Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi cá chim vây vàng

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi cá chim vây vàng: ... mũ: 05 bộ. + Xăng hoặc dầu: 50 lít - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 2 nhóm, 15 người học/ nhóm. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị dụng cụ, vật tư + Tháo nước qua cống + Bơm cạn được nước ra khỏi ao - Thời gian hoàn thành: 5 giờ. - Kết quả và tiêu chuẩn ...ống nghiệm để thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử. Mầu mẫu nước sẽ biến đổi theo độ pH. Hình 2.3.31. Lắc nhẹ ống nghiệm Bước 6: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem ... cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm. 56 - Bơm trực tiếp vào ao Thường thực hiện ở các ao nuôi nhỏ. Nước được bơm trực tiếp vào ao qua lưới lọc mắc ở đầu ống bơm. Hình 2.4.30. Máy bơm nước Hình 2.4.31. Túi lọc B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi Câu 1: Mô tả phương pháp kiểm t...

pdf80 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng - Mã số MĐ 02: Nghề nuôi cá chim vây vàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thả đĩa đo 
độ trong xuống nước một 
cách từ từ 
 Hình 2.5.6. Thả đĩa đo độ trong xuống nước 
Bước 2: Vừa thả đĩa, 
mắt vừa quan sát đĩa theo 
chiều thẳng đứng đến khi 
mắt không phân biệt được 
ranh giới giữa màu trắng 
và màu đen. 
Hình 2.5.7. Quan sát phân biệt 2 màu trắng, đen 
Bước 3: Đọc và ghi 
kết quả 
Độ trong của nước 
là chiều dài của thước gỗ 
bị ướt (khoảng cách từ 
mặt đĩa đến mặt nước), 
đơn vị tính là cm. 
Ghi kết quả 
 Hình 2.5.8. Không còn quan sát được 2 màu 
trắng, đen 
 62 
Độ trong của nước ao từ 20 - 30cm là thích hợp. 
Hình 2.5.9. Độ trong thích hợp để nuôi cá chim vây vàng (20 - 30cm). 
 1.1. Kiểm tra độ mặn 
Kiểm tra độ mặn có thể dùng khúc xạ kế, hoặc bằng tỷ trọng kế. 
Phương pháp và trình tự các bước kiểm tra trương tự mục 1.4.1 trong tài 
liệu này. 
1.2. Kiểm tra độ pH 
 - Có thể kiểm tra pH bằng giấy quỳ, máy đo pH hoặc bộ thử nhanh. Độ 
pH của nước ao sau khi cải tạo từ 7 - 8,5 là phù hợp để thả cá. 
1.3. Kiểm tra hàm lượng ôxy hòa tan 
- Có thể xác định oxy hòa tan trong ao bằng bộ thử nhanh hoặc bằng máy 
đo. Hàm lượng oxy hòa tan trong ao ≥ 4 mg/l là thích hợp với thả cá. 
Sau khi kiểm tra các yếu tố môi trường đều phù hợp, có thể tiến hành thả 
cá vào ương, nuôi và kết thúc quá trình chuẩn bị ao ương nuôi. 
1.4. Kiểm tra NH3 
Để xác định hàm lượng khí NH3 dùng bộ xác định nhanh (Test), cần đọc 
kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc có thể dùng máy đo NH4. 
 63 
Hình 2.5.10. Bộ xác định nhanh NH3 
 - Cách xác định hàm lượng NH3 bằng bộ xác định nhanh như sau: 
 Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau 
mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng. 
 Bước 2: Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó 
đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ. 
 Bước 3: Cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa 
mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều. 
 Bước 4: Mở nắp, cho 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng 
nắp và lắc đều rồi mở nắp ra. 
 Bước 5: Cho tiếp 3 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp 
lọ, lắc đều. 
 Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu. 
 Bước 7: Đối chiếu giá trị NH4
+
 với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3 có 
trong nước ao. 
 Bảo quản: 
 Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và 
để tránh xa tầm tay trẻ em. 
 Chú ý: 
 Thuốc thử số 3 có chứa thành phần chất dễ cháy, chất gây hại cho da và 
mắt. Vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. 
 Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều 
nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ. 
