Giáo trình Công pháp quốc tế - Trần Thị Vân Trà (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Công pháp quốc tế - Trần Thị Vân Trà (Phần 2): ...ấy chứng nhận lãnh sự thì không phải thông báo rõ lý do. 3.2.3. Thành viên cơ quan lãnh sự Thành viên cơ quan lãnh sự được chia thành 03 loại như sau: - Viên chức lãnh sự: là những người có nhiệm vụ thi hành các chức năng lãnh sự, bao gồm cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Về nguyên tắc,.... Ví dụ, nó là giai đoạn khởi đầu của một phương thức giải quyết tranh chấp khác hoặc là hệ quả của việc áp dụng các phương thức giải quyết khác. Đàm phán trực tiếp không chỉ được sử dụng trong giải quyết tranh chấp quốc tế mà còn là phương tiện được sử dụng để trao đổi thông tin, ý kiến về cá...n có trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan và các quốc gia thành viên. Thứ hai, Tòa án tiến hành xác định thẩm quyền của Tòa đối với tranh chấp cụ thể được các bên đưa ra, xem xét các yêu cầu liên quan đến biện pháp bảo đảm trong trường hợp cần thiết, xem xét việc tham gia của một bên ...

pdf61 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Công pháp quốc tế - Trần Thị Vân Trà (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố chủ thể luật quốc tế khác. 
124
2. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ DO VI PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 
(TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CHỦ QUAN) 
2.1. Cơ sở xác định và miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế 
2.1.1. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý quốc tế 
Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của các chủ thể chính là 
tổng thể các quy phạm pháp luật quốc tế để xác định hành vi do chủ thể luật quốc tế thực 
hiện có bị coi là hành vi vi phạm luật quốc tế và phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc 
tế hay không. Các quy định này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc 
tế, bản án và quyết định của cơ quan tài phán quốc tế, nghị quyết bắt buộc của các tổ chức 
quốc tế liên chính phủ và văn bản đơn phương của quốc gia. Trong số đó điều ước và tập 
quán quốc tế làcơ sở pháp lý quan trọng nhất để truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế chủ 
quan. 
Nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các chủ thể luật quốc tế có thể xuất phát từ các bản 
án, quyết định có hiệu lực của cơ quan tài phán quốc tế. Trong trường hợp này, tòa hay 
trọng tài quốc tế không tạo ra các quy phạm mới nhưng trong bản án, quyết định chứa 
đựng các nghĩa vụ cụ thể của quốc gia vi phạm và quyền của quốc gia bị thiệt hại. 
Ngoài ra, các văn bản đơn phương của quốc gia ghi nhận cam kết tự nguyện của 
quốc gia ban hành đã được các quốc gia khác thừa nhận cũng có thể là căn cứ để truy cứu 
trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 
Cơ sở thực tiễn của trách nhiệm pháp lý quốc tế chính là các yếu tố sau: 
* Có hành vi trái pháp luật quốc tế 
Hành vi trái pháp luật quốc tế là hành vi vi phạm các nguyên tắc và quy phạm luật 
quốc tế, vi phạm các nghĩa vụ quốc tế, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các 
cam kết quốc tế, kể cả việc không thực hiện những hành vi cần phải thực hiện theo đúng 
quy định của luật quốc tế nhằm ngăn ngừa, trừng trị kẻ vi phạm. Có thể kể đến các biểu 
hiện cụ thể của loại hành vi này là: 
- Xuất phát từ việc quốc gia không thực hiện hoặc thực hiện không đúng 
những nghĩa vụ quốc tế đã cam kết. 
- Hành vi không thực hiện những nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ tố tụng 
quốc tế. 
- Làm trái những quy định trong các văn bản pháp luật mà quốc gia đơn 
phương ban hành, ngăn cản các quốc gia khác thực hiện các quyền chính đáng của họ. 
Trong quan hệ trách nhiệm pháp lý quốc tế do vi phạm luật quốc tế thì hành vi trái 
pháp luật là điều kiện cơ bản để xác định có hay không trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
Thiếu điều kiện này thì không đặt ra trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
* Có thiệt hại 
Để buộc một chủ thể luật quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm do hành vi trái pháp 
luật của mình gây ra thì hành vi đó dù ở mức độ hay hình thức nào cũng phải gây ra thiệt 
hại cho chủ thể khác. Thiệt hại có thể là thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại phi vật chất. 
Trong nhiều trường hợp, thiệt hại mà một chủ thể phải gánh chịu vừa là thiệt hại vật chất, 
vừa là thiệt hại phi vật chất. 
