Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm

Tóm tắt Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm: ...ơng pháp: Hệ thống thông tin thị trường: Có thể lấy thông tin từ các bản tin hoặc yêu cầu cán bộ đang làm việc tại các ban thông tin thị trường cấp tỉnh và quốc gia cung cấp. Khi tiến hành phân tích giá, cán bộ khuyến nông có thể nắm bắt được xu thế cung cầu từ những nguồn này. Thương nhân...í dọc theo kênh mương hay đường đi. Ở các nông trường lớn, đai chạy dọc theo đường, nhưng cứ 300- 500m cần để lại một cửa giao lưu rộng 5- 8m cho xe chạy. Cửa giao lưu phải so le nhau giữa các đai. + Khoảng cách giữa á ai: Tuỳ thuộc vào các địa hình, điạ mạo, vào vùng có gió bão nhiều hay ít...hi nhanh với môi trường mới. + Với cây con đã chuyển ra ngoài giàn nếu thời tiết nắng nóng, khô ta tiến hành tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Nếu thời tiết ẩm, sương mù ta tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng. Đặc biệt chú ý nếu đêm có sương muối ngày nắng nóng chúng phải tiến hành tư...

pdf86 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Chuẩn bị trước khi trồng - Mã số MĐ 01: Nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ái nhà, quấn trùm 
cả mắt ghép. 
 6.4.2.2 Ghép mắt nhỏ có gỗ 
 + Áp dụng để ghép cho chôm chôm 
 + Các bước tiến hành: 
- Trên gốc ghép, ở độ cao 
cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn 
vị trí không có nhánh hoặc mầm 
ngủ, tiến hành mở gốc ghép có 
dạng hình lưỡi của gốc ghép 
(hình 1.3.50-a). 
 Hình 1.3.50 a- Cách mở miệng ghép 
71 
- Trên cành ghép, chọn vị trí có 
mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình 
lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên 
gốc ghép (hình 1.3.51-b). 
- Đặt mắt ghép vào gốc ghép và 
dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn 
kín dây từ dưới lên trên một lượt để 
tránh nước mưa thấm vào và cố định 
dây ghép (hình 1.3.51-b). 
 Hình 1.3.51 (b- Cắt mắt ghép, c- Đặt 
mắt ghép vào gốc ghép) 
 6.5 Chăm sóc sau ghép 
 6.5.1 Tước nước 
+ Tuỳ theo thời tiết mà xem xét lượng nước tưới cho cây ghép. 
+ Tưới đủ nước, không quá nhiều tránh cho cây bị úng. 
+ Có thể dùng máy bơm nước hay bình tưới bằng thùng ô roa. 
+ Nếu thời tiết nắng nóng ta tưới ngày 2 lần, vào buổi sáng và chiều mát. 
 + Hạn chế tưới nước lên phần mắt ghép. 
 6.5.2 Bón phân 
+ Lượng phân bón tùy theo cây giống cần cung cấp thêm phân cho 
sau khi ghép để cây phát triển tốt. 
+ Phân NPK hoà với nước, mỗi tuần tưới 1 lần/tuần.Tưới trong vòng 4 
tuần đầu sau khi ghép. 
 6.5.3 Phòng trừ sâu bệnh 
Cần kiểm tra sâu bệnh phát hiện cần có biện pháp phòng trị ngay. Tùy lọai 
sâu hại mà sử dụng thuốc theo khuyến cáo của các nhà sản xuất. 
6.6 Cắt, tỉa cây giống, tháo dây ghép 
6.6.1 Cắt, tỉa cây giống 
- Cắt dây và loại bỏ chồi ở gốc ghép. 
