Du lịch dưới góc nhìn của văn hóa sinh thái
Tóm tắt Du lịch dưới góc nhìn của văn hóa sinh thái: ...sinh thái đó là những giá trị văn hóa (chân, thiện, mỹ...) gắn với mọi hoạt động, hiện tượng vật chất (văn hóa vật thể), tinh thần (văn hóa phi vật thể) do con người tạo ra trong mối quan hệ mọi yếu tố liên quan môi trường sống (sinh thái) bao gồm cả môi trường thiên nhiên (sinh thái tự nhiê... ra những hành vi tôn trọng môi tr- 5 ường mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục.”6 Văn hóa sinh thái có thể xem là một cách tư duy, một quan điểm ứng xử mới trên tinh thần tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn. Chính môi trường sinh ...tự nhiên “thuần phục” con người thì môi trường tự nhiên dần bị hủy hoại, và đến một chừng mực nào đó, con người và sinh thái nhân văn của con người cũng có nguy cơ bị đổ vỡ theo. Trong hoạt động du lịch tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hay sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn hòa...
1 DU LỊCH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA VĂN HÓA SINH THÁI Người viết: Hồ Trần Vũ Khoa Du lịch - Đại học Dân lập Văn Lang Tóm tắt: Bài viết trình bày quan điểm, phương pháp nghiên cứu bản chất của hoạt động du lịch thông qua hướng tiếp cận “văn hóa sinh thái”. Cách tiếp cận này phân tích bản chất mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội nhằm định hướng hoạt động du lịch của con người phát triển lâu bền. 1. Quan điểm văn hóa sinh thái Có nhiều quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước bàn về khái niệm “văn hóa sinh thái” như: Georges Oliver trong công trình sinh thái học nhân văn (2002) cho rằng: “Sinh thái học nhân văn( hay văn hóa) có thể được coi như là một bộ môn nghiên cứu về vai trò của con người với tự nhiên, hoặc vai trò của thiên nhiên với con người” [Georges Oliver, 2002, 8-9]. Quan điểm của nhà nghiên cứu A.A.RaDuGhin về “văn hóa sinh thái” là:“Văn hóa dần dần lấy mối quan hệ với tự nhiên làm đối tượng của mình, tức là xuất hiện văn hóa hoạt động sinh thái của con người, hay như người ta thường nói, văn hóa sinh thái. Nhiệm vụ của văn hóa sinh thái là nâng việc đánh giá mối quan hệ giữa tự nhiên và con người lên một tầm mức mới, đưa kiến thức về mối quan hệ này vào hệ thống các giá trị văn hóa.”1 Hai hướng nghiên cứu tiêu biểu đặt nền tảng cho góc nhìn văn hóa sinh thái phải kể đến là: Hướng nghiên cứu nhân học sinh thái và sinh thái học văn hóa. Hướng nghiên cứu nhân học sinh thái mà tác giả tiêu biểu là A.A.Belic cho rằng: “Nhân học sinh thái khác với những lý giải cổ điển của thuyết quyết định luận địa lý ở hai đặc điểm. Thứ nhất, nó phân tích sự tương tác giữa tự nhiên và văn hóa, tức là có tính đến ảnh hưởng của văn hóa tới môi trường tự nhiên, ngay cả ở trình độ tiền công 1 A.A.RaDuGhin 2004: Văn Hóa Học Những Bài Giảng. Nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, trang 133. 2 nghiệp. Thứ hai, môi trường tự nhiên chỉ được xem xét về mặt con người sử dụng những tài nguyên và những điều kiện tự nhiên, mà không phải như một tập hợp của tất cả những đặc điểm tự nhiên ở một lãnh thổ nhất định” [A.A.Belik,2000,252]. Hướng nghiên cứu sinh thái học văn hóa phải kể đến Julian H.Steward với công trình“Lý thuyết về sự thay đổi văn hóa- phương pháp luận về tiến hóa đa tuyến”. Trong công trình này, H.Steward đã định nghĩa sinh thái học văn hóa như sau: “Sinh thái học văn hóa là khoa học nghiên cứu những quá trình thích nghi mà qua đó bản chất của xã hội và những đặc trưng khả biến của văn hóa, được tác động bởi những điều chỉnh cơ bản thông qua việc con người tận dụng môi trường sẵn có”. Steward cũng xác định “Vấn đề là xác định xem có