Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học: Một số vấn đề cần quan tâm

Tóm tắt Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học: Một số vấn đề cần quan tâm: ...nào? Vấn đề con người cũng cần có sự lý giải mới. Theo C.Mác, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, con người bị tha hóa, nạn nhân đau khổ là giai cấp công nhân; con đường để khắc phục triệt để sự tha hóa ấy, con đường cách mạng vô sản; thực hiện và xây dựng chủ nghĩa cộng sản là con đường đú...g pháp dạy học tầm chương trích cú; cần từ bỏ phương pháp “thầy đọc - trò chép”; cần chuyển sang phương pháp sinh động “thầy tổ chức - trò hoạt động”, “thầy chủ đạo - trò chủ động”. Phương pháp này nhằm tạo quan hệ thầy - trò tương tác, lấy học trò làm trung tâm, do học trò, vì học trò...: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2). Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về việc thực hành đạo đức. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên “Tự mình phải chính trước, (1) Vũ Khiêu (2013), Đạo đức xã hội - nỗi lo chun...

pdf5 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học: Một số vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 
 106 
Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học: 
một số vấn đề cần quan tâm 
Nguyễn Thế Kiệt * 
Kiều Thị Hồng Nhung ** 
Nhận ngày 26 tháng 2 năm 2015 
Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2015. Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2015 
Giáo dục lý luận Mác - Lênin góp phần 
hình thành thế giới quan khoa học, nhân 
sinh quan cách mạng, phương pháp luận 
khoa học cho người học. Vì thế ở nước ta 
hiện nay, giáo dục lý luận Mác - Lênin là 
một nội dung quan trọng trong nền giáo dục 
đại học. Tuy nhiên, hiệu quả của giáo dục 
lý luận Mác - Lênin vẫn chưa cao chưa đáp 
ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, 
phương pháp dạy và học trong giai đoạn 
mới. Trên thực tế vẫn còn các bài giảng, 
một số nội dung trong bài giảng ở các 
trường đại học nặng về lý luận, việc liên hệ 
với thực tiễn còn hạn chế, chưa sát với nội 
dung, đối tượng đào tạo. Điều đó, làm cho 
người học khó hiểu, khó nhớ, khó liên hệ 
vận dụng vào thực tiễn, học tập và công tác. 
Để nâng cao tính thực tiễn gắn liền với lý 
luận trong bài giảng lý luận Mác - Lênin, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - 
đào tạo ở các trường đại học, cần quan tâm 
đến mấy vấn đề sau: 
Một là, phải không ngừng bổ sung và 
phát triển lý luận Mác - Lênin cho phù hợp 
với thực tiễn đất nước và thời đại. V.I. Lênin 
nhấn mạnh: “Bản chất, linh hồn sống của 
chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình 
hình cụ thể”. Bổ sung và phát triển là yêu 
cầu phát triển nội tại của lý luận Mác - 
Lênin. Những thành tựu mới nhất của khoa 
học hiện đại đã đặt ra nhiều vấn đề mới. 
Các môn lý luận Mác - Lênin cần hiện đại 
hóa kiến thức bằng cái mới để không lạc 
hậu so với thời đại.(*) 
Có nhiều vấn đề cần có sự bổ sung và 
phát triển. Chẳng hạn, đó là vấn đề nhà 
nước vô sản, vấn đề về hệ thống chính trị 
của chủ nghĩa xã hội nói chung, về nhà 
nước xã hội chủ nghĩa nói riêng. Hoặc đó là 
các vấn đề: tính chất “đặc biệt”, “quá độ”, 
“không theo nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa 
nhà nước” của nhà nước vô sản mà C.Mác 
và Ph.Ăngghen đã từng nói tới là thế nào? 
Giai cấp vô sản có những hình thức nhà 
nước thế nào để có khả năng ngăn sự 
chuyển hóa của nhà nước từ chỗ là một tổ 
chức do xã hội sinh ra thành một lực lượng 
đứng trên xã hội? Nhà nước vô sản phải 
làm thế nào để không là nhà nước quan 
liêu? Vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp là 
vấn đề khoa học quan trọng liên quan đến 
phong trào cách mạng thế giới. C.Mác cũng 
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia 
Hồ Chí Minh. ĐT: 0913049672. 
