Đề tài Phát hiện và định lượng Virus Aujeszky trên heo bằng kỹ thuật Nested PCR và Real-Time PCR

Tóm tắt Đề tài Phát hiện và định lượng Virus Aujeszky trên heo bằng kỹ thuật Nested PCR và Real-Time PCR: ... sư vi trùng học trường Thú y Budapest đã phân lập một căn bệnh bằng việc nuôi cấy trên thỏ, bệnh phẩm từ thần kinh chó và bê sau khi xuất hiện triệu chứng thần kinh tương tự như bệnh dại nhưng ở thời gian nung bệnh ngắn khoảng 3 ngày, dẫn đến chết trong 24–48 giờ với biểu hiện ngứa dữ dội ở đ...ện diện lớn trong tử thi heo. Heo khỏi bệnh thì trở thành vật chứa virus cho đến chết. Chúng có thể bài virus, có thể chết đột ngột dưới ảnh hưởng của vài yếu tố (tiêm vaccine, thay đổi chỗ nuôi, tình trạng sinh lí – chửa đẻ). Heo khỏe mang trùng lại thường gặp trên heo trưởng thành, nhiễm t...ực tiếp (chủ yếu): heo con bú sữa mẹ mắc bệnh, heo lớn khi nuôi nhốt chung, heo giống khi giao phối và qua bào thai thì tùy thuộc ngày nhiễm virus mà gây sảy thai, thai khô, chết thai, sinh ra còi cọc Gián tiếp: qua xe chổ thức ăn, qua dụng cụ nhiễm. Ở các loài vật khác: chó, mèo, thú lấy lô...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phát hiện và định lượng Virus Aujeszky trên heo bằng kỹ thuật Nested PCR và Real-Time PCR, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
Bài tiểu luận 
PHÁT HIỆN VÀ ĐỊNH LƯỢNG VIRUS AUJESZKY TRÊN HEO 
BẰNG KỸ THUẬT NESTED PCR VÀ REAL-TIME PCR. 
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hải 
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo 
Mã số sinh viên: 06126139 
Lớp: DH06SH 
 2
 A. Đặt vấn đề 
Trong quá trình phát triển của ngành chăn nuôi heo thì giới chăn nuôi cũng phải đối 
mặt với không ít khó khăn, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích 
sinh sản và tăng trưởng của heo như: bệnh dịch tả heo, bệnh đóng dấu son, bệnh tai xanh 
và một trong số đó có bệnh giả dại (Aujeszky). Ở heo, bệnh lan tràn dưới dạng nhiễm 
trùng tiềm ẩn, gây tử vong cho heo con bằng chứng viêm não cấp. Virus pseudorabies 
(PrV) thiết lập sự lây nhiễm suốt đời (mãn tính) trong nhiều mô thần kinh của vật chủ tự 
nhiên, và sự lây nhiễm này có thể được phục hồi hoạt động dưới những kích thích căng 
thẳng (stress) tự nhiên hay thí nghiệm ( Rock,1993; Azmietal và ctv, 2002). 
Kỹ thuật ELISA phân biệt kháng glucoprotein cũng được phát triển cho phép kiểm 
soát sự lan truyền của PrV, cũng như tiêu diệt chúng bằng việc kiểm soát và tiêu diệt heo 
bị nhiễm virus (Kit và ctv, 1990; Lehmann và ctv, 2002; Pensaert và ctv, 2004). Tuy 
nhiên, heo với sự lây nhiễm tiềm ẩn, được coi như là được miễn với PrV, có thể dễ dàng 
bị bỏ sót trong trường hợp ELISA phân biệt sai để tìm ra những đáp ứng kháng thể với 
virus. Hơn nữa, điều này cũng nêu lên rằng một vài con heo có thể lây nhiễm tiềm ẩn với 
PrV biến thể trong huyết thanh âm tính (Jacobs và và ctv, 1996; McCaw và ctv, 1997). 