 1.5. Kiểm tra NH4
+
Cách đo NH4
+
 bằng máy, có thể đo trực tiếp trong ao hoặc lấy mẫu nước 
ao vào cốc rồi tiến hành đo. Cách đo thực hiện như sau: 
 64 
Bước 1: Nối dây 
dẫn với đầu điện cực 
Hình 2.5.11. Nối dây với đầu điện cực 
Bước 2: Tháo nắp 
bảo vệ đầu điện cực 
Hình 2.5.12. Tháo nắp bảo vệ đầu điện cực 
Bước 3: Lắp màng 
đo vào đầu điện cực 
Hình 2.5.13. Lắp màng đo 
 65 
Bước 4: Nối đầu 
dây điện cực vào máy 
 Hình 2.5.14. Nối đầu dây điện cực vào máy 
Bước 5: Bật công 
tắc nguồn và đưa điện 
cực vào môi trường nước 
cần đo NH4
+, giá trị NH4
+
sẽ được hiển thị trên màn 
hình. 
Hình 2.5.15. Bật công tắc nguồn 
Bước 6: Đọc kết 
quả 
Khi giá trị NH4
+
 ổn 
định rồi đọc kết quả 
 Ghi kết quả 
Hình 2.5.16. Đọc kết quả 
 66 
Bước 7: Cất máy 
vào vali hiện trường, 
trước khi cất cần: 
+ Tháo điện cực 
khỏi máy. 
+ Tráng đầu điện 
cực bằng nước sạch, lau 
khô bằng giấy hoặc khăn 
mềm sạch. 
+ Tháo lắp màng 
đo. 
+ Lắp đầu bảo vệ 
đầu điện cực. 
Hình 2.5.17. Tráng rửa đầu điện cực 
Bảng 2.5.1: Hàm lượng khí NH3 (mg/l) theo giá trị độ pH 
Giá trị NH4
+
sau khi so màu 
Độ pH 
Giá trị 
NH3 
thực tế 
7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 
0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 
1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 
1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 
5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 
10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 
 Chú thích: 
 Mức độ an toàn 
 Mức độ nguy hiểm 
 Mức độ rất nguy hiểm 
 Nếu hàm lượng NH3 ≤ 0,02 mg/l là đạt yêu cầu, có thể tiến hành thả cá 
giống. 
1.6. Kiểm tra H2S 
 - Dùng bộ xác định nhanh để đo hàm lượng H2S ở trong nước. 
 - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất kèm theo. 
 67 
Hình 2.5.18. Bộ xác định nhanh H2S 
- Dụng cụ: 
+ Lọ phản ứng: thể tích 
100ml, vạch chia 20ml và nút lọ. 
Hình 2.5.19. Lọ phản ứng 
+ Lọ thuốc thử H2S-1: 
dạng khô 60 g và một thìa xúc 
Hình 2.5.20. Lọ thuốc thử số 1 
 68 
+ Lọ thuốc thử H2S-2, 
gồm 60 viên 
Hình 2.5.21. Lọ thuốc thử số 2 
+ Thuốc thử số 3: giấy chỉ 
thị H2S 
Hình 2.5.22. Thuốc thử số 3 
+ Bảng chuẩn S2-: 
Hình 2.5.23. Bảng chuẩn màu 
 69 
 - Chuẩn bị nút xác định H2S: 
 + Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng.
 + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng. 
 + Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. 
- Quy trình xác định H2S: 
 + Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước 
và sau mỗi lần kiểm tra. 
 + Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng 
đến vạch mức 80 ml. 
 + Bước 3: Cẩn thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng. 
 + Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ 
bằng nút lọ phản ứng đã chuẩn bị ở phần trên. 
 + Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với 
màu trên bảng chuẩn để tìm hàm lượng tổng S2- trong mẫu. 
 Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo 
bảng sau: 
 Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S
2-
 x Hệ số H2S 
Bảng 2.5.2: Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S 
S T T p H H ệ s ố H 2 S 
1 5 , 0 0 , 9 9 
2 5 , 5 0 , 9 7 
3 6 , 0 0 , 8 9 
4 6 , 5 0 , 7 1 
5 7 , 0 0 , 4 4 
6 7 , 5 0 , 2 0 
7 8 , 0 0 , 0 7 2 
8 8 , 5 0 , 0 3 0 
9 9 , 0 0 , 0 0 4 9 
 Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 
hoặc 40 hoặc 60ml), thêm nước sinh hoạt không chứa S2- vào đến vạch 80ml. 
Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2- trong mẫu bằng 
hàm lượng tổng S2- so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. 
