Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả - Mã số MĐ 01: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả - Mã số MĐ 01: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả: ...y đàn cắn chết ngay. Vì vậy, khi đến ngày sinh con thì lợn mẹ thường tách đàn để đi làm ổ đẻ nơi khác, trong trường hợp đàn đông thì chúng thường tách xa đàn để đi làm ổ đẻ và khi con lớn mới tham gia nhập đàn, nhằm bảo toàn cho con của chúng. Trong trường hợp hai ổ đẻ gần nhau nếu con của con...n nái 2.5: Đặc điểm của lợn con tốt để nuôi thịt 2.6: Quan sát, chọn lợn giống nuôi thịt C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm màu sắc lông da, thân hình các giống lợn. - Ưu, nhược điểm và hướng sử dụng các giống lợn. - Cách chọn đực giống làm đực sinh sản - Cách... Cỏ Voi Cỏ Ghinê Ghinê là loại cỏ có tốc độ phát triển rất nhanh, mạnh, năng suất cao đạt 80-250 tấn/ha/năm. - Hàm lượng vật chất khô trong 1 kg chất xanh trung bình từ 22 - 25%, hàm lượng đạm thô 7 - 9%, hàm lượng khoáng: 8,7 - 11%, hàm lượng xơ thô từ 28 - 35%. - Thu hoạch cỏ ...

pdf131 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả - Mã số MĐ 01: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào quá trình oxy hóa các chất; nên nước ngầm có hàm lượng oxy hòa tan rất 
thấp. Do đó, chất lượng nước giếng sâu tốt hơn nước giếng nông. 
 * Nước sông 
Đặc tính vật lý, hóa học và sinh vật học của nước sông chịu ảnh hưởng 
của nguồn sông, thời tiết khí hậu và tình hình vệ sinh của dân cư sống ở hai bên 
bờ sông. 
 115 
Có rất nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hòa tan trong nước sông. Nếu đáy 
sông có bùn lầy thì trong nước có rất nhiều chất mùn. Nước sông thay đổi theo 
thời tiết. 
Nước sông có hàm lượng cặn ao, độ đục cao, nhiều vi khuẩn nên khi lấy 
nước sông sử dụng cho chăn nuôi lợn cần phải có các biện pháp xử lý. 
 * Nước hồ 
Chất lượng nước hồ phụ thuộc vào thể tích lượng nước trong hồ. Hồ sâu 
và rộng thì chất lượng nước tốt. Nước gần bờ thì bẩn hơn, vì vậy nên rào và 
trồng cây xung quanh hồ. Do mặt hồ rộng, diện tích tiếp xúc với không khí lớn 
nên khả năng tự rửa sạch của nước hồ tốt hơn. 
 * Nước ao 
Nước ao là nước tù đọng, chất lượng rất kém do chất bẩn (vô cơ, hữu cơ) 
chảy từ trên bờ xuống hoặc do con người đổ vào. Trong đó có nhiều cây mọc 
dưới nước, khi thối rữa sinh ra khí sulfua hydro (H2S). 
Ao thường có nhiều bùn lầy, có sinh vật nổi làm biến màu nước. Nước ao 
có khả năng tự rửa sạch kém; các loại vi sinh vật, ký sinh trùng, bọ muỗi sinh 
trưởng và phát triển nhiều. 
Nước ao, hồ, đầm ở nhiều địa phương còn là nơi chứa nước thải của khu 
dân cư nên mức độ nhiễm bẩn càng nguy hiểm. 
Lưu ý: không nên sử dụng nước ao cho chăn nuôi lợn. 
 * Nước biển 
Đây là loại nước mặn, hàm lượng các muối hòa tan cao. Các muối clorua, 
sulfat, natri, kali, canxi và magie chiếm vị trí chủ yếu trong nước biển. 
 Lưu ý: không nên sử dụng nước biển trong chăn nuôi lợn 
 5.3. Kiểm tra chất lượng nước 
Kiểm tra chất lượng nước là sự đánh giá, nhận xét thận trọng về độ an 
toàn và các tiêu chuẩn chấp nhận được trước khi đưa vào cho vật nuôi sử dụng. 
