Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng đào, quất cảnh

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng đào, quất cảnh: ...m bảo an toàn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. An toàn lao động trước hết là lĩnh vực của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. An toàn lao động mang lạ... vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác (kiểu hình nanh sấu). Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cách hàng, khoảng cách cây đều giống nhau. 36 Công thức tính mật độ trồng như sau: ...n cũg như dạng lỏng, không thông qua bất kỳ một phản ứng hóa học nào. Ví dụ: Để có 100kg chứa 30% chất dinh dưỡng NPK 8-12-10, người ta dùng các 51 loại phân đơn như sau: (NH4)2SO4 40 kg, apatit nghiển (34% P2O5) 28kg, super lân (17% P2O5) 15kg, KCl ( 60%K2O) 17kg Để sản xuất 1000kg hỗ...

pdf73 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Trồng đào, quất cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phân khác như: phân thỏ, 
gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân. 
 Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ 
nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ. 
 Ngoài ra có thể thực hiện cách ủ như sau: Trước tiên dùng vỏ trấu, bã 
thực vật... trộn đều với men vi sinh Trichoderma; sau đó, cho một lớp phân 
chuồng (trâu, bò, heo, gà...) có ẩm độ 40 – 50% vào hố ủ dày khoảng 20cm, rải 
một lớp mỏng men vi sinh, và lớp Super Lân và tiếp tục như thế cho đến khi đống 
phân đạt 1 – 1,5m, rồi dùng bạc phủ kín che nắng, mưa. Sau 3 – 5 ngày, nhiệt độ 
trong đống phân tăng lên và đạt 70oC, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng 
như diết các loại mầm bệnh có trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia 
súc; thời gian 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho 
đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng tốt cho cây 
ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu... 
 Hiện trên thị trường có bán 1kg men vi sinh Trichoderma, 3kg men vi sinh 
trộn đều 30kg Super Lân, ủ được 1 tấn phân chuồng, áp dụng phương pháp ủ như 
trên, giá thành giảm từ 30 – 50% với các loại phân vô cơ trên thị trường, dùng 
phân này bón cho cây trồng và rau màu không những đạt năng suất cao, cây lá 
xanh mướt và được thị trường ưa chuộng mà còn phòng trừ các bệnh vàng lá, thối 
rễ...Chú ý, khi ủ phân bà con nông dân không dùng vôi, vì làm huỷ diệt các vi sinh 
vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất. Được biết, dùng 
men vi sinh Trichoderma tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, phân giải 
nhanh các chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng cường đề kháng cho cây 
trồng đối với các loại vi sinh vật hại, giảm giá thành tăng năng suất cây trồng... 
59 
 Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ 
phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng 
phân. 
 Phân xanh 
 Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ. Vì vậy, 
phân xanh chỉ phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Cho nên người ta thường 
dùng phân xanh để bón lót cho cây hàng năm hoặc dùng để “ép xanh” (tủ gốc) cho 
cây lâu năm. 
 Tính chất của phân xanh 
 Cây phân xanh thường là cây họ đậu, tuy vậy cũng có một số loài cây thuộc 
các họ khác như cỏ lào, cây quỳ dại, v.v.. cũng được nhiều nơi dùng làm phân xanh. 
 Phân xanh có nhiều loài được nông dân gieo trồng với mục đích làm phân 
bón, nhưng cũng có một số loài cây mọc hoang dại được sử dụng làm phân xanh. 
Các loại cây họ đậu thường có các vi sinh vật cộng sinh sống trên rễ và giúp cây 
hút đạm từ không khí. Lượng đạm này về sau có thể cung cấp một phần cho cây 
trồng. Cây họ đậu còn có khả năng hút lân khó tiêu và kali từ những lớp đất sâu 
mạnh hơn nhiều loài cây khác. 
 Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Ngoài việc được sử 
dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm 
cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ 
phì nhiêu của đất. 
