Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững

Tóm tắt Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững: ... xe 16 chỗ ngồi và hơn 100 đoàn viên thanh niên vận chuyển khách bằng xe máy. Đặc biệt, ngày 15/02/2015 Công ty cổ phần Vận tải Du lịch Phú Hoàng (Đà Nẵng) khai trương và đưa vào hoạt động 9 xe taxi Tiên Sa tại huyện đảo Lý Sơn để phục vụ người dân và khách du lịch. 2.2.7. Điện, nước p... Hải Phòng, Quảng Ninh; khu vực miền Trung - Tây Nguyên như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Kontum 2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch a. Sản phẩm đặc thù - Du lịch gắn với “chủ quyền” quốc gia: Trọng tâm khai thác là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, phát triển các sản phẩm ...37 du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ khác. + Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng ẩm thực mang phong cách bản địa và các phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. + Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu vực luyện tập thể thao và cung cấp các dịch ...

pdf13 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Định hướng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át triển du lịch ở 
huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững 
2.3.1. Định hướng thị trường du lịch 
a. Thị trường nước ngoài [5] 
- Thị trường các nước ASEAN: Tập 
trung khai thác khách du lịch Thái Lan, 
Malaysia, Sigapore... 
- Thị trường Tây Âu: Tập trung khai 
thác khách du lịch Đức, Anh, Pháp. Các 
thị trường này có khả năng chi trả khá 
cao, tuy nhiên cũng đỏi hỏi được phục vụ 
những sản phẩm du lịch tương đối hoàn 
hảo, có chất lượng cao. 
- Thị trường Đông Bắc Á: cũng là thị 
trường có vai trò quan trọng. Các phân 
khúc chính bao gồm khách Nhật Bản, 
Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc 
- Thị trường Bắc Mĩ: Phân khúc 
chính gồm khách Mĩ, Canada. Đây cũng 
là thị trường có khả năng thanh toán cao, 
có nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du 
lịch cao. 
- Thị trường Úc: Gồm phân khúc Úc 
và New Zealand. Đây cũng là thị trường 
có mức chi tiêu cao hàng đầu thế giới, có 
nhu cầu về chất lượng các dịch vụ du lịch 
cao. 
b. Thị trường trong nước 
Các thị trường mục tiêu chính của 
du lịch Lý Sơn bao gồm: khu vực Nam 
Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình 
Dương, Đồng Nai; khu vực Bắc Bộ 
như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; 
khu vực miền Trung - Tây Nguyên như 
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn, Buôn 
Ma Thuột, Kontum 
2.3.2. Định hướng sản phẩm du lịch 
a. Sản phẩm đặc thù 
- Du lịch gắn với “chủ quyền” quốc 
gia: Trọng tâm khai thác là lễ khao lề thế 
lính Hoàng Sa, phát triển các sản phẩm 
du lịch gồm: tìm hiểu về chủ quyền biển 
đảo Tổ quốc thông qua lễ khao lề thế lính 
Hoàng Sa và các di tích gắn với hải đội 
Hoàng Sa; tìm hiểu, tham gia vào lễ hội 
và các sinh hoạt văn hóa như lễ cầu siêu, 
hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và 
lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống và 
trò chơi dân gian khác tại địa phương 
- Du lịch san hô: Khai thác tiềm 
năng san hô ở vùng bờ biển Lý Sơn phát 
triển các sản phẩm du lịch như câu cá và 
lặn biển ngắm san hô, ngắm san hô bằng 
thuyền đáy kính. 
- Du lịch địa chất: Tìm hiểu lịch sử 
hình thành, phát triển của đảo Lý Sơn; 
khám phá, nghiên cứu khoa học về địa 
chất trên đảo Lý Sơn; tham quan các dấu 
tích phun trào của núi lửa trên đảo Lý 
Sơn, khám phá những bãi biển dưới chân 
núi lửa, những lớp địa chất tại bờ biển Lý 
Sơn, các dãy núi đá hình thành từ sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng 
____________________________________________________________________________________________________________ 
135 
phun trào của núi lửa 
- “Du lịch Tỏi”: Tham gia các hoạt 
động trải nghiệm như trồng tỏi, thu hoạch 
tỏi; khu nghỉ dưỡng gắn với trang trại 
trồng tỏi; các spa làm đẹp từ tỏi; các sản 
phẩm lưu niệm từ tỏi; tổ chức lễ hội tỏi. 
