Đánh giá tài nguyên phục vụ việc thiết kế tuyến du lịch tỉnh Quảng Trị
Tóm tắt Đánh giá tài nguyên phục vụ việc thiết kế tuyến du lịch tỉnh Quảng Trị: ...úng tôi giới hạn việc đánh giá cho 124 di tích do UBND cấp tỉnh và huyện quản lí. 2.2.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá 2.2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu Những chỉ tiêu được lựa chọn là những nhân tố có ảnh hưởng thực sự đến việc thiết kế tuyến du lịch ở Quảng Trị. Để thuậ...yên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành Ít nguyên vẹn 1 3 3 Nguồn: * [3] 140 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Bảng 2. Thang đánh giá thành phần... 142 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Hạng II: Khá thuận lợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch gồm có 20 di tích như sau: Địa điểm ghi dấu chiến thắng Khe San...
Tư liệu tham khảo Số 35 năm 2012 _____________________________________________________________________________________________________________ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ VIỆC THIẾT KẾ TUYẾN DU LỊCH TỈNH QUẢNG TRỊ BÙI THỊ THU*, TRƯƠNG ĐÌNH TRỌNG*, ĐỖ THỊ VIỆT HƯƠNG*, NGUYỄN QUANG TUẤN* TÓM TẮT Quảng Trị là tỉnh có nhiều khả năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh chỉ mới đưa vào khai thác 16 di tích và 5 điểm du lịch tự nhiên. Dựa vào hệ thống các chỉ tiêu được lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành đánh giá 15 điểm du lịch tự nhiên và 124 điểm du lịch nhân văn nhằm mục đích thiết kế tuyến du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 điểm du lịch tự nhiên và 28 điểm du lịch nhân văn được xếp hạng “thuận lợi” và “khá thuận lợi”, có thể đưa vào thiết kế tuyến du lịch nơi đây. Từ khóa: Quảng Trị, du lịch, đánh giá tài nguyên du lịch. ABSTRACT Assessment of resources to design the tourist routes in Quang Tri province Quang Tri has many capacities to develop tourism. However, up to now there have been only 16 vestiges and 5 natural tourism destinations exploited. Based on selective criteria, the authors evaluate 15 natural destinations and 124 vestiges to design the tourist routes. The result shows that 6 natural tourism destinations and 28 vestiges are ranked with “advantageous” and “rather advantageous” levels and can be used for tourism. Keywords: Quang Tri, tourism, assessment of tourism resources. 1. Đặt vấn đề Quảng Trị nằm trên con đường di sản miền Trung, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành một ngành du lịch đặc thù, có sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Trải qua hai cuộc kháng chiến, đến nay Quảng Trị vẫn còn lưu giữ các di tích về những chiến công của quân dân Trị - Thiên, là minh chứng về việc chia cắt giữa hai miền Nam - Bắc trước đây [6]. Bên cạnh đó, Quảng Trị cũng rất đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch nhân văn khác. Hiện nay, có 5 điểm du lịch tự nhiên và 16 di tích được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, các đại lí * ThS, Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế du lịch ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Hà Nội đưa vào khai thác. Như vậy, việc thiết kế các tuyến du lịch chưa thực sự khai thác hết tiềm năng du lịch thuận lợi của tỉnh. Do đó, để khai thác tài nguyên hiệu quả, cần phải đánh giá tài nguyên du lịch để làm cơ sở thiết kế các tuyến du lịch phù hợp với thời gian của cuộc hành trình và nhu cầu của khách. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Khái quát về các tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Quảng Trị gồm những loại sau: - Bờ biển dài với các bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Bắc Cửa Việt, Mỹ Thủy. 136 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ - Đảo Cồn Cỏ với các điểm du lịch cụ thể như miệng núi lửa, các bãi biển có cảnh quan đẹp, các vùng ven bờ với hệ sinh thái rạn san hô... - Các dạng cảnh quan sinh thái độc đáo trên bề mặt đỉnh gồm Động Voi Mẹp, Động Ba Lê và bề mặt đỉnh Khe Sanh. - Các hang động karst như động A Pô Li Hông, hang Dơi và Lèn Tân Lâm. - Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gồm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Rú Lịnh, trằm Trà Lộc. - Các điểm nước suối nước nóng Tân Lâm, làng Eo, làng Rượu và Đakrông. [2] 2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật và đặc trưng của tỉnh Quảng Trị là các di tích lịch sử - văn hóa. Theo thống kê đến năm 2010, Quảng Trị có 505 di tích các loại, trong đó có những di tích quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia gồm thành cổ Quảng Trị, địa đạo Vịnh Mốc, đường mòn Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn, cầu Hiền Lương, sân bay Tà Cơn, nhà tù Lao Bảo... Ngoài ra, Quảng Trị còn có các làng nghề vẫn đang tồn tại và phát triển như làng rượu Kim Long, làng đan lát Lan Đình, làng mộc Cát Sơn; có cửa khẩu và Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà và các bản làng, nơi cư trú của đồng bào dân tộc Pa Kô, Tà Ôi... Sự phân bố các điểm du lịch của tỉnh như hình 1 dưới đây: Hình 1. Bản đồ phân bố các điểm du lịch tỉnh Quảng Trị (thu chụp từ tỉ lệ 1:100.000) Nguồn: Nhóm tác giả thành lập trên bản đồ nền của tỉnh Quảng Trị 137 Tư liệu tham khảo Số 35 năm 2012 _____________________________________________________________________________________________________________ Với các lợi thế của tỉnh về vị trí địa lí, về tài nguyên du lịch, du khách có thể đi từ biển lên rừng hay vào hang động, hoặc qua cửa khẩu đi du lịch ở một quốc gia khác trong khoảng cách trên dưới 100km. Do vậy, kết hợp cả hai loại tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch sẽ là một lợi thế so sánh lớn của Quảng Trị trong sự phát triển bền vững. 2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Trị Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá theo hình thức thang điểm tổng hợp và được tiến hành qua các bước như trình bày dưới đây: 2.2.1. Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá Với mục đích đánh giá tài nguyên phục vụ cho việc thiết kế tuyến du lịch thì đối tượng đánh giá là các điểm du lịch ở tỉnh Quảng Trị. Do số lượng tài nguyên du lịch quá nhiều nên dựa vào hiện trạng tài nguyên, ý nghĩa của nó trong phát triển du lịch, chúng tôi giới hạn việc đánh giá cho các điểm du lịch như sau: - Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên tuy có nhiều loại nhưng số lượng ít nên cả 15 điểm du lịch tự nhiên đều được đưa vào đánh giá; - Tài nguyên du lịch nhân văn phong phú nhưng chủ yếu là di tích, các tài nguyên du lịch nhân văn khác số lượng ít, chỉ một vài điểm có khả năng đưa vào thiết kế tuyến nên chúng tôi giới hạn việc đánh giá cho 124 di tích do UBND cấp tỉnh và huyện quản lí. 2.2.2. Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá 2.2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu Những chỉ tiêu được lựa chọn là những nhân tố có ảnh hưởng thực sự đến việc thiết kế tuyến du lịch ở Quảng Trị. Để thuận tiện cho việc tổ hợp điểm thì các chỉ tiêu đánh giá cho điểm du lịch tự nhiên và đánh giá cho các điểm du lịch nhân văn phải có số lượng tương đương nhau. Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn có các chỉ tiêu đánh giá chung cho cả điểm du lịch tự nhiên lẫn nhân văn và do nguồn gốc hình thành và phát triển khác nhau nên còn có các chỉ tiêu đánh giá riêng cho từng loại hình điểm du lịch. i) Các chỉ tiêu đánh giá chung, gồm có: - Khả năng thu hút thị trường khách - Khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị - Khả năng tiếp cận tham quan du lịch - Tính liên kết với các điểm du lịch khác. ii) Các chỉ tiêu đánh giá riêng Đối với điểm du lịch tự nhiên: - Độ bền vững của môi trường tự nhiên - Thời gian hoạt động du lịch trong năm - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch. Đối với điểm du lịch nhân văn: 138 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ - Giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mĩ của điểm du lịch - Thời gian tham quan tại điểm du lịch - Tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành. 2.2.2.2. Phân cấp các chỉ tiêu Việc đánh giá các điểm du lịch ở Quảng Trị phục vụ cho việc thiết kế tuyến được thực hiện theo thang đánh giá 4 bậc với số điểm tương ứng là 4, 3, 2, 1. 2.2.3. Lựa chọn hệ số cho các chỉ tiêu Về nguyên tắc, những chỉ tiêu càng ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế các tuyến du lịch thì được chọn hệ số càng cao. i) Các chỉ tiêu đánh giá chung - Khả năng thu hút thị trường khách, tính liên kết với các điểm du lịch khác: Hệ số 3. - Khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị, khả năng tiếp cận tham quan du lịch: Hệ số 2. ii) Các chỉ tiêu đánh giá riêng Đối với điểm du lịch tự nhiên : - Độ bền vững của môi trường tự nhiên: Hệ số 1; - Thời gian hoạt động du lịch trong năm: Hệ số 2; - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch: Hệ số 3. Đối với điểm du lịch nhân văn - Thời gian tham quan tại điểm du lịch: Hệ số 1; - Giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mĩ của điểm du lịch: Hệ số 2; - Tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành: Hệ số 3. 2.2.4. Lập thang đánh giá thành phần và thang đánh giá tổng hợp i) Thang đánh giá thành phần Với 4 chỉ tiêu đánh giá chung cho cả 2 loại điểm du lịch tự nhiên lẫn nhân văn và 3 chỉ tiêu đánh giá riêng cho từng loại hình loại điểm du lịch (hoặc tự nhiên, hoặc nhân văn) thì có thể thành lập thang đánh giá thành phần cho các điểm du lịch như ở bảng 1 và bảng 2 sau đây: 139 Tư liệu tham khảo Số 35 năm 2012 _____________________________________________________________________________________________________________ Bảng 1. Thang đánh giá thành phần của các điểm du lịch tự nhiên Chỉ tiêu Bậc đánh giá Điểm của bậc Hệ số Điểm đánh giá Lớn 4 12 Khá lớn 3 9 Trung bình 2 6 Khả năng thu hút thị trường khách Nhỏ 1 3 3 Gần 4 8 Khá gần 3 6 Trung bình 2 4 Khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị Xa 1 2 2 Dễ dàng 4 8 Khá dễ dàng 3 6 Trung bình 2 4 Khả năng tiếp cận tham quan du lịch Khó 1 2 2 Tốt 4 12 Khá tốt 3 9 Trung bình 2 6 Tính liên kết với các điểm du lịch khác Kém 1 3 3 Lớn 4 8 Khá lớn 3 6 Trung bình 2 4 Giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mĩ của điểm du lịch Nhỏ 1 2 2 Dài 4 4 Khá dài 3 3 Trung bình 2 2 Thời gian tham quan tại điểm du lịch* Ngắn 1 1 1 Nguyên vẹn 4 12 Khá nguyên vẹn 3 9 Trung bình 2 6 Tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành Ít nguyên vẹn 1 3 3 Nguồn: * [3] 140 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Bảng 2. Thang đánh giá thành phần của các điểm du lịch nhân văn Chỉ tiêu Bậc đánh giá Điểm của bậc Hệ số Điểm đánh giá Lớn 4 12 Khá lớn 3 9 Trung bình 2 6 Khả năng thu hút thị trường khách Nhỏ 1 3 3 Gần 4 8 Khá gần 3 6 Trung bình 2 4 Khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị Xa 1 2 2 Dễ dàng 4 8 Khá dễ dàng 3 6 Trung bình 2 4 Khả năng tiếp cận tham quan du lịch Khó 1 2 2 Tốt 4 12 Khá tốt 3 9 Trung bình 2 6 Tính liên kết với các điểm du lịch khác Kém 1 3 3 Lớn 4 8 Khá lớn 3 6 Trung bình 2 4 Giá trị lịch sử, nghệ thuật, thẩm mỹ của điểm du lịch Nhỏ 1 2 2 Dài 4 4 Khá dài 3 3 Trung bình 2 2 Thời gian tham quan tại điểm du lịch Ngắn 1 1 1 Nguyên vẹn 4 12 Khá nguyên vẹn 3 9 Trung bình 2 6 Tính nguyên vẹn của điểm du lịch so với lúc mới hình thành Ít nguyên vẹn 1 3 3 (Nguồn: Nhóm tác giả phân tích và phân cấp) Ghi chú: Điểm đánh giá là điểm của mỗi bậc nhân với hệ số của chỉ tiêu. 141 Tư liệu tham khảo Số 35 năm 2012 _____________________________________________________________________________________________________________ ii) Thang đánh giá tổng hợp Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng từng thành phần. Theo đó, điểm đánh giá tổng hợp cao nhất tương ứng với tổng số các điểm đánh giá thành phần cao nhất là 64 điểm và điểm đánh giá tổng hợp thấp nhất là 16 điểm. Việc đánh giá tổng hợp để xác định mức độ thuận lợi của các điểm du lịch trong việc thiết kế các tuyến du lịch dựa vào thang điểm ở bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Thang đánh giá tổng hợp các điểm du lịch STT Mức độ thuận lợi của một điểm du lịch để đưa vào thiết kế tuyến Thang điểm tổng hợp Phân hạng 1 Thuận lợi 52 - 64 I 2 Khá thuận lợi 40 - 51 II 3 Trung bình 28 - 39 III 4 Ít thuận lợi 16 - 27 IV (Nguồn: Nhóm tác giả tính toán và phân hạng) Thang đánh giá tổng hợp này được xem là bảng phân hạng mức độ thuận lợi của điểm du lịch trong việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch ở Quảng Trị. 2.2.5. Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm du lịch i) Đối với điểm du lịch tự nhiên: Sau khi phân tích những đặc điểm vốn có của các điểm du lịch tự nhiên và đem so sánh với các thang đánh giá thành phần (bảng 1) và thang đánh giá tổng hợp (bảng 3) thì kết quả cho thấy, trong số 15 điểm du lịch tự nhiên được đưa vào đánh giá để thiết kế tuyến du lịch, có thể phân thành 4 hạng như sau : Hạng I: Thuận lợi nhất cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch chỉ có bãi biển Cửa Tùng. Hạng II: Khá thuận lợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch gồm có các điểm du lịch như bãi biển Bắc Cửa Việt, bãi biển Mỹ Thủy, Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc và danh