Dun lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền vững

Tóm tắt Dun lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền vững: ... triển du lịch của Hà Nội: những vấn đề thực tế Được sự quan tâm của Nhà nước, Chính quyền thành phố, thông qua các chủ trương, chính sách đã được phát huy có hiệu lực vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Du lịch Hà Nội cũ...ng xá, trùng tu di tích phải làm xong trước từ lâu để đến thời điểm khởi động năm Du lịch Quốc gia chỉ lo đón khách. Nhưng chỉ còn hơn 60 ngày nữa là đến Đại lễ Hà Nội 1000 năm, nhưng nhiều nơi trong thành phố vẫn đang là công trường. Hà Nội trở thành đại công trường ảnh hưởng một phần đến t...ựng, đất đá và các vật liệu nạo vét, làm cho chất lượng môi trường giảm đi rất nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình du lịch và làm đường có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dun lịch Hà Nội: Hội nhập và hướng tới phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nước ngoài chờ đợi, ra vào xem rối nước. 82 bia đá tiến sỹ tại Văn Miếu - 
Quốc Tử Giám trước khi được công nhận là di sản tư liệu thế giới đã thu hút đông đảo 
khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Theo đó, các loại hình văn nghệ dân 
gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ, múa rồng, các điệu múa cổ... thu 
hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hoá Hà Nội. 
Ngoài các loại hình văn hoá phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong 
cách sống của người Hà Nội, từ đất Kinh kỳ xưa đến Hà Nội nay, đang trở thành tâm 
điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài. Người Hà Nội lại vốn 
nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hoá từ nghìn năm nay và bản 
sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ. Không phải ngẫu nhiên 
mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ 
vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử lại vừa được tìm hiểu tập 
quán sinh hoạt của người dân. 
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển du dịch hướng tới sự 
phát triển bền vững, du lịch Hà Nội đang còn nhiều vấn đề cần phải bàn: 
3.1. Phát triển du lịch vẫn còn thiếu tính bền vững về kinh tế 
Mặc dù Hà Nội có ưu thế về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế nhưng 
việc khai thác lợi thế này mang lại nguồn thu cho Hà Nội chưa được như mong muốn. 
Hay nói một cách khác, lợi ích kinh tế đạt được từ khai thác du lịch của Hà Nội chưa 
xứng với tiềm năng. 
Về số lượng khách du lịch: Năm 2007, Hà Nội có 6,67 triệu lượt khách du lịch trong và 
ngoài nước đến tham quan, du lịch, trong đó có gần 1,3 triệu khách quốc tế. Khách Trung 
Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ, Ôxtrâylia đến Hà Nội tăng trưởng mạnh. 
Năm 2008, lượng khách quốc tế đến du lịch Hà Nội cũng đạt khoảng 1,3 triệu lượt 
người. Lượng khách châu Âu chiếm 31% thị phần, có sự tăng trưởng ổn định. Lượng 
khách Mỹ có sự suy giảm đáng kể (8%). 
Năm 2009, mặc dù lượng khách du lịch đến Hà Nội vẫn chiếm 1/3 tổng lượng khách 
du lịch của cả nước, nhưng số lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm mạnh. 
Số lượng khách du lịch đến Hà Nội dao động theo hình sin như vậy, mặc dù có sự 
góp mặt của các nguyên nhân khách quan nhưng phải thừa nhận trong đó có những 
nguyên nhân chủ quan. Ngành du lịch Hà Nội mới chỉ dự báo lượng khách du lịch, đặc biệt 
là khách du lịch quốc tế, đến Hà Nội, dựa trên yếu tố xu hướng, chứ chưa thực sự đầu tư 
theo chiều sâu để đảm bảo tính ổn định trong việc thu hút khách du lịch vào Hà Nội. 
