Giáo trình Côn trùng nông nghiệp - Nguyễn Thị Thu Cúc

Tóm tắt Giáo trình Côn trùng nông nghiệp - Nguyễn Thị Thu Cúc: ...crididae, hoặc trên đốt chày chân trước ở họ Tettigonidae và Gryllidae. 61 Hình III.6. Sơ đồ cấu tạo cơ quan cảm giác; A: cơ quan thụ cảm cơ học (lông cảm giác), (1- lông cảm giác; 2- cơ quan Campaniform); B: cơ quan thụ cảm hóa học. a: lông; b: tế bào cảm giác; c: tế bào lông nguyên thủy;...hông những chỉ khác nhau về khả năng sống sót, sinh sản cũng như cách gây hại trên cây ký chủ mà chúng cũng khác nhau về sự phân bố địa lý cũng như sự thích ứng đối với các điều kiện môi trường. Vì vậy các giáo sư M.F. Clarid và J. E. Hollander ở Đại học Carcliff (Anh) đề nghị sử dụng dòng địa...g chân .........................73 73(72'): Có 1-2 móng, bụng thường không có lông đuôi, râu thay đổi ..............................................................................COLEOPTERA (ấu trùng) 73': Có 3 móng, bụng có hai lông đuôi (dài khoảng 1/3 chiều dài cơ thể), râu đầu ngắn, t...

pdf286 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Côn trùng nông nghiệp - Nguyễn Thị Thu Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó loài râu đầu thoái hoá. Vòi phát triển có 2-3 đốt hoặc 
không có. Chân nói chung phát triển, bàn chân có một đốt, một số ít loài có 2 đốt. Đa 
số con cái có che phủ một lớp chất sáp như bông sơ trắng. Thời kỳ đẻ trứng các sợi sáp 
hình thành bọc trứng. Con đực có một đôi cánh. Tiêu biểu cho họ nầy là rệp sáp hại 
cam Icerya purchasi Maskell. 
Hình VI.200. Rệp sáp Icerya purchasi (Smith và ctv, 1997) 
b- Họ Rệp sáp
ân hình bầu dục dài, thường cong vồng lên nhưng đôi khi 
ẹp với một lớp xương ngoài cứng, láng hoặc được bao phủ bằng những chất sáp, chân 
oặc hình trăng khuyết.Gây hại chủ 
 (Coccidae) 
 Trưởng thành cái có th
d
thường hiện diện, râu đầu thoái hóa hoặc không có. 
 Con đực có cánh hoặc không cánh. Vòi có một đốt. Bụng không có lổ thở, 
mảnh hậu môn chia thành hai phiến hình tam giác h
yếu trên các cây lâu năm và các loại cây ăn quả. Các loài phổ biến gồm có Coccus 
hesperidum L., Coccus viridis, Saissetia oleae (Walker) trên cam quít. 
 266
BA
Hình VI.201. Đặc điểm hình thái cơ bản của Coccidae (A) và Pseudococcidae (B) 
B A 
Hình VI.202. Rệp sáp Saissetia coffeae (Walker)(A) và Coccus viridis (Green)(B) 
 ( Smith và ctv, 1997) 
 BA
Hình VI.203. Rệp sáp Ceroplastes sp. (A) và rệp Vinsonia stellifera (Westwood)(B) 
c- Họ Rệp sáp vảy (Diaspidae) 
 267
 Đây là một họ rệp sáp lớn nhất, chỉ riêng tại Bắc Mỹ đã có trên 300 loài, gồm 
nhiều loài rất quan trọng. Con cái thường rất nhỏ, cơ thể mềm và thường được che phủ 
bằng một lớp vẩy không dính vào cơ thể nằm ở phía dưới. Lớp vẩy nầy được tạo thành 
do sự phối hợp của những chất sáp tiết ra bởi côn trùng và những lớp da được lột bỏ 
qua những lần lột xác trước đó. Hình dạng rất khác biệt giữa các loài, tròn, dài, láng 
hoặc sần sùi, mầu sắc cũng có nhiều khác biệt nhau. Lớp vẩy của con đực thường nhỏ 
và dài hơn lớp vẩy của con cái. 