Các hoạt động tại lễ hội tỏi như thi tỏi 
đẹp, thi tết tỏi, tổ chức các cuộc thi về 
tỏi, tổ chức các trò chơi từ tỏi, giới thiệu 
và bán sản phẩm tỏi cho khách du lịch. 
b. Sản phẩm chính 
- Du lịch biển: Nghỉ dưỡng theo mô 
hình resort. Đối tượng phục vụ chủ yếu là 
các khách du lịch cao cấp trong và ngoài 
nước. Các hoạt động lặn biển, tắm biển, 
câu cá; các loại hình thể thao biển như 
lặn biển, lướt sóng, du thuyền 
- Du lịch homestay: Được xác định là 
loại hình du lịch chính ở Lý Sơn. Khách 
du lịch sẽ “cùng ăn, cùng ở, cùng du lịch” 
với người dân bản địa, trải nghiệm cùng 
nông dân thu hoạch, trồng tỏi, cùng 
người ngư dân đảo đi thuyền thúng đánh 
bắt cá rồi mang về tự chế biến, nấu 
nướng như những dân làng chài thực sự. 
- Du lịch văn hóa: Tham quan di tích 
lịch sử văn hóa, tìm hiểu về biển đảo Tổ 
quốc, các di tích tiêu biểu như di tích lưu 
giữ dấu ấn của đội hùng binh Hoàng Sa 
giữ nước từ ngàn xưa, chùa Hang, di tích 
Âm Linh tự, nhà trưng bày Hoàng Sa 
kiêm quản Bắc Hải; tham quan các nhà 
cổ tại Lý Sơn; du lịch lễ hội và nghiên 
cứu văn hóa đời sống dân cư. 
- Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái 
gắn với biển bao gồm các hoạt động tham 
quan hệ sinh thái biển, khám phá những 
bãi biển dưới chân núi lửa (rạn san hô, 
phong cảnh biển); du lịch sinh thái 
nông nghiệp như tham quan các cánh 
đồng tỏi; du lịch tham quan các cảnh 
quan tự nhiên như cổng Tò vò đá, hang 
động, rạn đá ngầm xung quanh đảo 
c. Sản phẩm bổ trợ 
Du lịch mua sắm, vui chơi giải trí: 
Mua sắm các sản vật địa phương như tỏi, 
các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ ốc biển, 
san hô đen. Vui chơi giải trí theo mô hình 
công viên chuyên đề tại các khu, điểm du 
lịch; các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí ở 
các khu trung tâm dịch vụ. Du lịch ẩm 
thực: nghiên cứu và thưởng thức các đặc 
sản ẩm thực của Lý Sơn. 
2.3.3. Định hướng phát triển hệ thống cơ 
sở vật chất phục vụ du lịch 
- Hệ thống cơ sở lưu trú: Xây dựng 
khách sạn loại 1 - 3 sao tại khu du lịch 
(KDL) trung tâm huyện Lý Sơn, khu dịch 
vụ bến tàu. Xây dựng khách sạn cao cấp 
loại 4 - 5 sao tại KDL biển tổng hợp phía 
Bắc Lý Sơn, KDL du thuyền An Hải, khu 
nghỉ dưỡng An Bình. Xây dựng biệt thự 
du lịch, villa nghỉ dưỡng, Bungalow tại 
khu nghỉ dưỡng Hang Câu, khu nghỉ 
dưỡng nổi An Vĩnh. Các loại hình khác 
như cơ sở lưu trú theo mô hình homestay, 
các nhà nghỉ. 
- Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn 
uống: Tập trung phát triển tại khu vực tại 
các KDL, hệ thống các cơ sở dịch vụ ẩm 
thực theo mô hình nhà hàng, chợ tập 
trung phát triển ở khu vực trung tâm đón 
tiếp khách. 
- Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí: Hệ 
thống cơ sở vui chơi giải trí tập trung 
phát triển theo mô hình câu lạc bộ vui 
chơi giải trí cao cấp tại KDL biển tổng 
hợp Bắc Lý Sơn, khu nghỉ dưỡng An 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
____________________________________________________________________________________________________________ 
136 
Bình, KDL du thuyền An Hải, KDL dịch 
vụ Nam An Hải, KDL trung tâm huyện 
Lý Sơn. Công viên chuyên đề tại khu 
nghỉ dưỡng An Bình. 
