của cộng đồng địa phương có 
cảm giác bị phá vỡ, bị xâm nhập. 
- Ở góc độ môi trường – sức tải môi 
trường: Là số lượng cực đại khách du 
lịch tại một vùng có thể tiếp nhận mà hệ 
sinh thái môi trường không bị ảnh hưởng. 
2.1.2. Công thức đánh giá sức tải 
 77
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 38 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
- Công thức tính toán sức tải tiềm năng (PCC) theo Boullón [4]: 
Tổng lượng khách đến hàng ngày = Sức tải x hệ số luân chuyển 
- Công thức tính toán sức tải thực 
(RCC) theo Ceballos – Lascuráin [4]: 
1 2 100100 100
100 100 100
nCfCf CfRCC PCCx x x −− −= 
Trong đó: 
PCC : Sức tải tiềm năng 
Cf : Hệ số hiệu chỉnh 
Hệ số hiệu chỉnh được biểu diễn 
dưới dạng % và được tính theo công 
thức: 
1 100
t
MCf x
M
= 
Trong đó: 
M1 : Cường độ giới hạn của biến số 
Mt : Tổng cường độ của biến số 
2.2. Đánh giá sức tải trong hoạt động 
du lịch ở một số nước và các tổ chức 
quốc tế 
Đánh giá sức tải trong hoạt động du 
lịch biển đã được một số tổ chức thực 
hiện như: Tổ chức Du lịch Thế giới 
(UNWTO), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên 
Thế giới (IUCN), Chương trình Môi 
trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP), 
Những chương trình hành động ưu tiên 
(PAP). Các nhà nghiên cứu ở một số 
trường đại học trên thế giới đã thực hiện 
nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực này. 
Chúng tôi xin trích dẫn danh mục một số 
đề tài có liên quan như sau: 
- Indicators of sustainable 
development for tourism destinations: A 
guidebook: Được WTO biên soạn và phát 
hành năm 2004, giới thiệu về những chỉ 
số phát triển bền vững tại các nơi đón 
tiếp khách du lịch, tại sao phải sử dụng 
các chỉ số phát triển du lịch bền vững, 
các bước tiến hành thiết lập các chỉ số 
phát triển bền vững, áp dụng những chỉ 
số này trong quy hoạch và quản lí du 
lịch... 
- Guidelines for carrying capacity 
assessment for tourism in Mediterranean 
coastal areas: Do UNEP – PAP biên 
soạn năm 1997, giới thiệu khái niệm về 
đánh giá sức tải, sự cần thiết phải đánh 
giá sức tải trong hoạt động du lịch, những 
lợi ích mang lại trong đánh giá sức tải, 
phương pháp và những tiêu chuẩn đánh 
giá sức tải trong du lịch biển tại vùng 
biển Địa Trung Hải 
- Defining, measuring and evaluating 
carrying capacity in European tourism 
destinations: Đề tài này được thực hiện 
bởi một nhóm nghiên cứu thuộc đại học 
Aegean, Athens, Hi Lạp năm 2001. Nội 
 Giờ mở cửa (hoặc thời gian hoạt động) 
Thời gian tham quan trung bình của một khách 
Hệ số luân chuyển = 
 Tổng diện tích sử dụng cho du lịch 
Tiêu chuẩn trung bình cho một du khách 
Sức tải = 
 78 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Hoàng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
dung chủ yếu giới thiệu về phương pháp 
đánh giá sức tải và những chỉ số đánh giá 
sức tải tại các điểm du lịch ở châu Âu. 
- Carrying capacity assessment of 
Pulau Payar Marine park, Malaysia – 
Bay of Bengal Programme: Do Li Ching 
Lim thực hiện năm 1998, giới thiệu về hệ 
sinh thái trong khu bảo tồn biển, phương 
pháp đánh giá sức tải sinh thái ở rạn san 
hô, phương pháp đánh giá sức tải về mặt 
xã hội trong khu bảo tồn biển thông qua 
bảng hỏi 
- Sustainable Coastal tourism 
handbook for the Philippines: Do Carsten 
M. Huttche, Alan T. White, Ma. Monina 
M. Flores thực hiện năm 2002. Đây là sổ 
tay hướng dẫn về phát triển du lịch bền 
vững vùng ven biển ở Philipines, giới 
thiệu về những công cụ quy hoạch du lịch 
bền vững, phát triển du lịch sinh thái, 
đánh giá tác động môi trường trong hoạt 
động du lịch, quản lí môi trường trong 
hoạt động du lịch biển 
2.3. Đánh giá sức tải trong hoạt động 
du lịch ở Việt Nam 
Sau khi nghiên cứu những tài liệu, 
chúng tôi nhận thấy việc đánh giá sức tải 
trong hoạt động du lịch biển rất được thế 
giới quan tâm. Ở Việt Nam chưa có nhiều 
đề tài nghiên cứu về đánh giá sức tải 
trong hoạt động du lịch biển. 
