Đầu tư cho thư viện đại học - Đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tóm tắt Đầu tư cho thư viện đại học - Đầu tư cho giáo dục góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học: ...t khoản kinh phí thích đáng (năm 2011, TV ĐH Kinh tế TPHCM khoảng 1,3 tỉ đồng, ĐH Công nghiệp TPHCM là 1,7 tỉ đồng, ĐH Nông lâm TPHCM khoảng 1,2 tỉ, ĐH Bách Khoa TPHCM là 1 tỉ, ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM là 1,5 tỉ, ĐH Luật TPHCM là 800 triệu, ĐH Sư phạm TPHCM khoảng 550 triệu, ĐH Mở T...ức hoạt động TV trường ĐH được ban hành kèm theo Quy định số 13/2008/CĐ-BVHTTDL ngày 10-3-2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Điều 5 Chương II nêu rõ: “TV trường ĐH là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH có lãnh đạo TV và các phòng(hoặc tổ) chuyên môn, nghiệp... và bổ sung nguồn tài liệu đầy đủ, đa dạng, đặc biệt đối với cơ sở dữ liệu điện tử. Tại Điều 16, Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06-8-2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh TV nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động TV, khuyến khích tổ chức, cá n...
phạm TPHCM tin. Đầu tư cho TV chính là đầu tư cho một trong những cơ sở vật chất dùng chung có tính nền tảng, tác động tích cực đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Nhận thức rõ điều này, trong thời gian qua, nhiều trường ĐH đã chú ý và cố gắng tìm các nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng và phát triển TV. Tuy nhiên, TV ĐH Việt Nam, do những điều kiện khách quan cũng như chủ quan, chưa được nhìn nhận và đầu tư đúng như vị thế mà nó phải có. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng chưa cao của các sản phẩm được tạo ra từ các trường ĐH Việt Nam. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 72 2. Khái quát về đầu tư cho thư viện các trường đại học hiện nay 2.1. Cơ chế đầu tư Đối với các TV thuộc khối ĐH công lập, kinh phí đầu tư cho TV chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước. Đối với các TV thuộc khối ĐH dân lập, kinh phí đầu tư do chủ sở hữu quyết định. TV ĐH về cơ bản được chia làm ba nhóm: - Nhóm TV của các ĐH quốc gia, ĐH vùng; - Nhóm TV của các trường ĐH, các học viện, các trường ĐH thành viên thuộc ĐH quốc gia và ĐH vùng; - Nhóm TV các trường cao đẳng (CĐ). Do tính chất, đặc điểm và quy mô của các trường ĐH là khác nhau nên chính sách đầu tư, tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất trang thiết bị ở các TV cũng khác nhau. Trong khi các TV của ĐH vùng và ĐH Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, trực thuộc ban giám đốc và phần lớn trực thuộc ban giám hiệu, thì TV của 25% trường ĐH không trực thuộc ban giám đốc, mà thuộc các phòng chức năng như: Đào tạo, Quản lí Khoa học Điển hình như các trường: ĐH Dược Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), ĐH Văn Hiến TPHCM, ĐH Biên phòng, ĐH Dân lập Phương Đông, ĐH Sư phạm Nam Định, ĐH Hoa Lư, Học viện Quân y, Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM Còn ở các trường CĐ, con số này lên tới gần 70%. Với cơ cấu tổ chức như vậy, cơ chế đầu tư cho TV ĐH có thể chia làm 2 loại: - Các TV ĐH quốc gia, ĐH vùng có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng (chiếm khoảng 5%): nguồn kinh phí vẫn do đơn vị chủ quản cấp, nhưng tính chủ động và linh hoạt khá cao. Tùy vào nhu cầu bạn đọc và tùy vào từng giai đoạn phát triển, các TV lập kế hoạch ưu tiên cho các nhiệm vụ trọng tâm. - Các TV ĐH được coi là một bộ phận, hoạt động như một phòng chức năng (chiếm khoảng 95%): kinh phí hoạt động phụ thuộc hoàn toàn và nguồn ngân sách của nhà trường. Khi cần có kinh phí cho các hoạt động, TV lập dự trù kính phí và trình Ban Giám hiệu phê duyệt. Cơ chế này thiếu tính ổn định và hạn chế quyền chủ động của TV, do phải phụ thuộc vào các yếu tố khác như nhu cầu của các khoa (trong việc mua tài liệu), khả năng tài chính của trường, sự cấp thiết của đề xuất 2.2. Kinh phí đầu tư xây dựng thư viện Khoảng 10 năm trở lại đây, một số TV ĐH được nâng cấp nhờ nguồn kinh phí Nhà nước, nhờ vốn vay Ngân hàng Thế giới và nhờ tài trợ nước ngoài. Dự án Giáo dục ĐH đã đầu tư cho 25 TV ở nhóm các trường ĐH với mức đầu tư thấp nhất là khoảng 500.000 USD (chiếm gần 1/3 tổng số tiền của Dự án). Ngoài một số TV được đầu tư lớn như TV Tạ Quang Bửu (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) với 199 tỉ đồng, TV ĐH Vinh: 31 tỉ đồng, các trung tâm học liệu Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên khoảng 5-9 triệu USD/trung tâm từ kinh phí của tổ chức Atlantic Philantropies. Có thể nói bộ mặt của TV ĐH Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong những năm qua. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 73 Nhiều tòa nhà dành riêng cho TV được xây mới theo đúng thiết kế đặc thù và tiêu chuẩn quốc tế, trang thiết bị TV chuyên dụng và hệ thống mạng máy tính hiện đại được lắp đặt. 2.3. Kinh phí đầu tư cho việc phát triển nguồn lực thông tin Khoảng 10 năm trở lại đây, một số TV đã được cấp kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau cho việc cải tạo, xây dựng lại. Nhóm TV của các trường ĐH quốc gia, ĐH vùng đều thành lập TV trung tâm hoặc trung tâm học liệu, hoạt động theo mô hình của những TV hiện đại với nhiều dịch vụ thông tin. Song song với các hạng mục xây dựng, mua sắm trang thiết bị, hạng mục bổ sung tài liệu luôn được dành một khoản kinh phí thích đáng (năm 2011, TV ĐH Kinh tế TPHCM khoảng 1,3 tỉ đồng, ĐH Công nghiệp TPHCM là 1,7 tỉ đồng, ĐH Nông lâm TPHCM khoảng 1,2 tỉ, ĐH Bách Khoa TPHCM là 1 tỉ, ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM là 1,5 tỉ, ĐH Luật TPHCM là 800 triệu, ĐH Sư phạm TPHCM khoảng 550 triệu, ĐH Mở TPHCM là 800 triệu, ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM khoảng 500 triệu, ĐH Sài Gòn khoảng 800 triệu, ĐH Ngân hàng TPHCM khoảng 800 triệu, ĐH Hoa Sen khoảng 600 triệu, ĐH Ngoại ngữ và Tin học khoảng 400 triệu, ĐH Kĩ thuật Công nghệ TPHCM khoảng 200 triệu). Trung bình, mỗi TV ĐH được cấp khoảng 500 triệu đồng để bổ sung tài liệu trong một năm (số liệu qua trao đổi trực tiếp với các giám đốc TV và từ nguồn báo cáo tổng kết của các TV). Tại các trường CĐ, kinh phí bổ sung tài liệu cho TV còn khá hạn hẹp và hoàn toàn phụ thuộc vào nhà trường. Ngoài một số ít trường CĐ hưởng lợi từ dự án của Bộ GD&ĐT hoặc được các tổ chức khác tài trợ như TV Trường CĐ Hà Nội, CĐ Hà Giang, hầu hết các trường CĐ có nguồn kinh phí này chỉ trong khoảng 40 – 60 triệu đồng/năm (Theo báo Giáo dục và Thời đại, ngày 16-10- 2008, tr.5). 3. Nhận xét Như chúng tôi đã nêu, bộ mặt của TV ĐH Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong những năm qua. Nhiều tòa nhà dành riêng cho TV được xây mới theo đúng chuẩn mực quốc tế, trang thiết bị TV chuyên dụng và hệ thống mạng máy tính hiện đại được lắp đặt. Ðiều này thể hiện sự thay đổi to lớn trong cách nhìn nhận về vai trò của TV ĐH và sự quan tâm đối với công tác TV của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu tính số TV ĐH được hưởng đầu tư (khoảng 50 trên tổng số 188 TV ĐH và 226 TV CĐ trong cả nước) thì tỉ lệ này là quá thấp. Hơn nữa, hầu hết các TV hiện đại đều chưa phát huy hết hiệu quả sử dụng. Vấn đề quan trọng là cần duy trì hoạt động thường xuyên và tiếp tục phát triển TV trong tương lai. Tất cả các TV khi đã sử dụng hết kinh phí của Dự án đều gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các nguồn kinh phí khác để tiếp tục bổ sung cơ sở dữ liệu, thay thế trang thiết bị hư hỏng Đơn cử như việc chi trả tiền điện cho Trung tâm học liệu tại ÐH Cần Thơ (khoảng 1,2 tỉ đồng/năm), sau khi dự án kết thúc, là một gánh nặng quá sức đối với ngân sách của nhà trường. Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 74 Các văn bản, cơ chế chính sách về lĩnh vực TV chưa thật đầy đủ và kịp thời. Đã có một số văn bản được ban hành: Pháp lệnh TV, Điều lệ trường ĐH (ban hành theo quyết định số 153/2003/TTg của Thủ tướng Chính phủ), Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động TV trường ĐH của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, năm 2008... Tuy nhiên, các điều khoản về đầu tư ngân sách tại các văn bản này đều còn chung chung, khiến việc vận dụng văn bản của các trường không đồng nhất. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có cơ chế hợp lí và chính sách đầu tư cụ thể, lâu dài cho các TV ĐH. Một số trường cấp kinh phí cho TV mang nặng tính chủ quan, định tính. Kinh phí bổ sung tài liệu cho các TV ĐH còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Không phải lúc nào TV ĐH cũng được coi như một bộ phận tích cực và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo của trường. Bên cạnh đó, bản thân các TV chưa tận dụng hiệu quả nguồn lực thông tin hiện có để tạo thành các sản phẩm thông tin có thu. Quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ, các hoạt động TV đơn lẻ, rời rạc và thiếu liên kết. Đội ngũ cán bộ TV thường không ổn định, trình độ nghiệp vụ chuyên môn không đồng đều, gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các TV. Một phần lớn cán bộ TV chưa được đào tạo chuyên môn, một số đã được đào tạo nhưng vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu các kĩ năng giao tiếp và tư vấn thông tin. Chế độ, chính sách cho cán bộ TV vẫn còn những điểm không phù hợp, chưa theo kịp với tình hình thực tiễn. 4. Giải pháp và ý kiến đề xuất Để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục, TV ĐH phải được đầu tư phát triển. Mục tiêu của các trường ĐH trong việc đầu tư cho TV là đảm bảo cung cấp được nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu của đại đa số người sử dụng trong phạm vi nhà trường. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải: (i) Đổi mới quan điểm, cơ chế hoạt động của thư viện đại học Quy chế mẫu về tổ chức hoạt động TV trường ĐH được ban hành kèm theo Quy định số 13/2008/CĐ-BVHTTDL ngày 10-3-2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Điều 5 Chương II nêu rõ: “TV trường ĐH là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của trường ĐH có lãnh đạo TV và các phòng(hoặc tổ) chuyên môn, nghiệp vụ”. Do vậy, phải xác định TV là thiết chế quan trọng hàng đầu trong cơ cấu đào tạo của một trường ĐH, tham gia và chịu trách nhiệm chính vào hoạt động đào tạo của trường; TV phải là một đơn vị độc lập, tương đương với các khoa, phòng, ban và chịu sự quản lí trực tiếp của trường. Các cơ quan tham mưu của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với các ngành hữu quan tăng cường quản lí Nhà nước về công tác TV ĐH, tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy về TV, tạo hành lang pháp lí thuận lợi hơn cho sự phát triển hệ thống TV ĐH; nhanh chóng triển khai các quy chế tổ chức và hoạt động TV ĐH; đảm bảo điều kiện để TV ĐH thực hiện đầy đủ Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 75 chức năng và nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, trường cũng cần có cơ chế phù hợp để TV có thể chủ động khai thác nguồn thông tin, cung ứng thông tin cho người dùng tin theo yêu cầu. Từ đó, TV ĐH có thể thu hút các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực nội tại để triển khai dịch vụ thông tin một cách thích hợp, tạo được nhiều sản phẩm thông tin đa dạng, phong phú cho nhà trường và xã hội. (ii) Xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư đối với thư viện đại học Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Văn bản số 97 TTLB/VHTTDL-TC ngày 15-6-1990 về Hướng dẫn chế độ quản lí tài chính và chính sách đầu tư của Nhà nước đối với TV công cộng. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định chính sách đầu tư cụ thể đối với các TV ĐH. Điều này dẫn đến việc các trường cấp kinh phí cho TV không căn cứ theo một chuẩn chung, còn mang nặng tính chủ quan, do đó, độ chênh lệch kinh phí được cấp giữa các TV ĐH là khá lớn. Vì vậy, cần xây dựng cơ chế đầu tư cho TV ĐH, phải có một chính sách mang tính pháp lí về sự đầu tư cho TV ĐH, trước mắt cũng như lâu dài. Đó phải là một hạng mục chi tiêu chính thức và tương đối lớn trong ngân sách nhà trường. Cần có quy định cụ thể cấp bao nhiêu % từ kinh phí của Nhà nước, bao nhiêu % từ các nguồn kinh phí khác để đầu tư cho TV. Có thể dành khoảng 2-5% ngân sách giáo dục của một trường cho nguồn tài