- Hệ thống cơ sở dịch vụ khác: Xây 
dựng trung tâm thương mại tại KDL biển 
tổng hợp Bắc Lý Sơn, KDL Hang Câu, 
KDL biển An Bình và tại khu vực trung 
tâm huyện. Hệ thống các cơ sở phục vụ 
nhu cầu thể thao phát triển ở KDL du 
thuyền An Hải. Các loại hình dịch vụ thể 
thao khác như sân tennis, bể bơiphát 
triển ở các KDL. 
2.3.4. Định hướng phát triển du lịch theo 
không gian lãnh thổ 
a. Tại Cù lao Ré (xã An Vĩnh và An 
Hải): 
* Khu du lịch biển tổng hợp Bắc Lý 
Sơn: 
- Vị trí: Ở phía Bắc xã An Hải và An 
Vĩnh từ khu vực giáp núi Giếng Tiền đến 
giáp đường lên chùa Hang. Xây dựng 
thành KDL biển cao cấp tập trung chủ 
yếu vào thị trường khách du lịch quốc tế 
và khách nội địa cao cấp. 
- Các phân khu chính: 
+ Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng 
hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách 
du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi 
giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ 
khác. 
+ Khu khách sạn: Khai thác cảnh 
quan ven biển xây dựng khu khách sạn 
cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ 
nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung 
cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể 
thao, hội nghị, hội thảo. 
+ Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng 
ẩm thực mang phong cách bản địa và các 
phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. 
+ Khu câu lạc bộ vui chơi giải trí 
cao cấp: Là khu dịch vụ vui chơi giải trí 
cao cấp theo mô hình câu lạc bộ vui chơi 
giải trí đặc biệt phục vụ khách du lịch cao 
cấp như: câu lạc bộ vui chơi giải trí có 
thưởng (theo mô hình casino), câu lạc bộ 
biểu diễn nghệ thuật, câu lạc bộ đêm 
* Khu nghỉ dưỡng Hang Câu: 
- Vị trí: Phía Bắc xã An Hải từ khu 
vực phía Bắc núi Thới Lới đến giáp tuyến 
đường băng quân sự. Xây dựng thành 
khu nghỉ dưỡng trên núi kết hợp với tắm 
biển và lặn ngắm san hô, tập trung vào thị 
trường khách du lịch quốc tế và khách 
nội địa cao cấp. 
- Các phân khu chính: 
+ Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng 
hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách 
du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi 
giải trí, thể thao và các dịch vụ khác 
+ Khu bungalow: Là những nhà 
nghỉ lưu trú riêng biệt, độc lập và tiện 
nghi phục vụ khách du lịch cao cấp. 
* Khu du lịch du thuyền An Hải: 
- Vị trí: Phía Đông Nam xã An Hải 
giáp Ban quản lí cảng An Hải. Xây dựng 
thành KDL thể thao biển tập trung chủ 
yếu vào đối tượng khách thích khám phá 
và thích các hoạt động thể thao trên biển. 
- Các phân khu chính: 
+ Khu khách sạn: Khai thác cảnh 
quan ven biển xây dựng khu khách sạn 
cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ 
nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung 
cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể 
thao, hội nghị, hội thảo. 
+ Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng 
hợp cung cấp các dịch vụ phục vụ khách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng 
____________________________________________________________________________________________________________ 
137 
du lịch như: dịch vụ ẩm thực, vui chơi 
giải trí, thể thao, giải khát và các dịch vụ 
khác. 
+ Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng 
ẩm thực mang phong cách bản địa và các 
phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. 
+ Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu 
vực luyện tập thể thao và cung cấp các 
dịch vụ phục vụ thể thao biển như: câu 
lạc bộ du thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi 
biển, câu lạc bộ thể thao ngoài trời 
+ Khu bảo tàng hải dương học: Là 
khu bảo tàng phục vụ nhu cầu tham quan, 
tìm hiểu của khách du lịch về các loài 
sinh vật của đại dương và các mô hình 
sinh thái biển 
+ Khu vui chơi giải trí: Là khu vui 
chơi giải trí tập trung phục vụ khách du 
lịch. 
* Khu du lịch dịch vụ Nam An Hải: 
- Vị trí: Nằm ở dải đất ven biển phía 
Nam xã An Hải giáp đình làng An Hải. 
