Giá trình môn Lý thuyết kiến trúc

Tóm tắt Giá trình môn Lý thuyết kiến trúc: ...u y ế t K i ế n T r ú c - 34 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i Tuyến dứng trong kiến trúc G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 35 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i Tuyến ngang trong kiến trúc G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c ...ệc lựa chọn kiểu tổ hợp không gian nào đó được sử dụng sẽ phụ thuộc vào: - Yêu cầu chức năng của công trình như: Tính gần gũi về công năng của các bộ phận, yêu cầu về kích thước, tính chủ yếu và thứ yếu của không gian, các yêu cầu về lối vào, ánh sáng, tầm nhìn. - Các điều kiện bên ngoài c... m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c - 86 - Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i + Đến cái gu, cái thị hiếu, sở thích của người cảm nhận: ý thích cá nhân. + Đến kinh nghiệm,văn hoá, lối sống, truyền thống Vì kiến trúc vừa là khoa học – kĩ thuật, vừa là nghệ thuật nên kiến trúc cần ...

pdf119 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giá trình môn Lý thuyết kiến trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bao 
gồm bởi những thành phần nhỏ khác. Và đến lược mình, một tác phẩm kiến 
trúc hoàn chỉnh lại chỉ là một bộ phận trong thành phần tổng thể kiến trúc. 
Trong tác phẩm kiến trúc, các bộ phận thành phần đó gắn bó hữu cơ lẫn 
nhau, có mối quan hệ tương hổ cho nhau không tách rời nhau được và khi đã 
thống nhất thì không thể xê dịch, thêm hay bớt bất cứ thành phần nào trong cái 
tổng thể ấy được,các bộ phận cũng như tổng thể có sự gắn kết, đứng gần nhau 
hoặc xâm nhập nhau (hình dạng tương đồng cùng phát triển theo một hướng) 
lúc đó bản thân tổng thể kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật biểu hiện cá tính 
riêng, hoàn chỉnh và có sức biểu cảm cao. 
Tuy nhiên một tác phẩm kiến trúc đa dạng không có nghĩa là một tác 
phẩm có các chi tiết đồng điệu, trong khi khái niệm thống nhất đưa đến hiệu 
quả thẩm mỹ thì sự đồng điệu hoàn toàn đưa đến những hiệu quả tiêu cực: nó 
làm mất phương hướng, làm cản trở sự nhận biết, làm mất tác dụng việc tuyển 
chọn và lám khó khăn trong việc phân cấp bậc hình thức kiến trúc mà nội dụng 
của nó ta vẫn thường thấy trong tự nhiên như sự lặp lại của ngày và đêm, sự 
vận động của bốn mùa trong một năm 
Các yếu tố tạo thành một tác phẩm kiến trúc; Yếu tố công năng, yếu tố 
khoa học kỹ thuật, yếu tố hình tượng nghệ thuật cần phảI thống nhất với nhau. 
Sự thống nhất của một tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do nó cùng 
làm bằng một loại vật liệu, cùng một cấu trúc – thống nhất kết cấu và cùng 
nhất trí của chức năng sử dụng, là yếu tố khách quan được dung để phục vụ 
cho việc tăng sức biểu hiện. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 90 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 Quy luật thống nhất thể hiện ở việc nhất trí giữa nội dung và hình thức, 
giữa công trình và thiên nhiên, môi trường để công trình kiến trúc đạt được một 
sự hài hòa giữa yêu cầu thích dụng (utilitas), bền vững (firmitas) và mỹ quan 
(venustas). 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 91 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
1.2 Biến hóa: Sự biến hóa của tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do việc sử 
dụng những hình khối khác nhau,vật liệu xây dựng khác ngoài vật liệu xây 
dựng chủ yếu, sử dụng màu sắc và chất liệu khác nhau.Nhằm mục đích tạo ram 
các hình thức mới mang trính biểu hiện cao về nghệ thuật. 
 - Nếu mọi yếu tố theo một quy lậut thống nhất thì dễ gây cảm xúc đều 
đều, buồn tẻ và khó biểu đạt chủ đề. 