 116 
 5.3.1. Màu nước 
Nước trong sạch phải không có màu. Nước có màu là do các tạp chất vô 
cơ và hữu cơ quyết định. Nước nhiễm Fe2+ do Fe(HCO3)2 hòa tan làm cho 
nước có màu vàng, nâu. Đất sét, phù sa làm cho nước có màu vàng nhạt, vẩn 
đục. Bùn lầy làm cho nước có màu vàng nâu. 
 Khi kiểm tra màu nước cần phân biệt màu thật và màu giả. Màu thật là do 
các chất nhiễm bẩn đã hòa tan đều trong nước. Màu giả là do các chất nhiểm bẩn 
còn lơ lửng trong nước. Trên cơ sở màu nước, cần tìm nguyên nhân để khắc 
phục, làm sạch nước. 
Hình 1.4.23. Nước nhiễm phèn sắt 
 5.3.2. Mùi nước 
Trong nước sạch không có mùi vị gì. Nước nhiễm bẩn thường có mùi 
không tốt. Các thực vật thủy sinh (rong, rêu, tảo) thối nát sinh mùi hôi, tanh. 
Nước ao thối do vi sinh vật phát triển mạnh và không thông thoáng khí (ao tù 
đọng). Nước sông có mùi hôi bùn. Nước bẩn ở các xí nghiệp, nước cống rãnh có 
phân, nước tiểu chảy vào làm nguồn nước có mùi thối. Ở tầng đất sâu có nhiều 
ferit sắt (FeS2) cũng khiến cho nước ngầm ở nhiều địa phương có mùi sulfua 
hydro. 
 117 
Nước có mùi không tốt thì không dùng cho chăn nuôi, đặc biệt là không được sử 
dụng cho lợn uống. 
 5.3.3. Vị nước 
 Các hợp chất vô cơ và hữu cơ cũng sinh ra nhiều vị nước. 
 NaCl (500 – 600 mg/l) làm cho nước có vị mặn. 
 KCl làm cho nước có vị kiềm. 
 MgSO4 (1000 mg/l), K2SO4, MgCl2 làm cho nước có vị đắng. 
 Fe(HCO3)2 (0,87 mg/l) làm nước có vị chát. 
 Chất mùn làm cho nước có vị của bùn lầy. 
 Các chất hữu cơ làm nước có vị thối. 
 5.3.4. Độ trong (độ đục) của nước 
Chất lượng nước tốt thì nước trong suốt. Nước nhiễm chất hữu cơ, chất vô 
cơ (bùn, cát, phù sa...) thì trở nên đục, ánh sáng không thể chiếu qua được. Từ 
nước trong đến nước đục, người ta chia làm năm cấp: trong, lờ lờ, hơi đục, vẩn 
đục và đục nặng. 
Khi nhận xét vệ sinh nguồn nước theo tính chất vật lý cần tìm nguyên 
nhân sinh ra màu sắc, mùi vị, độ trong của nước. Các chất hữu cơ, vô cơ sinh ra 
tính chất thủy lý không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Xác định rõ nguyên nhân thì mới 
tìm ra được giải pháp tối ưu để xử lý nước. 
 5.4. Dự trữ và vệ sinh nguồn nước 
 5.4.1. Dự trữ nguồn nước 
Để đảm bảo luôn chủ động được nguồn nước trong chăn nuôi, thì chúng ta 
cần phải có những biện pháp dự trữ nguồn nước. Đặc biệt là vào mùa khô thì 
vấn đề khan hiếm nước càng trở lên trầm trọng. 
Có rất nhiều cách để dự trữ được nguồn nước giúp chúng ta chủ động hơn 
trong quá trình chăn nuôi đó là: 
 118 
 - Xây bể: Để dự trữ nguồn lúc dư thừa hoặc nước mưa có trong tự nhiên, 
đây là nguồn nước tương đối sạch và có thể sử dụng trực tiếp cho chăn nuôi. 
 - Đào ao: Đây là mô hình chăn nuôi kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao 
và là nguồn dự trữ nước để phục vụ cho chăn nuôi. 