Xây dựng thành KDL phổ thông, tập 
trung chính vào thị trường khách du lịch 
trong nước trung cấp và bình dân. 
- Các phân khu chính: 
+ Khu nhà nghỉ: Là khu lưu trú du 
lịch phục vụ khách du lịch trung cấp và 
bình dân. 
+ Chợ An Hải: Phục vụ nhu cầu 
buôn bán của dân cư địa phương và nhu 
cầu mua sắm hàng nông sản, thủy hải sản 
của khách du lịch. 
+ Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng 
ẩm thực mang phong cách bản địa. 
+ Khu vui chơi giải trí: Là khu vui 
chơi giải trí tập trung phục vụ khách du 
lịch và dân cư. 
+ Khu dân cư kết hợp dịch vụ: Là 
khu dân cư hiện trạng kết hợp cung cấp 
các dịch vụ phục vụ khách du lịch. 
* Khu du lịch trung tâm huyện Lý 
Sơn: 
- Vị trí: Nằm ở dải đất ven biển phía 
Nam xã An Vĩnh. Xây dựng thành khu 
du lịch phổ thông, tập trung chính vào thị 
trường khách du lịch trong nước trung 
cấp và bình dân. 
- Các phân khu chính: 
+ Khu khách sạn: Là khu khách sạn 
hạng trung đạt tiêu chuẩn từ 1 - 3 sao 
phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du 
lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như 
ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. 
+ Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng 
ẩm thực mang phong cách bản địa. 
+ Khu vui chơi giải trí: Là khu vui 
chơi giải trí tập trung phục vụ khách du 
lịch và dân cư. 
* Khu dịch vụ bến tàu: 
- Vị trí: Giáp cảng Lý Sơn thuộc xã 
An Vĩnh. Xây dựng thành khu đón tiếp, 
dịch vụ thương mại phục vụ khách du 
lịch. 
- Các phân khu chính: 
+ Bến tàu: Khu vực cảng Lý Sơn 
hiện tại, được nâng cấp, mở rộng để phục 
vụ cho việc đi lại. 
+ Khách sạn: Là khu khách sạn 
hạng trung đạt tiêu chuẩn từ 1 - 3 sao 
phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du 
lịch và cung cấp các dịch vụ bổ trợ như 
ăn uống, thể thao, hội nghị, hội thảo. 
+ Nhà nghỉ: Là khu lưu trú du lịch 
phục vụ khách du lịch trung cấp và bình 
dân. 
+ Trung tâm thông tin du lịch: 
Cung cấp các thông tin phục vụ khách du 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
____________________________________________________________________________________________________________ 
138 
lịch như: các điểm tham quan, các sản 
phẩm du lịch 
+ Khu dân cư kết hợp dịch vụ: Là 
khu dân cư hiện trạng kết hợp cung cấp 
các dịch vụ phục vụ khách du lịch. 
+ Chợ đêm: Là khu vực chợ đêm 
phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du 
lịch và dân cư quanh khu vực theo mô 
hình các phố đêm vui chơi giải trí của các 
nước trên thế giới. 
* Khu nghỉ dưỡng nổi An Vĩnh (An 
Vĩnh resort): 
- Vị trí: Phía Tây xã An Vĩnh gần 
khu vực cổng Tò vò đá. Xây dựng thành 
khu nghỉ dưỡng cao cấp theo mô hình các 
villa nổi trên mặt biển, hướng tới khách 
du lịch quốc tế và khách nội địa cao cấp. 
- Các phân khu chính: 
+ Các villa nghỉ dưỡng nổi và khu 
nhà nghỉ nổi trên mặt nước. 
+ Khu Khách sạn: Là khu khách 
sạn nổi trên mặt nước tạo điểm nhấn cho 
khu du lịch. 
+ Khu vui chơi giải trí cao cấp: Là 
khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp theo 
mô hình câu lạc bộ vui chơi giải trí đặc 
biệt phục vụ khách du lịch cao cấp như: 
Câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng 
(theo mô hình casino). 
+ Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu 
vực luyện tập thể thao và cung cấp các 
dịch vụ phục vụ thể thao biển. Các hạng 
mục công trình chính: Câu lạc bộ du 
thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi biển, câu 
lạc bộ thể thao ngoài trời 
b. Tại Cù lao Bờ bãi (xã An Bình) 
- Vị trí: Phía Đông và Tây xã An 
Bình. Xây dựng thành khu nghỉ dưỡng 
cao cấp An Bình phục vụ khách du lịch. 