thắng Đakrông. Hạng III: Thuận lợi ở mức trung bình cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch là động Ba Lê, Hang Dơi và Lèn Tân Lâm, các suối nước nóng Tân Lâm, làng Eo, làng Rượu và Đakrông. Hạng IV: Ít thuận lợi cho việc thiết kế tuyến du lịch gồm những điểm du lịch tự nhiên còn lại là đảo Cồn Cỏ, động Voi Mẹp và động A Pô Li Hông. ii) Đối với điểm du lịch nhân văn: Dựa vào thang đánh giá thành phần (bảng 2), thang đánh giá tổng hợp (bảng 3), và kết quả phân tích đặc điểm của 124 điểm du lịch nhân văn (di tích lịch sử - văn hóa), kết quả đánh giá và phân hạng như sau: Hạng I: Thuận lợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch gồm 8 di tích là thành cổ Quảng Trị, Trường Bồ Đề, địa đạo Vịnh Mốc, khu vực đôi bờ cầu Hiền Lương, khu trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, sân bay Tà Cơn, nhà thờ La Vang. 142 Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Bùi Thị Thu và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ Hạng II: Khá thuận lợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch gồm có 20 di tích như sau: Địa điểm ghi dấu chiến thắng Khe Sanh - làng Vây, căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên, khu nhà dài của người Pa Kô, nhà tù Lao Bảo, bến đò Tùng Luật, đài Anh Hùng, cầu treo Bến Tắt, chiến khu Ba Lòng, căn cứ 241 (đồi 241), căn cứ Tân Sở, nhà Tằm, đình làng Nghĩa An, địa điểm ga Đông Hà, nhà Vòm sân bay, bến sông Thạch Hãn, nhà thờ Trí Bưu, chùa Sắc Tứ, nhà lưu niệm Cố Tổng bí thư Lê Duẩn, chùa Long An, khu Đình Miếu và chợ Đình Bích La. Hạng III: Thuận lợi ở mức trung bình cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch gồm 90 di tích sau: Các điểm vượt Đường 9 của đường dây 559, điểm xuất phát của đường dây 559, trận địa tên lửa bắn rơi máy bay B52 đầu tiên trên miền Bắc, thành Cổ Lũy, khu trụ sở Ủy Vĩnh Linh, Sở chỉ huy chiến dịch tấn công Quảng Trị năm 1972, hệ thống dẫn thủy cổ Vĩnh Hiền, bia công tích Vĩnh Hoàng, Địa đạo Tân Lý, trụ sở Đảng ủy khu vực Vĩnh Linh, Địa đạo Bình Minh, Địa đạo Hương Nam, đồn công an Cửa Tùng, Địa đạo Mụ Giai, Địa đạo Tân Mỹ, Chiến khu Thủy Ba, hệ thống hầm ngầm Nam Hồ, đình làng Hà Thượng, chùa Bảo Đông và bia mộ Trần Đình Ân, địa điểm thảm sát làng Tân Minh, Sở chỉ huy Bộ tư lệnh 559, di chỉ Lòi Rú – Bàu Đông, hệ thống dẫn thủy cổ Gio An, đình làng Hà Trung, hệ thống công trình dẫn thủy cổ Gio Sơn, hệ thống các công trình dẫn thủy cổ An Mỹ, địa điểm ghi dấu chiến công “Bạch Đằng trên sông Hiếu”, địa điểm Ba Dốc, miếu Cao Sơn, khu xóm dưới thôn Lạc Tân, địa điểm chiến thắng Nam Đông - Đường 74, làng văn hóa dân tộc Bản Cát, đồn điền Mụ Rôm, di chỉ Đá Nổi, địa điểm thảm sát Hướng Điền, trại cá, hầm mộ liệt sĩ tập thể Cam Thành, lăng mộ Tướng quân Hoàng Kim Hùng, đình làng và chợ Phiên Cam Lộ, miếu thờ Huyền Trân công chúa, địa điểm xảy ra vụ thảm sát Cùa năm 1947, chùa An Thái, miếu An Mỹ, đình Mai Lộc, mộ cụ khóa bảo Nguyễn Hữu Đồng, tổng trạm thông tin A30, cảng quân sự Đông Hà, cổng Tam Quan đình Lập Thạch, nhà ông Nguyễn Úc, nhà ông Khâm, Chợ Hôm, tòa Khâm Sứ, ngã ba Cầu Ga, chốt thép Long Quang, cảng Cửa Việt, cồn Giàng Dương Lệ, dinh Chúa Trà Bát, khu chợ Thuận và thành Thuận Châu, cồn Giàng Trà Liên, miếu nghè Phường Sơn, nhà ông Lê Tảo, miếu bà Vệ Nghĩa, chợ Sãi, đình làng Nại