 Cây phân xanh có nhiều loài và có khả năng thích nghi rộng cho nên cây 
phân xanh có thể trồng được ở nhiều nơi và có thể nói, nơi nào cũng có thể 
trồng được phân xanh, các loại cây phân xanh có vai trò rất to lớn trong việc gìn 
giữ, cải tạo đất và góp phần rất đắc lực làm tăng năng suất các loại cây trồng. Các 
loài cây phân xanh được trồng nhiều nơi ở nước ta là: muồng, điền thanh, đậu nho 
nhe, keo dậu, cỏ stylô, trinh nữ không gai 
 - Một số loại cây phân xanh: 
Hình 1.3.19: Cây điền thanh 
60 
Hình 1.3.20 .Cây điên điển 
Hình 1.3.21: Cây lục bình 
Hình 1.3.21: Cây muồng 
61 
Hình 1.3.22: Cây đậu triều 
Hình 1.3.23: Cây cốt khí 
 Cây phân xanh có khả năng thích nghi lớn, nhưng không phải loài cây nào 
ở đâu trồng cũng được. Năng suất chất xanh và khả năng phát triển của các loài cây 
có thể thay đổi tuỳ theo chân đất và điều kiện cụ thể ở từng nơi. Có loài thích hợp ở 
các chân đất đồi, có loài thích hợp ở các chân đất cát, có loài thích hợp ở các tỉnh 
Nam Bộ, có loài thích hợp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, v.v.. Vì vậy, cần lựa chọn 
các loài thích hợp với điều kiện của địa phương để trồng mới thu được kết quả tốt. 
Cây phân xanh cũng thường chỉ phát huy tác dụng trong những cơ cấu nhất định 
với các loài cây trồng, vì vậy cần lựa chọn những cơ cấu cây trồng hợp lý với 
thành phần cây phân xanh phù hợp để trồng xen, trong vườn cây đào, quất cảnh 
 2.2.2. Cách sử dụng 
 Đặc điểm sử dụng phân xanh 
 - Khi cây phân xanh ra hoa, người ra cày vùi chúng vào đất vì lúc này cây 
phân xanh có năng suất sinh khối cao, cây chưa có hạt nên hạt chưa rụng xuống đất 
mọc thành cây con gây trở ngại cho việc trồng cây chính vụ sau. 
 - Dùng cây phân xanh bón lót cho cây trồng lúc làm đất. 
 - Đưa vào hệ thống xen canh trên vườn cây trồng chính. 
 - Tủ gốc, phủ luống, “ép xanh” cho cây lâu năm. 
 Đặc điểm của phân chuồng 
62 
 Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng, tức thời như phân hoá học, nhưng 
phân chuồng có những tác dụng mà không một loại phân hoá học nào có được. Tuy nhiên, 
phân chuồng cũng có nhiều hạn chế cần hết sức lưu ý khi sử dụng. 
Ưu điểm: 
 - Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như 
đạm, lân, kali, canxi, magiê, natri, silic. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, 
mangan, molipden... hàm lượng không cao. 
 - Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp hơn, 
bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với điều 
kiện ngoại cảnh bất thuận lợi như rét, xói mòn, hạn... Vì vậy người ta gọi phân 
chuồng là phân cải tạo hoá - lý tính đất. 
 - Một ưu điểm nữa của phân chuồng là nông dân có thể tự làm được dựa 
trên những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với 
chất thải chuồng trại trong chăn nuôi. 
Hạn chế: 
 Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng 
chất dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm 
nguyên chất trong loại phân chuồng tốt nhất cũng chỉ đạt 3 - 4% (trong khi đó ở 
urê là 46%). Vì vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn và phải kết hợp 
bón bổ sung với phân hoá học trong những giai đoạn cây cần. 
 - Phân chuồng có tác dụng từ từ, vận chuyển cồng kềnh, phụ thuộc vào 
chăn nuôi. Nếu không được chế biến kỹ có thể mang một số nấm bệnh hại cây trồng. 