Hình VI.204. Các giai đoạn phát triển của rệp sáp Lepidosaphes ulmi (L.) 
A: thành trùng đực; B: Ấu trùng T1 (mới nở), C: Thành trùng cái, D: Lớp sáp trên cơ 
thể thành trùng cái (Borror và ctv, 1981) 
 Trưởng thành cái thường có cơ thể dẹp và có dạng phiến tròn, phân đốt không 
rõ ràng, không có mắt và chân, râu đầu không có hoặc chỉ còn dấu vết. Thành trùng 
đực có cánh, chân và râu đầu đều phát triển. Sinh sản hữu tính hoặc đơn tính, có loài 
đẻ trứng, có loài đẻ con. Trứng được đẻ dưới lớp vẩy. Ấu trùng tuổi 1 hoạt động, có 
thể di chuyển và có thể không ăn trong nhiều ngày. Nhóm nầy phân tán chủ yếu ở tuổi 
1, gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, khi mật số cao có thể làm chết cả cây, gây hại 
trên các loại cây lâu năm, phần lớn là trên các loại cây ăn trái. 
 Loài phổ biến: Rệp sáp vẩy đỏ tròn Aonidiella aurantii Maskell trên cam quít 
và Rệp sáp vẩy dài Lepidosaphes spp. . 
 268
B A 
Hình VI.205. Rệp sáp Lepidosaphes sp. (A) và Rệp sáp Aonidiella sp. (B) 
BA
Hình VI.206. Rệp sáp Aulacaspis yasumatsui Takagi (A), Chrysomphalus 
anonidum (L.) (B) gây hại trên cây Thiên tuế . 
d- Họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae) 
 Gồm rất nhiều loài có hình dạng bầu dục dài, phân đốt rõ, chân rất phát triển. 
Cơ thể được phủ bằng những lớp sáp trắng, xung quanh cơ thể thường có những sợi 
sáp nhỏ, cuối bụng là những sợi sáp dài. Có râu đầu 5-9 đốt, hoặc không có râu đầu, 
vòi phát triển (1-3 đốt). Mảnh mông, vòng ở hậu môn và lông ở hậu môn đều phát 
triển (4-8 lông). Không có tuyến đĩa hình số 8. 
 269
Hình VI.207. Rệp sáp Dysmicoccus brevipes 
Một số loài đẻ trứng, một số loài đẻ con. Trứng thường được đẻ lẫn trong 
những sợi sáp. Có thể gây hại trên nhiều bộ phận của cây, phổ biến trên các loại cây ăn 
trái như Planococcus lilacinus Risso gây hại trên cam quít, sa bô, mãng cầu, chôm 
chôm; Dysmicoccus brevipes Cockerell trên khóm, dứa, ổi, xoài, mía, cà phê, bông 
vải,... 
Hình VI.208. Rệp sáp Planococcus lilacinus (A) gây hại chôm chôm (B) và sabô (C) 
Hình VI.209. Rệp sáp Planococcus citri Hình VI.210. Rệp sáp Pseudococcus 
 (Borror và ctv, 1981) longispinus (Kalshoven,1981) 
 270
Hình VI.211. Rệp sáp Ferrisia virgata Hình VI.212. Rệp sáp Rastrococcus 
sp. (Kalshoven,1981) gây hại trên Xoài 
 271
BỘ CÁNH NỬA CỨNG (HEMIPTERA ) 
Hemi: một nửa 
ptera: cánh 
 Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của những loài côn trùng thuộc bộ nầy 
là cấu tạo của cánh: một nửa cánh trước (hoặc một phần) về phía gốc cánh có cấu tạo 
bằng chất sừng hoặc da tương đối cứng, nửa phần còn lại bằng chất màng. Vì vậy nên 
được gọi là bộ cánh nửa cứng. Cánh sau bằng chất màng và thường ngắn hơn cánh 
trước. Ở trạng thái nghỉ, cánh thường được xếp bằng trên cơ thể. Miệng thuộc kiểu 
chích hút, vòi chích thường dài, phân đốt, phát triển từ phần trán của đầu và kéo dài về 
phía sau dọc theo phần ngực bụng. Râu đầu thường dài, hình sợi chỉ, có từ 4-5 đốt. 