 - Nếu mọi yếu tố chỉ theo một quy luật biến hoá thì dễ gây cảm xúc hỗn 
loạn, đột biến và cũng khó diễn đạt ý tưởng. 
Vậy, việc kết hợp giữa tính thống nhất và tính biến hoá theo một quy luật nào 
đó sẽ dễ tạo nên một tác phẩm có trọng tâm, có chủ đề nhất định. 
2. Các khái niệm về tương phản, vi biến, vần luật và nhịp điệu, chủ yếu và 
thứ yếu, trọng điểm. 
2.1 Tương phản và vi biến: 
* Tương phản: 
Là sự khác biệt nhau rất rõ rang giữa hai vật thể, hai hình thể để làm nổi bật lên 
những đặc điểm của chúng. Tương phản dễ gây ra sự chú ý của mọi người. 
* Khái niệm: Là sự khác biệt, trái ngược nhau về hình khốI, đường nét, độ lớn, 
màu sắc và hình dáng – tạo cảm giác khác biệt. 
- Tương phản tạo ra sự khác biệt nhưng trong đó có sự thống nhất 
- Tương phản thể hiện trong kích thước, đường nét, hình dáng, chiều 
hướng. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 92 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
Trong các ngành nghệ thuật khác, quy luật tương phản cũng được vận dụng 
nhiều, như trong văn học, âm nhạc, hộI họaChính quy luật này gây cảm giác 
ngạc nhiên, thích thú, bất ngờ nơi người xem, nhờ thế, cảm nhận về cái đẹp 
càng dễ nhận ra. 
Ví dụ: 
- Bảo tàng Louvre Pháp, tương phản về vật liệu và hình dáng. 
 - Khu phố cổ. 
* Vi biến: 
- Là sự khác nhau không nhiều của hai hay nhiều vật thể, hình thể biến 
đổi dần dần từ đặc điểm này sang đặc điểm khác. Dị biến thường gây cảm xúc 
hài hoà. 
- Đây là sự chuyển dần dần, sự khác biệt nhau rất ít của các thành phần 
kiến trúc. 
- Việc vận dụng quy luật vi biến cáo tác dụng kéo các bộ phận của công 
trình kiến trúc gần nhau để tạo sự thống nhất. 
Tương phản và vi biến là biện pháp quan trọng để đạt được tính thống nhất và 
biến hoá trong nghệ thuật. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 93 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 94 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
2.2 Vần luật và nhịp điệu, sự cắt đoạn nhịp điệu. 
 - Sự lặp đi lặp lại trong thiên nhiên một cách có tổ chức đó là vần luật, 
nhịp điệu; ví như: sự lặp lại của ngày và đêm trong ngày, của bốn mùa trong 
năm. Sự lặp đi lặp lại đó gọi là vần luật, nhịp điệu, gây cho con người cảm giác 
nhất định. 
 - Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong bố cục nghệ thuật, như 
trong thơ ca, âm nhạc chẳng hạn. Từ những chữ, những câu, những âm sắc đơn 
lẻ, người ta sắp xếp chúng theo một quy luật nào đó mà thong quan bài thơ, 
bản nhạc biểu đạt được chủ đề mà tác giả mong muốn. 
Trong kiến trúc thì quy luật vần luật, nhịp điệu cũng được thể hiện: 
- Với tổng thể của một khu phố, sự sắp xếp của các ngôi nhà với khối 
hình nhà cao, thấp, to, nhỏ, vuông trò, góc cạnh ra sao để đạt được tính thống 
nhất – hài hoà, đó là vần luật. 
- Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảng đặc, rỗng, đường 
nét, vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật thích ứng với chính nó và tổng 
thể nói chung. 
- Với các chi tiết trang trí bên trong, bên ngoài, các thiết bị đồ đạc 
muốn đạt được tính thống nhất và hài hoà cũng cần đến quy luật vần điệu. 
Vần luật chia ra: 
- Nhịp điệu đều. 