Email: nguyenthekiet2010@gmail.com 
(**) Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 
THÔNG TIN - TƯ LIỆU KHOA HỌC 
Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học... 
 107 
chưa thể dự đoán được một tình hình thế 
giới mà trong đó bên cạnh một loạt nước tư 
bản chủ nghĩa phát triển còn có các nước xã 
hội chủ nghĩa nhưng ở trình độ kém phát 
triển hơn về kinh tế (trước đây là một hệ 
thống xã hội chủ nghĩa), đồng thời còn có 
những nước đang phát triển đi vào con 
đường định hướng xã hội chủ nghĩa, một số 
nước đang phát triển đi vào chủ nghĩa tư 
bản, một số nước đang phát triển nhưng còn 
lưỡng lự, lựa chọn theo cách đi riêng. 
C.Mác chưa dự đoán được một sự phát 
triển như vũ bão của cách mạng khoa học 
công nghệ khiến cho lực lượng sản xuất và 
cơ cấu xã hội giai cấp có những biến động 
lớn. Giai cấp công nhân thế kỷ XXI đang 
biến động phức tạp. Giai cấp tư sản cũng 
đang biến động phức tạp. Quan hệ giữa hai 
giai cấp này trên thế giới và ở nước ta thế 
nào? Hiện nay đấu tranh giai cấp không 
thể không diễn ra dưới hình thức mới. Đấu 
tranh dân tộc cũng có nội dung và hình 
thức mới. Quan hệ giữa đấu tranh giai cấp 
và đấu tranh dân tộc như thế nào? Đấu 
tranh giai cấp và đấu tranh bảo vệ lợi ích 
dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
là thế nào? 
Vấn đề con người cũng cần có sự lý giải 
mới. Theo C.Mác, trong chế độ tư bản chủ 
nghĩa, con người bị tha hóa, nạn nhân đau 
khổ là giai cấp công nhân; con đường để 
khắc phục triệt để sự tha hóa ấy, con đường 
cách mạng vô sản; thực hiện và xây dựng 
chủ nghĩa cộng sản là con đường đúng đắn 
duy nhất nhằm giải phóng triệt để con 
người, phát triển con người toàn diện. 
Nhưng ngày nay, vấn đề con người được 
đặt ra phong phú hơn. Trọng tâm không chỉ 
là vấn đề xóa bỏ sự tha hóa, mà còn là vấn 
đề xây dựng con người mới với tất cả các 
quan hệ xã hội mới, vấn đề phát huy nhân 
tố con người, nguồn lực con người, phát 
triển con người. 
Vấn đề về chủ nghĩa xã hội trong thời 
đại ngày nay đang đặt ra và đòi hỏi sự lý 
giải sâu thêm. Nếu cho rằng chủ nghĩa tư 
bản càng phát triển thì càng tiến gần chủ 
nghĩa xã hội thì các nước nào hiện nay đang 
gần nhất đến chủ nghĩa xã hội? Chủ nghĩa 
xã hội thực chất hiện nay là gì? Phải chăng 
chủ nghĩa xã hội phải dựa vào chế độ công 
hữu? Chế độ công hữu là thế nào? Một 
trong những vấn đề có tính thời sự phức tạp 
nảy sinh đòi hỏi phải lý giải là vấn đề xác 
định bản chất của Đảng và của đảng viên 
khi đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân. 
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần 
có quan điểm đúng đắn và rõ ràng về các 
vấn đề lý luận mới đặt ra. Để giúp cho 
giảng viên xác định đúng và rõ quan điểm 
của mình về các vấn đề lý luận mới đặt ra 
thì các quan điểm đó phải được trình bày rõ 
ràng trong sách giáo khoa lý luận Mác - 
Lênin. Tuy nhiên, trong sách giáo khoa lý 
luận Mác - Lênin nhiều vấn đề vẫn còn 
chưa có lời giải như vậy. 
Hai là, phải đổi mới căn bản phương 
pháp dạy học. Chất lượng môn học được 
quy định bởi nhiều yếu tố như chủ thể và 
khách thể dạy học; nội dung, chương trình 
dạy học, phương pháp dạy học, điều kiện 
vật chất phục vụ quá trình dạy học... 