Khi nghiên cứu sức tải đối với hoạt 
động du lịch biển, đặc biệt là vùng ven 
bờ, chúng ta có thể áp dụng mô hình tổng 
quát xem xét mối quan hệ không gian 
giữa hệ thống lãnh thổ du lịch – môi 
trường ven biển – sức tải trong du lịch 
(xem hình 1): 
Hình 1. Các loại khả năng tải ưu tiên của các đới du lịch ven biển 
Nguồn: [2] 
Hình 1 cho thấy vùng ven biển 
được chia làm 4 khu vực như sau: 
- Khu vực 1 – vùng nội địa: Là vùng 
nằm sâu trong đất liền, là khu vực cung 
cấp dịch vụ và tiện nghi cho du khách 
nên các nhà quy hoạch cần chú trọng về 
sức tải vật lí trong việc tính toán xây 
dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, 
 79
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 38 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
khách sạn sao cho phù hợp với những 
tiêu chuẩn cho phép. 
- Khu vực 2 – cồn cát (tuy nhiên 
không phải vùng biển nào cũng có cồn 
cát): Đây là khu vực dành cho lối đi, rừng 
phòng hộ, thảm thực vật (nếu có), là khu 
vực chuyển tiếp. Các nhà quy hoạch cần 
chú trọng về sức tải môi trường ở khu 
vực này. 
- Khu vực 3 – bãi biển: Là khu vực 
dành cho hoạt động nghỉ ngơi và giải trí. 
Đây là khu vực không được xây dựng bất 
kì công trình nào, các nhà quy hoạch, 
quản lí du lịch cần có biện pháp chống 
xói mòn đất, xâm thực của sóng biển, 
thủy triều. Đặc biệt khu vực này cần chú 
trọng đến sức tải về mặt xã hội nhằm hạn 
chế những xung đột có thể xảy ra giữa các 
đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch. 
- Khu vực 4 – biển: Là khu dành cho 
hoạt động nghỉ ngơi và giải trí, đây cũng 
là khu vực không được xây dựng bất kì 
công trình nào. Các nhà nghiên cứu cần 
chú ý đến sức tải về môi trường ở khu 
vực này như chất lượng nước biển: các 
chỉ số về nhu cầu ôxi sinh hóa, nhu cầu 
ôxi hóa học, tổng chất thải rắn lơ lửng, độ 
đục của nước biển... 
Tuy nhiên, việc tính toán sức tải 
cho vùng ven bờ còn phụ thuộc vào rất 
nhiều hoạt động kinh tế - xã hội khác chứ 
không riêng gì hoạt động du lịch. Vì vậy, 
mô hình này sẽ giúp các nhà quy hoạch 
và quản lí phát triển du lịch biển xác định 
được chiến lược và quan điểm quy hoạch 
cho phù hợp nhất nhằm tránh những sai 
lầm có thể dẫn đến những hậu quả khó 
khắc phục. 
2.4. Một số tiêu chuẩn để tính toán sức tải 
Chúng tôi xin giới thiệu một số tiêu 
chuẩn có thể áp dụng để tính toán sức tải 
trong công tác quy hoạch du lịch ở vùng 
ven biển Việt Nam như sau (xem bảng 1, 
2, 3): 
Bảng 1. Các tiêu chuẩn để đánh giá sức tải vùng ven bờ 
Các dạng sức tải Các tiêu chuẩn 
Sức tải vật lí 
- Tiêu chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực vùng nội địa 
là 40m2/giường khách. 
- Tiêu chuẩn xây dựng để đảm bảo chất lượng môi trường là 
50m2/giường khách. 
Sức tải xã hội 
- Mật độ khách sử dụng trên bãi biển nằm trong khoảng từ 5-
25m2/người. 
