Đánh giá cảm nhận của du khách đối với các điểm tham quan du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Tóm tắt Đánh giá cảm nhận của du khách đối với các điểm tham quan du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế: ... 4 ngày trở lên 23 13,53 Mục đích chuyến đi Tham quan 135 79,41 Học tập, nghiên cứu 20 11,76 Khác 15 8,82 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk _____________________________________________________________________________________...năm 2014 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk _____________________________________________________________________________________________________________ 123 Bảng 2 cho thấy cảm nhận của du khách đối với tiêu chí nhà vệ sinh sạch sẽ, nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống) v...ách đến Huế lần 2 trở lên giảm so với lần đầu với điểm đánh giá lần 1 là 4,31 điểm khác với lần 3 và trên 3 lần với lần lượt 3,94 và 3,71 điểm. Trong khi, các yếu tố công trình hiện vật được bảo quản tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ, rác thu gom tốt, sạch sẽ của những lần quay lại Huế cao hơn lầ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá cảm nhận của du khách đối với các điểm tham quan du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Tự tổ chức 107 62,94 
3 ngày 44 25,88 Theo tour của công ti du lịch 63 37,06 
4 ngày trở 
lên 23 13,53 
Mục đích 
chuyến đi 
Tham quan 135 79,41 
Học tập, nghiên 
cứu 20 11,76 
Khác 15 8,82 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
121 
Thời gian khách lưu lại Huế 1 và 2 
ngày chiếm 60,6%, 3 ngày chiếm 25,9% 
và từ 4 ngày trở lên chiếm tỉ lệ thấp với 
13,5%. Mặc dù, số lượng khách đến Huế 
lần 2, lần 3 và thời gian lưu lại Huế lớn 
(trên 3 ngày) chưa nhiều, nhưng đây cũng 
là dấu hiệu khả quan cho thấy sự hấp dẫn 
của du lịch TT-H dần được cải thiện vì số 
khách đến lần 2 và thời gian lưu lại Huế 3 
ngày chiếm tỉ lệ tương đối lớn, và độ tuổi 
phần lớn khách đến Huế có nhiều thuận 
lợi cho địa phương phát triển du lịch. 
 Mức độ quan tâm về các điểm tham 
quan DLNV 
Hầu hết du khách đến Huế đều 
quan tâm đến các điểm tham quan 
DLNV. Tỉ lệ khách quan tâm và rất quan 
tâm đến các điểm tham quan này chiếm 
78,8% trong tổng số khách khảo sát. Mức 
độ quan tâm của du khách được phản ánh 
rõ hơn thông qua việc phân tích chéo 
giữa thời gian khách lưu lại Huế với thời 
gian dành cho việc tham quan các điểm 
du lịch này. Kết quả cho thấy phần lớn 
trên 66% thời gian ở Huế của du khách 
và hơn 50% tổng số khách đều giành hơn 
một nửa thời gian ở Huế để tham quan 
các điểm DLNV. Điều này cho thấy sức 
thu hút của các điểm tham quan này với 
du khách và vai trò quan trọng của nó đối 
với du lịch TT-H. 
 Nguồn tiếp cận thông tin 
Khách tìm hiểu thông tin về các 
điểm DLNV ở Huế từ nhiều nguồn khác 
nhau, trong đó số khách chọn từ internet 
và sách hướng dẫn du lịch chiếm tỉ lệ cao 
với 81,2% và 74,1%. Nguồn tiếp cận 
thông tin từ bạn bè, người thân; tivi; 
quảng cáo trên báo chí có tỉ lệ lần lượt là 
68,2%, 61,8% và 47,1%; tiếp cận từ radio 
có tỉ lệ thấp nhất với 33,5%. 
