Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác - Lênin

Tóm tắt Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác - Lênin: ...trình độ của lực lượng sản xuất là qui luật về sự vận động và phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Nhưng trong những điều kiện khách quan cụ thể một nước hoặc nhiều nước có thể bỏ quan một hay hai phương thức sản xuất để tiến lên một phương thức sản xuất cao hơn. Nước ta lựa chọn con đườn... Minh, nhân dân Việt Nam đã thu được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Đó là thắng lợi của đường lối nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 2. Giai cấp - nhân loại Khái niệm nhân loại dùng để chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đât từ hàng triệu năm nay. Xét...giá trị đạo đức đích thực trong lịch sử phát triển của xã hội, mà quần chúng nhân dân lao động đã tạo ra trong các thời đại lịch sử trước, và có tất cả những đặc điểm của hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân. Trong xã hội ta hiện nay bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp cần phải ...

pdf65 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương bài giảng và hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá trình sáng tạo và phát triển đời sống 
tinh thần của xã hội. Trước hết, hoạt động của quần chúng nhân dân trong sản xuất vật chất, 
trong hoạt động đấu tranh xã hội đã quyết định quá trình hình thành và phát triển những 
phong tục - tập quán, truyền thống, văn hoá của các dân tộc của nhân loại. Mặt khác, quần 
chúng nhân dân với hoạt động thực tiễn của họ, họ vừa là chủ thể, khách thể và là cơ sở của 
sản xuất tinh thần xã hội. 
2. Vai trò của vĩ nhân (lãnh tụ) đối với sự phát triển của lịch sử 
Sự xuất hiện các vĩ nhân trong lịch sử là một tất yếu khách quan, do những yêu cầu và 
nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn khác nhau mà sự xuất hiện các vĩ nhân và vai trò của họ 
cũng khác nhau. Nhưng nói đến vĩ nhân (lãnh tụ) thì trước hết họ cũng là những cá nhân cụ 
thể, nhưng họ là những người kiệt xuất, có khả năng nắm bắt và vận dụng thành công các qui 
luật khách quan. Mặt khác, họ là người có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, khả năng 
thống nhất ý chí và hành động của họ để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể do những yêu cầu 
khách quan của lịch sử. 
Không thể có vĩ nhân, lãnh tụ tồn tại một cách thuần túy, độc lập tuyệt đối với quần 
chúng nhân dân mà sự xuất hiện và vai trò của họ đều thông qua các tổ chức xã hội nhất định. 
Bởi vì hoạt động của quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng cũng không tồn tại 
thuần túy mà thông qua các tổ chức xã hộ nhất định. Cho nên, vai trò của vĩ nhân, lãnh tụ 
không chỉ là người tổ chức, lãnh đạo mà họ còn có khả năng tập hợp quần chúng, thống nhất 
ý chí và hành động của quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của lịch sử. 
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể thì vĩ nhân, lãnh tụ có thể thúc đẩy nhanh hơn 
tiến trình phát triển của lịch sử, nhưng họ cũng có thể kìm hãm sự phát triển của xã hội khi 
tính tích cực và vai trò tiến bộ của họ đã không còn nữa. Lãnh tụ của mỗi thời đại chỉ có thể 
hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra của thời đại họ, cho nên nó có tính chất thời đại tính lịch 
sử và cụ thể. 
3. Ý nghĩa 
Phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về vai trò quần chúng nhân dân, vĩ 
nhân, lãnh tụ đối với sự phát triển của lịch sử. Quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc trong sự 
nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta. 
Chương 15 
MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC 
 PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI 
A. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
 138
I. CHỦ NGHĨA THỰC CHỨNG 
1. Một số khái niệm và luận điểm cơ bản 
2. Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa thực chứng 
3. Đánh giá chủ nghĩa thực chứng 
II. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 
1. Một số khái niệm và luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh 
2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa hiện sinh 
3. Đánh giá chủ nghĩa hiện sinh 
III. CHỦ NGHĨA PHƠRỚT 
1. Một số khái niệm và luận điểm của chủ nghĩa Phơrớt 
2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa Phơrớt 
3. Đánh giá chủ nghĩa Phơrớt 
IV. CHỦ NGHĨ THỰC DỤNG 
1. Một số luận điểm và khái niệm cơ bản 
2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa thực dụng 
3. Đánh giá chủ nghĩa thực dụng 
V. CHỦ NGHĨA TÔMÁT 
1. Một số luận điểm cơ bản 
2. Nguyên nhân ra đời 
3. Đánh giá chủ nghĩa Tômát 
VI. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI 
1. Tiếp tục ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy 
tâm 
2. Xa rời phép biện chứng 
3. Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức và lôgíc học 
4. Đã đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay 
của nhân loại 
 139
B. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 
Câu hỏi 82. Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng? 
Chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX ở Pháp, sau đó ở 
Anh với khẩu hiệu: “Bản thân khoa học đã là triết học”; “những tri thức về thế giới là đặc 
quyền của khoa học thực chứng”. Các nhà triết học thực chứng cho rằng cần phải xây dựng 
triết học theo mô hình “khoa học thực chứng”. Theo họ, triết học không nên nghiên cứu 
những vấn đề như bản chất sự vật, các qui luật chung của thế giới mà đi tìm phương pháp 
khoa học có hiệu quả nhất, đáng tin cậy nhất mới là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu 
triết học. 
Sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng một mặt, phản ánh sự khủng khoảng xã hội, nhất 
là mặt tinh thần của chủ nghĩa tư bản hiện đại; nhưng mặt khác nó xuất phát từ đặc điểm của 
khoa học tự nhiên hiện đại về việc nghiên cứu phương pháp luận nhận thức khoa học. Cho 
nên, triết học thực chứng muốn chuyển hướng nghiên cứu của triết học từ phương diện thế 
giới quan sang phương diện phương pháp luận của khoa học. 
Xét về lịch sử, triết học thực chứng đã trải qua 3 giai đoạn. Đó là chủ nghĩa thực 
chứng cổ điển vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX do Côngtơ(Comte) ở Pháp, 
Spenxơ(H.Spencer) ở Anh sáng lập. Họ coi các hiện tượng và các sự kiện mới là cái thực 
chứng, v.v... thực chất đây là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, phục hồi tư tưởng bất khả tri của 
Hium. 
Giai đoạn 2 là chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán vào những năm 70 - 90 thế kỷ XIX. 
Đại biểu của giai đoạn này phải nói đến Makhơ(Mach) và Avênariút(Avenarius). Họ đề 
xướng quan niệm duy tâm chủ quan về kinh nghiệm, tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác. Cho 
nên chủ nghĩa thực chứng đã chuyển từ chủ nghĩa hiện tượng mang tính chất bản thể luận 
sang sang chủ nghĩa hiện tượng mang tính nhận thức luận. 
Giai đoạn 3 là giai đoạn của chủ nghĩa thực chứng mới, ra đời sau chiến tranh thế giới 
lần thứ nhất và phát triển mạnh vào những năm 50 của thế kỷ XX. Những người sáng lập là 
Rớtxơn(Russell) và Uýtgen Xten(Wittgen Steinm). Về sau này triết học phân tích đã xuất 
hiện một chi phái lớn: Chủ nghĩa thực chứng logíc và triết học phân tích của Cacnáp(Carnap, 
Slích(Shelich), v.v... Nhưng thực chất họ đều coi nhiệm vụ phân tích hình thức và phân tích 
logíc là nội dung chủ yếu của triết học, rằng logíc toán - lý hiện đại làm cơ sở sáng tạo ra 
ngôn ngữ nhân tạo để đảm bảo sự nhất trí giữa cấu trúc cú pháp của mệnh đề và hình thức 
lôgíc của nó. 
Câu hỏi 83. Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh? 
Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa 
nhân bản phi duy lý. Triết học hiện sinh ra đời vào đầu thế kỷ XIX, được khai sinh tại Đan 
Mạch bởi Kiếckêgơ(S. Kierkegaard 1813 - 1855). Chủ nghĩa hiện sinh phát triển mạnh ở Đức 
và Pháp từ những năm 20 đến 60 của thế kỷ XX với các nhà triết học tiêu biểu như: 
Haiđơgơ(Heidegger), Xáctơrơ(J. Sartre),Giaxpơ(Jaspers), Mácxen(Marcel), v.v... Tư tưởng 
chính của triết học hiện sinh là vấn đề tồn tại của con người. Triết học hiện sinh ra đời do hai 
nguyên nhân: 
Một mặt, do mâu thuẫn của xã hội tư bản đẩy con người vào tình trạng tha hóa, chủ 
nghĩa hiện sinh ra đời để lên án và kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình; mặt khác, phản 
ứng khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật; hạ thấp hoặc xem 
nhẹ mặt tinh thần, tâm hồn của cuộc sống con người, v.v... 
 140
Triết học hiện sinh là một trường phái triết học phức tạp, nhưng về cơ bản họ coi sự 
hiện sinh của cá nhân, sự cảm thụ chủ quan, sự thể hiện tâm lý có tính chất phi lý của cá nhân 
là nội dung chủ yếu của triết học hiện sinh. Nghiên cứu triết học hiện sinh chủ yếu thể hiện ở 
các phương diện bản thể luận, nhận thức luận, luân lý và quan điểm lịch sử xã hội. 
Khái niệm hữu thể và hiện hữu là những khái niệm cơ bản của triết học hiện sinh. 
Theo họ, hữu thể chỉ cái gì đó đang tồn tại, nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể. Hiện hữu 
không chỉ cái đang tồn tại mà còn là cái đang sống đích thực với diện mạo riêng vốn có của 
nó. Do đó, hiện sinh không phải là giới tự nhiên hoặc sự vật, mà là con người, chỉ có con 
người mới hiện sinh. Hiện sinh của con người không phải là sự tồn tại lịch sử cụ thể của họ 
trong những quan hệ xã hội, mà là sự tồn tại tinh thần của nhân vị và chính sự tồn tại đó mới 
có thể lý giải ý nghĩa của toàn bộ thế giới. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của triết học là phân 
tích về mặt bản thể luận đối với hiện sinh, tức là mô tả sự tồn tại bản chất con người trong 
hoạt động ý thức phi duy lý của cá nhân. Thực chất đây là bản thể luận duy tâm chủ quan. 
Về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng tri thức thu được bằng khoa học 
dựa trên lý tính là hư ảo. Theo họ, để đạt đến hiện sinh chân chính thì có thể dựa vào trực 
giác phi lý tính. Rằng chỉ có trong cuộc sống đau khổ, cô đơn, tuyệt vọng, v.v... con người 
mới có thể trực tiếp cảm nhận sự tồn tại của mình. 
Về luân lý, chủ nghĩa hiện sinh phản đối mọi hình thức quyết định luận trong đạo đức, 
phủ nhận sự tồn tại của các nguyên tắc đạo đức. Chủ nghĩa hiện sinh tuyệt đối hoá chủ nghĩa 
cá nhân cực đoan, khi cho rằng tự do là bản chất hiện sinh của cá nhân có tính tuyệt đối 
không phụ thuộc vào hiện thực. 
Về quan điểm lịch sử xã hội, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng chỉ có cá nhân mới là hiện 
sinh chân thực, xã hội chỉ là phương thức hiện sinh của cá nhân và không chân thực. Do đó 
tồn tại xã hội đã bóp chết hiện sinh chân chính của con người, rằng lịch sử không thể nhận 
thức được, lịch sử chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tồn tại người, mà sự tồn tại của 
con người không thể nhận thức được. 
Câu hỏi 81. Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩ Phơrớt? 
Chủ nghĩa Phơrớt cũng là một trường phái của trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý 
do nhà bệnh học tinh thần, nhà tâm lý học người Aùo, Phơrớt sáng lập. Học thuyết và phương 
pháp của ông có ý nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học, ảnh hưởng lớn với các 
trường phái của chủ nghĩa nhân bản triết học phương Tây hiện đại. 
Chủ nghĩa Phơrớt xuất hiện vào đầu thế kỷ XX là học thuyết phân tích tâm lý, đặc 
biệt chú trọng giải thích đời sống nội tâm của con người, giải thích các bệnh tinh thần của con 
người. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Phơrớt là lý luận về cái vô thức, lý luận về nhân cách, 
thuyết tính dục, v.v... có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý và bệnh tinh thần 
của con người. 