 5.4.2. Vệ sinh nguồn nước 
Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn. Nhưng hiện nay, nguồn 
nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất lại dần 
thu hẹp. Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường do các chất thải của các 
nhà máy xí nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sạch của chúng 
ta. 
Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cũng như giảm thiểu được bệnh tật trong 
chăn nuôi chúng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu trong vấn đề xử lý 
nước. 
Vệ sinh nguồn nước là quá trình làm nước sạch về mặt vật lý, hóa học và 
sinh vật học, gồm các khâu sau: 
 a. Sa lắng tự nhiên 
 - Do tỷ trọng của vật trôi nổi lớn hơn nước nên tự chìm xuống. 
 - Tích trữ nước trong các bể chứa từ 6 - 8 giờ thì 60% các vật trôi nổi sẽ 
lắng xuống. 
 b. Sa lắng nhân tạo 
 - Dùng hóa chất để kích thích sự sa lắng xảy ra nhanh hơn. 
 - Thường dùng Al2(SO4)3 (phèn chua) hoặc Fe2(SO4)3 (phèn đen) để tạo 
ra dung dịch keo có khả năng hấp thu các hạt, sinh vật trôi nổi, các vi sinh vật. 
Do tỷ trọng lớn hơn nước nên khi hạt keo lắng xuống sẽ kéo theo nhưng sinh vật 
trôi nổi, các hạt và vi sinh vật trong nước.. 
 - Nước có độ đục thấp (hoặc hơi đục), hàm lượng phèn chua sử dụng để xử 
lý cần khoảng 40mg/1000 ml, nếu nước có độ đục cao hàm lượng phèn chua sử 
dụng để xử lý cần khoảng 60mg/1000 ml. 
 119 
 c. Lọc nước 
 - Lọc nước thường là kỹ thuật tiếp theo sau khi đã xử lý sa lắng và kết tụ, 
có nghĩa là tiếp tục giữ lại những vật nổi thông qua những lỗ lọc có kích thước 
nhỏ. 
 - Có thể dùng các nguyên liệu cát, sỏi cuội, than, xếp thành từng lớp trong 
bể lọc nước. 
 - Bể lọc công nghiệp có quy mô lớn, thường bố trí một lớp cát dày 0,7m, 
lớp sỏi dày 0,6m. Với diện tích 1m2 của bể lọc sau 1 giờ có thể lọc được từ 5 – 
7m
3
 nước chất lượng, đảm bảo ngăn chặn được 99% vi khuẩn. 
 - Để đảm bảo vệ sinh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh và định kỳ tiêu độc các 
nguyên liệu của bể lọc. 
 d. Khử sắt 
 - Trong nước ngầm có nhiều Fe++ hòa tan gây ảnh hưởng đến màu sắc và 
mùi, vị của nước. Khi hàm lượng sắt hòa tan vượt quá 1mg/lít sẽ phải xử lý để 
mẫu nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ở mức 0,3mg/lít nước. 
 - Phun nước để thải khí CO2 và tăng cường O2 từ nguồn cung cấp trong 
không khí tự nhiên nhằm oxy hóa Fe++ thành Fe+++ kết tủa. 
 - Có thể sử dụng vôi sượng để khử sắt. Vôi sượng là đá vôi (CaCO3) chưa 
nung chín. 
 e.Khử mùi, vị 
 - Tăng cường bề mặt thoáng để khử mùi hydro sulfua. 
 - Tăng diện tích tiếp xúc với không khí tự nhiên bằng phương pháp giàn 
phun rơi tự do, cho nước chảy lắt léo hoặc thổi trực tiếp không khí qua các lớp 
nước. 
 - Khử mùi nước bằng CuSO4 hoặc cacbon (than) hoạt tính. 
 g. Tiêu độc khử trùng nước. 
 - Dùng Clo để tiêu độc khử trùng nước: 
 120 
 + Nước có chất lượng đầu nguồn tốt, lượng Clo sử dụng để tiêu độc khử 
trùng 0,5 – 0,8mg/lít. 
 + Nước có chất lượng kém, lượng Clo sử dụng để tiêu độc khử trùng 0,8 – 
1mg/lít. 