Mắt kép thường rất phát triển, có mắt đơn hoặc không có. Mảnh lưng ngực trước rộng, 
phiến mai (scutellum) phát triển nằm giữa hai chân cánh, ở một số loài, phiến nầy rất 
phát triển, che khuất một nửa hoặc toàn bộ phần bụng. Rất nhiều loài có tuyến hôi, 
tuyến nầy thường nằm ở phía bên của ngực. Đa số có cánh phát triển nhưng cũng có 
một số loài có cánh ngắn, cánh trước không có phần màng. Đẻ trứng trên hoặc trong 
cây hoặc trong những khe nứt trên các bộ phận của cây. Trứng thường nhiều màu sắc 
và có dạng hình trống, tròn, bầu dục có nắp, và thường được xếp thành hàng, khối, đều 
đặn. Biến thái dần dần, đa số ấu trùng có 5 tuổi. 
 Đây là một bộ khá lớn, khoảng trên 20.000 loài, phân bố rất rộng. Đa số sống 
trên cạn, nhưng cũng có nhiều loài sống trong nước. Tính ăn đa dạng: nhiều loài là tác 
nhân gây hại quan trọng cho cây trồng. Một số loài có ích thuộc nhóm ăn mồi. Một số 
loài khác lại thuộc nhóm ký sinh người và động vật cấp cao khác. 
 272
Hình VI.213. Cấu tạo chung của bọ xít Hemiptera. 
A: nhìn từ phía lưng; B: nhìn từ phía bên; a: phần màng của cánh trứơc; b: cuneus; c: 
corium; d: ngực; e: scutellum; f: cánh sau (màng); g: đốt chày; h: mắt kép; i: vòi chích 
hút; j: môi trên; k: lổ thở (Borror và ctv, 1976) 
1. Họ Pentatomidae 
 Gồm những loài có râu 5 đốt, đầu nhỏ hình tam giác. Mắt kép phát triển, 2 mắt 
đơn. Mảnh lưng ngực trước hình tam giác, phát triển. Phiến mai hình tam giác, thường 
phát triển kéo dài ra sau tới quá nửa chiều dài cơ thể và sát tới phần màng của cánh. 
Bàn chân 2-3 đốt. Hầu hết có tuyến hôi phát triển. Thường có màu sắc tươi sáng. Đa số 
loài ăn thực vật, có một số loài ăn mồi, chuyên tấn công những loài côn trùng nhỏ 
khác, cũng có loài vừa ăn thực vật, vừa ăn mồi. Trứng thường được đẻ thành từng ổ, 
thường có dạng hình ống. 
 Một số loài phổ biến: bọ xít xanh trên đậu nành Nezara viridula Fabricius, bọ 
xít mướp Aspongopus fascus Westwood, bọ xít xanh gây hại trên nhóm cây có múi 
(citrus) Rhynchocoris humeralis gây hại phổ biến trên Citrus (cam, quít, chanh, bưởi), 
 273
bọ xít vàng Tessaratoma spp. gây hại trên cây nhãn, vải, bọ xít hoa bắt mồi 
Eocanthecona furcellata. 
Hình VI.214. Bọ xít Rhynchocoris humeralis Hình VI.215. Bọ xít hoa ăn mồi 
 và các giai đoạn phát triển Eocanthecona furcellata 
 (Siam museum) 
Hình VI.216. Một số loại bọ xít (Pentatomidae) gây hại phổ biến 
tại đồng bằng sông Cửu Long 
 274
2. Họ bọ xít hôi Alydidae 
 Các loại bọ xít họ Alydidae có hình dạng tương tự họ Coreidae, tuy nhiên bọ xít 
họ Alydidae có đầu rộng và chiều dài của đầu bằng với chiều dài của ngực trước., cơ 
thể thường dài và hẹp. Chân và râu dài, mỏng mảnh. Các loại bọ xít thuộc bộ này 
thường rất hôi, hôi hơn cả những loại thuộc họ Pentatonidae. Đa số có mầu vàng nâu, 
xanh nâu hay đen . 