 70 
 - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi 
thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em. 
 Ghi chú 
 + Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy 
thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác 
thải. 
 + Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng. 
- Nếu hàm lượng H2S < 0,01mg/l có thể tiến hành thả cá giống. 
2. Kiểm tra, xử lý bờ ao 
Sau khi cấp nước vào ao, kiểm tra bờ xem có rò rỉ hay không và có an 
toàn hay không. 
Nếu bờ ao bị rò rỉ, không an toàn cần tu sửa để tránh thất thoát nước và cá 
rạch đi. 
3. Kiểm tra, xử lý cống ao 
Trước khi thả cá vào ao cần phải kiểm tra hệ thống cống ao. 
Cống đảm bảo giữ được nước, không bị dò rỉ nước và cao hơn mực nước 
cao nhất 50cm (đối với cống phai). 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
Câu 1: Mô tả các bước kiểm tra chất nước: độ mặn, hàm lượng oxy hòa 
tan, pH nước 
2. Bài thực hành 
Bài thực hành số 2.5.1: Đo các yếu tố môi trường: pH, hàm lượng ôxy hòa 
tan. 
- Mục tiêu: 
+ Củng cố kiến thức kỹ thuật đo và xử lý môi trường ao nuôi; 
+ Rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc đo và xử lý môi trường 
ao nuôi. 
- Nguồn lực: 
+ Ao nuôi thủy sản: 1 ao. 
+ Máy đo pH: 1 máy. 
+ Bộ kiểm tra nhanh pH: 3 bộ. 
+ Bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan: 3 bộ. 
+ Cốc thủy tinh: 6. 
+ Hộp giấy quỳ: 3 hộp. 
+ Sổ, bút: 3 bộ. 
 71 
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 3 nhóm, 5 - 7 người học/ nhóm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị. 
+ Tiến hành đo các yếu tố môi trường. 
+ Ghi chép kết quả. 
 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm 
1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn 
lực. 
2 Xác định pH nước Đo và đọc chính xác kết quả pH nước. 
3 Xác định hàm lượng oxy 
hòa tan 
Thực hiện đúng các bước và đọc chính 
xác kết quả hàm lượng oxy hòa tan. 
4 Ghi chép kết quả Ghi chính xác các chỉ tiêu môi trường đo 
được vào sổ theo dõi. 
C. Ghi nhớ 
- Thực hiện đúng trình tự các bước kiểm tra một số yếu tố môi trường. 
- Ghi chép kết quả đo các yếu tố môi trường vào sổ theo dõi. 
 72 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
1. Vị trí 
 Mô đun 02 "Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng" được bố trí học sau mô 
đun Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chọn và thả 
giống cá chim vây vàng trong chương trình sơ cấp của nghề Nuôi cá chim vây 
vàng trong ao. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy 
các mô đun tiếp theo của chương trình. 
2. Tính chất 
Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên 
tổ chức giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết 
bị, dụng cụ cần thiết và mô hình nuôi cá chim vây vàng. 
II. Mục tiêu mô đun 
1. Kiến thức 
- Nêu được các bước chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng; 
- Trình bày được kỹ thuật làm cạn nước ao, xử lý đáy ao, tu sửa bờ ao, tu 
sửa cống, kiểm tra chất lượng nước và cấp nước vào ao. 
2. Kỹ năng 
- Làm cạn được nước ao, tu sửa được bờ ao và cống, xử lý được đáy ao, 
cấp được nước vào ao nuôi; 
- Kiểm tra được một số yếu tố môi trường: độ mặn, pH, ôxy hòa tan, NH3, H2S. 
3. Thái độ 
- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng; 
- Có ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động. 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời lượng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
(*) 
MĐ 02-01 Làm cạn nước 
ao 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
8 1 7 
MĐ 02-02 Tu sửa bờ và 
cống ao 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
10 2 8 
MĐ 02-03 Xử lý đáy ao Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
20 4 14 2 
 73 
hành 
MĐ 02-04 Kiểm tra chất 
lượng nước và 
cấp nước 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
16 2 12 2 
MĐ 02-05 Kiểm tra, xử lý 
ao trước khi thả 
giống 
Tích hợp Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
12 1 11 
Kiểm tra kết thúc mô đun Thực 
hành 
Lớp học 
Cơ sở thực 
hành 
4 4 
Tổng 70 10 52 8 
 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (8 giờ) bao gồm: 04 giờ kiểm tra định kỳ 
trong mô đun (được tính vào giờ thực hành), 04 giờ kiểm tra hết mô đun. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
Bài 1: Làm cạn nước 
Thực hành: Tháo và bơm cạn nước ao nuôi cá chim vây vàng 
 - Nguồn lực: 
+ Máy bơm nước, dụng cụ móc cánh phai. 