Phương pháp dạy học cần phù hợp với trình 
độ nhận thức của chủ thể học tập; phải phát 
huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh 
viên; phải giúp sinh viên rèn luyện khả 
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phải 
giúp cho sinh viên nâng cao năng lực 
nghiên cứu khoa học. Phương pháp dạy học 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 
 108 
lý luận Mác - Lênin không thể lạc hậu so 
với phương pháp dạy học các bộ môn khác, 
nhất là trong việc vận dụng các công cụ, 
phương tiện dạy học hiện đại. 
Đối với phương pháp dạy học lý luận 
Mác - Lênin, cần thực hiện tốt nguyên lý 
giáo dục “học đi đôi với hành, giáo dục kết 
hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn 
liền với xã hội”; cần chống phương pháp 
dạy học tầm chương trích cú; cần từ bỏ 
phương pháp “thầy đọc - trò chép”; cần 
chuyển sang phương pháp sinh động “thầy 
tổ chức - trò hoạt động”, “thầy chủ đạo - trò 
chủ động”. Phương pháp này nhằm tạo 
quan hệ thầy - trò tương tác, lấy học trò làm 
trung tâm, do học trò, vì học trò. Quá trình 
dạy học phải trở thành quá trình dạy - tự 
học. Thầy và trò cần có sự “cộng hưởng” 
thông qua kết hợp các phương pháp cụ thể 
như thuyết trình, trực quan, nêu vấn đề, yêu 
cầu và tổ chức kiểm tra sinh viên đọc sách, 
xử lý tình huống, tổ chức thảo luận, luyện 
tập - thực hành. Một nghiên cứu cho thấy 
đang có những “mảng tối” trong phong 
cách học của sinh viên. Theo đó, trong số 
sinh viên được hỏi có hơn 50% sinh viên 
không hứng thú học tập; có đến 36,1% sinh 
viên biểu lộ phong cách học thụ động (ngại 
nêu thắc mắc, ngại nói ra ý tưởng riêng của 
mình trong các cuộc thảo luận trên lớp); có 
22,9% sinh viên chỉ thích giáo viên giảng 
cho mình nghe hơn là chủ động hỏi, nêu 
thắc mắc; hơn 50% sinh viên không thật tự 
tin vào năng lực học của mình; hơn 40% 
cho rằng mình không có năng lực tự học; 
gần 70% sinh viên cho rằng mình không có 
năng lực tự nghiên cứu; gần 55% sinh viên 
được hỏi cho rằng mình không thực sự 
hứng thú học tập(1). Cần trang bị các 
phương tiện giảng dạy hiện đại để làm cho 
giờ học thêm sinh động, phong phú. Ngoài 
ra, có thể tổ chức các diễn đàn, các hội thi 
dưới hình thức sân khấu hóa để giúp sinh 
viên tiếp cận các bộ môn lý luận Mác - 
Lênin một cách dễ dàng hơn. Cách thức 
kiểm tra, thi đối với các bộ môn lý luận 
Mác - Lênin cũng cần phải được đổi mới. 
Thay vì cách thi tự luận, đề đóng, có thể ra 
đề thi mở, yêu cầu sinh viên liên hệ thực 
tiễn, làm bài tập trắc nghiệm... Điều đó sẽ 
tránh được tình trạng học vẹt, học tủ, quay 
cóp khá phổ biến đang diễn ra trong mỗi kỳ 
thi. Cần phát huy có hiệu quả vai trò các 
phương tiện thông tin đại chúng và nghệ 
thuật, phát thanh, truyền hình, Internet, báo 
chí trong việc dạy học. Trong việc giáo dục 
đạo đức (giáo dục đạo đức khác với giáo 
dục đạo đức học), cần đẩy mạnh việc học 
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 
Minh. Nêu gương đạo đức là phương pháp 
được coi trọng trong giáo dục đạo đức từ xa 
xưa. Trước đây, để giáo dục con người, các 
nhà nho đề cao tính gương mẫu của người 
quân tử (tu thân). Các tôn giáo cũng thường 
lấy những cuộc đời và sự nghiệp của các 
bậc chân tu làm gương cho môn đồ của 
mình noi theo. Phương pháp này được Chủ 
tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và nâng lên thành 
một nguyên tắc cơ bản trong việc giáo dục 
đạo đức: “một tấm gương sống còn có giá 
trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2). 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng 
ngời về việc thực hành đạo đức. Người 
thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán 
bộ đảng viên “Tự mình phải chính trước, 
(1) Vũ Khiêu (2013), Đạo đức xã hội - nỗi lo chung 
của toàn nhân loại, Trung tâm Khoa học xã hội và 
nhân văn quốc gia, Hà Nội, tr.35. 