Ngoài ra do lên men, phân chuồng có chứa các axit hữu cơ, nên khi bón, nếu không 
kết hợp với vôi sẽ làm chua đất. 
 - Nhiều hộ nông dân, sử dụng cả phân chuồng tươi đem bón với hy vọng 
cây trồng sẽ hấp thu được. Đây là việc làm hoàn toàn sai, vì phân chuồng tươi là loại 
phân chuồng chưa qua ủ, chứa hàm lượng dinh dưỡng khó tiêu lớn, nếu đem bón cây 
trồng cũng không hấp thụ được ngay mà còn làm lây lan nấm bệnh và cỏ dại cho 
vườn và cây trồng. Vì vậy, khi sử dụng phân chuồng bà con nên sử dụng phân 
chuồng hoai mục để bón. 
 3. Chuẩn bị các loại thuốc bảo vệ thực vật 
 Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây đào, quất cảnh bị rất nhiều 
loài sâu, bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Sản phẩm của cây đào, quất cảnh lại 
được dùng để trưng bày, trang trí cho nên đòi hỏi phải đẹp cả lá, hoa, quả, thân, 
cành. Do vậy, trong sản xuất đào, quất cảnh cần phải dùng nhiều loại thuốc bảo vệ 
thực vật, điều tiết sinh trưởng. 
 Tùy theo đặc điểm của vùng miền và chủng sâu bệnh hại trên cây đào, quất 
cảnh có thể giống hoặc khác nhau, nhưng nhìn chung cây đào, quất cảnh thường bị 
một số loại sâu, bệnh chủ yếu phá hoại như: 
63 
Loại sâu bệnh Loại thuốc phòng trừ 
Sâu vẽ bùa 
Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (Confidor), 
Cypermethrin, các loại thuốc gốc Abamectin, 
Polytrin P, Dầu khoáng D-C Tron plus để 
phòng trị. 
Nhện đỏ 
Có thể dùng các loại thuốc như Comite, 
Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu 
khoáng DC- Tron Plus. 
Rầy chổng cánh 
bằng một trong các loại thuốc như: DC-Tron 
Plus 98.8EC; Applaud-Bas 27BTN; Virofos 
20EC; Applaud-Mipc 25BTN; Vicondor 50EC; 
Trebon10EC; Bascide 50EC; Butyl 10WP... 
Khi phun nên tập trung xịt vào những chỗ có 
rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây). 
64 
Ruồi vàng 
Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( 
đặt 5-10m/1 bẩy). 
- Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi 
trưởng thành đực và cái. Không phun toàn 
ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách 
luống, không phun trực tiếp lên trái. 
- 
Sâu đục cành 
vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 
phần vôi tôi + 20 phần nước) 
Sâu đục gốc 
vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 
phần vôi tôi + 20 phần nước) 
Sâu đục thân 
vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 
phần vôi tôi + 20 phần nước) 
Sâu xanh bướm phượng Nếu thấy mật độ cao, có thể tiến hành phun 
thuốc phòng trừ sâu non bằng các loại thuốc trừ 
65 
sâu thông thường, như Sumicidin 50EC, Fastac 
50EC, Regent 800WG nồng độ 0,1- 0,2% với 
lượng thuốc phun từ 600- 800 lít thuốc đã pha 
cho 1 ha. 