Sau khi ghép tùy theo giống 2-3 tuần, nêu mắt ghép đã dính thì loại bỏ 
dây quấn (nếu dùng dây tự huỷ thì ta không phải cắt vì lúc này dây tự bung 
ra). Sau đó 2-3 ngày nếu mắt vẫn còn xanh, chứng tỏ mắt đã tiếp tốt, ta mới 
72 
cắt bỏ phần ngọn gốc ghép, để kích chồi mắt phát triển. Cắt ngọn gốc ghép: cắt 
lần 1, sau ghép để ức phát triển ngọn cần cắt phần ngọn một ít. 
6.6.2 Tháo dây ghép 
- Sau khi ghép kiểm tra mắt ghép, cành ghép. 
- Kiểm tra dây buộc ở mối ghép nếu không chặt ta phải buộc lại dây. Nếu 
bị đứt, tuột thì buộc lại chắc chắn. 
 -Sau khoảng 2-3 tuần quan sát nếu mắt còn xanh, thì cắt ngọn lần 2 cách vị 
trí ghép khoảng 5-10 cm, đến chồi đã phát triển thì mới cắt cách vị trí ghép 2-4cm. 
- Khi chồi ghép đã lên cắt gần vị trí ghép. 
- Thường xuyên kiểm tra để loại bỏ chồi trên gốc ghép. 
 7. ua ây iố 
 7.1 Tiêu chuẩn một cây giống tốt 
Tiêu chuẩn giống xoài tốt (Theo TCN 10 TCN 473-2001): 
+ Quy định chung 
Giống: Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã 
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa. 
Vật liệu nhân giống gồm: 
- Cành ghép, mắt ghép dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu 
dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận. 
 - Gốc ghép: là cây vô tính của giống xoài Cát, xoài Thanh ca, xoài Bưởi 
(xoài ba mùa mưa), xoài Châu hạng võ, xoài Canh nông,.. 
- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính 
tốt, đặc trưng về mặt hình thái so với các cá thể còn lại của cùng một quần thể, 
dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống. 
- Cây giống xoài phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có đủ các 
điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộtheo Quyết định số 34/2001/QĐ-
BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực thuộc 
ngành trồng trọt. 
- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất 
bán các cây giống xoài đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn. 
+ Yêu cầu kỹ thuật: 
- Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình thái như sau: 
 Gốc ghép và bộ rễ: 
- Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ. 
73 
- Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên cành ghép, có 
quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi. 
- Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 1,2-1,7 cm. 
- Vị trí ghép: cách mặt trên giá thể của bầu ươm từ 22-23 cm. 
- Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt. 
 - Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo. 
 Thân, cành, lá: 
- Thân cây thẳng và vững chắc. 
- Số cành: chưa phân cành . 
- Số tầng lá (cơi lá): có 2 hoặc trên 2 tầng lá. 
- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc 
trưng của giống. 
- Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60-80 cm. 
- Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm): từ 1,0 cm trở lên. 
 Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn: 
- Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng. 
- Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây. 
- Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại 
chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp (Scale) ... 
- Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép. 
 Qui cách bầu ươm: 
- Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn. 
- Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm, và 30-32 cm. 
- Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm. 
 - Chất nền phải đầy bầu ươm. 
 7.1.2 Tiêu chuẩn giống chôm chôm 
 Tiêu chuẩn giống chôm chôm tốt (10 TCN 474-2001 ) 
+ Quy định chung 
- Giống sản xuất: gồm các giống nằm trong danh mục cây giống đã được 
Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống hoặc cho phép khu vực hóa. 
- Vật liệu nhân giống: 
 - Cành ghép, mắt ghép: dùng nhân giống phải thu thập trên vườn cây đầu 
dòng đã được các cơ quan chức năng xác nhận. 
74 
 - Gốc ghép: gốc ghép cho cây chôm chôm là cây nhân từ hạt của các giống 
chôm chôm thương phẩm trên thị trường. 
- Cây đầu dòng: là cây đại diện cho 1 dòng của giống, mang những đặc tính 
tốt, đặc trưng về mặt hình thái học so với các cá thể còn lại của cùng một quần 
thể, dùng làm vật liệu khởi đầu để nhân giống. 