Lý luận về cái vô thức, một bộ phận quan trọng trong hệ thống phân tích tâm lý đầu 
tiên của Phơrớt. Oâng chia quá trình tâm lý người gồm ba bậc: ý thức, tiền thức, vô thức. 
Trong đó, ý thức là tâm lý nhận biết, còn vô thức là hiện tượng tâm lý nằm ngoài phạm vi của 
lý trí, do bản năng, thói quen và dục vọng của con người gây ra. Hoạt động tâm lý này tiến 
hành theo nguyên tắc khoái cảm, tức là tình cảm dục vọng chi phối, không bị hạn chế về thời 
gian và qui tắc lôgíc của lý trí. Tiền thức là yếu tố trung gian, ở giữa ý thức và vô thức, hoạt 
động theo nguyên tắc tính hiện thực. Bởi vì trong vô thức ẩn dấu những xung đột bản năng, 
phải thông qua sự lựa chọn của tiền thức mới trở thành ý thức. Theo ông, ý thức không phải 
là thực chất của hoạt động tâm lý mà chỉ là thuộc tính không ổn định của hoạt động tâm lý, 
mà vô thức mới là căn cứ của hành vi con người. Oâng cho rằng những hành vi vô thức 
 141
thường ngày đều có nguyên nhân của những ước vọng bị dồn nén. 
Lý luận về nhân cách, Phơrớt đưa ra ba khái niệm “cái ấy”, “cái tôi” và “cái siêu 
tôi”. Theo ông, “cái ấy” chính là sự thể hiện của libido (tính dục), bản năng đầu tiên có từ lúc 
con người sinh ra, nó là nguồn năng lượng tâm lý đòi hỏi bộc lộ ra và đòi hỏi được thoả mãn 
một cách mãnh liệt, nó là kết cấu phi lý tính, chỉ tuân theo nguyên tắc khoái cảm. “Cái tôi” là 
hệ thống ý thức, là cái đứng giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài, hoạt động theo nhu cầu thế 
giới bên ngoài, điều tiết sự xung đột giữa “cái ấy” và thế giới bên ngoài. “Cái siêu tôi” là đại 
diện của xã hội, của lý tưởng và của uy thế bên ngoài của tâm lý con người. Nó được tạo 
thành bởi những chuẩn mực xã hội, những qui tắc luân lý và những giới luật tôn giáo. Phơrớt 
cho rằng, trạng thái tâm lý bình thường của con người là sự cân bằng ba yếu tố đó, v.v... 
Thuyết tính dục, Theo Phơrớt mọi xung đột bản năng của “cái ấy” thì bản năng tính 
dục là hạt nhân, là cơ sở của hành vi người. Tính dục có nghĩa rộng là mọi khoái cảm, mà 
tính dục là xung đội mang tính tuyệt đối, ngay cả khi ý thức, tiền thức áp chế nó vẫn tìm cách 
bộ lộ ra. Oâng giải thích “khái vọng vô thức lợi dụng sự nới lỏng của ý thức vào ban đêm để 
ùa vào trong ý thức bằng giấc mơ. Sự đề kháng tình trạng dồn nén của cái tôi cũng không 
phải là đã bị thủ tiêu trong giấc ngủ”. Do đó, giấc mơ là “một sự thỏa hiệp hình thành giữa 
yêu cầu của một bản năng bị dồn nén với sự kháng cự lại của một sức mạnh kiểm duyệt trong 
cái tôi”. 
Chủ nghĩa Phơrớt đến nay vẫn là một trào lưu triết học có ảnh hưởng rộng lớn trên thế 
giới, không những trở thành một trường phái của tâm lý học hiện đại - trường phái tâm lý học 
nhân bản, mà còn là nguồn gốc nảy sinh nhiều trào lưu triết học phương Tây hiện đại. Phân 
tâm học của Phơrớt lấy lý luận vô thức và lý luận tính dục làm hạt nhân đã vượt qua phạm vi 
nghiên cứu tâm lý học truyền thống, bổ sung những kiến thức quan trọng vào những chỗ 
trống trong tâm lý học, nên nó ảnh hưởng lớn đến tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, dân 
tộc học, nghệ thuật học nửa đầu thế kỷ thứ XX. Là nhà khoa học ông đã tiếp thu truyền thống 
duy vật của khoa học tự nhiên cổ điển về thuyết tiến hoá, nhưng trong thế giới quan triết học 
của mình ông đã đem sinh vật hoá những cái thuộc về tâm lý con người, đem tự nhiên hoá 
những cái thuộc về loài người, đem tâm lý hoá những cái thuộc về xã hội và tuyệt đối hoá cái 
tâm lý trong đời sống con người. 