- Nhịp điệu tăng dần đều. 
- Nhịp điệu giảm dần đều. 
S.Ghi điông nói: “ Trong các khu nhà ở, chúng ta chấp nhận sự sử dụng nhịp 
điệu lặp đi lặp lại như một nhân tố tích cực trong sáng tạo sức biểu hiện thẩm 
mỹ” 
Le Courbusier: “ Sự thống nhất các thành phần xây dựng là một sự bảo đảm 
cho thẫm mỹ, tính đa dạng do nhà ở ( xây dựng hàng loạt) đưa vào kiến trúc sẽ 
dẫn đến những bố cục lớn, những nhịp điệu kiến trúc chân chính” 
Các hình thức vần luật trong kiến trúc: 
- Vần luật liên tục. 
- Vần luật tiệm biến. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 95 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
- Vần luật lồi lõm. 
- Vần luật giao thoa và hiệu quả đa hướng. 
Trong kiến trúc lớn, phải cần đến khái niệm sự cắt đoạn nhịp, hay là sự nghỉ, 
sự nhấn mạnh trọng điểm. Đây là yếu tố quan trọng tạo cho công trình có trạng 
thái nghỉ ngơi, yêu tĩnh và tránh tình trạng sử dụng một chuổi quá dài từ sự 
đồng điệu. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 96 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 97 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 98 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
2.3 Chủ yếu, thứ yếu – vai trò chính và phụ. 
- Hiệu quả thẩm mỹ thống nhất và hài hoà dễ đạt được nếu trong bản 
thân một công trình hoặc một quần thể công trình kiến trúc có thành phần chủ 
yếu và thứ yếu. 
Vậy, muốn lựa chọn một phần nào, một yếu tố nào của kiến trúc để làm vai trò 
chủ yếu (điểm chính) của toàn bộ tác phẩm kiến trúc, phải: 
- Tập trung nghiên cứu về khối, hình, chi tiết, biểu đạt ý đồ chủ đạo vào 
phần chủ yếu (chính), còn các bộ phận khác là phần thứ yếu (phụ) phải phụ 
thuộc, hổ trợ vào phần chủ yếu để làm nền tôn phần chủ đạo. 
- Lựa chọn vị trí của yếu tố chủ yếu (chinh): nó phải thực sự phải là 
điểm nhấn, lôi cuốn mọi người từ các hướng, các góc nhìn; phần thứ yếu 
không che khuất phần chủ yếu hoặc làm sai lệch ý đồ chủ đạo. 
- Xác định được hình khối, đường nét điển hình nhất, cô đọng nhất, biểu 
tượng được đặc điểm, tính cách của toàn bộ tác phẩm kiến trúc. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 99 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 100 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
2.4 Trọng điểm 
Trong một quần thể công trình kiến trúc hoặc một công trình kiến trúc, để tăng 
tính đa dạng và biến hoá của công trình, người ta thường nhấn mạnh ở một số 
khu vực, một số điểm, một số bộ phận công trình: 
- Những vị trí, khu vực, thành phần kiến trúc thích ứng cần được nhấn mạnh: 
+ Khu vực lối vào chính, sảnh vào cầu thang trung tâm, những không gian có 
chức năng trang trọng 
+ Những điểm quan sát thấy rõ khi người quan sát dừng lại, những chổ có hình 
khối đột xuất, những vị trí chuyển tiếp của hình khối. 
- Trong một số trường hợp, có thể một công trình kiến trúc có một trọng điểm 
chính và một số trọng điểm phụ. 
- Trọng điểm của một công trình kiến trúc có thể được tổ chức, bố trí như sau: 
- Dùng hiệu quả của sự tương phản (khối, diện, màu sắc). 
- Dùng trang trí, điêu khắc. 
- Dùng các đường nét hình học, ánh sáng để hướng dẫn đường tầm mắt về phía 
khu vực trọng điểm. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 101 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
2.5 Liên hệ và phân cách: 
Sự liên hệ và phân cách ở đây đạt được tính hợp lý trên hai cơ sở: 
- Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau phù hợp với quy luật 
thẩm mỹ. 
- Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể. 
Nội dung việc xử lý liên hệ và phân cách bao gồm: 
- Liên hệ và phân cách của không gian hình khối. 
- Liên hệ và phân cách của tổ hợp mặt đứng và cấu kiện kiến trúc. 
3. Cân bằng, ổn định, tỷ lệ và tỷ xích: 
3.1 Quy luật cân bằng và ổn định 
Trong tác phẩm kiến trúc, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt 
đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công 
trình, giữa công trình với môi trường xung quanh. 
Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng 
và phản đối xứng; 
Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua 
một trục (đối với đối xứng trục) hoặc qua một tâm (đối xứng qua tâm). Đây là 
quy luật thường được dùng trong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối 
không gian của công trình. 
Cân bằng và ổn định trong kiến trúc thể hiện ớ các điểm sau: 
* Đối xứng hoàn toàn (cân bằng đối xứng) 
Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch 
được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình 
khối mặt đứng. Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng 
thường áp dụng trong kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới 
như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan, 
các tượng đài quảng trường. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 102 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
Trong đối xứng có sự xuất hiện của trục đối xứng, có thể là thẳng, cong hay 
gãy khúc và các trục này nhấn mạnh, các thành phần chủ yếu, định hướng tầm 
nhìn và điều kiện lưu tuyến. 
* Phi đối xứng ( cân bằng không đối xứng) 
Trong trường hợp này người ta dễ nhận ra sự cân bằng vẫn đạt được khi ta đạt 
được khi ta dời trục (hoặc tâm), không đối xứng đến vị trí cân bằng của một tổ 
hợp. 
Trong kiến trúc, thường thấy đối với các mặt bằng, mặt đứng, hình khối có thể 
không đối xứng, nhưng cảm giác cân bằng và hài hoà vẫn đạt được đó là người 
thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia các thành phần công trình có sự cân bằng 
về diện tích, hình khối Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy cảm, linh cảm của 
người thiết kế kiến trúc. 
Thủ pháp phi đối xứng phù hợp với công trình có chức năng phức tạp, có một 
tổ chức công trình có thể thích ứng tốt với các nhu cầu sử dụng, mang lại sắc 
thái vui tươi nhẹ nhàng, phóng khoáng, hấp dẫn và gây nên sự đột biến trong 
bố cục. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 103 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
Thủ pháp này thường sử dụng cho các công trình kiến trúc mới như nhà văn 
hoá, khách sạn và các công trình công cộng khác. 
Việc lựa chọn công trình kiến trúc theo loại đối xứng hay phi đối xứng phụ 
thuộc vào: 
+ Đặc điểm, tính chất của công trình. 
 - Yêu cầu của quy hoạch khu vực xây dựng. 
 - Điều kiện địa hình, địa mạo khu đất. 
 - Dây chuyền, công năng và không gian sử dụng. 
 - Hướng nhìn, góc nhìn của công trình. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 104 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 105 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
* Phản xứng 
- Là các thành phần đối xứng trên vật thể, nhưng có một số chi tiết, hoặc bộ 
phận bị bẻ gãy đi. Phương pháp này phá bỏ sự đơn điệu trong phương pháp đối 
xứng hoàn toàn, tránh sự đơn điệu, nhàm chán, tạo ra sự hứng khởi. Sự cân 
bằng tĩnh. 
- Một trong những kiến trúc sư thường sử dụng thủ pháp này là Louis Kahn. 
Các công trình của ông thoạt nhìn có vẻ như đối xứng, nhưng thức sự có sự 
biến đối đi ở một vài bộ phận, ví dụ như nhà Quốc hội Pakistan. 
* Ổn định 
- Khái niệm ổn định gắn liền với sự cân bằng, điều này có nghĩa công trình 
phải phù hợp với các quy luật trọng lượng, không tạo cảm giác chông chênh, 
hoang mang cho người xem. 