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị đón khách du lịch quốc tế đến Hà Nội nhân sự kiện 
1000 năm Thăng Long - Hà Nội chưa được quan tâm đúng mức, chưa có kế hoạch lâu dài 
trong việc sửa chữa, tôn tạo các điểm tham quan du lịch. Ví dụ sau Tết Nguyên đán các 
điểm tham quan lớn của thành phố mới được sửa chữa, trùng tu như hồ Hoàn Kiếm, 
đường Thanh Niên được lát lại vỉa hè, chùa Trấn Quốc trùng tu tháp, tháp nước Hàng 
Đậu đang được trát lại, khu phố cổ cũng đang được sơn quét, gạch đá, vôi vữa ngổn 
ngang trên hè phố. Có trường hợp nhiều đoàn khách đã đòi đổi khách sạn chỉ sau một 
ngày ở khu vực phố cổ. Để chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cùng với 
DU LỊCH HÀ NỘI: HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 805
năm Du lịch Quốc gia, đáng lẽ cơ sở hạ tầng như đường xá, trùng tu di tích phải làm 
xong trước từ lâu để đến thời điểm khởi động năm Du lịch Quốc gia chỉ lo đón khách. 
Nhưng chỉ còn hơn 60 ngày nữa là đến Đại lễ Hà Nội 1000 năm, nhưng nhiều nơi trong 
thành phố vẫn đang là công trường. Hà Nội trở thành đại công trường ảnh hưởng một 
phần đến tâm lý du khách, song đáng ngại nhất là nạn tắc đường, chèo kéo du khách tại 
khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm. Nhiều khách du lịch đến Hà Nội lo ngại nhất là tắc đường 
và bụi bặm ở Thủ đô. Nhiều hôm, khách ngồi chờ trên xe cả tiếng chờ thông đường. Công 
ty lữ hành phải chia đoàn khách thành nhiều nhóm để đi xe nhỏ. Rõ ràng điều này đã làm 
giảm đi tính kinh tế nhờ quy mô của hoạt động kinh doanh du lịch. 
Về quản lý và đầu tư khai thác du lịch 
Trong mấy năm gần đây, do số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch 
tăng mạnh nhưng không được quản lý chặt chẽ, dẫn đến cạnh tranh “gà nhà đá nhau”, 
tranh giành khách du lịch, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch. Du lịch Hà 
Nội có lợi thế so sánh nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được lợi thế đó. Sự phát triển 
của du lịch Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng về quy mô còn nhỏ và hiệu quả 
kinh doanh cũng chưa cao, tỷ trọng trong GDP thấp, sản phẩm du lịch đơn điệu, tính 
chuyên nghiệp thấp, vệ sinh chưa bảo đảm. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du 
lịch chưa đồng bộ, chủng loại dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn hạn chế chưa đáp ứng 
đúng các mong muốn của người tiêu dùng du lịch, đặc biệt là thị trường khách du lịch 
quốc tế. Trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch, tình trạng vừa thiếu, vừa thừa buồng 
ngủ đang xảy ra nghiêm trọng. 
Đặc biệt trong năm 2007 có sự bùng nổ về đầu tư xây dựng sân golf. Do đặc điểm của 
loại sản phẩm này nguy cơ phát triển du lịch thiếu bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi 
trường sẽ là hiện hữu. (Mỗi sân golf trung bình tiêu thụ lượng nước ngầm để tưới cỏ là 
3.000m3/ngày). Tính đến tháng 6/2010 trong số 19 dự án sân golf trên địa bàn Hà Nội thì chỉ 
mới có 4 sân golf đã đi vào hoạt động là sân golf Sóc Sơn, Vân Trì - Đông Anh, Đồng Mô và 
sân golf hồ Văn Sơn). Còn lại 15 sân golf khác mới chỉ là dự án được chấp thuận đầu tư hoặc 
đang triển khai. Đầu tháng 3 vừa qua, thành phố Hà Nội cũng đã quyết định 11 trong số 19 
dự án sân golf nói trên phải tạm dừng triển khai và chuyển mục tiêu đầu tư gồm: sân golf 
trong khu công nghệ cao Hoà Lạc; khu sân golf - resort - vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm 
Quỳ (huyện Ba Vì); khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Long Biên; sân golf 36 lỗ kết hợp 
công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì; khu luyện tập thể thao và vui chơi giải trí Mễ 
Trì (huyện Từ Liêm); khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu (huyện Quốc Oai); 
khu đô thị golf Mê Linh; sân golf quốc tế Ba Vì; sân golf Temple Lake Golf & Resort và các 
hạng mục phụ trợ (huyện Chương Mỹ); tổ hợp đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch và sân golf 
Phú Mãn (huyện Quốc Oai); tổ hợp sân golf khu phụ trợ và khu du lịch sinh thái hồ Đồng 
Sương (huyện Chương Mỹ) (Thời báo Kinh tế Việt Nam điện tử 5/8/2020). 