Hình thức tiếp cận thông tin khác 
nhau giữa các nguồn khách. Khách nội 
địa có nguồn tiếp cận thông tin nhiều 
nhất từ tivi: 82,7%; bạn bè, người thân: 
75,5% và internet: 73,6%. Khách châu 
Âu, Úc, Mĩ, Phi có tỉ lệ lần lượt là 
internet: 97,7%; sách hướng dẫn du lịch: 
88,4%; bạn bè, người thân: 60,5% (tương 
tự với nhóm khách châu Á lần lượt là 
88,2%; 76,5% và 41,2%). 
Như vậy, mức độ quảng bá về các 
điểm tham quan được phổ biến rộng rãi, 
khách có thể tiếp cận thông tin từ nhiều 
nguồn và mỗi nguồn khách có nguồn tiếp 
cận khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá của 
du khách về nguồn thông tin không cao, 
radio và quảng cáo trên báo chí được 
đánh giá tốt chiếm tỉ lệ thấp nhất lần lượt 
là 24,6% và 26,3%, phần trăm còn lại là 
ở mức tạm được và cần cải thiện. Đối với 
các nguồn thông tin khác, tỉ lệ đánh giá 
tốt đều trên 50%, nhưng cao nhất chỉ 
55,2% với nguồn từ bạn bè, người thân. 
 Hình thức tổ chức 
Xu hướng hiện nay là khách thích 
đi theo hình thức du lịch tự do, không 
mua chương trình qua các công ti du lịch, 
lữ hành. Khách du lịch thích được khám 
phá nhiều hơn và không thích ràng buộc 
bởi một chương trình du lịch cố định. 
Trong 170 khách được hỏi thì có đến 107 
khách, chiếm 62,9% chọn hình thức tự tổ 
chức, chỉ có 37,1% khách chọn hình thức 
đi theo tour của công ti lữ hành (xem 
bảng 1). Tỉ lệ này có sự chênh lệch không 
đáng kể đối với khách quốc tế và khách 
nội địa. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
122 
 Mục đích du khách 
Đối với các Di tích - công trình văn 
hóa, trong 110 khách được hỏi, mục đích 
đến các điểm du lịch này để tham quan 
chiếm tỉ lệ chủ yếu với 80%, các mục 
đích thực hành nghi lễ tôn giáo, tín 
ngưỡng; học tập, nghiên cứu và mục đích 
khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Tương tự, các điểm 
du lịch là làng nghề truyền thống, mục 
đích tham quan cũng chiếm tỉ lệ lớn với 
78,3% trong tổng số 60 khách điều tra; 
mục đích mua sản phẩm thủ công truyền 
thống; học tập, nghiên cứu và các mục 
đích khác chiếm tỉ lệ nhỏ. 
2.2.3. Cảm nhận của du khách 
a. Cảm nhận về các điểm tham quan di 
tích - công trình văn hóa 
 Mức độ cảm nhận 
Cảm nhận chung của du khách đối 
với di tích - công trình văn hóa được 
phản ánh thông qua các nội dung về giá 
trị lịch sử - văn hóa, hiện trạng của 
công trình, phong cảnh, yếu tố môi 
trường và các dịch vụ bổ trợ. Thang 
điểm đánh giá 5 cấp với điểm trung 
bình của từng cấp như sau: Từ 1,00 - 
1,80: Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn 
toàn không hài lòng; từ 1,81 - 2,60: 
Không đồng ý/Không hài lòng; từ 2,61 
- 3,40: Bình thường; từ 3,41 - 4,20: 
Đồng ý/Hài lòng; từ 4,21 - 5,00: Hoàn 
toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng. Với 
110 khách phỏng vấn, kết quả đánh giá 
thể hiện ở bảng 2 sau đây: 
Bảng 2. Cảm nhận của du khách đối với các điểm tham quan Di tích - công trình văn hóa 
STT Nội dung 