Những kỹ thuật khác nhau đã được phát triển để phát hiện và định lượng sự nhiễm 
PrV tiềm ẩn (Schang and Osorio, 1994; Denis và ctv., 1997). Kỹ thuật này, dựa vào sự 
cấy chuyển và tiêm truyền (explantation and cocultivation) của mô đã nhiễm bệnh, cả 
hai phương pháp này đều tốn nhiều thời gian và độ nhạy không cao, trong khi sử dụng 
kỹ thuật phân tử đã giúp ích được với việc nâng cao cả độ nhạy và độ chính xác 
(McFarlane và ctv., 1986; Lokensgard và ctv., 1991). Đặc biệt, kỹ thuật PCR đã dự 
đoán trước một sự gia tăng đáng kể trong khả năng xác định sự tồn tại và định lượng 
được virus mà điều này gặp trở ngại trong nuôi cấy mô. Việc sử dụng kỹ thuật này, 
cũng như kết quả này, tiếp tục gia tăng (Krumbholz và ctv., 2003; Mumford và ctv., 
2004; Ozoemena và ctv., 2004). Trong bài báo cáo đã sử dụng cả kỹ thuật nested PCR 
và real-time PCR đã xác định tần số thực tế và số lượng của sự lây nhiễm PrV trong 
những mô thần kinh của nhiều heo được chọn ngẫu nhiên. Từ đó, có thể áp dụng 2 kỹ 
thuật này trong việc phát hiện virus PrV tiềm ẩn trong heo ở Việt Nam. 
 3
B. Tổng quan 
I. Bệnh Aujeszky 
1.1. Khái niệm 
Bệnh Aujeszky là bệnh truyền nhiễm do virus gây nên ở heo, loài gặm nhấm và 
nhiều loài động vật khác. Bệnh Aujeszky còn có những tên gọi khác như: pseudorage, 
aujeszky’s disease, pseudorabie, mad itch. Ở heo, bệnh lan tràn dưới dạng nhiễm trùng 
tiềm ẩn, gây tử vong cho heo con bằng chứng viêm não cấp. Ở những loài vật khác, 
người thấy triệu chứng viêm não – màng não tiến triển mau lẹ đưa tới tử vong kèm theo 
chứng ngứa không gì cản trở nổi. Không thấy bệnh lây trên người. 
 Hình 2. Diagram showing the virion structure, 
 its different proteins (with the new nomenclature) 
 and the DNA of the AD virus. 
 (nguồn: www.sanidadanimal.info/.../images/9virus.gif ) 
1.1.1. Lịch sử và phân bố địa lí 
Năm 1902, Aladar Aujeszky, giáo sư vi trùng học trường Thú y Budapest đã phân 
lập một căn bệnh bằng việc nuôi cấy trên thỏ, bệnh phẩm từ thần kinh chó và bê sau khi 
xuất hiện triệu chứng thần kinh tương tự như bệnh dại nhưng ở thời gian nung bệnh 
ngắn khoảng 3 ngày, dẫn đến chết trong 24–48 giờ với biểu hiện ngứa dữ dội ở điểm 
tiêm truyền. Ông cho đó là bệnh mới khác với bệnh dại. Về sau bệnh được ghi nhận ở 
nhiều loài thú. Nhưng trong thời gian khá dài người ta không biết heo (ổ chứa và nguồn 
lây nhiễm cho các loài vật khác) trong hầu hết các quốc gia bị nhiễm. Ngay như ở Pháp, 
 4
từ năm 1912 bệnh đã được nghi ngờ trên bò và chó, rồi được giám định chắc chắn vào 
năm 1934 trên bò cái tơ và mãi đến 1966 việc cảm nhiễm trên heo mới được xác lập. 
Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia Châu Âu, ở Bắc và Nam Mỹ. Bệnh chưa được biết 
rõ ở Châu Phi và Châu Á. Nhưng vài năm gần đây đã gây thiệt hại ở nhiều quốc gia như 
Singapore, Đài Loan Vài quốc gia như: Áo, Úc, Nhật chưa thấy xuất hiện bệnh. 
1.1.2. Căn bệnh 
Aujeszky là một DNA virus, thuộc họ Herpesviridase Suid Herpesvirus I (SHV I), 
kích thước 180 nm, 162 capsomeres, có vỏ bọc. Virus đề kháng trung bình với các tác 
nhân vật lí và hóa học. Một số chất vô hoạt virus như Formol, beta – probiolactone 
Glutaraldehyde, ethyl ethylene imine( áp dụng cho chế vaccine vô hoạt), nước javel, 
NH4 (áp dụng vào việc sát trùng), virus tồn tại lâu ở 4 oC đến – 20 oC. 
 Bệnh tích tế bào đặc trưng là xuất hiện những thể vùi trong nhân ưa acid và hợp bào 
(syncytia). Áp dụng trong thực hành phương pháp này là sản xuất nhiều virus (cho việc 
chế tạo vaccine) biến đổi độc lực, phân lập những chủng virus (chẩn đoán virus) định 
hiệu giá và tìm kiếm kháng thể. 
Trong tự nhiên, virus có tính gây bệnh mạnh, có thể giết chết một số loài thú theo 
một số hướng . Virus hướng thần kinh (neurotropisme) liên quan đến những biểu hiện 
lâm sàng và phân bố virus trong cơ thể. Virus hướng sinh dục liên quan đến việc gây 
sảy thai. Virus hướng phổi gây xáo trộn hô hấp (hầu hết cho heo cai sữa). 