hay không có sự điều chỉnh của xã hội người đối với môi trường của họ dẫn đến những kiểu ứng xử đặc thù, hoặc có hay không có sự thừa nhận giới hạn đối với những mô thức ứng xử có thể” [Simon Batterbury, 1997]. Hay: “Tìm kiếm nguyên nhân của thay đổi văn hóa và cố gắng để đưa ra một phương pháp để công nhận các cách thức mà sự thay đổi văn hóa được gây ra bởi sự thích nghi với môi trường. Thích ứng này được gọi là văn hóa sinh thái” [Steward 1955]. Về mặt phương pháp, Steward đã nêu ra 3 bước đối với nghiên cứu sinh thái học văn hóa: Chứng minh những kỹ thuật và phương pháp được dùng để khai thác môi trường và sống trong môi trường đó. Xem xét những mô thức ứng xử văn hóa của con người liên quan đến việc sử dụng môi trường. Đánh giá sức tác động của những mô thức kể trên đối với các bình diện khác của văn hóa [Simon Batterbury, 1997]. Ngoài hai hướng nghiên cứu trên, lý thuyết đặt nền móng cho góc nhìn văn hóa sinh thái, không thể không kể đến cách tiếp cận sinh thái học lịch sử: Theo Barfield: “Lịch sử xem xét làm thế nào nền văn hóa và môi trường cùng có ảnh hưởng lẫn nhau theo thời gianĐây là một quan điểm sinh thái tôn trọng ý tưởng rằng mối quan hệ giữa con người và môi trường vật lý của nó có thể được xem xét một cách tổng thể” [Barfield 1997]. Hay: “Lịch sử sinh thái cố gắng để nghiên cứu môi trường tự nhiên như là một tạo tác của hoạt động của con người” [Balée 1996]. 3 Những lý thuyết này đã bổ sung cho thuyết quyết định luận môi trường, khi chỉ xem môi trường tự nhiên là yếu tố quyết định đến sự hình thành các nền văn hóa, trong khi hoạt động của con người theo thời gian cũng có tác động đáng kể đến tự nhiên. Ở Việt Nam có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến quan điểm văn hóa sinh thái, theo hiểu biết của chúng tôi, những nhà nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là: Nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo cho rằng:“Văn hóa sinh thái là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình tác động và biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra cho mình một môi trường sống tốt đẹp hơn, trong lành và hài hòa với tự nhiên, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp vì sự phát triển lâu bền của xã hội.”2 G.S. Ngô Đức Thịnh: “Văn hóa sinh thái là một dạng thức văn hóa tương ứng với một vùng sinh thái nhất định”3 Huỳnh Quốc Thắng- nhà nghiên cứu có nhiều quan tâm đặc biệt trong việc ứng dụng văn hóa sinh thái vào hoạt động du lịch tại Việt Nam, đã định nghĩa về văn hóa sinh thái như sau: “Nói một cách bao quát nhất, văn hóa sinh thái đó là những giá trị văn hóa (chân, thiện, mỹ...) gắn với mọi hoạt động, hiện tượng vật chất (văn hóa vật thể), tinh thần (văn hóa phi vật thể) do con người tạo ra trong mối quan hệ mọi yếu tố liên quan môi trường sống (sinh thái) bao gồm cả môi trường thiên nhiên (sinh thái tự nhiên) lẫn môi trường xã hội (sinh thái nhân văn) tại một địa phương, quốc gia nhất định.” 4 Nhà nghiên cứu Huỳnh Quốc Thắng còn cho rằng: “Khi nói về văn hóa sinh thái trong mối quan hệ với hoạt động du lịch của một địa phương, quốc gia cụ thể chính là chúng ta đang đề cập đến nét nổi trội trong các nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu của địa phương, quốc gia đó (cả về tự nhiên lẫn về nhân văn) gắn với các mục tiêu, giải pháp để phát triển du lịch theo những định hướng chiến lược.”5 2 Trần Lê Bảo (chủ biên) (2001): Văn hóa sinh thái nhân văn. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.196. 3 Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nxb Trẻ, 2007, trang 11. 4 Huỳnh Quốc Thắng : Văn hóa sinh thái sông, biển & du lịch đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 9 – 2011, trang 42. 