Xác định rõ yếu tố thiệt hại là cơ sở quan trọng để tính toán việc bồi thường. Chủ 
thể gây thiệt hại chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp. 
125
So với điều kiện về hành vi trái pháp luật, yếu tố thiệt hại không có ý nghĩa quyết 
định đối với việc xác định có trách nhiệm pháp lý hay không, nhưng nó lại là cơ sở để giải 
quyết bồi thường thiệt hại khi xác định đã có trách nhiệm pháp lý. 
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra 
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ mà về 
nguyên tắc, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả trong một khoảng thời gian xác định. 
Do vậy mà hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, phải xảy ra trước thiệt hại và thiệt hại 
phải là kết quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật đó. 
Việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại là nhằm 
đảm bảo tính khách quan, tính quy luật và tránh sự suy diễn chủ quan trong việc xác định 
trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
Ngoài ba yếu tố này thì yếu tố “lỗi” của chủ thể vi phạm không được coi là yếu tố 
có tính điều kiện trong việc xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế. 
2.1.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế 
Sự khác nhau giữa hành vi của chủ thể luật quốc tế dẫn đến miễn trách nhiệm với 
hành vi vi phạm buộc phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế chính là hành vi đó có cơ sở 
để nuễn trách nhiệm pháp lý quốc tế dù hành vi đó có các yếu tố cầu thành vi phạm pháp 
luật quốc tế. 
Các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế là: 
Thứ nhất, khi một quốc gia thực hiện biện pháp trả đũa trên cơ sở nguyên tắc vừa 
mức. Biện pháp trả đũa là hành vi của một quốc gia được thực hiện do có sự vi phạm 
pháp luật quốc tế của quốc gia khác. 
Thứ hai, tự vệ chính đáng được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên hợp 
quốc. 
Thứ ba, bất khả kháng. Đây là hành vi xảy ra do vượt quá khả năng của chủ thể 
luật quốc tế hay nằm ngoài vòng kiểm soát của chủ thể đó. Trong trường hợp này, chủ thể 
hoàn toàn không có khả năng thể hiện ý chí của mình về việc thay đổi tình thế. 
Thứ tư, những hành vi vi phạm luật quốc tế nhưng được thực hiện trên cơ sở sự 
đồng ý của các quốc gia hữu quan. 
Tuy nhiên, luật quốc tế không cho phép các chủ thể luật quốc tế viện dẫn căn cứ 
miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế để vi phạm các quy phạm luật quốc tế mang tính Jus 
cogens. 
2.2. Trách nhiệm phi vật chất và các hành vi tương ứng 
Trách nhiệm phi vật chất là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, theo đó chủ thể 
vi phạm luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt tinh thần cho chủ thể luật 
quốc tế khác, và trong một số trường hợp phải gánh chịu thiệt hại vật chất do các biện 
pháp trả đũa hoặc trừng phạt mà một hoặc một số chủ thể áp dụng trên cơ sở quy định của 
luật quốc tế. 
Trách nhiệm phi vật chất có thể áp dụng một trong ba hình thức truy cứu trách 
nhiệm pháp lý quốc tế sau: 
Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu của bên bị hại. Đây là hình thức truy cứu trách nhiệm 
pháp lý quốc tế thường được bên gây hại tiến hành thông qua các hành động như hứa 
không vi phạm tiếp, xin lỗi, bày tỏ sự đáng tiếc, trừng phạt những người vi phạm. 
126
Thứ hai, trả đũa. Đây là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế do bên bị 
hại tiến hành, nhằm mục đích trừng phạt những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế. Về 
nguyên tắc việc trả đũa phải được tiến hành một cách vừa mức. 
Thứ ba, trừng phạt. Đây là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp lý quốc tế mang 
tính chất nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với các vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng 
và chỉ được tiến hành mang tính chất tập thể. 
Hình thức này thường được thực hiện trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, trên cơ 
sở quyết định của Hội đồng bảo an, nhằm áp dụng biện pháp trừng phạt với quốc gia đe 
dọa hoặc xâm phạm hòa bình, an ninh thế giới. Việc một nhóm các quốc gia tiến hành 
trừng phạt không dựa trên quyết định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là bất hợp pháp. 
Các hình thức trừng phạt bao gồm: 
- Trừng phạt phi vũ trang: thường được tiến hành bằng cách cắt đứt một phần 
hoặc toàn bộ quan hệ quốc tế, cắt đứt giao thông và thông tin, cắt đứt quan hệ ngoại giao. 