Đặc điểm kháng nguyên: vỏ bọc chứa 5 loại glycoprotein gI, gII, gIII, gIV (hay gp 
50), gX (hay gp 63). Capside chứa protein, thymidine Kinase. 
Nguồn chứa virus: 
Heo bệnh bài virus qua chất tiết, dịch từ mũi, miệng, sinh dục và tinh trùng. Ở thời 
kì cao điểm, một heo cai sữa có thể thải 105,3. Virus còn hiện diện lớn trong tử thi heo. 
Heo khỏi bệnh thì trở thành vật chứa virus cho đến chết. Chúng có thể bài virus, có 
thể chết đột ngột dưới ảnh hưởng của vài yếu tố (tiêm vaccine, thay đổi chỗ nuôi, tình 
trạng sinh lí – chửa đẻ). 
Heo khỏe mang trùng lại thường gặp trên heo trưởng thành, nhiễm trùng ngay cả 
heo vừa khỏi bệnh, chính chúng cũng là ổ chứa giả dại. Heo đã tiêm vaccine sau khi 
tiếp xúc với virus Aujeszky gây bệnh trong tự nhiên (virus hoang dã) có thể trở thành 
 5
vật khỏe mang trùng. Việc tiêm chủng được dùng bởi lẽ giới hạn cường độ và thời gian 
bài virus hoang dã đã xâm nhiễm. 
Chất chứa căn bệnh 
Heo bệnh: các chất tiết (mũi, miệng, cơ quan sinh dục) và tử thi rất nhiều virus. 
Heo khỏi bệnh mang trùng: có thể thấy virus trong nước mũi ở 6 tháng sau. 
Heo khỏe mang trùng:(có thể nhiễm trung thầm lặng) có thể gặp nhiều trên heo sinh 
sản hay heo đã tiêm vaccine rồi cảm nhiễm virus hoang dại. 
Các sản phẩm động vật: thịt và cơ quan (gan, thận, phổi) thì heo bệnh là nguồn lây 
nhiễm nguy hiểm cho loài ăn thịt. Virus còn tìm thấy trong tinh trùng, huyết thanh heo ( 
tinh trạng huyết nhiễm siêu vi). 
Từ môi trường bên ngoài: virus có thể tồn tại trong thức ăn, nước uống, phương tiện 
vận chuyển trong 30 – 40 ngày. Virus cũng có thể được gió mang đi từ vài trăm mét tới 
khoảng hai km.. 
Đường xâm nhập: Ở trên heo, virus có thể xâm nhập qua đường miệng (qua sữa, qua 
thức ăn), đường mũi, đường sinh dục, qua da bị xây sát. Ở trên thú ăn thịt và cho lông 
(cao, chồn) đường xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa. Trên bò, người ta chưa biết 
thật rõ, có thể là qua da. Các stress mở đường cho sự xâm nhiễm và bài thải virus. 
Cách sinh bệnh: Sau khi theo đường mũi – miệng (oro – nasal) virus sẽ nhân lên tại 
chỗ, đặc biệt nhất là ở hạch amygdale và lan tỏa hướng trung tâm thần kinh đồng thời 
tấn công thần kinh trung ương. Mặt khác qua đường máu, trong tình trạng viremia, 
virus tấn công nhiều cơ quan nhất là phổi (gây xáo trộn hô hấp), cơ quan sinh sản (gây 
xáo trộn sinh sản). Trong sự cảm nhiễm chậm, những heo khỏi bệnh, virus có thể hiện 
diện thời gian khá dài ở vài mô (có thể phân lập virus 5 tháng sau khi khỏi bệnh). Việc 
cảm nhiễm thời gian phôi thai (thời kì heo nái có mang) có thể dẫn đến sảy thai. 
Cách lây lan: Ở heo có thể lây theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp. 
Trực tiếp (chủ yếu): heo con bú sữa mẹ mắc bệnh, heo lớn khi nuôi nhốt chung, heo 
giống khi giao phối và qua bào thai thì tùy thuộc ngày nhiễm virus mà gây sảy thai, thai 
khô, chết thai, sinh ra còi cọc 
Gián tiếp: qua xe chổ thức ăn, qua dụng cụ nhiễm. 
Ở các loài vật khác: chó, mèo, thú lấy lông thì phần lớn do tiêu thụ ở những bộ phận 
heo bệnh chứa virus. 
 6
1.1.3.Triệu chứng 
Trên heo mức độ trầm trọng của triệu chứng và số heo chết thì tỉ lệ nghịch với tuổi 
của heo. Triệu chứng ngứa rất hay gặp trên thú khác thì không bao giờ gặp ở heo. 