- Cây chôm chôm đực là cây chôm chôm chỉ có hoa đực (chiếm 10% tổng 
số cây chôm chôm của vườn ươm). 
- Cây giống chôm chôm phải được sản xuất từ các cơ sở sản xuất giống có 
đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộtheo Quyết định số 
34/2001/QĐ-BNN-VP ngày 30 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định điều kiện kinh doanh trong một số 
lĩnh vực thuộc ngành trồng trọt. 
- Các cá nhân, đơn vị sản xuất, kinh doanh cây giống cây ăn quả chỉ xuất 
bán các cây giống chôm chôm đã được kiểm tra đạt tiêu chuẩn. 
 Yêu cầu kỹ thuật: Cây giống phải đúng giống quy định với yêu cầu hình 
thái cây giống như sau: 
 Gốc ghép và bộ rễ: 
 - Gốc ghép phải có thân và cổ rễ thẳng, vỏ không bị thương tổn đến phần gỗ. 
 - Mặt cắt thân gốc ghép (lúc xuất vườn) nằm ngay phía trên chân của cành 
giống, có quét sơn hoặc các chất tương tự, không bị dập, sùi. 
 - Đường kính (đo phía dưới vết ghép khoảng 2 cm) từ 0,8-1,3 cm. 
 - Vị trí ghép: cách bầu ươm mặt (chất nền) từ 15-20 cm. 
 - Vết ghép: đã liền và tiếp hợp tốt. 
 - Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo . 
 Thân, cành, lá: 
 - Thân cây thẳng và vững chắc. 
 - Số cành: chưa phân cành. 
 - Số lá kép: từ 10 lá kép trở lên. 
 - Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc 
trưng của giống. 
 - Chiều cao cây giống (từ mặt giá thể bầu ươm đến đỉnh chồi) từ 60 cm trở lên. 
 - Đường kính gốc (đo phía trên vết ghép khoảng 2 cm):từ 0,8 cm trở lên. 
 Độ thuần, độ đồng đều, dịch hại, tuổi xuất vườn: 
 - Cây sản xuất phải đúng giống như tên gọi ghi trên nhãn, hợp đồng. 
 - Mức độ khác biệt về hình thái cây giống không vượt quá 5% số lượng cây. 
75 
 - Cây giống phải đang sinh trưởng khỏe, không mang các loại dịch hại 
chính: Thán thư, phấn trắng, nhện, rệp sáp... 
 - Tuổi xuất vườn: 4-5 tháng sau khi ghép. 
Qui cách bầu ươm: 
 - Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn. 
 - Đường kính và chiều cao tương ứng là 14 - 15 cm và 30-32 cm. 
 - Số lỗ thoát nước từ 20- 30 lỗ/ bầu, đường kính lỗ 0,6-0,8 cm. 
 - Giá thể phải đầy bầu ươm. 
7.1.3 Tiêu chuẩn giống ổi 
 Hiện nay chính phủ chưa có tiêu chuẩn cho giống ổi. Tuy nhiên để cây 
giống sinh trưởng tốt, năng suất cao cần chọn giống có một số tiêu chí sau: 
 + Cây phải được nhân giống trên cây khỏe, sạch sâu bệnh, có năng suất 
cao, ổn định, chất lượng tốt. 
 + Bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ, rễ cọc không cong vẹo. 
 + Bầu ươm phải có màu đen, bầu phải chắc chắn và nguyên vẹn.. 
7.2 Giao kèo mua bán cây giống 
7.2.1 Hợp đồng mua bán cây giống 
* Nội dung cơ bản của bản hợp đồng 
Hợp đồng kinh tế: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự 
tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc 
giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên 
cùng quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng 
thời gian và không gian nhất định. 
Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng: 
+ Phần 1: Phần mặc định 
- Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng mua bán cây con). 
- Những căn cứ lập hợp đồng. 
- Thời điểm lập hợp đồng. 
- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, 
mã số thuế... 
+ Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà 
các bên cùng quan tâm 
- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. 
- Thời gian thực hiện. 
- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. 
76 
* Cách soạn hợp đồng 
Các căn cứ để sọan thảo hợp đồng. 
- Theo pháp luật qui định của nhà nước. 
- Theo thỏa thuận của 2 bên. 
- Theo tình hình thực tế. 
- Biên bản mua cây giống mẫu dùng tham khảo (Hình 1.3.52). 
Hình 1.3.52 Mẫu hợp đồng mua cây giống 
77 
7.2.2 Thanh lý hợp đồng 
 + Nội dung cơ bản của bản thanh lý: 
- Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết 
hợp đồng đã được thực hiện về cơ bản.. 
- Để thanh lý Hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung 
chi tiết trong Hợp đồng. 
+ Cách soạ bả thanh lý 
Các căn cứ để sọan thảo bản thanh lý: 
- Theo pháp luật qui định của nhà nước. 
- Theo nội dung hợp đồng. 
- Theo thỏa thuận của 2 bên. 
- Biên bản thanh lý hợp đồng mẫu dùng tham khảo (Hình 1.3.53). 
Hình 1.3.53 Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng 
78 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Bài 1: Chiết cành cây ổi. 
Bài 2: Ghép chữ H trên cây xoài. 
Bài 3: Ghép đoạn cành trên cây chôm chôm. 
C. Ghi nhớ 
- Các bước trong thiết kế vườn ươm. 
- Các bước trong nhân giống bằng hạt. 
- Các bước trong nhân giống bằng chiết cành. 
- Các bước trong nhân giống bằng ghép cành. 
79 
 ƯỚ DẪ Ả DẠY 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA 
- Vị trí: Mô đun Chuẩn bị trước khi trồng là mô đun chuyên môn nghề 
trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm” 
được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng 
xoài, ổi, chôm chôm, có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun 
khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
- Tính ch t: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề 
Trồng xoài, ổi, chôm chôm: yêu cầu về địa điểm thực hiện tại cơ sở sản xuất 
xoài đã được quy hoạch vùng trồng. Thời gian thích hợp nhất để tiến hành giảng 
dạy và học tập mô đun này là trước thời vụ trồng xoài, ổi, chôm chôm. 
II. MỤC Ê 
- Kiến thức 
+ Liệt kê được các bước trong kế hoạch trồng xoài, ổi, chôm chôm. 
+ Trình bày được cách chuẩn bị đất để trồng xoài, ổi, chôm chôm; 
- Kỹ ă 
+ Lập được kế hoạch để trồng xoài, ổi, chôm chôm; 
+ Chuẩn bị đất, cây giống để trồng xoài, ổi, chôm chôm đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- ái 
+ Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. 
III. N D N 
1. N i dung tổng quát và phân phối thời gian 
Số 
TT 
 ê á bài t o mô u 
Thời gian (giờ chuẩn) 
Tổng số Lý thuyết Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
1 Khảo sát thị trường 16 5 10 1 
2 Chuẩn bị đất trồng 20 5 14 1 
3 Chuẩn bị cây giống 24 6 16 2 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 C ng 64 16 40 8 
Ghi chú: *Thời gian kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được 
tính vào giờ thực hành. 
80 
 . ướ dẫ t ự iệ bài tậ , bài t ự à 
4.1 Bài 1 
 ài tậ 1: Lập một bảng câu hỏi để đi điều tra về nhu cầu trồng và tiêu 
thụ xoài, ổi, chôm chôm. 
- Nguồn lực: Giấy, bút. 
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi 
nhóm nhận nhiệm vụ lập bảng câu hỏi điều tra thị trường. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học 
viên, dựa theo kết quả ra bảng câu hỏi của học viên. 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
+ Bốn câu hỏi sản phẩm. 
+ Bốn câu hỏi về kênh bán hàng. 
+ Bốn câu hỏi quản bá sản phẩm. 