Đứng trên góc độ kinh tế, việc đầu tư 14 sân golf từ năm 2007, nhưng đến giữa năm 
2010, số sân golf đi vào hoạt động chỉ chiếm chưa đầy 30% đã cho thấy hiệu quả đầu tư 
vào loại hình du lịch này thấp. Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy sự đa dạng của hệ 
thống xã hội và hệ thống sinh thái của Hà Nội có tới 19 dự án sân golf bị ảnh hưởng tương 
đối lớn khi canh tác nông nghiệp bị dự án sân golf chiếm đất, những công việc dịch vụ du 
lịch lấn át. 
Hà Văn Hội 
 806
Về xuất khẩu dịch vụ du lịch: Việc phát triển dịch vụ du lịch cũng như các dịch vụ 
khác nhằm hướng tới xuất khẩu các dịch vụ đó, mới có thể nâng cao hiệu quả của việc 
cung cấp dịch vụ này. Hơn nữa, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ du lịch, sẽ thúc đẩy hoạt 
động xuất khẩu tại chỗ. Trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ theo phân loại của GATS, 
du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng, phù hợp với phương thức 2: “tiêu 
dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ”, tức là cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách quốc tế và kết 
hợp. Tuy nhiên, do sản phẩm du lịch của Hà Nội còn đơn điệu, du khách đến Hà Nội 
thường chỉ bỏ ra một ngày đi tham quan nội thành với các điểm quen thuộc như Lăng 
Bác, Văn Miếu, Hồ Gươm... thời gian lưu trú quá ít như vậy, các dịch vụ du lịch ít được sử 
dụng, nguồn thu từ các dịch vụ này thấp, hiệu quả chưa cao. Mặt khác, việc tổ chức bán 
hàng lưu niệm cho khách du lịch nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ, hầu hết do cá 
nhân tự bán hàng, chèo kéo khách, nên hiệu quả của xuất khẩu tại chỗ còn thấp. Một số 
công ty du lịch đã tổ chức tour võ đường theo định hướng của Sở Văn hoá Thể thao và Du 
lịch Hà Nội, song sau vài tháng mới đón được một đoàn khách. Nguyên nhân là các võ 
đường chưa tổ chức biểu diễn thường xuyên, thiếu chuyên nghiệp nên không tạo ấn 
tượng cho du khách. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế chưa đạt được như mong muốn. 
3.2. Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường sinh thái 
Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả 
làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác 
động đến tài nguyên thiên nhiên. Việc phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan 
một cách thiếu quy hoạch tổng thể đã góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị 
xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở 
dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công trình 
du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi trường về 
hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một cách rõ nét nhất là ở 
những bộ phận: tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh 
học. Trường hợp đầu tư tràn lan các sân golf ở Hà Nội như đã nêu trên, bên cạnh sự lãng 
phí về nguồn lực còn thể hiện sự vi phạm về đất đai, môi trường và tài nguyên nước với 
kết quả 8 sân golf bị đình chỉ đầu tư và chuyển đổi mục đích hoạt động. Việc phát triển cơ 
sở vật chất du lịch chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu 
cầu của du khách mà không tính đến yếu tố bảo vệ môi trường sinh thái. 