- Các phân khu chức năng chính: 
+ Khu khách sạn: Khai thác cảnh 
quan ven biển xây dựng khu khách sạn 
cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 - 5 sao phục vụ 
nhu cầu lưu trú của khách du lịch và cung 
cấp các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thể 
thao, hội nghị, hội thảo. 
+ Khu nhà hàng: Là khu nhà hàng 
ẩm thực mang phong cách bản địa và các 
phong cách ẩm thực nổi tiếng thế giới. 
+ Khu dịch vụ: Là khu dịch vụ tổng 
hợp cung cấp các dịch vụ du lịch như: 
dịch vụ ẩm thực, vui chơi giải trí, thể 
thao, giải khát và các dịch vụ khác. 
+ Khu vui chơi giải trí cao cấp: Là 
khu dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp phục 
vụ khách du lịch có thu nhập cao như: 
câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng 
(theo mô hình casino), câu lạc bộ biểu 
diễn nghệ thuật, câu lạc bộ đêm... 
+ Khu công viên sinh thái: Khai 
thác cảnh quan sinh thái khu vực cánh 
đồng trồng tỏi, phục vụ nhu cầu tham 
quan và trải nghiệm của khách du lịch. 
+ Câu lạc bộ thể thao biển: Là khu 
vực luyện tập thể thao và cung cấp các 
dịch vụ phục vụ thể thao biển. Các hạng 
mục công trình chính: câu lạc bộ du 
thuyền, câu lạc bộ thể thao bãi biển, câu 
lạc bộ thể thao ngoài trời 
2.3.5. Định hướng phát triển kết cấu hạ 
tầng ảnh hưởng đến du lịch 
a. Hệ thống giao thông 
- Giao thông đường bộ: Đầu tư hoàn 
chỉnh hệ thống giao thông khu Trung tâm 
huyện lị và đường cơ động xung quanh 
đảo kết hợp với kè biển, đê biển. 
- Giao thông đường thủy: Phát triển 
đội tàu cao tốc phục vụ cho nhân dân và 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thanh Tưởng 
____________________________________________________________________________________________________________ 
139 
khách tham quan du lịch bằng hình thức 
kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư để đầu 
tư mới 02 chiếc tàu cao tốc 200 chỗ ngồi. 
Xây dựng cảng Bến Đình hoàn chỉnh 
theo quy hoạch bằng nguồn vốn của Bộ 
Giao thông Vận tải với quy mô nhận tàu 
hàng 1000 DWT và tàu khách rẽ nước 
500T. Nâng cấp, mở rộng cảng Lý Sơn 
hiện tại để phục vụ cho việc đi lại của 
nhân dân và khách tham quan du lịch 
trong giai đọan cảng Bến Đình chưa xây 
dựng [4]. 
- Về đường hàng không: Nghiên cứu 
khôi phục sân bay Lý Sơn phục vụ các 
loại máy bay trực thăng đáp ứng nhu cầu 
đi lại của nhân dân và du khách. 
b. Hệ thống cấp điện 
Hệ thống cáp ngầm đã được đưa ra 
đảo đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát 
triển KTXH của huyện. 
c. Hệ thống cấp nước 
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và 
sản xuất được lấy từ các nguồn sau: Xây 
dựng Nhà máy cung cấp nước sạch cho 
đảo Lớn với công suất 1000m3/ngày đêm 
với nguồn nước từ các hồ chứa nước và 
các giếng ngầm trên đảo. Hồ chứa nước 
Thới Lới có dung tích 270.000m3, đảm 
bảo tưới cho 60 ha đất nông nghiệp, cấp 
nước sạch cho 1000 dân (100m3/ngày 
đêm) và cung cấp nước cho 300 tàu 
thuyền. Hồ chứa nước Giếng Tiền có 
dung tích 80.000m3, cung cấp nước sinh 
hoạt cho 2000 dân (200m3/ngày đêm). [6] 
d. Thoát nước và vệ sinh môi trường 
Thoát nước mặt, nước thải: Hệ 
thống thoát nước mặt và nước thải được 
bố trí song song với các tuyến đường 
giao thông theo quy hoạch. Nhà máy xử 
lí rác thải đang được đầu tư xây dựng sẽ 
đáp ứng nhu cầu xử lí rác thải tại Lý Sơn, 
vị trí tại khu đồng Trên với diện tích 2ha. 