- Mật độ khách được nhiều người chấp nhận nhất là là 1.000 
người/ha (10m2/người) 
Sức tải môi trường 
Giới hạn số lượng vi khuẩn có trong nước biển: 
- Đối với coliform: < 10.000 MPN/ 100ml 
- Đối với faecal coliform: < 2.000 MPN/ 100ml 
Nguồn: [2] 
 80 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Hoàng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
Bảng 2. Tiêu chuẩn quy hoạch các khu du lịch ven biển 
Các loại phòng nghỉ Diện tích phòng nghỉ 
a. Khách sạn 
- Giá rẻ 
- Trung bình 
- Sang trọng 
b. Làng du lịch ven biển 
c. Các căn hộ trong khu resort ven biển 
- Phòng 1 giường 
- Phòng 2 giường 
- Phòng 3 giường 
10m2/giường 
19m2/giường 
30m2/giường 
15m2/giường 
53m2 
80m2 
110m2
Cơ sở hạ tầng Nhu cầu sử dụng 
5 Nước sinh hoạt (lít/người/ngày) 
- Vùng mát mẻ 
- Vùng nóng bức 
b. Mặt bằng xử lí chất thải 
c. Chỗ đậu xe 
200 – 300 
500 – 1000 
0,3ha/1000 người 
5-25% tổng diện tích khu nghỉ dưỡng 
Tiện nghi cho du khách Nhu cầu sử dụng 
a. Hồ bơi – diện tích mặt nước 
b. Không gian mở (resort ven biển) 
c. Cửa hàng 
3 m2/người 
20 - 40m2/giường 
0,67m2/giường 
Mật độ resort Nhu cầu sử dụng 
a. Tây Ban Nha, Hi Lạp, Bali, Hawaii 
b. Làng du lịch biển ở Địa Trung Hải 
60 - 100 giường/ha 
20 giường/ha 
Nguồn: [6] 
Bảng 3. Tiêu chuẩn sức tải cho một số hoạt động du lịch biển 
Sức tải bãi biển (loại bãi) m2/người 
a. Bình dân 
b. Trung bình 
c. Khá 
d. Sang trọng 
10 
15 
20 
30 
Hoạt động bơi lặn m2/người 
a. Lặn có khí tải 
b. Lặn có sử dụng ống thở/tắm biển 
50 
25 
Nguồn: [6] 
Như vậy, dựa vào một số tiêu chuẩn 
về đánh giá sức tải và quy hoạch du lịch 
vùng ven biển, chúng ta có thể áp dụng 
công thức tính toán sức tải tiềm năng 
theo Boullón [4] để xác định được khả 
năng khai thác cũng như khả năng đáp 
ứng của một điểm du lịch nào đó vùng 
ven bờ. Để tính toán được sức tải thực, 
chúng ta cần phải xác định được những 
hệ số hiệu chỉnh (Cf) nảy sinh trong quá 
trình nghiên cứu – đó là những yếu tố tác 
 81
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 38 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
động đến khả năng tải của một điểm du 
lịch. 
2.5. Trường hợp điển cứu về tính toán 
sức tải ở đảo Hòn Mun, vịnh Nha 
Trang, tỉnh Khánh Hòa 
 Dưới đây là ví dụ về kết quả tính 
toán sức tải tiềm năng và sức tải thực cho 
đảo Hòn Mun thuộc khu bảo tồn biển 
vịnh Nha Trang tỉnh Khánh Hòa dựa vào 
công thức và một số tiêu chuẩn theo 
WTO [6] như đã trình bày ở trên. Để tính 
toán sức tải tiềm năng cho đảo Hòn Mun, 
chúng tôi tiến hành tính toán diện tích 
mặt nước có thể khai thác được đối với 
hai hoạt động chủ yếu tại đây là tắm biển 
và lặn biển ngắm san hô. Diện tích mặt 
nước có thể khai thác hoạt động du lịch 
tại Hòn Mun dao động từ 100.000m2 – 
120.000m2, tiêu chuẩn trung bình cho 
một khách đối với hai hoạt động trên 
được thể hiện ở kết quả tính toán trong 
bảng 4 sau đây: 
Bảng 4. Kết quả tính toán sức tải tiềm năng ở Hòn Mun 
Tiêu chuẩn trung bình (m2/người) Sức tải tối đa (người) 
Tiêu chuẩn an toàn cho du khách và san 
hô là 25m2/người đối với hoạt động bơi 
và lặn có ống thở. 
Sức tải tối đa lượng khách có thể bơi và 
lặn có ống thở tại khu vực này dao động 
từ 4000 – 4800 người. 
Tiêu chuẩn an toàn cho du khách và san 
hô là 50m2/người đối với hoạt động lặn 
biển có sử dụng khí tải. 
Sức tải tối đa lượng khách có thể lặn có 
sử dụng khí tải tại khu vực này dao động 
từ 2000 – 2400 người. 
Tổng lượng khách đến hàng ngày trong 
khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 18 giờ 
đối với hoạt động bơi và lặn có ống thở1. 
Tổng lượng khách hàng ngày có thể bơi 
lặn tại khu vực này dao động từ 40.000 – 
48.000 người. 
Tổng lượng khách đến hàng ngày trong 
khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 18 giờ 
đối với hoạt động lặn có có sử dụng khí 
tải2. 