 Tuyến hôi rất phát triển, tuyến nầy nằm ở phía bên của ngực giữa đốt chậu chân 
giữa và đốt chậu chân sau. Đa số gây hại thực vật, nhiều loài gây hại quan trọng cho 
nông nghiệp như các loại bọ xít hôi hại lúa Leptocorisa spp, các loại bọ xít gây hại 
đậu nành Riptortus spp. Một số ít loài thuộc mhóm ăn mồi. 
Loài phổ biến : Bọ xít hôi Leptocorisa acuta gây hại trên lúa và các loài Riptortus gây 
hại trên đậu nành. 
B A 
Hình VI.217. Bọ xít hôi gây hại trên lúa Leptocorisa acuta (A+B) 
Hình VI.218. Bọ xít Riptortus sp. 
 275
2. Họ Bọ xít mai (Scutelleridae) 
 Hình dạng tương tự Pentatomidae nhưng phiến mai rất phát triển, kéo dài tới 
chóp bụng. Đa số có màu nâu, một số loài có màu sắc đẹp như vàng, đỏ, đen, lam, 
xanh lam, kích thước cơ thể 8-10 mm. Râu đầu 5 đốt, vòi 4 đốt. Ăn thực vật. Phổ biến 
là loài bọ xít hoa Chrysocoris spp. 
Hình VI.219. Bọ xít Chrysocoris spp. Hình VI.220. Bọ xít Eurydema pulchrum 
 gây hại trên cải bắp (Yamaguchi, Japan) 
3. Họ Bọ xít đất (Cydnidae) 
 Cơ thể thường có hình bầu dục hơi tròn, màu đen hoặc đỏ. Kích thước cơ thể < 
8 mm, râu đầu 5 đốt, vòi 4 đốt. Đốt chày có các gai nhỏ hiện diện (khác với 
Pentatomidae). Hoạt động ở dưới đất, thường tìm thấy ở dưới đá. Một số giống thường 
gặp: Geotomus, Macroscytus, Stiboropus. 
4. Họ Bọ xít dài (Lygaeidae) 
 Gồm nhiều loài rất phổ biến. Hình dạng và màu sắc rất đa dạng. Có kích thước 
nhỏ hoặc trung bình (từ 2-18 mm). Râu đầu có 4 đốt, có mắt đơn, vòi có 4 đốt. Trên 
phần màng cánh trước chỉ có 4-5 mạch dọc đơn giản, bàn chân có 3 đốt, một số loài có 
đốt đùi chân trước phát triển tương tự nhóm ăn mồi. Đa số ăn thực vật như loài bọ xít 
hại mía Ischnodemus saccharivorus Okajirua, Oxycarenus sp. gây hại trên bông vải, 
Blissus insularis gây hại quan trọng trên thảm cỏ. Một số ít loài ăn mồi. 
 276
Hình VI.221. Bọ xít Hình VI.222. Một số loại bọ xít thuộc họ Lygaeidae 
Oxycarenus sp. 
5. Họ Bọ xít đỏ (Pyrrhocoridae) 
 Kích thước trung bình từ 11-17 mm chiều dài, hình bầu dục dài. Màu đỏ hoặc 
nâu đỏ có pha đen hoặctrắng. Râu đầu 4 đốt, vòi 4 đốt. Rất giống một con bọ xít dài 
lớn của họ Lygaeidae nhưng bọ xít đỏ không có mắt đơn, phần màng của cánh trước 
có nhiều mạch dọc và buồng cánh. Đa số gây hại thực vật. Loài gây hại phổ biến: bọ 
xít đỏ Dysdercus cingulatus Fabr. trên cây bông vải. 
Hình VI.223. Bọ xít đỏ Dysdercus cingulatus Fabr 
 277
6. Họ Bọ xít (Coreidae) 
Hình VI.224. A: Bọ xít Leptoglossus clypealis (1,5 X) – B: Acantho cephala femorata 
(Borror và ctv, 1976) 
 Họ nầy gồm đa số những loài có kích thước trung bình, màu tối, đầu nhỏ và 
ngắn hơn ngực. Một số loài có đốt chày chân sau phát triển giống như dạng cái lá nên 
họ nầy còn được gọi là họ bọ xít có chân dạng lá. Râu đầu 4 đốt, vòi 4 đốt, có mắt đơn. 
Phiến mai rất nhỏ. Thường cặp chân sau của con đực phát triển to , so với con cái. 