 - Để đạt được sự ổn định cho các công trình phải tuân thủ các quy luật của tự 
nhiên như trên nhỏ, dưới to, trên nhẹ, dưới nặng như hình thức kỳ vĩ của các 
kim tự tháp Ai Cập. Tuy vậy, trong kiến trúc hiện đại vẫn có thể tạo cảm giác 
ổn định và thăng bằng như những thành tựu của khoa học trong việc sử dụng 
bê tông cốt thép. Ví dụ: Phương án bảo tang Caracas của Oscar Nimeyer, toà 
nhà này không mâu thuẫn gì với cảm giác ổn định của một vật tồn tại trong 
thiên nhiên, nó như một cái cây có cái gốc vững chải tỏa tán trong trong không 
trung. 
- Việc nhấn mạnh “tính trọng”, “tính thể khối”: Còn có thể thấy được chủ 
nghĩa thô mộc phát triển ở Anh, Mỹ vào những năm 1950. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 106 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 107 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
3.2 Quy luật về tỷ lệ, tỷ xích và hệ thống Modulor: 
Quy luật tỷ lệ, tỷ xích: 
Là một trong những quy luật quan trọng để đạt đến hiệu quả thống nhất và 
hoàn chỉnh, biến hoá và hài hoà. 
Tỷ lệ trong toán học là sự so sánh giữa các đại lượng: 
a/b = c/d 
Tỷ lệ kiến trúc là phạm trù không thể để đo hoặc quy ước bằng con số của toán 
học mà là tương quan so sánh – thiên về cảm xúc - giữa các bộ phận kiến trúc 
với nhau, từ tổng thể đến chi tiết của công trình, mối quan hệ về lượng giữa các 
bộ phận của công trình, hoặc giữa công trình với không gian xung quanh. 
Mối tương quan đó cho ta một cảm giác, đó là cảm giác tỷ lệ, khiến ta cảm 
nhận tương quan đó là đẹp hay xấu. 
Trong kiến trúc thường dùng hai hệ thống tỷ lệ là: 
 + Tỷ lệ số học. 
 + Tỷ lệ hình học. 
Tỷ lệ số học: là tỷ lệ dựa trên mối tương quan giữa các đại lượng, cón được gọi 
là tỷ lệ modulor. 
Ví dụ: Tỷ lệ đó tìm thấy trên các thức cột Hy Lạp và La Mã. 
Tỷ lệ hình học: là tỷ lệ dựa trên mối tương quan vô tỷ giữa các đại lượng. 
Ví dụ: Tỷ lệ 3,4,5 còn được gọi là tam giác thần thánh. 
Trong tỷ lệ hình học ta còn có tỷ lệ đồng dạng, đó là tỷ lệ giữa các bộ phận của 
công trình có các hình đồng dạng với nhau. 
Trường hợp tỷ lệ này là một trường hợp khá đặc biệt trong kiến trúc. tỷ lệ này 
còn được gọi là tỷ lệ lý tưởng, đó là tỷ lệ của một hình chữ nhật mà các cạnh 
quan hệ với nhau theo tỷ số: 
a/b = b/a+b. 
Hình chữ nhật này được gọi là chữ nhật vàng. 
Đây là tỷ lệ mà thế giới sinh vật đã đạt được trong quá trình tiến háo đấu tranh 
sinh tồn, với tỷ lệ này, các sinh vật chỉ phải dung một lượng vật liệu ít nhất, 
nhưng khả năng chịu lực lại là tốt nhất. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 108 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
Ví dụ: Sự phát triển của vòng xoáy trôn ốc, sự phát triển của một nhánh cây. 
Tỷ lệ vàng có thể xây dựng một cách hình học như là một đoạn thẳng được 
phân chia sao cho phần nhỏ/ phần lớn = bằng phần lớn/ toàn bộ đoạn thẳng. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 109 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 110 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 111 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 112 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
CHƯƠNG V 
LƯỢT TRÌNH PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC KHÔNG GIAN 
VÀ NGHỆ THUẬT CẤU TRÚC KIẾN TRÚC 
I LƯỢT TRÌNH PHÁT TRIỂN HÌNH THỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC 
Sinh viên tự nghiên cứu. 