Thang điểm đánh giá (%) Trung 
bình 1 2 3 4 5 
1 Phong cảnh đẹp 0,9 1,8 1,8 69,1 26,4 4,18 
2 Công trình kiến trúc đẹp 0,9 0,9 5,5 73,6 19,1 4,09 
3 Yếu tố lịch sử hấp dẫn 0,9 1,8 6,4 60,9 30,0 4,17 
4 Yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn 0,0 17,3 21,8 43,6 17,3 3,61 
5 Nhiều nội dung để tham quan 2,7 10,0 14,5 59,1 13,7 3,71 
6 Thông tin hướng dẫn đầy đủ 2,7 12,7 20,9 52,8 10,9 3,56 
7 Công trình, hiện vật được bảo quản tốt 3,6 10,9 20,0 59,1 6,4 3,54 
8 Thái độ nhân viên nhiệt tình 1,8 8,2 15,5 57,3 17,2 3,80 
9 Nhà vệ sinh sạch sẽ 4,5 47,3 40,0 8,2 0,0 2,52 
10 An ninh, trật tự tốt 2,7 10,0 20,0 56,4 10,9 3,63 
11 Rác thu gom tốt, sạch sẽ 6,4 24,5 21,8 40,0 7,3 3,17 
12 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống.) 5,5 30,0 31,8 31,8 0,9 2,93 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
123 
Bảng 2 cho thấy cảm nhận của du 
khách đối với tiêu chí nhà vệ sinh sạch 
sẽ, nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống) và 
rác thu gom tốt, sạch sẽ được đánh giá 
thấp nhất với lần lượt 2,52; 2,93 và 3,17 
điểm; tương ứng ở mức không đồng ý và 
bình thường. Các tiêu chí còn lại đều có 
trung bình đánh giá trên 3,4 điểm tương 
ứng với mức độ đồng ý. Trong đó, ba yếu 
tố phong cảnh đẹp, công trình kiến trúc 
đẹp và yếu tố lịch sử hấp dẫn có điểm 
đánh giá trung bình cao nhất trên 4 điểm. 
Với kết quả này dẫn đến giá trị trung bình 
cảm nhận của du khách về các Di tích – 
công trình văn hóa đạt 3,58 điểm tương 
ứng ở mức đồng ý với những tiêu chí đã 
đề ra hay hài lòng về các điểm tham quan 
này. Tuy nhiên, điểm đánh giá này nhìn 
chung chưa cao (thuộc ngưỡng dưới của 
mức đồng ý, tức dưới 3,8), cho thấy điểm 
hạn chế lớn trong thực trạng khai thác 
hiện nay đối với các điểm tham quan này 
là vấn đề về vệ sinh và dịch vụ bổ trợ. 
 Kiểm định sự khác biệt về mức độ 
cảm nhận của du khách 
Các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, 
quốc tịch, nghề nghiệp và thông tin về số 
lần đến Huế ít hoặc nhiều có ảnh hưởng 
đến cảm nhận của du khách. Nghiên cứu 
sự khác biệt trong cảm nhận của các 
nhóm khách sẽ giúp tạo cơ sở cho việc 
xây dựng định hướng và giải pháp cụ thể 
đối với từng nhóm. Để kiểm tra việc có 
hay không có sự khác biệt về mức độ 
cảm nhận đối với các Di tích - công trình 
văn hóa theo các biến về giới tính, độ 
tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch, số lần đến 
Huế, chúng tôi tiến hành so sánh trị trung 
bình với kĩ thuật phân tích Independent-
Samples T-test (đối với biến có hai lựa 
chọn), One-way ANOVA (đối với biến 
có nhiều lựa chọn) kết hợp với phân tích 
ANOVA sâu bằng kiểm định Post-Hoc 
test với phương pháp Bonferroni nhằm 
tìm chỗ khác biệt. Kết quả kiểm định 
được thể hiện ở bảng 3 sau đây: 
Bảng 3. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách 
đối với các điểm tham quan Di tích - công trình văn hóa 
STT Nội dung 
Trung 
bình 
đánh 
giá 
Biến độc lập – Sig. 