 Mạch cánh trên phần màng phân nhánh rất nhiều, tất cả đều xuất phát từ một 
mạch ngang ở phía gốc phần màng. 
 Đa số các loại họ Coreidae thuộc nhóm ăn thực vật, chích hút đọt non, lá non 
làm cây phát triển không bình thường, chỗ bị hại thường biến dạng, hoặc khô và 
ngưng phát triển . Phổ biến với loài Bọ xít Physomerus grossipes gây hại trên rau 
muống và rau lang , hoặc các loại Mictus spp. gây hại trên xoài, cam quít và nhiều loại 
hoa, kiểng . 
 278
B 
A 
Hình VI.225. Bọ xít Mictis sp. gây hại trên Xoài (A: ♂, B:♀) 
C B A 
Hình VI.226. Bọ xít Physomerus grossipes gây hại trên rau muống 
(A: triệu chứng gây hại của bọ xít; B: ấu trùng bọ xít; C: thành trùng ♂,♀) 
7. Họ Bọ xít (Miridae) 
 Đây là một họ rất lớn, khoảng 1750 loài đã đươc ghi nhận tại Bắc Mỹ, rất phổ 
biến trên thực vật. Đa số gây hại trên thực vật, một số ít loài thuộc nhóm ăn mồi, có 
ích cho nông nghiệp. 
 Đa số có kích thước nhỏ (3-4 mm chiều dài), có nhiều màu sắc khác nhau. Râu 
đầu có 4 đốt, vòi có 4 đốt, không có mắt đơn. Trên phần cứng của cánh trước có sự 
hiện diện của phiến embolium và phiến cuneus. Phần màng có 1-2 buồng cánh, còn 
các mạch cánh khác đều tiêu biển. 
 Loài gây hại phổ biến: các loài bọ xít muỗi Helopeltis theivora W.và 
Helopeltis antonii gây hại trên Chè, Ca cao, Điều Loài có ích phổ biến như bọ xít 
mù trên lúa Cyrtorhinus lividipennis. 
 279
Hình VI.227. Cyrtorhinus lividipennis. Hình VI.228. Bọ xít Helopeltis 
(Shepard và ctv, 1989) theivora (Ooi, 1994) 
 Hình VI.229. Một số loại bọ xít thuộc họ Miridae. 
 A: Halticus bractatus; B: Lygidea mendax; C: Lygus lineolaris; 
 D: Leptoptera dolobrata; E: Poecilocapsus lineatus 
 F: Adelphocoris radipus (The Illinois Natural History Survey ) 
 280
8. Họ Bọ xít bắt mồi (Reduviidae) 
 Gồm một thành phần loài rất phong phú, trên 135 loài đã được ghi nhận tại Bắc 
Mỹ. Nhiều loài rất phổ biến. Thường có màu đen hoặc nâu. Kích thước từ trung bình 
đến lớn. Đầu dài với phần đầu sau mắt, dài giống như cái cổ. Vòi chích mạnh, 3 đốt. 
Phần gốc vòi cong, không dính sát đầu, mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp 
vòi. Có mắt đơn hoặc không có mắt đơn. Râu đầu có 4 đốt hoặc nhiều hơn 4 đốt. Bàn 
chân thường có 3 đốt, không có vật lồi giữa đốt. Ở nhiều loài, phần giữa của bụng phát 
triển và cánh không che phủ hết các mép bên của bụng. 
 Hầu hết thuộc nhóm ăn mồi, chuyên tấn công các loài côn trùng nhỏ khác, tuy 
nhiên cũng có một số loài có hại cho người. 
 Hình VI.230. Một số loài bọ xít ăn mồi Reduviidae phổ biến 
Hình VI.231. Cấu tạo cánh trước của Hình VI.232. Vòi chích hút của 
A: Lygaeidae; B: Pyrrhocoridae; Reduviidae 
C: Reduviidae; D: Miridae. 