5 Huỳnh Quốc Thắng: Du lịch cộng đồng với văn hóa sinh thái biển, đảo Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Du lịch biển đảo và phát triển bền vững, Khoa Địa lý - Đại học KHXHNV TPHCM, 2011, trang18-29. 4 Từ những quan điểm trên của các nhà khoa học, có thể thấy rằng: Nghiên cứu văn hóa sinh thái không chỉ dừng lại ở việc xem xét mối quan hệ biện chứng giữa con người với môi trường tự nhiên, mà còn phải xem xét cả mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người trong một bối cảnh không gian, thời gian cụ thể. Từ những khái niệm về văn hóa sinh thái nói chung, có thể hiểu các khái niệm bộ phận như “văn hóa sinh thái tự nhiên” và “văn hóa sinh thái nhân văn” như sau: “Văn hóa sinh thái tự nhiên” là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện cách ứng xử trên tinh thần tôn trọng, gìn giữ, và bảo vệ thiên nhiên của con người. “Văn hóa sinh thái nhân văn” thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội trên tinh thần tôn trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng. Trên cơ sở tổng hợp những ý kiến, quan điểm về “văn hóa sinh thái” của các nhà khoa học, chúng tôi rút ra mấy điểm quan trọng sau khi nghiên cứu du lịch dưới góc độ “văn hóa sinh thái” - Xem xét dấn ấn của văn hóa trong môi trường tự nhiên. - Chú ý đến văn hóa nhận thức, ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và nhân văn. Ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và xã hội cần nhận thức trên tinh thần “tôn trọng lẫn nhau”. 2. Mối quan hệ giữa du lịch với sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn Văn hóa sinh thái trong hoạt động du lịch thực chất là mối quan hệ giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn với hoạt động kinh doanh du lịch. Các nguồn tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn góp phần mang lại doanh thu lớn cho kinh doanh du lịch. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch cần có thái độ ứng xử có văn hóa với những nguồn tài nguyên này. Gìn giữ, phát triển, khai thác bền vững những nguồn tài nguyên du lịch là góp phần rất lớn vào việc xây dựng hoạt động kinh doanh du lịch lâu dài cho doanh nghiệp. Nói như cách nói của Ingold: “Vũ trụ là một xã hội lớn, trong đó có tương tác giữa con người có cơ thể (như chúng ta) với con người không cơ thể. Tất cả đều có tính chủ thể. Nền văn hoá này không chỉ sản sinh ra những hành vi tôn trọng môi tr- 5 ường mà còn sản sinh ra những khối lượng kiến thức về môi trường rất đáng khâm phục.”6 Văn hóa sinh thái có thể xem là một cách tư duy, một quan điểm ứng xử mới trên tinh thần tôn trọng môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn. Chính môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho kinh doanh du lịch, vì vậy hoạt động kinh doanh du lịch cần có thái độ “biết ơn”, và tôn trọng “chúng”! Mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh du lịch với sinh thái tự nhiên và nhân văn cần đứng trên quan điểm “chủ thể/ chủ thể” thay cho cách nghĩ “chủ thể/khách thể”. Một cách khái quát hơn, mối quan hệ giữa sinh thái tự nhiên-kinh doanh du lịch- sinh thái nhân văn là hệ thống mối quan hệ: “Tự nhiên-con người-xã hội”. Con người hay cụ thể hơn là mọi hoạt động có văn hóa của con người chịu sự chi phối bởi hệ thống “Tự nhiên-xã hội”. Triết học Mác-Lê Nin cũng cho rằng: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội. Do đó, con người luôn bị quyết định bởi hệ thống các quy luật tự nhiên như: Sự phù hợp giữa cơ thể với môi trường, di truyềnvà hệ thống các quy luật xã hội như: Mối quan hệ giữa người với người. Trên quan điểm tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người cũng