 + Nước sông, hồ lượng Clo cần sử dụng 1,5 – 2,5mg/lít. 
 - Khử trùng nước bằng ozon (O3): Oxy nguyên tử tác dụng oxy hóa mạnh, 
có tính năng sát trùng, tiêu độc và khử mùi nước. Nồng độ cần thiết để đảm bảo 
tiêu độc, khử trùng có hiệu quả từ 1 – 5mg/lít nước. 
 - Dùng nhiệt độ: đun sôi nước ở 1000C/15 phút là phương pháp tiêu độc, 
khử trùng thông dụng, đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ áp dụng 
đối với những thể tích nước không quá lớn. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi 
1.1. Đặc điểm các loại thức ăn cho lợn rừng, lợn nuôi thả 
1.2. Đặc điểm các loại nước dùng trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. 
1.3. Đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: 
TT Nội dung Đúng Sai 
1 Thức ăn tinh bột cung cấp nhiều năng lượng 
2 Lợn ăn đúng giờ quy định trong ngày sẽ tăng tiết dịch vị, 
tăng khả năng tiêu hoá hấp thu 
3 Lợn rừng, lợn nuôi thả cần nhiều thức ăn thô xanh 
4 Thức ăn thô xanh giàu Caroten, Vitamin và nước 
5 Thức ăn đã phối trộn nên sử dụng hết trong vòng 7 ngày, 
bảo quản nơi khô, mát, cách nền và xa tường 
6 Khi phối trộn các nguyên liệu thức ăn, với nguyên liệu ít 
như khoáng và vitamin hoặc thuốc phải trộn trước với ít 
ngô hay tấm rồi mới trộn với các nguyên liệu khác 
 2. Bài tập thực hành 
 2.1. Nhận dạng, phân loại và đánh giá nguyên liệu thức ăn 
 2.2. Xác định, phân loại và đánh giá nguồn nước 
 121 
 2.3. Kiểm tra chất lượng nước uống 
 2.4. Lựa chọn nguồn nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 C. Ghi nhớ: 
 - Cách chọn nguyên liệu thức ăn và phối trộn các nguyên liệu cho đều 
 - Tiêu chuẩn thức ăn lợn rừng, lợn nuôi thả với từng giai đoạn nuôi. 
 - Cách lựa chọn nguồn nước uống cho lợn rưng, lợn nuôi thả 
 - Cách kiểm tra nguồn nước. 
 122 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
 1. Vị trí: Mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả là một 
mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề nuôi lợn rừng, 
lợn nuôi thả; được giảng dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề. Mô đun 
chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả có thể giảng dạy độc lập hoặc kết 
hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
 2. Tính chất: Đây là mô đun quan trọng trong chương trình đào tạo nghề 
sơ cấp Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả; là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ 
năng thực hành nghề. Mô đun giúp cho người học chuẩn bị được các điều kiện 
cơ bản nhất trước khi chăn nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. 
II. Mục tiêu: 
 - Mô tả được đặc điểm các giống lợn rừng, lợn nuôi thả; nhận biết các loại 
thức ăn, nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả và cách thức chọn giống, nhân 
giống lợn. 
 - Bố trí được khu nuôi thả, chọn được giống lợn nuôi phù hợp, xác định 
được nguồn thức ăn, nước uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tỷ mỉ. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã 
bài 
Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra * 
MĐ01-
1 
Bài mở 
đầu 
Lý 
thuyết 
Tại lớp 
01 01 
MĐ01-
2 
Bài 1: 
Chọn 
giống 
lợn rừng, 
lợn nuôi 
thả 
Tích hợp 
Tại lớp 
và tại 
trại 
chăn nuôi 
32 8 23 01 
 123 
MĐ01-
3 
Bài 2: 
Chuồng 
trại nuôi 
lợn rừng, 
lợn nuôi 
thả 
Tích hợp 
Tại lớp 
và tại 
trại 
chăn nuôi 
33 9 23 01 
MĐ01-
4 
Bài 3: 
Thức ăn, 
nước 
uống cho 
lợn rừng 
lợn nuôi 
thả 
Tích hợp 
Tại lớp 
và tại 
trại 
chăn nuôi 
36 10 24 02 
 Kiểm tra 
kết thúc 
Mô đun 
Tích 
hợp 
Tại lớp 
và tại 
trại 
chăn 
nuôi 
08 08 
 Cộng 110 28 70 12 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 4.1. Bài thực hành 2.3: Chọn lợn đực giống 
Nhận xét ngoại hình lợn đực giống 
 - Nguồn lực: Hình ảnh hoặc lợn đực giống tại trang trại chăn nuôi, bảng 
trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn đực 
giống theo hình ảnh hoặc lợn đực giống tại trang trại chăn nuôi và điền vào 
bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng ngoại hình lợn đực giống 
theo đặc điểm giống; đầu, cổ; vai, ngực; lưng sườn và bụng; mông và đùi sau; 
bốn chân; bộ phận sinh dục. 