Quốc 
tịch Tuổi 
Giới 
tính 
Nghề 
nghiệp 
Số lần 
đến 
Huế 
1 Phong cảnh đẹp 4,18 0,060 0,893 0,850 0,414 0,465 
2 Công trình kiến trúc đẹp 4,09 0,033* 0,854 0,708 0,989 0,870 
3 Yếu tố lịch sử hấp dẫn 4,17 0,025* 0,953 0,442 0,844 0,070 
4 Yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn 3,61 0,000* 0,000* 0,003* 0,326 0,027* 
5 Nhiều nội dung để tham quan 3,71 0,101 0,847 0,001* 0,002* 0,910 
6 Thông tin hướng dẫn đầy đủ 3,56 0,125 0,970 0,707 0,623 0,554 
7 Công trình, hiện vật được bảo quản tốt 3,54 0,158 0,240 0,929 0,235 0,014* 
8 Thái độ nhân viên nhiệt tình 3,80 0,002* 0,372 0,578 0,952 0,332 
9 Nhà vệ sinh sạch sẽ 2,52 0,002* 0,355 0,011* 0,970 0,047* 
10 An ninh, trật tự tốt 3,63 0,618 0,134 0,006* 0,919 0,228 
11 Rác thu gom tốt, sạch sẽ 3,17 0,011* 0,006* 0,151 0,107 0,008* 
12 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống.) 2,93 0,004* 0,461 0,707 0,774 0,649 
(*: Mức ý nghĩa p-value (sig.)≤ 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
124 
- So mức ý nghĩa p-value (sig). ≤ 
0,05, với biến quốc tịch, có sự khác biệt 
về cảm nhận của 7 tiêu chí là công trình 
kiến trúc đẹp, yếu tố lịch sử hấp dẫn, yếu 
tố văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, thái độ 
nhân viên nhiệt tình, nhà vệ sinh sạch sẽ, 
rác thu gom tốt, sạch sẽ và nhiều dịch vụ 
bổ trợ (ăn, uống); các tiêu chí còn lại 
không có sự khác biệt. 
Phân tích Anova sâu giữa nhóm 
khách nội địa, châu Á và châu Âu, Úc, 
Mĩ, Phi cho thấy, có sự khác biệt có ý 
nghĩa giữa nhóm khách nội địa và châu 
Âu, Mĩ, Úc và Phi. So điểm trung bình, 
yếu tố công trình kiến trúc đẹp, yếu tố 
lịch sử hấp dẫn, yếu tố văn hóa nghệ 
thuật hấp dẫn và thái độ nhân viên nhiệt 
tình thì khách Âu, Mĩ, Úc và Phi có điểm 
đánh giá (lần lượt 4,33 - 4,48 - 4,43 - 
4,33) cao hơn so với khách nội địa (điểm 
lần lượt 4,00 - 4,06 - 3,36 - 3,63). Còn 
với ba yếu tố nhà vệ sinh sạch sẽ, rác thu 
gom tốt, sạch sẽ và nhiều dịch vụ bổ trợ 
thì điểm đánh giá khách Âu, Mĩ, Úc và 
Phi (lần lượt 2,10 - 2,57 - 2,38) thấp hơn 
so với khách nội địa (điểm lần lượt 2,66 - 
3,35 - 3,10). 
- Đối với nhóm tuổi, cảm nhận của 
du khách hầu hết không có sự khác biệt, 
trừ yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn và 
rác thu gom tốt, sạch sẽ. Hai yếu tố này 
đều có sự khác biệt giữa nhóm từ 15 - 24 
tuổi thấp hơn nhiều so với các nhóm còn 
lại; trong đó, chênh lệch lớn nhất là với 
nhóm từ 55 tuổi trở lên do sự trưởng 
thành và trải nghiệm trong cuộc sống 
khác nhau giữa hai nhóm tuổi. Điểm 
đánh giá yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp 
dẫn của nhóm từ 15 - 24 tuổi và từ 55 
tuổi trở lên theo thứ tự là 3,06 điểm và 
4,43 điểm; còn điểm của yếu tố rác thu 
gom tốt, sạch sẽ lần lượt là 2,79 điểm và 
4,00 điểm. 