 (Borror và ctv,1976) 
 281
 9- Họ Cà cuống Belostomatidae 
 Gồm những loại có kích thước nhất trong bộ Cánh nửa cứng Hemiptera ., một 
số loại có thể dài đến 10cm.. Đa số có mầu nâu, nâu vàng, cơ thể thường dẹp, hình bầu 
dục, chân trước thuộc dạng chân bắt mồi. Phổ biến trong các ao, hồ. Thuộc nhóm ăn 
mồi. Sinh sống trên những động vật nhỏ như côn trùng, ốc nhỏ, cá nhỏ...... . Thành 
trùng bị hấp dẫn rất mạnh bởi ánh sáng đèn. Trong một số loài, trứng được đẻ trên 
lưng con đực (con đực sẽ mang trứng trên lưng cho đến khi trứng nở), một số loài khác 
đẻ trứng trên những thực vật mọc trong nước. 
Hình VI.233. Cà cuống (Belostomatidae) 
 282
Một số câu hỏi ôn tập gợi ý 
1. Vai trò của bộ Cánh màng (Hymenoptera) trong sản xuất nông nghiệp? 
2. Các đặc điểm hình thái cơ bản giúp phân bộ (order) các lớp côn trùng – Nêu ví 
dụ cụ thể ? 
3. Trình bày về các nhóm côn trùng gây hại bằng cách đục vào thân, cành? 
4. Sự gây hại của nhóm chích hút thuộc bộ Cánh đều Homoptera? 
5. Đặc điểm phát triển của các loài côn trùng thuộc tổng họ Coccoidea ? 
6. Các nhóm thiên địch quan trọng trong bộ cánh cứng và đặc điểm nhận diện? 
7. Các nhóm thiên địch ký sinh và đặc điểm hình thái cơ bản? 
8. Đặc điểm hình thái cơ bản và khả năng, triệu chứng gây hại của Bọ trĩ trên cây 
trồng? 
9. Các họ (family) gây hại quan trọng trong bộ cánh vẩy và đặc điểm hình thái cơ 
bản giúp phân biệt họ này với họ khác trong bộ Lepidoptera 
10. Trình bày về tính đa dạng trong bộ Hai cánh (Diptera)? 
 283
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Booth R.G.; M.L. Cox and R.B. Madge (1990). Coleoptera. International Institute of 
Entomology C.A.B. 
Borror D.J.; D. M. Delong and C. A. Triplehorn (1981). An introduction to the study 
of insects (fifth edition). 
Bùi Công Hiển (1995). Côn trùng hại kho. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội, 
216 trang. 
Dan Smith, GAC Beattie and Roger Broadly (1997). Citrus pests and their natural 
enemies. Intergrated pest management in Australia, 272 p. 
Danilevskii, A.S. (1965). Photoperiodism and seasonal development of insects. Oliver 
and Boyd, Edinburgh. 
Division of Entomology common wealth scientific and industrial research organisation 
(1991). The Insects of Autralia, volume I and II. 
Donald J. Borror and Richard E. White (1976). A field guide to Insects. America 
North of Mexico. 
Ferro D.N. (1987). Insect pest outbreaks in Agroecosystems. In "Insect outbreaks" 
edit. By Pedro barbosa and Jack C. Schultz , p: 195-212. 
Fukuda S. (1952). Function of pupal brain and subesophageal ganglion in the 
production of non-diapause and diapause eggs in the silkworm. 
Annot.Zool.Japan 25:149-155. 
Haseguava, K. (1952). Studies on voltinism of the silkworm , Bombyx mori L., 
with special reference to the organs controlling determination of 
voltinism.J.Fac.Agric.Tottori Univ. !: 83-124. 
Heinrichs E. A. (1994). Biology and management of Rice Insects. 
Herbert H.Ross (1988). A text book of Entomology. New York -John Wiley and Sons, 
Inc, London. 
Hiroshi Kuroko and Augoon Lewvanich, 1993. Lepidopterous pests of tropical fruit 
trees in Thailand – Japan International cooperation Agency. 
Hồ khắc Tín (1980). Giáo trình Côn trùng nông nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà 
Nội. 
Holloway J.D.; J.D. Bradley and D.J. Carter (1987). Lepidoptera. C.A.B. International 
Institut of Entomology. 
Jamal A. (1992). Pesticide (Hazards and alternatives). African development 
foundation. March 1992. 
Kalshoven, L.G.E. (1981). Pests of crops in Indonesia . Published by: P.T. Ichtiar 
Baru-Van Hoeve. Jala Majapahit 6, Jakarta, Indonesia. 