Tổng lượng khách hàng ngày có thể lặn 
có sử dụng khí tải tại khu vực này dao 
động từ 10.000 – 12.000 người. 
Nguồn: [1] 
Để tính toán sức tải thực cho hoạt 
động lặn biển có sử dụng khí tải, chúng 
tôi tiến hành xác định những hệ số hiệu 
chỉnh (Cf) về thời gian nắng, gió và hệ số 
hiệu chỉnh về thời gian mưa, độ đục của 
nước biển Đây là những yếu tố tiêu 
biểu ảnh hưởng đến hoạt động lặn biển. 
Kết quả thu được như sau: 
Kết quả tính toán sức tải thực sau 
khi đã áp dụng công thức của Ceballos – 
Lascuráin cho thấy khu vực đảo Hòn 
Mun có thể đón tiếp mỗi ngày một lượng 
khách đến lặn biển có sử dụng khí tải dao 
động từ 6318 đến 7582 người (giảm đi 
rất nhiều so với sức tải tiềm năng dao 
động từ 10.000 đến 12.000 người [1]. 
Như vậy, về lí thuyết, chúng ta có 
thể tính toán được số lượng du khách cực 
đại mà Hòn Mun có thể tiếp nhận được 
đối với từng loại hoạt động du lịch cùng 
 82 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Văn Hoàng 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
một thời điểm nào đó trong ngày cũng 
như tổng lượng khách đến mỗi ngày. Tuy 
nhiên, thực tế cho thấy rằng sức tải của 
một điểm du lịch còn phụ thuộc rất lớn 
vào nhiều yếu tố tác động khác từ bên 
ngoài, trong đó có cả hành vi ứng xử môi 
trường của khách du lịch. Việc định 
lượng sức tải ở Hòn Mun chỉ mang tính 
chất tương đối để các nhà quản lí du lịch 
có thể kiểm soát được một lượng khách 
du lịch phù hợp. 
3. Kết luận 
Đánh giá sức tải trong hoạt động du 
lịch là một hướng nghiên cứu không mới 
trên thế giới. Tuy nhiên, ở nước ta công 
việc này chưa được coi trọng, nhất là 
trong công tác đánh giá tác động môi 
trường cho các dự án phát triển du lịch, 
trong công tác quy hoạch các dự án du 
lịch vùng biển đảo. 
Mặt khác, việc đánh giá sức tải 
cũng còn nhiều hạn chế như là chúng ta 
chỉ tính toán sức tải cho từng loại hoạt 
động du lịch tại một khu vực nào đó chứ 
chưa có một công thức nào dùng để tính 
toán sức tải cho nhiều dạng hoạt động du 
lịch diễn ra cùng lúc. Thật khó có thể áp 
dụng tất cả những tiêu chuẩn về sức tải 
trên thế giới cho các vùng du lịch ven 
biển ở Việt Nam vì tính chất, đặc trưng 
của mỗi nơi khác nhau. Tuy nhiên, những 
tiêu chuẩn nêu ra trên đây có thể giúp các 
nhà quy hoạch và quản lí du lịch sử dụng 
để đánh giá được sức tải du lịch trong 
quá trình khai thác và phát triển du lịch 
biển, đảo. 
1 Hệ số luân chuyển = 10 giờ/1 giờ cho mỗi du khách lặn có ống thở 
2 Hệ số luân chuyển = 10 giờ/2 giờ cho mỗi du khách lặn có khí tải 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Văn Hoàng (2007), Đánh giá sức tải sinh thái đối với các điểm du lịch ven 
bờ và hải đảo trong vịnh Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành 
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn TPHCM. 
2. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
3. Phạm Trung Lương (2003), Quản lí phát triển du lịch biển, Tài liệu Dự án khu bảo 
tồn biển Hòn Mun, Khóa tập huấn quốc gia về quản lí khu bảo tồn biển. 
4. Carsten M. Huttche, Alan T. White, Ma Monina M. Flores (2002), Sustainable 
coastal tourism handbook for the Philippines, Coastal Resource Management Project 
of the Department of Environment and Natural Resources, Philippines. 
5. Li Ching Lim (1998), Carrying capacity assessment of Pulau Payar marine park, 
Malaysia – Bay of Bengal Programme, India. 
6. WTO (1981), Proceedings of the Workshop on Resort planning and Development, 
Baguio city, Philippines, WRP/info Note 4. WTO commission for East Asia and the 
Pacific. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 14-02-2012; ngày phản biện đánh giá: 22-3-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 07-5-2012) 
 83

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_suc_tai_trong_hoat_dong_du_lich_su_can_thiet_cho_qu.pdf