- Theo giới tính, bốn yếu tố có sự 
khác biệt là yếu tố văn hóa, nghệ thuật 
hấp dẫn, nhiều nội dung để tham quan, an 
ninh trật tự tốt và nhà vệ sinh sạch sẽ với 
điểm đánh giá chung của nữ thấp hơn của 
nam; còn lại không có sự khác biệt. 
- Theo nghề nghiệp, hầu hết không có 
sự khác biệt trong cảm nhận của du khách, 
ngoại trừ yếu tố nhiều nội dung tham quan. 
Phân tích sâu cho thấy, công nhân viên 
chức, doanh nhân, hưu trí có điểm đánh giá 
trung bình cao hơn học sinh, sinh viên, 
công nhân, nông dân. 
- Đối với số lần đến Huế, điểm đánh 
giá yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của 
những khách đến Huế lần 2 trở lên giảm so 
với lần đầu với điểm đánh giá lần 1 là 4,31 
điểm khác với lần 3 và trên 3 lần với lần 
lượt 3,94 và 3,71 điểm. Trong khi, các yếu 
tố công trình hiện vật được bảo quản tốt, 
nhà vệ sinh sạch sẽ, rác thu gom tốt, sạch 
sẽ của những lần quay lại Huế cao hơn lần 
đầu. Điều này cho thấy sự cải thiện về chất 
lượng dịch vụ tại các điểm tham quan và 
cần khai thác nhiều hơn nữa các giá trị văn 
hóa khác để phục vụ du khách. 
b. Cảm nhận về các điểm tham quan 
làng nghề truyền thống 
 Mức độ cảm nhận 
Du khách đến tham quan làng nghề 
đánh giá cao sự mến khách, thân thiện 
của người dân; với 80% du khách cảm 
nhận ở mức hài lòng và hoàn toàn hài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
125 
lòng. Các điểm tham quan làng nghề ở 
Huế gắn liền với những làng quê có 
phong cảnh, kiến trúc đẹp, đậm chất 
truyền thống; môi trường sống yên bình 
và trong lành. Vì vậy, cảm nhận hài lòng 
của du khách với các tiêu chí này thể hiện 
rõ trong bảng 4 sau đây: 
Bảng 4. Cảm nhận của du khách đối với các điểm tham quan LNTT 
STT Tiêu chí 
Thang điểm đánh giá (%) Trung 
bình 
đánh giá 1 2 3 4 5 
1 Phong cảnh làng quê đẹp 3,3 6,7 21,7 56,6 11,7 3,67 
2 Kiến trúc làng quê cổ hấp dẫn 0,0 8,3 21,7 53,3 16,7 3,78 
3 Lịch sử làng nghề hấp dẫn 0,0 13,3 21,7 46,7 18,3 3,70 
4 Người dân mến khách, thân thiện 0,0 1,7 18,3 50,0 30,0 4,08 
5 Ý thức giữ gìn, bảo tồn làng nghề cao 0,0 25,0 45,0 26,7 3,3 3,08 
6 Môi trường trong lành 0,0 6,7 28,3 51,7 18,3 3,72 
7 Phong tục truyền thống đặc sắc 0,0 8,3 36,7 43,3 11,7 3,58 
8 Không khó chịu bởi tiếng ồn 5,0 25,0 23,3 40,0 6,7 3,18 
9 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống) 10,0 46,7 16,7 21,6 5,0 2,65 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 
Ngược lại, du khách đánh giá các 
dịch vụ bổ trợ tại làng nghề ở mức bình 
thường, với hơn 50% du khách không hài 
lòng về chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, gần 
1/3 du khách cảm thấy khó chịu vì tiếng 
ồn khi tham quan làng nghề (xem bảng 
4). Điều này phù hợp với thực tế khai 
thác du lịch làng nghề ở Huế hiện nay 
còn tự phát hoặc được đầu tư với quy mô 
nhỏ lẻ, chưa bài bản. 