 284
Khoo Khay Chong, Peter A,C. Ooai and Ho Cheng Tuck (1991). Crop pest and 
their management in Malaysia. Tropical Press Sdn-Bhd-Kuala Lumpur, 
Malaysia. 
Lewis. T. (1997). Pest Thrips in Perspective. Thrips as crop pest. CAB 
INTERNATIONAL. 
Litsinger J.A. (1990). Integrated pest management in Rice. Impact on pesticide. 
International Rice Research Institute , IRRI. 
Miyata T.; T. Saito and V. Noppun (1986). Study on mecanism of Diamondback 
moth management. Proceedings of the first International worshop, 
Tainan, Taiwan, 11-15 March 1985. 
Nguya K. Maniania (1991). Potential of some fungal pathogens for the control of 
pest in tropics Insect Sci- Appic.Vol.12, No 1/2/3, pp 63-70. 
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000). Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng ĐBSCL và 
biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản nông nghiệp, 342 trang. 
Nguyễn Thị Thu Cúc (2002). Dịch hại cam, quít, chanh, bưởi (Rutaceae) và IPM. Nhà 
xuất bản nông nghiệp, 151 trang. 
Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Vũ Phến, Huỳnh Thị Phi Vân và Nguyễn Hoàng Dũng 
(1993). Kết qủa nghiên cứu về các đặc tính sinh học, sinh thái có liên quan đến 
sự gây hại của sâu xanh da láng Spodoptera exigua và hiệu qủa của việc phòng 
trị bằng một số loại thuốc hóa học. Tuyển tập công trình nghiên cứu hoá học. 
Phần Nông học. Đại Học Cần Thơ . 
Nguyễn Văn Huỳnh (1993). Quan điểm mới về Biotype của Rầy Nâu. KHPT số 486 
(3-9/7/1993). 
Nguyễn Viết Tùng (2006). Giáo Trình Côn Trùng Học Đại Cương. Nhà Xuất Bản 
Nông Nghiệp, 239 trang. 
Ooi P.A.C. (1994). Insects in Malaysia agriculture. Tropical Press SDN.BHD 
Palmer J.M.; L.A. Mound and G.J. Heanme (1989). Thysanoptera. C.A.B. 
International Institut of Entomology . 
Panda N. and G. S. Khush (1995). Host plant resistance to Insects (IRRI and 
CAB international). 
Pisuth Ek-Amnuay (2006). Butterflies of Thailand. Vol 2.Bangkok:Baan Lae Suan, 
849 p. 
Reissig W.H.; E.A. Heinrichs and J.A. Litsinger; K. Moody; L. Fiedler; T.W. Mew 
and A.T. Barrion (1986). Illustrated guide to integrated pest management rice in 
tropical Asia. International Rice Research Institute. Los Banos, Laguna, 
Philippines. 
Robert L. Metcaff and William H. Luckmann (1994). An Introduction to insects 
insect pest management (Third edion). 
Roth M. (1974). Initiation à la morphologie, la systematique et la biologie des insects. 
O.R.S.T.O.M. (Paris). 
 285
Saxena R.C. and A.A. Barrion (1989). Limitations of host plant resistance insect 
biotypes., IRRI. 
Shepard B.M. and A.T. Barrion (1989). Các côn trùng, nhện và nguồn bệnh có ích. 
Viện nghiên cứu lúa quốc tế. Nhà xuất bản nông nghiệp. 
Smith D.; Gac Beattie and Roger Broadley (1997). Citrus pests and their natural 
enemies – Integrated Pest Management in Australia, 272 p. 
Snodgrass R.E. (1935). Principles of insect morphology. Mc Graw. Hill book company 
New York and London. 
Stanek V. J. (1968). Encyclopedie illustree des Insectes by Griind Paris, 548 p. 
Tauber M.J.; Tauber C.a. and Masaki S. (1986). Seasonal adaptations of insects. 
Oxford University Press, Oxford. 
White Ian M. and Marlene M.Elson-Harris (1992). Fruit flies of significance: 
their identification and bionomics. C.A.B. International. 
 286

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_con_trung_nong_nghiep_nguyen_thi_thu_cuc.pdf
Ebook liên quan