Có thể phân loại các tác động về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên 
nước ra làm: tác động trước mắt và tác động lâu dài. Tác động trước mắt được thể hiện 
ngay trong giai đoạn xây dựng, còn tác động lâu dài thường là do việc vận hành và bảo 
dưỡng các công trình du lịch. Những tác động trước mắt bao gồm: việc thải bừa bãi các vật 
liệu xây dựng, đất đá và các vật liệu nạo vét, làm cho chất lượng môi trường giảm đi rất 
nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình du lịch và làm 
đường có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất. Các hoạt động trong quá trình xây dựng sẽ 
làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nước, cũng như 
thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng. Một số 
tác động lâu dài bao gồm, đất bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm lượng bùn 
và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi. Một hậu quả đáng kể là xói 
mòn, nhiễm bẩn bởi nước thải, ô nhiễm nước mặt bởi rác rưởi và các thứ khác. Nước thải 
chưa được xử lý tốt vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý, hoặc thiết bị làm việc không 
đảm bảo chất lượng, do đó tác động lâu dài đến chất lượng nước ngầm. Hoạt động của du 
DU LỊCH HÀ NỘI: HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 807
khách cũng là nguyên ngân gây nên ô nhiễm nguồn nước như vứt rác bừa bãi, đổ các chất 
lỏng bừa bãi. 
Bên cạnh đó, quản lý triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của Hà Nội 
đang bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là các quy hoạch phát triển du lịch sinh thái. Nhận thức 
về loại hình du lịch sinh thái còn mơ hồ, chưa phân biệt sự giống và khác nhau giữa du lịch 
dựa vào tự nhiên và du lịch sinh thái. Vì vậy đã làm cho sản phẩm du lịch sinh thái của một 
số nơi trong Hà Nội bị biến dạng nghiêm trọng và phát triển không đúng hướng làm xâm 
hại đến giá trị tài nguyên, không tuân theo các nguyên tắc của phát triển bền vững. Việc 
phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch mà không coi trọng đến công tác đánh giá và 
quản lý tác động môi trường tại các khu vực phát triển du lịch sẽ là nguyên nhân chính gây 
ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường tại các khu, điểm du lịch. 
3.3. Phát triển du lịch vẫn còn thiếu bền vững về môi trường văn hoá xã hội 
 Như trên đã nêu, phát triển du lịch bền vững trên góc độ xã hội thể hiện ở sự phân 
chia thu nhập và phúc lợi xã hội một cách công bằng. Đồng thời, du lịch phải có những 
đóng góp cụ thể cho phát triển xã hội và cộng đồng. 
Hà Nội đã cố gắng đầu tư phát triển văn hoá phi vật thể. Nhưng văn hoá phi vật 
thể, nét độc đáo của dân tộc Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa được khai thác 
tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong kho tàng văn hoá dân gian đó, chỉ có số 
lượng khiêm tốn loại hình văn hoá phi vật thể được các công ty lữ hành đưa vào phục vụ 
khách, đa phần còn bỏ ngỏ. Và việc xâu chuỗi các loại hình văn hoá phi vật thể cũng đang 
cần sự phối hợp giữa hai nhà văn hoá – du lịch, để khách nước ngoài có thêm cơ hội khám 
phá bản sắc của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 
Thời gian gần đây, báo chí nói nhiều đến về khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, 
đền Bà Kiệu vẫn còn xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, lang thang đeo bám, chèo 
kéo, bắt chẹt khách du lịch, gây bất bình trong dư luận, tạo nên những hình ảnh không 
đẹp với du khách nước ngoài; tình hình an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tại khu vực còn 
nhiều diễn biến phức tạp. 
Các lực lượng làm công tác kiểm tra, xử lý chưa chú trọng đến xử lý các vi phạm về 
trật tự đô thị, vệ sinh môi trường mà chủ yếu tập trung vào xử lý các vi phạm trật tự giao 
thông. Sự phối hợp giữa các ban ngành liên quan của Hà Nội trong việc xử lý các vấn đề 
nêu trên chưa tốt. Bên cạnh đó, công tác thanh tra của du lịch Hà Nội chưa đáp ứng được 
các yêu cầu, chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn nạn làm hàng chui, hàng giả trong du 
lịch. Chưa thông tin kịp thời cho thị trường những doanh nghiệp kinh doanh du lịch bất 
hợp pháp. 