Nhìn chung, với các điểm tham 
quan làng nghề truyền thống, cảm nhận 
của du khách ở mức hài lòng hay đồng ý 
với các tiêu chí khảo sát, với mức điểm là 
3,49. Tuy vậy, cũng giống với các điểm 
tham quan Di tích - công trình văn hóa, 
điểm đánh giá của du khách chưa cao, 
đặc biệt các dịch vụ du lịch làng nghề 
còn nhiều hạn chế, cần phải lưu ý. 
 Kiểm định sự khác biệt về mức độ 
cảm nhận của du khách 
Cảm nhận của du khách theo các 
đặc điểm quốc tịch, tuổi, giới tính, nghề 
nghiệp, số lần đến Huế qua kiểm định 
hầu như ít có sự khác biệt. Điều này thể 
hiện qua bảng 5 sau đây: 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
126 
Bảng 5. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với 
điểm tham quan làng nghề truyền thống 
STT Tiêu chí 
Trung 
bình 
đánh 
giá 
Biến độc lập – Sig. 
Quốc 
tịch Tuổi 
Giới 
tính 
Nghề 
nghiệp 
Số lần 
đến 
Huế 
1 Phong cảnh làng quê đẹp 3,67 0,005* 0,093 0,298 0,332 0,001* 
2 Kiến trúc làng quê cổ hấp dẫn 3,77 0,001* 0,368 0,773 0,438 0,896 
3 Lịch sử làng nghề hấp dẫn 3,70 0,001* 0,096 0,869 0,879 0,676 
4 Người dân mến khách, thân thiện 4,08 0,000* 0,001* 0,421 0,434 0,115 
5 Ý thức giữ gìn, bảo tồn làng nghề cao 3,08 0,349 0,454 0,833 0,582 0,446 
6 Môi trường trong lành 3,80 0,000* 0,603 0,499 0,485 0,051 
7 Phong tục truyền thống đặc sắc 3,58 0,014* 0,067 0,833 0,972 0,612 
8 Không khó chịu bởi tiếng ồn 3,28 0,528 0,679 0,444 0,665 0,857 
9 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống) 2,72 0,993 0,640 0,050* 0,424 0,314 
(*: Mức ý nghĩa p-value (sig.) ≤ 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê) 
- Có 6 tiêu chí đánh giá có sự khác 
biệt giữa các nhóm du khách phân theo 
quốc tịch. Điểm trung bình đánh giá của 
bốn yếu tố gồm phong cảnh làng quê đẹp, 
kiến trúc làng quê cổ hấp dẫn, lịch sử 
làng nghề hấp dẫn, người dân mến khách, 
thân thiện của nhóm khách Âu, Úc, Mĩ, 
Phi cao hơn của khách châu Á và khách 
nội địa. Đối với yếu tố môi trường trong 
lành và phong tục truyền thống đặc sắc 
thì ngược lại, điểm đánh giá thấp nhất 
theo thứ tự các yếu tố lần lượt thuộc về 
khách Âu, Úc, Mĩ, Phi và khách châu Á. 
Điều này do bởi những khác biệt về văn 
hóa và yêu cầu khác nhau của các nhóm 
quốc tịch. 
- Với tiêu chí người dân thân thiện, 
mến khách, nhóm khách từ 15 - 24 tuổi và 
từ 25 - 34 tuổi có điểm đánh giá trung 
bình cao lần lượt 4,36 và 4,31 do tính cách 
trẻ trung, sôi nổi và hòa đồng của tuổi trẻ; 
nhóm du khách lớn tuổi (đặc biệt là trên 
55 tuổi) có điểm đánh giá thấp hơn. 
- Số lần đến Huế càng nhiều, cảm 
nhận về cảnh đẹp làng quê càng giảm. 
Với những du khách đến Huế lần đầu, 
điểm trung bình là 4,0; du khách đến Huế 
trên 3 lần, điểm đánh giá chỉ còn 2,67. 