Câu hỏi 84. Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Thực dụng? 
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết học phương Tây hiện đại đề cao kinh 
nghệm và hiệu quả, ra đời vào cuối thế kỷ XIX ở Mỹ và sau những năm 40 thế kỷ XX, địa vị 
chủ đạo của nó trong triết học Mỹ đã được thay thế bằng các trường phái triết học châu Aâu 
đực truyền bá vào Mỹ. Nhìn chung triết học thực dụng đều giới hạn trong phạm vi kinh 
nghiệm, coi tri thức là công cụ để thích ứng với hoàn cảnh, coi chân lý là cái có ích. 
Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là Piếcxơ, người sau đó trở thành đại biểu chủ 
yếu là Giêmxơ. Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy 
hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn. Cho nên, họ đã từng coi triết học của họ không phải là lý 
luận triết học có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp. 
Chủ nghĩa thực dụng đề cập đến phương pháp tư duy đặc thù. Đó là phương pháp tư 
duy không xem xét khái niệm ở bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu xem khi được sử 
dụng nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và lý luận không phải là sự giải đáp về thế giới, 
mà muốn phân biệt ý nghĩa và giá trị của nó thì không phải là xem nó có phản ánh đúng hiện 
thực hay không mà là xem hiệu quả có thể kiểm nghiệm được của nó khi ứng dụng vào thực 
tế. 
Đối với những người theo chủ nghĩa thực dụng thì kinh nghiệm không có tính chủ 
quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần túy” hoặc là “kinh nghiệm 
 142
nguyên thủy”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa: nó bao gồm mọi cái thuộc về ý 
thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự vật, sự kiện khách quan. Bản thân nó 
không có sự khác biệt và đối lập về nguyên tắc giữa chủ quan và khách quan, v.v... Việc chủ 
nghĩa thực dụng dùng hiệu quả để thẩm định tất cả là nhằm phủ định thế giới bên ngoài và 
qui luật khách quan, họ đã tuyệt đối hoá tác dụng của ý chí con người nên đã rơi vào chủ 
nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí. 
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với lý luận kinh 
nghiệm của nó. Bởi họ cho rằng tư duy của con người là một cách thức của kinh nghiệm, là 
hành vi thích ứng và chức năng phản ứng của con người, chứ không phải là hình ảnh chủ 
quan của con người về thế giới khách quan, mà nó chỉ là mối quan hệ giữa những kinh 
nghiệm với nhau. Xét một quan niệm có phải là chân lý hay không, thì không xem nó có phù 
hợp với hiện thực khách quan hay không, mà phải xem nó có đem lại hiệu quả hữu dụng hay 
không. Như vậy, hữu dụng và vô dụng đã trở thành tiêu chuẩn để phân biệt chân lý và sai 
lầm. 
Quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng không những chủ quan, mà còn có 
khuynh hướng tương đối chủ nghĩa rõ rệt. Bởi họ cho rằng chân lý là cái thoả mãn nhất khi 
con ngưới cảm nhận được hiện thực bằng những kinh nghiệm, tùy thuộc vào sự hứng thú và 
lợí ích của từng người, từng thời gian và địa điểm khác nhau. Chính vì vậy, chủ nghĩa thực 
dụng đã cường điệu tính cụ thể và tính tương đối của chân lý đẫn đến tách rời tính cụ thể - 
tính tương đối - tính tuyệt đối của chân lý và phủ nhận chân lý khách quan, v.v... 
 143
Câu hỏi 85. Trình bày nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Tômát mới? 