+ Bốn câu hỏi về địa điểm bán hàng. 
 ài tậ 2: Xử lý và phân tích thông tin trồng và tiêu thụ xoài ổi, chôm chôm 
- Nguồn lực: Gấy, bút, tiền, máy tính. 
- Cách thức tổ chức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm 
nhận nhiệm vụ phân tích sản phẩm rau. 
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, 
dựa theo kết quả xử lý và phân tích sản phẩm của học viên 
- Kết quả và sản phẩm cần đạt được: 
 + Phân tích điểm mạnh tại thị trường trái cây vừa điều tra. 
 + Phân tích điểm yếu tại thị trường trái cây vừa điều tra. 
 + Phân tích thách thức tại thị trường trái cây vừa điều tra. 
 + Phân tích cơ hội tại thị trường trái cây vừa điều tra. 
4.2. Bài 2. 
 ài tậ 1: Tiến hành đào hố, xử lý hố và bón phân cho xoài, ổi, chôm chôm 
- Nguồn lực: dụng cụ đào hố, phân bón, thuốc sâu. 
- Cách thức: mỗi học viên thực hành 1 hố. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đào hố, xử lý hố và bón phân cho 
81 
xoài, ổi, chôm chôm. 
- Kết quả cần đạt được: Thực hiện việc đào hố, xử lý hố và bón phân cho 
xoài, ổi, chôm chôm đúng quy trình. 
 ài tậ 2: Xác định thành phần cơ giới đất 
- Nguồn lực: đất, nước. 
- Cách thức: mỗi học viên trực tiếp thực hiện. 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng Xác định thành phần cơ giới đất. 
- Kết quả cần đạt được: xác định đúng loại đất. 
 Bài tập 3: Chuẩn bị t trồng 
- Nguồn lực: vườn trồng, dụng cụ làm đất. 
- Cách thức: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. 
- Thời gian hoàn thành: 30phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất trồng. 
- Kết quả cần đạt được: 
 + Đào sạch gốc cây; 
 + Diệt cỏ triệt để; 
 + Xử lý tàn dư và cỏ dại sạch sẽ. 
 4.3. Bài 3 
 Bài tập 1: Chiết cành cây ổi 
- Nguồn lực: Dụng cụ chiết cành, vườn ổi. 
- Cách thức: mỗi học viên cùng thực hiện 3 cành. 
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chiết cành cho cây ổi. 
 - Kết quả cần đạt được: Chọn vị trí chiết cành, chiết cành ổi đúng theo quy trình. 
Bài tập 2: Ghép chữ H trên cây xoài 
- Nguồn lực: Dụng cụ ghép cành, vườn xoài, cây gốc ghép. 
- Cách thức: mỗi học viên cùng thực hiện 3 cây. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng Ghép chữ H trên cây xoài. 
82 
 - Kết quả cần đạt được: Chọn vị trí ghép cành thích hợp, thực hiện ghép 
đúng quy trình, tỷ lệ sống đạt 50%. 
Bài tập 3: Ghép đoạn cành trên cây chôm chôm 
- Nguồn lực: Dụng cụ ghép cành, vườn chôm chôm, cây gốc ghép. 
- Cách thức: mỗi học viên cùng thực hiện 3 cây. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 học viên. 
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa 
theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng Ghép đoạn cành trên cây chôm chôm 
 - Kết quả cần đạt được: Chọn vị trí ghép cành thích hợp, thực hiện ghép 
đúng quy trình, tỷ lệ sống đạt 50%. 