+ Quần lội nước, áo mưa, ủng, gang tay: 01 bộ/nhóm 5 - 7học viên. 
+ Ao nuôi cá: 1 ao. 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 4 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Làm cạn được nước ao nuôi cá chim vây vàng. 
Bài 2: Tu sửa bờ và cống ao 
Thực hành: Sửa chữa bờ và cống ao bị hư hỏng. 
 - Nguồn lực: 
 + Cuốc, xẻng, bay, dao xây, bàn xoa, xô, chậu, dụng cụ bảo hộ lao động: 
02 bộ/nhóm 7 - 10 học viên. 
+ Vật liệu làm cống: Vật liệu xây dựng (gạch: 50 viên, xi măng, cát: 
40kg...)/nhóm 7 - 10 học viên. 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 8 giờ. 
 74 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chọn được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn để nuôi vỗ. 
Bài 3: Xử lý đáy ao 
Thực hành: Xác định lượng bùn cần xử lý, tính lượng vôi cần sử dụng và 
bón vôi sử lý đáy ao. 
 - Nguồn lực: 
 + Thước đo, máy tính tay: 01 bộ/nhóm 5 - 7 học viên. 
 + Vôi (30kg), xô, chậu, ca nhựa, xẻng...: 01 bộ/nhóm 5 - 7 học viên. 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 8 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được lượng bùn cần xử lý và vôi cần sử 
dụng, bón được vôi cho đáy ao cần xử lý. 
Bài 4: Kiểm tra chất lượng nước và cấp nước 
Thực hành: Kiểm tra và đánh giá nguồng nước trước khi cấp vào ao nuôi. 
 - Nguồn lực: 
- Nguồn lực: 
+ Hồ (ao) chứa nước nuôi trồng thủy sản: 1 ao. 
+ Máy đo pH, bộ kiểm tra nhanh pH, bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan, cốc 
thủy tinh, hộp giấy quỳ, sổ, bút: 01 bộ/ nhóm 5 - 7 học viên 
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 5 - 7 nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học 
viên. 
- Thời gian thực hiện: 6 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kiểm tra được một số yếu tố môi trường nước cấp 
cho ao nuôi. 
Bài 5: Kiển tra, xử lý ao trước khi thả giống 
Thực hành: Kiểm tra môi trường ao nuôi trước khi thả giống 
Thực hành: Kiểm tra và đánh giá nguồng nước trước khi cấp vào ao nuôi. 
- Nguồn lực: 
+ Ao nuôi thủy sản đã được cấp nước: 1 ao. 
+ Máy đo pH, bộ kiểm tra nhanh pH, bộ kiểm tra nhanh ôxy hòa tan, cốc 
thủy tinh, ,hộp giấy quỳ, sổ, bút: 01 bộ/ nhóm 5 - 7 học viên 
- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 5 - 7nhóm, mỗi nhóm 5 - 7 học viên. 
- Thời gian thực hiện: 4 giờ. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: Kiểm tra được một số yếu tố môi trường nước ao. 
 75 
V. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 
4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1: Thực hiện làm cạn nước ao nuôi cá 
chim vây vàng tại cơ sở mở lớp. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành; 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên; 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tháo được nước qua cống - Quan sát quá trình thực hiện kỹ 
năng của người học, đánh giá mức 
độ tích cực của người học 
 Tiêu chí 2: Bơm được nước ra khỏi ao nt 
4.2. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: tu sửa hệ thống bờ của ao nuôi cá chim 
vây vàng? 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành; 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên; 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí: +Bờ không bị sạt lở 
+ Đảm bảo độ cao an toàn 
Quan sát quá trình thực hiện kỹ 
năng của người học, đánh giá mức 
độ tích cực của người học 
4.2. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: thực hiện tu sửa hệ thống cống cấp và 
thoát nước của ao nuôi cá chim vây vàng? 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành; 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên; 
 76 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Tìm được chỗ cống hỏng 
cần sửa chữa 
- Quan sát quá trình thực hiện kỹ 
năng của người học, đánh giá mức độ 
tích cực của người học 
Tiêu chí 2: 
+ Vá được lỗ rò rỉ của cống; 
+ Cống cấp và thoát nước dễ dàng 
- Quan sát quá trình thực hiện kỹ 
năng của người học, đánh giá mức độ 
tích cực của người học 
4.3. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Tính lượng vôi cần sử dụng để tẩy 
trùng cho ao nuôi trong quá trình cải tạo ao nuôi cá chim vây vàng? 