- Trừng phạt bằng lực lượng vũ trang: được tiến hành bằng các áp dụng các 
lực lượng vũ trang, như thực hiện các chiến dịch không quân, hải quân và bộ binh, nhằm 
khôi phục hòa bình và an ninh thế giới. 
- Trừng phạt bằng cách hạn chế chủ quyền: như chiếm đóng một phần hoặc 
toàn bộ lãnh thổ, hạn chế quyền có lực lượng vũ trang. 
Trong việc áp dụng biện pháp trừng phạt, nguyên tắc vừa mức không được áp 
dụng. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn giữa biện pháp trừng phạt và biện pháp trả đũa. 
2.3. Thể loại vật chất và các hình thức tương ứng 
Trách nhiệm vật chất là một dạng trách nhiệm pháp lý quốc tế, trong đó chủ thể vi 
phạm pháp luật quốc tế phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại về mặt vật chất cho chủ thể bị 
hại. Và thể loại vật chất có hai hình thức sau: 
Thứ nhất, khôi phục nguyên trạng (Restitusia). Đây là hình thức truy cứu trách 
nhiệm pháp lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây hại có nghĩa vụ khôi phục lại các 
thiệt hại vật chất cho bên bị hại gần với hiện trạng vật chất ban đầu. Có thể kể đến các 
biện pháp khôi phục nguyên trạng như sửa chữa lại công trình, tài sản bị hư hỏng; trao trả 
lại vùng lãnh thổ đã chiếm đóng bất hợp pháp; trả lại tài sản đã bị tịch thu bất hợp pháp; 
trả lại tự do cho công dân, trao trả phương tiện bay, tàu thuyền bị bắt giữ trái luật quốc 
tế, Tuy nhiên, hình thức này chỉ thực hiện những trường hợp đặc biệt. 
Thứ hai, đền bù thiệt hại (Reparasia). Đây là hình thức truy cứu trách nhiệm pháp 
lý quốc tế về mặt vật chất, theo đó bên gây hại đền bù các thiệt hại vật chất cho bên bị hại 
bằng tài sản hoặc bằng tiền theo giá trị tương đương với tài sản đã bị thiệt hại. Theo đó, 
việc đền bù thiệt hại phải dựa trên nguyên tắc “sự bồi thường phải tương xứng với thiệt 
hại đã xảy ra”. Có nghĩa là mức độ bồi thường không hơn cũng không kém thiệt hại đã 
xảy ra trên thực tế. So với hình thức phục hồi nguyên trạng, hình thức này được áp dụng 
phổ biến hơn. 
3. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT ĐỐI VỚI THIỆT HẠI GÂY RA BỞI HÀNH VI 
LUẬT QUỐC TẾ KHÔNG CẤM (TRÁCH NHIỆM KHÁCH QUAN) 
3.1. Định nghĩa 
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và việc ứng dụng 
chúng vào thực tiễn hoạt động của các quốc gia tạo ra việc sử dụng phổ biến các loại 
trang thiết bị thuộc vào nguồn nguy hiểm cao độ trong cuộc sống, như máy bay, tên lửa, 
tàu vũ trụ, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất các chất độc hại, nguy hiểm, Và 
127
thực tế cho thấy rằng việc sử dụng chúng dù không bị luật quốc tế cấm nhưng trong nhiều 
trường hợp làm xuất hiện các hoàn cảnh đặc biệt vượt ngoài tầm kiểm soát của con người, 
gây ra những thiệt hại về vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy rằng, đó là 
những thiệt hại mà chủ thể sử dụng không hề mong muốn, bất chấp các biện pháp bảo 
đảm mà chủ thể đó đã áp dụng trong quá trình sử dụng. Các thiệt hại này nhiều lúc rất lớn 
và nghiêm trọng, trong khi khả năng xuất hiện chúng là luôn tiềm tàng. Do vậy mà dẫn tới 
nhận thức của các chủ thể luật quốc tế là cần phải có sự điều chỉnh pháp lý để khắc phục 
hậu quả nếu có phát sinh. Đó chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của loại hình trách nhiệm 
pháp lý khách quan – là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra từ việc thực hiện các 
hành vi mà luật quốc tế không cấm. 
Vì thế, trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan là trách nhiệm pháp lý phát sinh từ 
việc chủ thể luật quốc tế đã thực hiện các hành vi mà luật quốc tế không cấm nhưng gây 
thiệt hại cho chủ thể khác, và theo đó phải có nghĩa vụ bồi thường. 