liệu và các bộ sưu tập khác của TV (ở Trung Quốc, hơn một nửa các trường ĐH phân phối tối thiểu 5% ngân sách giáo dục của nhà trường cho việc bổ sung tài liệu TV. Tiêu chuẩn ngân sách dành cho một TV mang tính quốc gia cũng được tính đến trong bảng đánh giá “ Cơ sở hạ tầng giảng dạy cơ sở”. Chẳng hạn, một trường ĐH đạt điểm A thì phải có 5% trong tổng số ngân sách giáo dục dành cho việc mua sắm tài liệu cho TV, trong khi đó một trường đạt điểm C thì chỉ cần 3%). Hoặc có thể tính theo công thức: T = (A x S1) + (B x S2) + (C x S3) Trong đó quy ước: - Kinh phí bổ sung tài liệu cho TV (T); - Tổng số sinh viên của Trường (A); - Kinh phí bổ sung/01 sinhviên, được nhà trường quy định hàng năm (S1); - Tổng số học viên sau ĐH của Trường (B); - Kinh phí bổ sung/01 học viên, được nhà trường quy định hàng năm (S2); - Tổng số cán bộ, giảng viên của Trường (C); - Kinh phí bổ sung/01 cán bộ, giảng viên, được nhà trường quy định hàng năm (S2). Ví dụ: Năm 2011 Trường X có 20.000 SV và quy định S1 = 50.000đ/1sv; 1000 học viên và 500 cán bộ, giảng viên được quy định S2,3 = 100.000đ/1 người. Chúng ta sẽ có : Kinh phí bổ sung tài liệu cho TV của trường X năm 2011 là: (20.000 x 50.000đ) + (1000 x 100.000đ) + (500 x 100.000đ) = 1.150.000.000đ. (iii) Huy động nhiều nguồn kinh phí và thực hiện xã hội hóa thư viện đại học Bên cạnh nguồn kinh phí hằng năm Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 76 từ ngân sách của trường, nhà trường và TV cần chủ động tìm kinh phí từ những dự án trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, nếu chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách được cấp, các TV sẽ không thể xây dựng, mua sắm hệ thống trang thiết bị và bổ sung nguồn tài liệu đầy đủ, đa dạng, đặc biệt đối với cơ sở dữ liệu điện tử. Tại Điều 16, Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 06-8-2002 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh TV nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động TV, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng tài liệu, tiền, tài sản, đóng góp công sức cho việc phát triển TV”. Đối với TV ĐH, việc thực hiện xã hội hóa bằng cách đa dạng hóa các mô hình phục vụ sinh viên như cà phê TV, TV xanh, tủ sách chuyên ngành, TV tư nhân đang ngày càng được nhân rộng. Ví dụ: TV Trung tâm ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Bách khoa TPHCM đã được thụ hưởng chương trình TV SK Telecom do SK Telecom (Hàn Quốc) tài trợ, TV ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM xây dựng tủ sách sinh viên do tập đoàn Viettel tài trợ... (iv) Tăng cường hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin Chia sẻ nguồn lực thông tin là một giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng thiếu thông tin – tư liệu, do các TV hoạt động riêng lẻ, đồng thời tiết kiệm kinh phí do sự trùng lặp của tài liệu. Tuy nhiên, với hiện trạng TV Việt Nam, muốn kết nối các TV, các nhà quản lí phải giải quyết những vấn đề cơ bản từ chuyên môn nghiệp vụ, ngân sách đến những nguyên tắc, quy chế cho ngành TV một cách nhiệt tâm và tích cực. Để thực hiện được điều này, TV phải nhanh chóng chuẩn hóa công tác chuyên môn, hoàn thiện hệ thống mạng, xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử của mình. Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn là sự không thống nhất trong công tác chuyên môn, xử lí kĩ thuật tài liệu và sự chênh lệch về hạ tầng cơ sở, tin học hóa giữa các TV. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư để thực hiện việc liên kết mạng tương đối lớn và vấn đề bảo đảm an toàn dữ liệu chưa có quy định rõ ràng. Chính vì vậy, nhu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin là rất cần thiết, nhưng đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn của không chỉ của các cán bộ TV mà còn là sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các nhà quản lí các ngành, các cấp. Trước mắt, cần có một cơ quan chủ quản như Vụ TV, TV Quốc gia trong việc xây dựng văn bản quy định trách nhiệm, quyền lợi về hoạt động chia sẻ nguồn thông tin và tập hợp các TV có nhu cầu thông tin giống nhau, thông qua một TV đầu mối, có thể cùng mua chung một cơ sở dữ liệu điện tử theo hình thức “consortium”. (v) Bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực của cán bộ thư viện Việc đầu tư cho TV sẽ tốn kém và trở thành lãng phí nếu không được quản lí và khai thác tốt. Muốn sử dụng hiệu quả kinh phí đầu tư cho TV, cần có một đội ngũ cán bộ TV đủ trình độ và năng lực về quản lí, chuyên môn. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần có kế hoạch cụ thể xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ TV, tạo Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Quỳnh Chi _____________________________________________________________________________________________________________ 77 điều kiện cho cán bộ TV tham gia các khóa tập huấn chuyên môn, ngoại ngữ, tin học trong và ngoài nước để họ có đủ khả năng làm chủ các phương tiện kĩ thuật hiện đại, lĩnh hội những kiến thức mới, nắm bắt xu hướng hội nhập trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, cần xem xét và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đãi ngộ đối với cán bộ TV để họ yên tâm công tác, cống hiến hết khả năng và trí tuệ của mình. 3. Kết luận Chính sách đầu tư cho TV đã được thể chế hóa trong Pháp lệnh TV, trong đó, Điều 21, Mục 1 có quy định “Đầu tư để đảm bảo cho các TV hưởng ngân sách nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất – kĩ thuật, điện tử hóa, tự động hóa TV, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác TV”. Trong quy hoạch phát triển chung của ngành TV Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020, riêng phần về TV các trường ĐH có nêu “Hết sức coi trọng vị trí TV ĐH trong công tác đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học; nâng cấp TV các trường ĐH như xây mới, tu bổ làm cho TV hiện đại, phong phú tài liệu; xây dựng các chuẩn nghiệp vụ cho các khâu xử lí kĩ thuật... “. Đầu tư cho TV chính là đầu tư cho giáo dục, là một đầu tư đặc biệt về kinh tế mà hiệu quả của nó được đo lường bởi chất lượng sản phẩm của nền giáo dục, có tác động lớn và lâu dài đến sự phát triển của một đất nước. Trong bối cảnh giáo dục ĐH đang đổi mới một cách mạnh mẽ với mục tiêu nâng giáo dục Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế, hệ thống TV ĐH cần phải có những đổi mới căn bản và sâu sắc. TV ĐH phải trở thành niềm tự hào của các trường ĐH, là tâm điểm của mọi hoạt động trong nhà trường, là nơi kiểm nghiệm đáng tin cậy của giảng viên trong quá trình giảng dạy và học tập. Đã đến lúc chúng ta phải có những đổi mới cơ bản về nhận thức, đầu tư phát triển TV, xây dựng chính sách mang tính pháp lí, quản lí thống nhất để các TV ĐH thực sự là trung tâm thông tin, trung tâm học liệu của các trường ĐH trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy chế mẫu về tổ chức hoạt động thư viện trường đại học (ban hành kèm theo Quy định số 13/2008/CĐ-BVHTTDL ngày 10-3- 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ). 3. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, 2 (14), tr.18-23. (Xem tiếp trang 87) Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 45 năm 2013 _____________________________________________________________________________________________________________ 78 4. Nguyễn Huy Chương (2006), “Ðề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển”. 5. Nguyễn Văn Thiên, Phạm Thị Thành Tâm (2012), “Một vài ý kiến về chính sách đầu tư phát triển đối với các thư viện đại học Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo”Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thư viện”. 6. Vũ Bích Ngân (2009), “Hướng đến một mô hình thư viện đại học hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1). 7. Fang, Conghui (2010), “Statistical evaluation of university libraries in China”, The journal of information and knowledge management systems, 35 (4), 221-229. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-01-2013; ngày phản biện đánh giá: 04-4-2013; ngày chấp nhận đăng: 10-4-2013)
File đính kèm:
- dau_tu_cho_thu_vien_dai_hoc_dau_tu_cho_giao_duc_gop_phan_nan.pdf