2.3.6. Định hướng phát triển nguồn nhân 
lực và giáo dục cộng đồng 
a. Đào tạo nguồn nhân lực 
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí và 
người lao động trong du lịch theo hướng 
tăng cả số lượng lẫn chất lượng, đồng 
thời tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ 
quản lí hiện tại được nâng cao trình độ 
chuyên môn và nhận thức về du lịch 
thông qua các chương trình phối hợp với 
các cơ sở đào tạo trong nước cũng như tổ 
chức tham quan học tập kinh nghiệm 
trong nước và nước ngoài. Thu hút nguồn 
nhân lực trẻ và có năng lực thông qua chế 
độ đãi ngộ thỏa đáng 
b. Giáo dục cộng đồng 
Nâng cao nhận thức của cộng đồng 
dân cư về lợi ích và vai trò của du lịch 
như những công cụ phương hướng phát 
triển có vai trò quan trọng trong tăng thu 
nhập, phát triển kinh tế. Giáo dục bồi 
dưỡng những kiến thức về văn minh 
thương mại, văn minh du lịch cho cộng 
đồng dân cư để tạo ra những hành vi ứng 
xử phù hợp với các hoạt động du lịch 
2.3.7. Định hướng phát triển du lịch gắn 
với đảm bảo an ninh quốc phòng 
- Cần có sự tham gia tích cực của 
ngành quốc phòng trong quá trình lập kế 
hoạch, quy hoạch phát triển du lịch biển - 
đảo, để đảm bảo cơ sở hạ tầng không chỉ 
phát huy hiệu quả trong điều kiện thời 
bình mà cả trong trường hợp xảy ra chiến 
tranh, cũng như để đảm bảo các hoạt 
động du lịch được phát triển trong điều 
kiện tốt nhất về an ninh quốc phòng [1]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 7(73) năm 2015 
____________________________________________________________________________________________________________ 
140 
- Mọi phương án khai thác tài 
nguyên phục vụ phát triển du lịch, cũng 
như phục vụ phát triển KTXH trên huyện 
đảo đều phải được cân nhắc kĩ trên cơ sở 
những luận cứ khoa học vững chắc có 
tính đến mối quan hệ với các ngành có 
liên quan và tác động đến môi trường tự 
nhiên và KTXH của khu vực. 
- Phát triển du lịch trên đảo này còn 
mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền trên 
biển và tạo điều kiện để người dân sống 
trên các đảo có thêm cơ hội việc làm, 
tăng thu nhập và vì vậy họ có thể yên tâm 
định cư trên đảo, góp phần tích cực vào 
sự nghiệp bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ 
quyền quốc gia. 
3. Kết luận 
Lý Sơn đang sở hữu những tiềm 
năng về tài nguyên có triển vọng to lớn 
để phát triển du lịch trở thành ngành kinh 
tế chủ lực cho hòn đảo này. Triển vọng 
và cơ hội mở ra gắn liền với những thách 
thức không thể xem nhẹ. Các định hướng 
phát triển du lịch đảo Lý Sơn cũng nhằm 
phục vụ cuộc sống cho người dân Lý Sơn 
ngày càng tốt hơn, nhưng đồng thời phải 
giữ được lâu dài, bền vững để các thế hệ 
khách du lịch trong tương lai được thụ 
hưởng những giá trị của Lý Sơn. Các kết 
quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham 
khảo cho các ngành, các cấp trong việc 
xây dựng và thực hiện kế hoạch phát 
triển KTXH của ngành, địa phương theo 
hướng bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du 
lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp ngành, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thanh Tưởng, (2013), “Đánh giá SWOT đối với phát triển du lịch ở các đảo 
từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quảng Nam, 
(03), tr.109-119. 
3. UBND huyện Lý Sơn (2014), Niên giám thống kê các năm. 
4. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện 
Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020, Quảng 
Ngãi. 
5. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng 
Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Quảng Ngãi. 
6. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử 
dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2015) huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25-10-2014; ngày phản biện đánh giá: 15-12-2014; 
ngày chấp nhận đăng: 25-7-2015) 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_phat_trien_du_lich_o_huyen_dao_ly_son_theo_huong.pdf
Ebook liên quan