 4.2. Bài thực hành 2.4: Chọn lợn nái 
 124 
Nhận xét ngoại hình lợn nái 
 - Nguồn lực: Hình ảnh hoặc lợn nái tại trang trại chăn nuôi, bảng trắc 
nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn nái theo 
hình ảnh hoặc lợn nái tại trang trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng ngoại hình lợn nái theo 
đặc điểm giống; đầu, cổ; vai, ngực; lưng sườn và bụng; mông và đùi sau; bốn 
chân; vú và bộ phận sinh dục. 
 4.3. Bài thực hành 2.5: Đặc điểm của lợn con tốt để nuôi thịt 
 - Nguồn lực: Hình ảnh, bảng liệt kê. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên hoàn thành bảng liệt kê 
các tiêu chuẩn chọn lợn nuôi thịt. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Liệt kê đầy đủ và chính xác các tiêu 
chuẩn chọn giống lợn nuôi thịt. 
 4.4. Bài thực hành 2.6: Quan sát, chọn lợn giống nuôi thịt 
 - Nguồn lực: 2 - 3 đàn lợn con chuẩn bị xuất bán nuôi thịt ở các hộ chăn 
nuôi, bảng liệt kê. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát đàn lợn và điền 
vào bảng liệt kê. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chọn đầy đủ và chính xác lợn giống 
nuôi thịt đạt tiêu chuẩn. 
 125 
 4.5. Bài thực hành: Thăm quan các cơ sở chăn nuôi 
Tham quan trang trại, hộ chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, nhận xét về các 
kiểu chuồng nuôi và cách bố trí các khu trong trang trại. 
- Nguồn lực: một số trại chăn nuôi quy mô gia đình và quy mô lớn, 
bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm (tham quan 20 phút, trả lời câu 
hỏi trong bảng trắc nghiệm 10 phút). 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan trang trại chăn 
nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả theo quy mô gia đình, trang trại. Sau đó điền vào 
bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận xét các kiểu chuồng nuôi, kích 
thước các loại chuồng nuôi, mật độ nuôi trong chuồng tại trang trại chăn 
nuôi, hộ chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả; hệ thống xử lý nước thải. 
 4.6. Bài thực hành: Các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế, vật liêu xây dựng 
chuồng nuôi 
 - Nguồn lực: Hình ảnh, bảng trắc nghiệm. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 20 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên nhận diện hình ảnh 
chuồng nuôi, khu nuôi thả và điền vào bảng trắc nghiệm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định đúng các yêu cầu kỹ thuật về 
thiết kế chuồng nuôi, khu nuôi thả lợn. 
 4.7. Bài thực hành: Nhận dạng, phân loại và đánh giá nguyên liệu thức 
ăn 
 - Nguồn lực: Mẫu nguyên liệu thức ăn, bảng đánh giá. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 126 
 - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát và đánh giá 
các mẫu nguyên liệu thức ăn rồi điền vào bảng đánh giá theo nhóm giàu năng 
lượng, giàu đạm, giàu khoáng, giàu vitamin. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận dạng, phân loại và đánh giá các 
nguyên liệu thức ăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 4.8. Bài thực hành: Xác định, phân loại và đánh giá nguồn nước 
 - Nguồn lực: Mẫu nguyên liệu nước, bảng đánh giá. 