Cửu, ngõ nhà ông Phan Tường, sân bay Ái Tử, nhà ông Nguyễn Ngọc Châu, ngã 3 Long Hưng, chùa Diên Thọ, địa điểm xảy ra vụ thảm sát Mỹ Thủy, đình làng Diên Sanh, đình làng Cầu Nhi, khu Cồn chùa thôn Đông, tháp Trung Đơn, phế tích tháp Chàm Trà Lộc, đình làng Trâm Lý, đình làng Mai Đàn, đình làng Mỹ Chánh, bia “Vĩnh Định hà cảm tác”, đình làng Câu Hoan, Mồ Doi, địa điểm Quán Quýt, địa điểm xảy ra vụ thảm sát làng Trung An, địa điểm thảm sát Quy Thiện, địa điểm phường Sắn, nhà Bà Thơ, căn cứ Khe Mương, khu vực Miếu Địa Tạng, nhà ông Trần Duy Bá, nhà ông Nguyễn Xột. Hạng IV: Ít thuận lợi cho việc thiết kế tuyến du lịch gồm 6 di tích là địa điểm chiến thắng Động Tri, khu công xưởng 143 Tư liệu tham khảo Số 35 năm 2012 _____________________________________________________________________________________________________________ chế tác đồ đá Hướng Lập, đồi Cù Bốc, động Toàn, trạm đường dây liên lạc 559, Viện Quân y 88. 3. Kết luận Qua nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ cho việc thiết kế tuyến du lịch tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra một số kết luận sau: Tài nguyên du lịch của Quảng Trị rất phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn nhân văn. Dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu được lựa chọn, chúng tôi đã đánh giá cho 15 điểm du lịch tự nhiên và 124 điểm du lịch nhân văn (di tích lịch sử - văn hóa) cho mục đích thiết kế tuyến du lịch. Kết quả đánh giá cho thấy, có 6 điểm du lịch tự nhiên và 28 điểm du lịch nhân văn được xếp hạng Thuận lợi và Khá thuận lợi cho việc thiết kế tuyến du lịch. Tuy nhiên trong thực tế, Quảng Trị mới chỉ khai thác 21 điểm du lịch, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu về thị trường, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật để khai thác thêm 13 điểm du lịch cùng với những điểm du lịch khác. Một số điểm du lịch tuy chưa được đưa vào đánh giá nhưng có khả năng thu hút du khách cao, là: cửa khẩu Lao Bảo và trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Đông Hà và làng rượu Kim Long Trong tương lai, một số điểm du lịch được xếp hạng trung bình cũng có thể đưa vào thiết kế tuyến du lịch, nhưng cần có sự trùng tu, tôn tạo, đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê Quảng Trị (2009), Quảng Trị 20 năm xây dựng và phát triển, Nxb Thống kê. 2. Trương Quang Hải và nnk (2006), Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái Quảng Trị, Báo cáo đề tài khoa học cấp Tỉnh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phạm Trung Lương và nnk (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch, Đề tài khoa học cấp Ngành, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội. 4. Sở Văn hóa Thông tin - Bảo tàng Quảng Trị (2003), Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị, Công ti in Thống kê và Sản xuất bao bì Huế. 5. Sở Thương mại và Du lịch Quảng Trị - Cục Xúc tiến Du lịch (2007), Tài liệu Hội thảo quốc tế Du lịch Quảng Trị - Hội nhập và phát triển, tháng 7-2007, Quảng Trị. 6. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (2010), Cẩm nang du lịch Quảng Trị, Nxb Thông tấn. 7. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 03-6-2011; ngày chấp nhận đăng: 07-4-2012) 144
File đính kèm:
- danh_gia_tai_nguyen_phuc_vu_viec_thiet_ke_tuyen_du_lich_tinh.pdf