Vấn đề giải quyết việc làm thông qua sự phát triển các loại hình du lịch làng nghề 
gần đây mới được chú ý đến. Tuy nhiên do quá trình triển khai còn chậm nên hiệu quả 
của giải quyết vấn đề này chưa được thể hiện rõ. 
4. Một số giải pháp chính 
Thứ nhất, năm Du lịch Quốc gia 2010 tại Hà Nội sẽ là cơ hội tốt để quảng bá du lịch 
Hà Nội. Để có thể đa dạng hoá sản phẩm du lịch, Sở Du lịch Hà Nội cùng các công ty lữ 
hành cần tích cực xây dựng nhiều chương trình du lịch mới: du lịch sinh thái, phát triển 
Hà Văn Hội 
 808
du lịch làng nghề. Tuy nhiên, cần phải có quy hoạch đầu tư xây dựng và quản lý đầu tư 
đối với các loại hình du lịch sinh thái. 
Thứ hai, vấn đề đội ngũ nhân lực du lịch. So với yêu cầu tiềm năng về phát triển 
du lịch Hà Nội thì nguồn nhân lực du lịch của Hà Nội vẫn còn thiếu và yếu về trình độ 
ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao. Chất lượng 
dịch vụ du lịch bên cạnh những yếu tố hữu hình như cơ sở hạ tầng, điểm tham quan du 
lịch, yếu tố phục vụ từ đội ngũ nhân lực du lịch không kém phần quan trọng. Nếu 
không chuyên nghiệp hoá đội ngũ nhân lực này, không những ảnh hưởng đến chất 
lượng phục vụ của dịch vụ du lịch, mà về lâu dài còn làm giảm hiệu quả của xuất khẩu 
dịch vụ du lịch của Hà Nội. 
Thứ ba, du lịch thân thiện với môi trường đang là vấn đề được quan tâm đặc biệt bởi 
sự đóng góp của nó tới tính bền vững của việc phát triển du lịch. Để làm được điều này, 
vấn đề quan trọng là phải nâng cao nhận thức toàn dân về ý thức của việc phát triển du 
lịch sinh thái và phát triển bền vững môi trường tự nhiên thông qua các chương trình giáo 
dục và tuyên truyền mang tính xã hội. Hình thành phong trào du lịch xanh trong toàn 
dân. Song song với việc phát triển loại hình du lịch sinh thái, cần tiến hành triển khai các 
loại hình du lịch khác dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có của địa phương như: du lịch làng 
nghề, du lịch nhân văn... 
Mặc dù, để chào đón năm Du lịch Quốc gia 2010 và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 
các mô hình “khách sạn xanh,” “điểm du lịch xanh,” phương tiện du lịch thân thiện với 
môi trường, cơ sở dịch vụ đạt chuẩn cũng đang được các đơn vị triển khai. Tuy nhiên, 
để xây dựng một “môi trường du lịch” thực sự trong sạch, cần chú trọng đổi mới công tác 
tuyên truyền và có chế tài xử phạt đủ mạnh với các hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến môi 
trường du lịch. 
Thứ tư, có biện pháp nâng cao mức sống của nhân dân, tạo điều kiện để cộng đồng 
dân cư có thể tham gia vào các hoạt động du lịch một cách có tổ chức, tạo việc làm và thu 
nhập cho người dân như các dịch vụ hướng dẫn khách du lịch, cung cấp cả dịch vụ lưu 
trú, ăn uống cho du khách, có như vậy mới khuyến khích họ trong việc bảo vệ môi trường 
chung. Cần có kế hoạch đầu tư các công trình xử lý môi trường nước thải, rác thải, bảo tồn 
đa dạng sinh học... với các công nghệ tiên tiến, phù hợp. 