Bệnh vàng lá greening 
Sử dụng một trong số các loại thuốc sau để 
phun trừ rầy chổng cánh nhăn chặn sự truyền 
bệnh như: Trebon, Sherpa, dầu khoáng, Sử 
dụng thuốc hóa học như Applaud 
10BHN,Applaud MIPC 25% BTN,Bassa 
 Bệnh loét 
Dùng thuốc hóa học (Boóc đô 1%), Phun các 
loại thuốc gốc đồng như Copperzinc,Kasuran 
BTN(1,5-2%),hoặc Zineb 80 BHN(1/500-
1/800) 
 4. Chuẩn bị các loại chất điều tiết sinh trưởng 
 Bất cứ nhà vườn nào khi trồng đào, quất cảnh đều mong đào có nhiều hoa, 
quất cỏ nhiều quả và hoa, quả có mẫu mã đẹp, cân đối. Tuy nhiên, nghề trồng đào 
quất cảnh cũng giống như tình trạng chung của sản xuất nông nghiệp là chịu phụ 
thuộc lớn từ yếu tố tự nhiên, khí hậu. Những năm mưa thuận, gió hòa thì cây ra hoa, 
quả đẹp đúng dịp tết nguyên đán, nhưng có những năm thời tiết bất thuận thì đào, 
quất có thể nở/chín sớm hoặc muộn trước tết cả tháng. Nhằm hạn chế mức thấp nhất 
những ảnh hưởng bất thuận từ ngoại cảnh đòi hỏi nghề trồng đào, quất cảnh phải sử 
dụng các chất điều tiết sinh trưởng. Một số nhóm chất điều tiết có thể dùng như: α-
NAA, GA, SADH... để ngăn chặn sự rụng hoa, rụng quả, rút ngắn thời gian ra hoa, 
kích thích quả chín đồng loạt. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi trắc nghiệm 
 * Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây: 
Câu 1 : Nguồn nước tưới cho đào, quất cảnh yêu cầu phải đảm bảo: 
 A: Tinh khiết 
 B: không nhiễm phèn, mặn 
66 
Câu 2: Nguồn nước nào có thể sử dụng tốt để tưới cho đào, quất cảnh? 
 A: nước thải sinh hoạt từ khu dân cư 
 B: nước giếng khoan 
 C: nước thải tự các khu chế xuất công nghiệp 
Câu 3 : Loại phân nào dùng bón cho đào, quất cảnh đảm bảo tính bền và an toàn cho 
cây? 
 A: phân khoáng 
 B: đậu tương nghiền 
 C: phân chuồng tươi 
Câu 4 : Loại phân nào nên sử dụng bón lót? 
 A: phân hữu cơ 
 B: phân chuồng hoai mục 
 C: phân vi sinh 
 D. cả 3 loại phân trên 
Câu 5: Có thể xem vai trò của phân hữu cơ trong trồng đào, quất cảnh là: 
 A: rất quan trọng 
 B: không cần thiết, nếu không có thì dùng nhiều phân N- P-K 
Câu 6 : Có thể xem việc chuẩn bị tốt các nguồn phân bón, thuốc BVTV trước trồng là: 
 A: rất cần thiết 
 B: không cần thiết 
Câu 7 : Quan niệm dùng phân chuồng tươi để bón cho cây đào, quất cảnh tốt hơn 
phân chuồng hoai mục là: 
 A: Đúng 
 B: Sai 
Câu 8 : Việc bổ sung phân vi lượng cho cây đào, quất cảnh giúp cho cây: 
 A: sinh trưởng cân đối 
 B: hoa, quả có mẫu mã đẹp 
 C: cả A và B 
2. Bài thực hành: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ phân hữu cơ 
 C. Ghi nhớ: 
 - Các loại phân bón cho cây đào, quất cảnh. 
 - Cách ủ phân hữu cơ. 
67 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
 I. Vị tr , t nh chất của mô đun/môn học: 
 - Vị trí: 
+ Mô đun 01: Chuẩn bị điều kiện trước khi trồng được bố trí học trước các mô 
đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng đào, quất cảnh. Việc giảng dạy mô 
đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. 
 - Tính chất: 
+ Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên 
tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây, cơ sở sản xuất của nghề. 