II. CẤU TRÚC KIẾN TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH KẾT CẤU KIẾN TRÚC: 
- Cấu trúc là sức biểu hiện tự than của hình thức kết cấu. Do sự phù hợp của 
hình thức với tính năng và sự làm việc của vật liệu. 
- Phải lựa chọn hình dáng của kết cấu sao cho phù hợp với vật liệu và sự làm 
việc của nó. Muốn thế cấu trúc phải lộ kết cấu ra ngoài. 
- Cấu trúc chính là phương tiện biểu hiện thẩm mỹ. 
Các loại hình kết cấu chịu lực: 
* Kết cấu tường chịu lực: 
Kết cấu phần dưới to hơn, lớn hơn. 
* Kết cấu cột chịu lực: 
- Khi quan sát các kết cấu của các thức cột Hy Lạp. La Mã cổ điển ta thấy dưới 
tác dụng chịu nén, để giảm tải trọng thì đầu cột được cấu tạo lo era sau đó thu 
nhỏ lại. 
- Thân cột theo kiểu “đầu cán cân, chân quân cờ”, hoặc “thượng thu hạ thách”, 
hình thức đó thích ứng với sự chịu lực. 
* Kết cấu dầm chịu lực: 
Gồm một thanh ngang đặt trên gối tựa 
* Kết cấu hệ khung chịu lực: 
Các dầm sẽ liên kết ngàm vào cột. 
* Kết cấu console chịu lực: 
Có thể thấy hình dạng của các tháp theo hình dạng của biểu đồ momen, phát 
sinh trong cột. 
Gốm có console nằm ngang và thẳng đứng (là trường hợp của tháp truyền 
hình). 
* Kết cấu khung vòm cuốn: 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 113 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
Hệ kết cấu này phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Phục Hưng ( trong kiến trúc gô 
tích). 
Ngoài các hệ kết cấu phẳng nói trên, chúng ta còn có hệ kết cấu không 
gian. 
* Kết cấu không gian: 
Kết cấu không gian có thể coi như sự phát sinh từ tự nhiên như hình vỏ sò, con 
ốc, cánh hoa, hộp sọ gợi ý cho người thiết kế về kết cấu vỏ. 
Hình màng nhện liên tưởng đến kết cấu dây căng, kết cấu treo. 
- Đối với kết cấu thanh dàn không gian: Ứng suất phát sinh trong giàn là chịu 
kéo hoặc chịu nén. 
- Đối với kết cấu gấp nếp: Thì kết cấu được nhấn mạnh bởi các bộ phận chống 
lại sự duỗi ra của các nếp gấp. Trong đó các kết cấu được phơi ra. 
- Trong kết cấu vỏ mỏng: Vỏ chỉ chịu lực nén mà không chịu lực momen do đó 
chiều dày vỏ rất mỏng. 
Như các vỏ trụ cong một hay hai chiều. Các vành đai bên dưới chống lại lực 
đạp, biểu hiện được sự làm việc của các kết cấu. 
 - Kết cấu dây căng: được mô phỏng từ màng nhện, chủ yếu chịu lực 
kéo, tạo nên sự thanh mảnh. Trong thể loại kết cấu này cần phải có mố căng, 
cần nhấn mạnh các mố căng, có các vành cứng để căng dây. 
 - Kết cấu bơm hơi: Được gợi ý từ màng bong bong xà phòng. 
Khi chọn hình thức kết cấu loại nào, cần phải căng cứ vào tính năng, sự làm 
việc của vật liệu và hiệu quả thẩm mỹ cần thê hiện ra ngoài. 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 114 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 115 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 116 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 117 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 118 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
 G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c 
 - 119 - 
 Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i 
CHƯƠNG V 
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ TƯ DUY SÁNG TÁC KIẾN TRÚC 
 Sinh viên tự nghiên cứu 

File đính kèm:

  • pdfgia_trinh_mon_ly_thuyet_kien_truc.pdf
Ebook liên quan