Xác định pH đất, tính lượng vôi cần bón cho một ao nuôi cá chim vây 
vàng có diện tích 5000m2, lượng vôi bón 10kg/100m2 đáy ao. Thực hiện thao tác 
bón vôi khử trùng đáy ao? 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành; 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên; 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Xác định được pH đất - Căn cứ vào thao tác thực hiện và 
kết quả đo được 
Tiêu chí 2: Tính được lượng vôi cần 
dùng để khử trùng ao nuôi 
- Căn cứ vào kết quả tính được 
Tiêu chí 3: Thực hiện được thao tác bón 
vôi 
- Quan sát quá trình thực hiện kỹ 
năng của người học 
4.4. Đánh giá bài thực hành 2.4.1: 
Đo các yếu tố môi trường: Màu nước, pH, hàm lượng ôxy hòa tan. 
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành; 
 77 
- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm 
thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên; 
- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực 
hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp 
học. 
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị được dụng cụ, thiết 
bị 
- Căn cứ vào kết quả chuẩn bị của 
người học 
Tiêu chí 2: Đo được các yếu tố môi 
trường: màu nước; pH, oxy hòa tan 
- Căn cứ vào kết quả và quan sát 
quá trình thực hiện kỹ năng của 
người học. 
 78 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1] Thái Thanh Bình, Lê Ngọc Quân, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và 
nuôi thương phẩm cá chim vây vàng. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 
[2] Thái Thanh Bình, Trần Thanh, 2012. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến 
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng nuôi trong ao. Tạp chí Khoa học 
Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
[3] Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2011. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi 
thương phẩm cá chim vây vàng trong lồng (Phim khuyến nông) 
[4] Ngô Vĩnh Hạnh, Nguyễn Văn Quyền, 2007. Giáo trình kỹ thuật sản 
xuất giống và nuôi cá biển. NXB Nông nghiệp. 
[5] Lê Xuân Sinh, 2005. Giáo trình kinh tế thủy sản. Đại học Cần Thơ. 
[6] Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số 
đối tượng thủy sản ở biển. NXB Nông nghiệp. 
[7] Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2005. Sổ tay nuôi một số đối tượng 
thuỷ sản nước mặn. NXB Nông nghiệp. 
[8] Trung tâm KHKT&SX giống thuỷ sản Quảng Ninh, 2009. Tuyển tập 
kỹ thuật nuôi thương phẩm một số loài cá biển. 
 79 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
 CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Việt, Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng thủy 
sản 
 2. Phó chủ nhiệm: Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên, Bộ Nông nghiệp và 
PTNT 
 3. Thư ký: Nguyễn Hữu Loan, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản 
 4. Các ủy viên: 
- Thái Thanh Bình, Trưởng phòng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Văn Quyền, Phó trại trưởng, Trường Cao đẳng thủy sản 
- Nguyễn Thị Tím, Giảng viên, Trường Trung học thủy sản 
- Hà Thanh Tùng, Trưởng phòng, Trung tâm Khảo nghiệm khiểm nghiệm 
kiểm định nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO 
 (Theo Quyết định số 1378 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ 
trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.) 
 1. Chủ tịch: Lê Thị Minh Nguyệt, Phó Hiệu trưởng, Trường trung học 
thủy sản 
 2. Thư ký: Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT 
 3. Các ủy viên: 
- Lê Văn Thích, Giáo viên, Trường trung học thủy sản 
- Chu Chí Thiết, Phân viện trưởng, Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy 
sản Bắc Trung bộ -Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I 
- Vương Văn Oanh, Chi cục phó, Chi cục nuôi trồng thủy sản Quảng 
Ninh. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_ao_nuoi_ca_chim_vay_vang_ma_so_md_02_ngh.pdf