giống như “nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất”7. Sinh thái tự nhiên- cái “tự nhiên thứ nhất” đặt tiền đề cho sinh thái nhân văn hay yếu tố văn hóa, xã hội của con người hình thành và phát triển, sinh thái nhân văn không thể tồn tại nếu nằm bên ngoài sinh thái tự nhiên. Sinh thái nhân văn chính là “cái hiện thực bên trên tự nhiên”8 mà con người tạo ra trong quá trình cải biến giới tự nhiên. Theo cách tiếp cận của lý thuyết địa văn hóa thì mỗi nền, vùng, miền văn hóa đều tương ứng với một kiểu sinh thái tự nhiên nhất định, chính môi trường tự nhiên góp phần rất lớn vào việc hình thành nên văn hóa vùng, miền của các quốc gia, dân tộc. Cách tiếp cận này, xem văn hóa hay sinh thái nhân văn là kết quả của quá trình 6 Bùi Quang Thắng 2008: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, nguồn luu/1287-bui-quang-thang-nhan-hoc-sinh-thai.html 7 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 2006: Giáo Trình Triết Học Mác- Lê Nin.Nxb Chính Trị- Quốc Gia, trang 389. 8 A.A.RaDuGhin 2004: Tài liệu đã dẫn, trang 132. 6 thích nghi của con người với môi trường tự nhiên. Do đó, “từ đa dạng sinh học đến đa dạng văn hóa là quy luật và mối quan hệ bản chất”9 . Sinh thái tự nhiên có tác động lớn đến sinh thái nhân văn, ngược lại, sinh thái nhân văn cũng có ảnh hưởng trở lại đối với sinh thái tự nhiên. Sinh thái nhân văn cải tạo môi trường tự nhiên sẵn có để phục vụ cho những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Con người thời kì tiền sử chỉ biết tận dụng những thứ có sẵn của tự nhiên để săn, bắt, hái lượm, nhưng từ khi con người biết dùng công cụ lao động cải biến tự nhiên theo hướng có lợi cho mình, thì con người đã tạo ra cái “thiên nhiên thứ hai” để phục vụ cho nhu cầu mang bản chất xã hội của con người. Văn hóa mà cụ thể là cách sống, cách nghĩ của cộng đồng người hay của đại đa số các thành viên trong xã hội có tác động rất lớn đến sinh thái tự nhiên. Nếu quan điểm của con người là tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên thì sinh thái tự nhiên tồn tại và phát triển bền vững, ngược lại nếu quan điểm của con người muốn chế ngự, bắt ép tự nhiên “thuần phục” con người thì môi trường tự nhiên dần bị hủy hoại, và đến một chừng mực nào đó, con người và sinh thái nhân văn của con người cũng có nguy cơ bị đổ vỡ theo. Trong hoạt động du lịch tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn hay sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn hòa hợp với nhau, cảnh quan tự nhiên là cơ sở để hình thành nên văn hóa vùng, miền, là “màu nền” tô vẽ cho văn hóa vùng, miền thêm phần đặc sắc, còn tài nguyên nhân văn hay yếu tố văn hóa đã và đang “nhân tính hóa” tài nguyên du lịch tự nhiên, thổi cái “hồn”, “cái thần” vào cảnh quan tự nhiên. Phải chăng sự tồn tại song song hay hòa quyện vào nhau giữa tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn qua “bàn tay” tạo tác của con người thực chất chính là con người muốn thỏa mãn nhu cầu quay về với bản thể (tự nhiên và xã hội) của mình, bản thể ấy tuy hai mặt nhưng thống nhất biện chứng với nhau bên trong con người (?) Môi trường tự nhiên “định vị” con người về mặt sinh học, nếu thiếu môi trường tự nhiên con người không thể tồn tại với tư cách của một loài sinh học, nhưng bên cạnh đó, môi trường nhân văn “quy định” con người về mặt xã hội, “cái thiên nhiên 9 Ngô Đức Thịnh 2009: Bản Sắc Văn Hóa Vùng Ở Việt Nam. Nxb Giáo Dục, trang 361. 