Biến nghề nghiệp không có sự khác biệt 
trong cảm nhận của du khách. Bên cạnh 
đó, qua khảo sát du khách cho thấy các 
sản phẩm của các điểm tham quan làng 
nghề hiện nay ở TT-H chưa được du 
khách đánh giá cao về chất lượng và mẫu 
mã. 
Nhìn chung, du khách hài lòng về 
các điểm DLNV của tỉnh TT-H. Du 
khách thường đánh giá cao vẻ đẹp, sự 
hấp dẫn của tài nguyên, đặc biệt là nhóm 
du khách thuộc những nền văn hóa khác 
biệt. Điều này cũng là minh chứng về thế 
mạnh du lịch văn hóa của Huế. Giữa các 
điểm tham quan Di tích – công trình văn 
hóa và điểm tham quan làng nghề truyền 
thống, sự khác biệt về cảm nhận giữa các 
nhóm khách có khác nhau. Du khách hài 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Hà Quỳnh Giao và tgk 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
127 
lòng về các Di tích – công trình văn hóa 
hơn nhưng đánh giá của du khách với 
loại tài nguyên này cũng phân hóa hơn so 
với các làng nghề truyền thống. Tuy vậy, 
du khách khá nhất quán trong đánh giá 
các dịch vụ bổ trợ, vệ sinh – môi trường 
và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch 
của các điểm tham quan. Đây cũng là 
điểm yếu chung của ngành du lịch tỉnh 
TT-H. 
3. Kết luận 
Trong những năm qua, việc phát 
huy các giá trị của nguồn TNDLNV đa 
dạng và đặc sắc của TT-H đã thu được 
những kết quả nhất định, giúp cho ngành 
du lịch của tỉnh ngày càng phát triển. Kết 
quả phân tích cảm nhận của du khách đối 
với các điểm tham quan DLNV ở tỉnh 
TT-H cho thấy phần lớn du khách đánh 
giá cao về phong cảnh, giá trị văn hóa, 
kiến trúc, nghệ thuật của TNDLNV. 
Trong khi đó, các yếu tố về vệ sinh môi 
trường sạch sẽ, sản phẩm làng nghề đa 
dạng, chất lượng tốt và các dịch vụ bổ trợ 
như mua sắm, ăn uống chưa tạo cơ hội 
lựa chọn tốt nhất cho du khách. Điều này 
làm giảm giá trị cảm nhận của du khách 
đối với các điểm tham quan DLNV ở TT-
H. Đồng thời, cảm nhận của du khách có 
sự khác biệt giữa nhóm khách Âu, Úc, 
Mĩ, Phi với nhóm khách châu Á và khách 
nội địa. Trong tương lai, vấn đề khai thác 
các điểm tham quan cần được chú trọng 
đẩy mạnh hơn nữa trong việc đầu tư vật 
chất kĩ thuật, trùng tu, tôn tạo tài nguyên, 
nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng 
tốt hơn nhu cầu của du khách và yêu cầu 
phát triển nhanh, lâu dài của ngành du 
lịch TT-H; đồng thời, phải hướng đến sự 
phát triển bền vững trong hoạt động khai 
thác tài nguyên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế (2013), Quy hoạch tổng thể phát 
triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030. 
3. Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012), “Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm 
đến Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3. 
4. Tổng cục du lịch (2013), Sổ tay hướng dẫn cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham 
quan du lịch, Hà Nội. 
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với 
SPSS (tập 1 & tập 2), Nxb Hồng Đức. 
6. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (2010), Địa lí Du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 
7. Tribe J., Snaith T. (1998), From SERVQUAL to HOLSAT: holiday satisfaction in 
Varadero, Cuba, Tourism Management, 19 (1), 25-34. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 13-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 22-6-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 22-7-2015) 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cam_nhan_cua_du_khach_doi_voi_cac_diem_tham_quan_du.pdf