 II. Mục tiêu: 
 - Kiến thức: 
+ Liệt kê được các loại đất phù hợp với từng loại cây đào, quất cảnh; 
+ Xác định được nguồn nước tưới cho sản xuất cây đào, quất cảnh; 
+ Liệt kê được các loại phân bón, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng 
trong nghề sản xuất đào, quất cảnh; 
+ Liệt kê và nêu được tác dụng của các loại công cụ lao động của nghề trồng 
đào, quất cảnh. 
 - Kỹ năng: 
+ Lựa chọn được đất trồng phù hợp với yêu cầu của từng loại cây đào, quất 
cảnh; 
+ Thực hiện làm đất theo đúng yêu cầu kỹ thuật; 
+ Biết cách đào hố, bón phân lót cho cây đào, quất cảnh; 
+ Lựa chọn được nguồn nước tưới phù hợp; 
+ Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc 
làm đất trồng đào, quất cảnh đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 
 - Thái độ: 
 + Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và 
bảo vệ môi trường; 
 III. Nội dung ch nh của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 01 - 
01 
Chuẩn bị dụng cụ, 
trang thiết bị lao 
động 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
26 6 18 2 
68 
MĐ 01 - 
02 
Chuẩn bị đất trồng Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
30 4 24 2 
MĐ 01 – 
03 
Chuẩn bị nguồn 
nước tưới, hóa 
chất, phân bón và 
thuốc bảo vệ thực 
vật 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
36 6 28 2 
 Kiểm tra hết mô đun 2 2 
 Cộng 94 16 70 8 
 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý 
thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). 
 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
 - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 
- 2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) 
 - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được 
chọn. 
 - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả 
lớp học. 
 Việc đánh giá cụ thể các câu hỏi trắc nghiệm như sau: 
 * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 1 
 Câu 1: Đáp án đúng là D 
 Câu 2: Đáp án đúng là A 
 Câu 3: Đáp án đúng là A 
 Câu 4: Đáp án đúng là A 
 Câu 5: Đáp án đúng là A 
 Câu 6: Đáp án đúng là B 
 Câu 7: Đáp án đúng là C 
 Câu 8: Đáp án đúng là A 
 * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 2 
 Câu 1: Đáp án đúng là C 
 Câu 2: Đáp án đúng là B 
 Câu 3: Đáp án đúng là A 
 Câu 4: Đáp án đúng là B 
 Câu 5: Đáp án đúng là B 
 Câu 6: Đáp án đúng là D 
 Câu 7: Đáp án đúng là A 
 Câu 8: Đáp án đúng là A 
69 
 * Hướng dẫn trả lời các câu hỏi, bài tập của bài 3 
 Câu 1: Đáp án đúng là B 
 Câu 2: Đáp án đúng là B 
 Câu 3: Đáp án đúng là B 
 Câu 4: Đáp án đúng là D 
 Câu 5: Đáp án đúng là A 
 Câu 6: Đáp án đúng là A 
 Câu 7: Đáp án đúng là B 
 Câu 8: Đáp án đúng là C 
 * Bài tập thực hành: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho nghề trồng đào, 
quất cảnh 
 - Mục tiêu 
 Lựa chọn đúng loại dụng cụ, trang thiết bị cần 
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc 
 Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. 
 - Nguồn lực: cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ tưới nước, bảo hộ lao động 
 - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc 
theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các 
bước/nhóm bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: lựa chọn và sử dụng 
dụng cụ, trang thiết bị 
 - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn 
đúng loại dụng cụ, trang thiết bị, sử dụng đúng quy cách. 
 * Bài tập thực hành: Lựa chọn đất trồng, làm đất và lên luống, đào hố, bón phân 
lót, trồng cây đào. 
 - Mục tiêu 
 Lựa chọn đúng loại đất trồng phù hợp với cây đào, quất cảnh 
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc 
 Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. 
 - Nguồn lực: cuốc, xẻng, xà beng, dụng cụ tưới nước, bảo hộ lao động 
 - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc 
theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các 
bước/nhóm bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: lựa chọn đúng loại đất 
và đào hố, chuẩn bị hố/mô trồng đúng quy cách. 
 - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn 
70 
đúng loại đất và chuẩn bị hố trồng đúng quy cách 
 * Bài tập thực hành: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ phân hữu cơ 
 - Mục tiêu 
 Lựa chọn đúng loại phân 
 Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cho từng công việc 
 Tiết kiệm nguyên vật liệu và có ý thức bảo vệ môi trường. 
 - Nguồn lực: phân chuồng, phân xanh, thúng, xảo, cuốc, xẻng, bảo hộ lao động 
 - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (05 học viên/nhóm) hoặc 
theo cá nhân, mỗi nhóm hoặc cá nhân hoàn thành toàn bộ hoặc một phần các 
bước/nhóm bước công việc. 
 - Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: : lựa chọn đúng loại 
phân bón cho từng giai đoạn, ủ phân chuồng, phân xanh đúng kỹ thuật 
 - Thời gian hoàn thành: 10 giờ. 
 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: lựa chọn 
đúng loại phân bón cho từng giai đoạn, ủ phân chuồng, phân xanh đúng kỹ thuật 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Đánh giá bài thực hành 1.1.1: Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cho 
nghề trồng đào, quất cảnh 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Liệt kê các loại công cụ 
cần dùng trong việc trồng đào, quất 
cảnh 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật 
liệu: cuốc, xẻng, xô chậu, cọc cắm, các 
loại phân bón... 
Tiêu chí 2: Thực hiện chuẩn bị dụng 
cụ 
- Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ trang 
thiết bị. 
Tiêu chí đánh giá chung: - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 
 5.2. Đánh giá bài thực hành 1.1.2: Lựa chọn đất trồng, làm đất và lên luống, đào 
hố, bón phân lót, trồng cây đào. 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ, 
nguyên vật liệu để làm đất, lên 
luống, bón phân lót 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật 
liệu: cuốc, xẻng, phân bón, thuốc bảo vệ 
thực vật 
Tiêu chí 2: Đào hố, bón phân lót - Đào hố đúng kích thước, bón phân lót 
đều trong hố 
Tiêu chí đánh giá chung: Khả năng 
phối hợp giữa các thành viên 
- Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 
71 
 5.3. Đánh giá bài thực hành 1.2.1: Chuẩn bị phân bón cho cây quất cảnh, ủ 
phân hữu cơ 
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Liệt kê các loại công cụ 
cần dùng trong việc ủ phân 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật 
liệu: cuốc, xẻng, xô chậu, các loại phân 
chuồng, cây phân xanh... 
Tiêu chí 2:Thực hiện ủ phân chuồng - Tiến hành ủ phân theo đúng quy trình 
kỹ thuật. 
Tiêu chí đánh giá chung: - Phân công công việc cụ thể rõ ràng. 
 VI. Tài liệu tham khảo 
 [1]. Phạm Thanh Hải, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp 
 [2]. Giáo trình MĐ 01 – Xây dựng vườn ươm. Chương trình dạy nghề Trình 
độ sơ cấp 
 [3]. Trần Xuân Dũng, 2005. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào, quất cảnh . 
Nhà xuất bản nông nghiệp. 
72 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông: Trần Văn Dư Chủ nhiệm 
2. Ông: Phùng Hữu Cần Phó chủ nhiệm 
3. Ông: Lê Trung Hưng Thư ký 
4. Ông : Đồng Văn Quang Ủy viên 
5. Ông: Trần Ngọc Trường Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
 (Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Ông: Nguyễn Cảnh Chính Chủ tịch 
2. Ông: Lâm Quang Dụ Thư ký 
3. Ông: Trần Thế Hanh Ủy viên 
4. Ông: Nguyễn Văn Dũng Ủy viên 
5. Bà: Đắc Thị Ất Ủy viên./ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_dieu_kien_truoc_khi_trong_ma_so_md_01_tr.pdf