 - Cách thức: Chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). 
 - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát và đánh giá 
các mẫu nguyên liệu nước rồi điền vào bảng đánh giá theo nhóm. 
 - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Xác định, phân loại và đánh giá các 
nguồn nước dùng cho nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả đúng yêu cầu kỹ thuật. 
 4.9. Bài thực hành: Kiểm tra chất lượng nước uống 
 - Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ, 
30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 30 bộ bảo hộ lao động đủ 
các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho từng 
nguồn nước. 
 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng kiểm tra chất lượng nước 
uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Đánh giá được chất lượng các loại 
nước trên. 
 4.10. Bài thực hành: Lựa chọn nguồn nước uống cho lợn rừng, lợn 
 127 
nuôi thả. 
 - Nguồn lực: 30 lít nước giếng khoan, 30 lít nước máy, 30 lít nước ao hồ, 
30 lít nước sông ngòi, một số ao hồ ở cơ sở sản xuất, 30 bộ bảo hộ lao động đủ 
các loại (quần áo bảo hộ, khẩu trang, ủng, găng tay su). 
 - Cách thức tổ chức: chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), 
mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hành kiểm tra chất lượng nước uống cho từng 
loại nước 
 - Thời gian hoàn thành: 4 giờ. 
 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát việc thực hiện của học viên, 
đối chiếu với tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng lựa chọn nguồn nước 
uống cho lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 - Kết quả và sản phẩm cần đạt được: lựa chọn được nguồn nước đảm bảo 
vệ sinh sử dụng cho lợn rừng, lợn nuôi thả. 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
1. Chọn giống lợn rừng, lợn nuôi thả 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Trình bày được đặc diểm các giống 
lợn rừng và tập tính. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Trình bày được đặc điểm các giống 
lợn nuôi thả và tập tính. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Thực hiện đúng quy trình chọn giống 
lợn rừng để nuôi 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Thực hiện đúng quy trình chọn giống 
lợn nuôi thả để nuôi 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2: Chuồng trại nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 128 
1. Trình bày được các bước xây dựng 
chuồng nuôi và bố trí khu nuôi thả 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Chọn được các loại máng ăn, máng 
uống phù hợp 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Thực hiện đúng kỹ thuật xây dựng 
rào và vách ngăn của chuồng và khu 
nuôi thả 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Xác định đúng diện tích chuồng nuôi 
cho từng đối tượng lợn 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3: Thức ăn, nước uống cho lợn rừng lợn nuôi thả 
 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Nhận biết được đặc điểm các loại thức 
ăn thô xanh 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
2. Nhận biết được đặc điểm các loại thức 
ăn tinh 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
3. Nhận biết được đặc điểm các loại thức 
ăn bổ sung. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
4. Xác định được nguồn nước đảm bảo 
yêu cầu để sử dụng. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
5. Thực hiện được quy trình xử lý nguồn 
nước đảm bảo yêu cầu. 
Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận 
 129 
VI. Tài liệu tham khảo 
 - Nguyễn Thái Bình, Đặng Ngọc Lý, Hồ Quang Sắc. Kỹ thuật nuôi lợn rừng 
(heo rừng). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 
 - Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Khắc Tích. Nghề nuôi lợn rừng. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp. 
 130 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013 của 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Xuân Lới Chủ nhiệm 
2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 
3. Ông Hà Văn Lý Thư ký 
4. Ông Nông Văn Trung Ủy viên 
5. Bà Đỗ Huyền Trang Ủy viên 
6. Ông Doàn Văn Soạn Ủy viên 
7. Bà Nguyễn Thị Minh Hiền Ủy viên 
8. Ông Đào Tuấn Minh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB , ngày 17 tháng 06 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 
1. Ông Nguyễn Quang Rạng Chủ tịch 
2. Ông Lâm Quang Dụ Thư ký 
3. Ông Lâm Trần Khanh Ủy viên 
4. Ông Đinh Hồng Tâm Ủy viên 
5. Ông Nguyễn Đình Nguyên Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_dieu_kien_nuoi_lon_rung_lon_nuoi_tha_ma.pdf
Ebook liên quan