7 thứ hai” ấy tạo ra hệ thống các hành vi, chuẩn mực bên trên bản năng của con người để phân biệt con người với loài vật, giúp con người duy trì trật tự, sự ổn định của xã hội loài người, làm cho đời sống con người thêm thú vị, hấp dẫn, và ý nghĩa hơn. Như vậy, con người đóng vai trò là mắc xích, là cầu nối quan trọng giữa hai yếu tố tự nhiên và nhân văn trong hệ thống “tự nhiên-con người-xã hội”. Con người tạo nên sinh thái nhân văn-“thiên nhiên thứ hai” từ sinh thái tự nhiên-thiên nhiên thứ nhất hay nói cách khác sinh thái nhân văn chính là sinh thái tự nhiên được con người cải biến lại. Nội dung chủ yếu của “văn hóa sinh thái” là xem xét sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và nhân văn. Chính hoạt động có chủ đích của con người quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của cả hệ thống “Tự nhiên-con người- xã hội”. Trong hoạt động du lịch, văn hóa sinh thái biểu hiện qua tương tác giữa con người với các nhân tố bên trong hệ thống “tài nguyên du lịch tự nhiên-hoạt động du lịch- tài nguyên du lịch nhân văn”, trong đó hoạt động du lịch của con người giữ vai trò chủ đạo trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. A.A.RaDuGhin 2004: Văn Hóa Học Những Bài Giảng. Nxb Văn Hóa Thông Tin Hà Nội. 2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo 2006: Giáo Trình Triết Học Mác- Lê Nin. Nxb Chính Trị- Quốc Gia. 3. Chu Bích Thu-Nguyễn Ngọc Trâm 2002: Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông. Nxb Tp.HCM. 8 4. Huỳnh Quốc Thắng 2009: Góp thêm ý tưởng về chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội thảo Phát triển du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ. 5. Huỳnh Quốc Thắng 2011: Văn hóa sinh thái sông, biển & du lịch đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Xã hội. 6. Trần Quốc Vượng 1998: Việt Nam- Cái Nhìn Địa Văn Hóa. Nxb Văn hóa dân tộc. Tiếng Anh 1. Amos H.Hawley 1950: Human Ecology: A Theory Of Community Structure. Published by Ronald Press company. 2. Eric G.Bolen and William L.Robinson 1995: Wildlife Ecology and Management. Published by Prentice Hall. 3. Ilya Novik 1979: Society and Nature. Published by Progress. 4. John Barry 2007: Environment and Social theory. Published by Routledge- Taylor and Francis group. 5. Sally Asker, Louise Boronyak, Naomi Carrard and Michael Paddon 2010: Effective Community Based Tourism: A Best Practice Manual. Asia-Pacific Economic cooperation. Internet 1. As.ua: Culture, source: 2. Baomoi.com: Tiền Giang thu hút khách quốc tế bằng du lịch sinh thái, nguồn: du-lich-sinh-thai/137/11015867.epi 3. Bill Rian, Jim Bloms, Jim Hovland, and David Scheler: Tourism Retail Development: Attracting tourists to local businesses. University of Wisconsin and Center for community economic development, source: Learningstore.uwex.edu/Tourism-and-Retail-Development 4. Bùi Quang Thắng 2008: 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa, nguồn truong-phai-trao-luu/1287-bui-quang-thang-nhan-hoc-sinh-thai.html 9 5. Bùi Quang Thắng: Văn hóa môi trường sinh thái, nguồn: truong-phai-trao-luu/1288-bui-quang-thang-van-hoa-moi-truong-sinh- thai.html 6. Julian H.Steward 1955: Theory of Culture Change: The Methodology of Multilinear Evolution, source: 7. Master Thesis Liedewij van Breugel 01-2013: Community-based tourism: Local participation and perceived impacts- A comparative study between two communities in Thailand. Faculty of Social Sciences Radboud University Nijmegen, source: www.ru.nl/publish/thesis_liedewij_van_breugel_scs.pdf 8. Noochgarden.com: Nong Nooch paradise, source: 9. Nguyễn Thị Hải Lê: Văn hóa sinh thái biển trong phát triển du lịch bền vững ở Nha Trang-Khánh Hòa, nguồn: cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-du-lich/2307-nguyen-thi-hai-le-van- hoa-sinh-thai-bien-trong-phat-trien-du-lich-ben-vung-o-nha-trang-khanh- hoa.html
File đính kèm:
- du_lich_duoi_goc_nhin_cua_van_hoa_sinh_thai.pdf