V. Yêu cầu v á iá kết quả học tập 
5.1. Bài 1 
 iêu í á iá Cách thứ á iá 
Lập đúng một bảng câu hỏi để đi 
điều tra 
Giáo viên quan sát sự thực hiện 
của học viên, dựa theo kết quả ra 
bảng câu hỏi của học viên 
Xử lý và phân tích đúng thông tin 
trồng và tiêu thụ xoài ổi, chôm chôm 
Giáo viên quan sát sự thực hiện 
của học viên, dựa theo kết quả xử 
lý và phân tích sản phẩm của học 
viên 
5.2 Bài 2 
 iêu í á iá Cách thứ á iá 
Tiến hành được việc đào hố, xử lý 
hố và bón phân cho xoài, ổi, chôm 
chôm 
Giáo viên quan sát sự thực hiện của 
học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá kỹ năng đào hố, xử lý 
hố và bón phân cho xoài, ổi, chôm 
chôm 
Xác định đúng thành phần cơ giới đất 
Giáo viên quan sát sự thực hiện của 
học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá kỹ năng Xác định 
thành phần cơ giới đất 
Chuẩn bị đất trồng đúng kỹ thuật Giáo viên quan sát sự thực hiện của 
học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất 
trồng. 
83 
5.3 Bài 3 
 iêu í á iá Cách thứ á iá 
Chọn vị trí chiết cành, chiết cành ổi 
đúng theo quy trình. 
Giáo viên quan sát sự thực hiện của 
học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá kỹ năng chiết cành cho 
cây ổi 
Chọn vị trí ghép cành thích hợp, thực 
hiện ghép đúng quy trình, tỷ lệ sống 
đạt 50%. 
Giáo viên quan sát sự thực hiện của 
học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong 
phiếu đánh giá kỹ năng Ghép chữ H 
trên cây xoài 
Chọn vị trí ghép cành thích hợp, 
thực hiện ghép đúng quy trình, tỷ lệ 
sống đạt 50%. 
 Giáo viên quan sát sự thực hiện 
của học viên, dựa theo tiêu chuẩn 
trong phiếu đánh giá kỹ năng Ghép 
đoạn cành trên cây chôm chôm 
 . ài liệu t am k ảo 
1]. Vũ Công Hậu, 2009. Nhân giống cây ăn trái. Nhà xuất bản nông nghiệp 
TP Hồ Chí Minh. 
[2]. Cục khuyến nông và khuyến lâm,2001. Kỹ thuật ghép cây ăn quả. Nhà 
xuất bản nông nghiệp 2001. 
[3]. Dự án phát triển chè và cây ăn quả, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn 
vườn. 
ương và kỹ thuật nhân giống cây ăn quả Miền Nam. Nhà xuất bản nông 
nghiệp. 
 [4]. Phạm Văn Côn. Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra 
hoa,kết quả cây ăn trái, NXB Nông nghiệp, 2003. 
[5]. Nguyễn Thị Thu Cúc-Phạm Hoàng Oanh. Dịch hại trên cam, quýt, 
chanh, bưởi & IPM, NXB Nông nghiệp, 2004. 
[6].Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2007. Kỹ thuật ghép cây ăn quả.Nhà 
xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 
84 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHI M XÂY DỰNG C ƯƠ , Ê 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGH SƠ CẤP 
NGH : TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM 
 (Kèm theo Quyết định số 726 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Tiến Huyền - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng 
Nông nghiệp Nam Bộ. 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
3. ư ký: Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ. 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Thanh Bình - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
Nam Bộ; 
- Bà Trần Thị Thu Tâm - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ; 
 - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang; 
 - Ông Lương Vũ Sơn - Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Cây ăn quả 
Miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam./. 
85 
DANH SÁCH H ỒNG NGHI M THU 
C ƯƠ , DẠY NGH SƠ CẤP 
NGH : TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM 
(Kèm theo Quyết định số 1374 /QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công 
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. 
2. ư ký: Bà Nguyễn Thị Phương Nga, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng, Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ; 
 - Bà Đoàn Thị Chăm, Giảng viên Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông 
nghiệp Nam Bộ; 
 - Ông Hàn Tần Trướt, Kỹ sư Trung tâm giống cây trồng Bến Tre./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_truoc_khi_trong_ma_so_md_01_nghe_trong_x.pdf