Thứ năm, xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng 
điểm du lịch sinh thái, cung cấp đầy đủ thông tin cho các đơn vị lữ hành, tổ chức thăm 
quan du lịch kèm theo những yêu cầu tuân thủ theo các nguyên tắc bảo vệ môi trường. In 
các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái, đặc biệt các khu vực 
nhạy cảm với các hoạt động du lịch, đưa ra những hướng chỉ dẫn những nguyên tắc cơ 
bản đối với du khách khi tham gia du lịch tại những khu vực này. Xây dựng hệ thốn biển 
chỉ dẫn về môi trường, được in bằng tiếng Việt và tiếng Anh có các ký hiệu phù hợp, dễ 
nhận thấy, có các quy định về thăm quan khu du lịch sinh thái mới. Có những hình thức 
khuyến khích các công ty du lịch đưa và tổ chức cho khách tham quan đúng theo các 
nguyên tắc, đảm bảo phát triển song song với bảo tồn tài nguyên. Để có sự học hỏi và 
phấn đấu giữa các công ty này. Phát huy các sáng kiến bảo vệ môi trường của các công ty, 
các hướng dẫn viên du lịch như khuyến cáo khách du lịch về bảo vệ môi trường, không 
mua các đồ lưu niệm có nguồn gốc từ các loại động thực vật quý hiếm, áp dụng đề tài bảo 
vệ môi trường trong các câu chuyện vui để nhắc nhở khách, thu nhặt rác thải, đem theo 
và đề nghị khách thu nhặt rác vào các túi đựng riêng, phát mũ “Du lịch xanh” cho khách, 
DU LỊCH HÀ NỘI: HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 809
kết hợp các hoạt động như trồng thêm cây xanh trong chuyến du lịch để khách được 
tham gia hưởng ứng... 
 Đặc biệt, khi Hà Tây đã trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội mở rộng, những 
điểm du lịch vi phạm các quy định về môi trường, văn hoá, xã hội cần kiên quyết và khẩn 
trương lập lại trật tự trong quản lý các khu du lịch tài nguyên, các thắng cảnh với những 
giải pháp đồng bộ về quy hoạch kiến trúc các khách sạn, nhà hàng; kiện toàn tổ chức của 
các cơ quan quản lý về môi trường ở các điểm du lịch, triển khai những dự án đầu tư phát 
triển du lịch có mục đích bảo vệ môi trường. Ngoài ra, phải đẩy mạnh việc tuyên truyền 
giáo dục kết hợp với việc tăng cường xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường của dân cư 
sở tại. Đặc biệt là phải giáo dục được cho người dân và khách du lịch biết được tầm quan 
trọng của việc bảo vệ môi trường trong du lịch: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của dân, 
do dân và vì dân”. 
Kết luận 
Thủ đô Hà Nội - thành phố vì hoà bình đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu 
hút ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế. Theo nhận định của các chuyên gia, 
du lịch là một trong những ngành có khả năng tạo nên bước đột phá trong việc tái cấu 
trúc và phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, Hà Nội được đánh giá là một thành phố có tài 
nguyên du lịch hấp dẫn, giao thương thuận lợi. Những thành tựu đó, phần nào khẳng 
định vai trò quan trọng của ngành du lịch Hà Nội trong quá trình phát triển kinh tế - xã 
hội hướng tới xây dựng du lịch Hà Nội thành du lịch văn hoá, du lịch sạch. Do đó, việc 
thực hiện các biện pháp phát triển du lịch của Hà Nội hướng tới phát triển bền vững 
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế vừa là chiến lược lâu dài, vừa là giải pháp trước 
mắt hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 
CHÚ THÍCH 
1 International Ecotourism Society, 2004. 
2 PGS. TS Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng Khoa Du lịch và Khách sạn, Đại học Kinh tế Quốc dân, Phát triển bền 
vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 

File đính kèm:

  • pdfdun_lich_ha_noi_hoi_nhap_va_huong_toi_phat_trien_ben_vung.pdf