(2) Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội, tr.284. 
Giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học... 
 109 
mới giúp được người khác chính”(3). Học 
tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng 
nhiều hình thức phong phú, sinh động như: 
học qua sách báo, học ở trường lớp, ở thực 
tiễn công việc, ở trường đời, học trong sinh 
hoạt của các tổ chức thanh niên; nêu gương 
điển hình tiên tiến; phê phán việc làm xấu; 
học tập qua các sinh hoạt tập thể (tham gia 
du lịch về nguồn, các di tích lịch sử, các 
phong trào tình nguyện của sinh viên). 
Bốn là, phải xây dựng đội ngũ giảng 
viên lý luận Mác - Lênin đáp ứng yêu cầu 
mới. Nghị quyết Đại hội X đã khẳng định: 
“Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng 
đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc 
học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương 
pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng 
tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ 
một chiều. Hoàn thiện hệ thống đánh giá và 
kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội 
dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá 
đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học 
tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu 
cực trong giáo dục... Tăng cường thanh tra, 
kiểm tra giám sát các hoạt động giáo dục(4). 
Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc 
phần lớn vào chất lượng người giảng viên. 
Cơ sở vật chất của sinh viên khang trang 
hiện đại đến mấy, tài liệu học tập có tốt đến 
mấy, nhưng nếu thiếu thầy giảng tốt thì 
không thể có chất lượng giáo dục đào tạo 
tốt. Yêu cầu người giảng viên tiến hành 
hoạt động sư phạm của mình trên cơ sở tự 
mình độc lập nghiên cứu khoa học. Giảng 
viên đồng thời là nhà khoa học, giảng dạy 
bằng phương pháp và phong cách khoa học 
của nhà nghiên cứu mà tác động tới người 
học, thúc đẩy người học biến quá trình đào 
tạo thành quá trình tự đào tạo. Giảng viên 
phải làm tốt vai trò của một nhà chính trị, 
nhà giáo, nhà khoa học. Ở họ là sự kết hợp 
nhuần nhuyễn ba tư cách: tư cách học giả, 
trọng trách người thầy, tư cách một nhà 
tuyên truyền. Muốn hoàn thành nhiệm vụ 
đó, giảng viên phải không ngừng nghiên 
cứu khoa học và lý luận, tổng kết thực tiễn, 
thường xuyên cập nhật tri thức mới nâng 
cao trình độ chuyên môn đủ sức nghiên 
cứu, xử lý những vấn đề lý luận và thực tiễn 
nảy sinh trong xã hội. Đào tạo một cán bộ 
giảng dạy lý luận Mác - Lênin khác với đào 
tạo một cán bộ giảng dạy các môn học 
khác. Đào tạo một cán bộ giảng dạy lý luận 
Mác - Lênin không phải chỉ trong vài ba 
năm, cũng không thể hạch toán lỗ lãi đơn 
thuần như thực hiện một số công việc khác. 
Chúng ta cần phải có kế hoạch đầu tư 
mạnh, cụ thể về đối tượng, chính sách để 
sau từ 8 đến 10 năm có thể lấp đầy khoảng 
trống hiện nay và chuẩn bị thay thế cho 
những người sắp về hưu.(2) 
Trong bối cảnh thế giới và trong nước đã 
có những biến động hết sức phức tạp và mới 
mẻ so với vài chục năm trước đây. Trong bối 
cảnh đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục lý 
luận Mác - Lênin thì cần phải có sự đổi mới 
căn bản về nội dung chương trình và phương 
pháp dạy học. Tuy nhiên, việc phát huy tính 
chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giáo dục, rèn 
luyện của sinh viên có ý nghĩa quyết định 
trực tiếp đến kết quả của toàn bộ sự nghiệp 
giáo dục đại học nói chung và giáo dục lý 
luận Mác - Lênin nói riêng. 
(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, t.6, tr.130. 
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc 
gia, Hà Nội, tr.97. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 4(89) - 2015 
 110 

File đính kèm:

  • pdfgiang_day_ly_luan_mac_lenin_o_cac_truong_dai_hoc_mot_so_van.pdf