Chủ nghĩa Tômát ra đời từ thời kỳ trung cổ ở Italia do Tômát Đacanh1, là nhà triết học 
kinh viện sáng lập. Ngay từ đầu nó đã cố gắng kết hợp thần học của Kytô giáo với triết học 
của Arixtốt. Vào cuối thế kỷ XIX, một hình thái mới của triết học Thiên chúa giáo đã xuất 
hiện ở phương Tây, lấy Chúa làm nòng cốt, lấy đức tin làm tiền đề, lấy thần học làm căn cứ 
và được gọi là chủ nghĩa Tômát mới. 
Chủ nghĩa Tômát mới, thực chất là sự tiếp tục, sự phục hồi lại hệ thống thần học của 
Tômát Đacanh trong điều kiện mới. Chủ nghĩa Tômát cũ là chủ nghĩa duy tâm khách quan, 
nhằm chứng minh sự tồn tại của Chúa, sự bất tử của linh hồn, nhưng chủ nghĩa Tômát mới đã 
thừa nhận mức độ vai trò của khoa học để luận chứng sự thống nhất giữa tri thức và đức tin, 
khoa học và thần học. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Tômát mới thể hiện chủ yếu 
trong những tư tưởng về nhận thức luận, về triết học tự nhiên, về chính trị xã hội và đạo đức. 
Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Tômát mới không phủ nhận tính khách quan của 
nhận thức khoa học, nhưng nó dùng nguyên tắc tương đồng loại suy (một phương pháp phổ 
biến trong khoa học) để từ chỗ thừa nhận bản thể của thế giới hiện thực mà xác nhận bản thể 
của Chúa. 
Về triết học tự nhiên, chủ nghĩa Tômát mới cho rằng bất cứ vật thể nào cũng đều do 
hình thức và vật chất cấu thành. Vật chất là bản nguyên thụ động, là khả năng; còn hình thức 
là chủ động, là hiện thực. Trong đó Chúa là hình thức tối cao, cho nên việc nghiên cứu của 
khoa học tự nhiên, là quá trình không ngừng phát hiện ra Chúa, khẳng định Chúa và không 
phủ định Chúa. 
Về chính trị xã hội, chủ nghĩa TôMát mới phủ nhận tính khách quan, qui luật của giai 
cấp, chủ trương thuyết tính người trừu tượng, coi trần thế là tạm thời, cuộc sống tương lai 
trong sự siêu thoát của linh hồn là vĩnh hằng. 
Về đạo đức, chủ nghĩa Tômát mới khác với các trào lưu phi duy lý trong đạo đức ở 
chỗ nó khoác áo “lý tính” nhân danh khoa học khẳng định rằng đức tin và lý tính, thần học và 
khoa học thống nhất với nhau. Cho nên, quan niệm đạo đức của nó cũng không ngoài việc 
chứng minh qui tắc đạo đức cao nhất của con người và xã hội là là qui tắc “vĩnh hằng” bởi sự 
cứu rỗi của Chúa. Chính vì vậy, chủ nghĩa Tômát mới là một trào lưu triết học tư sản hiện đại 
là triết học duy tâm khách quan, nhằm luận chứng cho thế giới quan, nhân sinh quan tôn giáo 
(Thiên Chúa giáo) trong điều kiện phát triển của chủ nghĩ tư bản hiện đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
1. Lịch sử triết học, tập 1, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1992; 
2. Lịch sử triết học, tập 2, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1992; 
3. Lịch sử triết học, tập 3, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1992; 
4. Lịch sử triết học (3 tập, dùng cho nghiên cúu sinh và học viên cao học không 
1 Thánh Thomas D’Aquin (1224 - 1274). 
 144
chuyên ngành triết học), tập 1, tập 2 và tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
5. Đại cương lịch sử triết học, Bộ môn triết học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ 
Chí Minh, 2001; 
6. Triết học Mác-Lênin (Bộ câu hỏi hướng dẫn ôn thi môn triết học), Nxb Sự thật, 
Hà Nội, 1980; 
7. Triết học Mác-Lênin, tập 1 và 2, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1995; 
8. Triết học Mác-Lênin (giáo trình), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; 
9. Triết học Mác – lênin(giáo trình)Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; 
10. Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Mátcơva, 1986. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_va_huong_dan_on_tap_mon_triet_hoc_mac_len.pdf
Ebook liên quan