Heo dưới 15 ngày tuổi: phát triển lâm sàng rất nhanh, có thể chỉ trong vài giờ đến 12 
giờ rồi chết. Tử số có thể lên đến 100%. Con vật bệnh có những biểu hiện thần kinh như: 
o Run cơ, hoạt động mất phối hợp, đi vòng. 
o Co giật (convulsion) trong khoảng 45 giây, co rút ưỡn cong người ra sau 
(opisthotonus). 
o Đạp bơi bốn chân. 
o Nghiến răng, chảy nước nhãi. 
o Trợn mắt (nygtaginus). 
o Có thể ói mửa, tiêu chảy, nhiệt độ không vượt quá 41 oC. 
Heo 15 ngày – 3 tháng tuổi: Bắt đầu với biểu hiện ăn không ngon, thân nhiệt tăng 
41oC trong 2 -3 ngày. Có một số dấu hiệu thần kinh của viêm màng não, não tủy cấp tính 
(meningo-encephalo myélite) như: quá nhạy cảm, dễ run cơ, động kinh (epileptiforme) 
kêu khàn giọng, có thể liệt vùng hầu, chảy nhiều nước dãi (ptyalisme). Con vật sẽ chết 
sau 4-6 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng thần kinh. Tỉ lệ tử vong khoảng 20%. 
Heo nuôi vỗ: bệnh có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỉ lệ tử vong 
rất thấp khoảng 1%. Biểu hiện như: 
- Xáo trộn về tiêu hóa: sốt, kém ăn, đôi khi xuất hiện triệu chứng thần kinh. 
- Xáo trộn hô hấp: sốt, kém ăn, ho trong vài ngày, giảm tăng trưởng. 
- Đôi khi cảm nhiễm thầm lặng mà không thấy xuất hiện triệu chứng nào cả. 
- Heo sinh sản: hầu như là cảm nhiễm thầm lặng. Đoi khi người ta ghi nhận được là 
sốt, kém ăn, hay ngáp trong 4-5 ngày.Triệu chứng thần kinh hiếm thấy. Trên nái có 
mang thấy những xáo trộn sinh sản như: 
- Sảy thai, 50% trường hợp thường thấy ở tháng đầu hơn là tháng sau. 
- Đẻ ra những heo chết. 
Trong ổ có con sống, có con chết. 
Thai khô hoặc thai ngậm nước. 
Sau khi mắc bệnh, heo hình thành miễn dịch khác vững chắc và kéo dài gần hai năm 
với sự hình thành kháng thể trung hòa, kháng thể kết hợp bổ thể... Heo không truyền 
 7
kháng thể qua nhau thai nhưng truyền kháng thể qua sữa đầu. Heo có thể kháng bệnh 
trong vòng một tháng sau khi sinh. 
Sau khi mắc bệnh 2-3 ngày, con vật xuất hiện những triệu chứng ngứa không gì 
ngăn trở nổi. Để thỏa mãn cơn ngứa, con vật có thể cào cắn tới tận da thịt. Bệnh biến 
trong 12-48 giờ thì con vật chết. 
1.1.4. Chẩn đoán 
1.1.4.1. Bệnh phẩm: 
 Heo chết, thai sảy. 
 Nội quan và hạch amygdale. 
 Để chẩn đoán huyết thanh học lấy máu khoảng 10 ngày sau khi phát bệnh ( 
lấy ít nhất 10 mẫu ) và lấy mẫu theo bảng sau: 
Bảng 1.cách lấy mẫu chẩn đoán huyết thanh học 
 Tìm virus Tìm kháng thể 
Thú ăn 
thịt 
Đầu hay não 
Hạch amygdale 
Thú ăn cỏ 
Não 
Tủy sống vùng ngứa 
( nếu không định vị 
vị ở đầu) 
Heo 
Não 
Hạch amugdale 
Nguyên heo bệnh 
Thai sảy 
Lấy ít 10 mẫu 
10 ngày sau khi phát triển bệnh. 
 2 lần ( vào lúc sớm và lúc trễ ). 
1.1.4.2. Phân lập và giám định virus 
Nuôi cấy tế bào: virus giả dại mọc trên tế bào phôi gà con, tế bào thận heo, thỏ, dê, 
bê. Có thể 3 lần cấy chuyền thì phát hiện thể vùi trung nhân. Đặc điểm mọc trên tế bào 
phôi thai gà có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán. Kết quả nhận được từ 24 giờ đến 
15 ngày. Đâ

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_va_dinh_luong_virus_aujeszky_tren_heo_bang_ky_thua.pdf