3.2. Nguồn luật điều chỉnh 
Hiện nay, các quy phạm về trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan được ghi nhận 
trong các ngành luật chuyên biệt, như: luật biển quốc tế, luật hàng không quốc tế, luật vũ 
trụ, 
Có thể viện dẫn một số điều ước quốc tế cụ thể điều chỉnh loại trách nhiệm pháp lý 
quốc tế này, như: 
- Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ 
gây ra năm 1972. 
- Công ước về trách nhiệm trước bên thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt 
nhân năm 1960 và Công ước bổ sung. 
- Công ước về trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962. 
- Công ước về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân năm 1963. 
- Công ước về bồi thường thiệt hại phát sinh do phương tiện bay nước ngoài 
gây ra cho người thứ ba trên mặt đất năm 1952. 
3.3. Căn cứ xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan 
Nội dung của trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan là nghĩa vụ của các quốc gia 
được thông qua phù hợp với các thỏa thuận riêng biệt giữa các bên hữu quan để thực hiện 
bồi thường thiệt hại phát sinh do các chủ thể thi hành các hoạt động hợp pháp và quyền 
của các chủ thể bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại. 
Để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan phải dựa vào ba điều kiện 
sau: 
Thứ nhất, phải có quy phạm pháp lý quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng trong 
trách nhiệm khách quan. Có nghĩa là phải có các thỏa thuận quốc tế chứa đựng các quy 
phạm pháp luật về việc xác định trách nhiệm pháp lý trong những trường hợp cụ thể. Nếu 
không có các thỏa thuận đó thì sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các hành 
vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện gây ra. Đây là điều kiện có ý nghĩa là cơ sở pháp lý 
để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan. 
Thứ hai, phải có sự kiện làm phát sinh hiệu lực áp dụng của các quy phạm pháp lý 
nói trên. Nguồn gốc của sự kiện là sự xuất hiện tình thế khi chủ thể luật quốc tế mất khả 
năng kiểm soát đối với sự vận hành nguồn nguy hiểm cao độ, do việc xuất hiện quá trình 
không mong muốn, bất ngờ, không thể khắc phục trong trang thiết bị, vật liệu, từ đó làm 
128
phát sinh sự đe dọa gây thiệt hại ngoài ý muốn. Sự đe dọa này không thể khắc phục được 
với việc áp dụng các biện pháp hiện có. Đây là cơ sở thực tiễn của trách nhiệm pháp lý 
quốc tế khách quan và điều kiện này chỉ có ý nghĩa là cơ sở thực tiễn để xác định trách 
nhiệm vật chất khách quan khi tồn tại các thỏa thuận quốc tế chuyên biệt điều chỉnh các 
sự kiện này. Các thỏa thuận như vậy được áp dụng trong các lĩnh vực cụ thể và chỉ liên 
quan đến mối quan hệ đối với sử dụng và vận hành nguồn nguy hiểm cao độ. 
Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện pháp lý và thiệt hại vật chất 
phát sinh. Mối quan hệ này là cơ sở để xác định đúng chủ thể phải có nghĩa vụ thực hiện 
trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan, đảm bảo tính quy luật, tính khách quan, tránh sự 
suy diễn chủ quan. 
3.4. Hình thức thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan 
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với chủ thể thực hiện các hành vi luật quốc tế 
không cấm mà gây thiệt hại cho chủ thể khác là nghĩa vụ bắt buộc. Trên căn cứ của tính 
chất, mức độ thiệt hại đã xảy ra, có thể áp dụng thiệt hại thực tế để giải quyết nghĩa vụ bồi 
thường này. Thiệt hại thực tế là giá trị của tài sản đã bị phá hoại hoặc hủy hoại và các chi 
phí mà chủ thể bị hại đã bỏ ra để loại bỏ thiệt hại đó. 
Hình thức của trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan đầu tiên là đền bù bằng tiền 
hoặc hiện vật. Đối với hình thức này thì sự bồi thường phải tương xứng với thiệt hại xảy 
ra và phải bồi thường toàn bộ. Đây là hình thức chủ yếu để thực hiện trách nhiệm pháp lý 
quốc tế khách quan. Ngoài ra có thể áp dụng hãn hữu các hình thức khác như, chuyển 
giao cho chủ thể bị hại những đối tượng tương ứng về ý nghĩa và giá trị, thay thế đối 
tượng bị mất đi. 
4. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ 
4.1. Cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức quốc tế 
Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là trách nhiệm phát sinh từ việc 
các tổ chức quốc tế này vi phạm các nghĩa vụ quốc tế được quy định trong các điều ước 
quốc tế và các nguồn pháp luật khác. 
Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể 
của tổ chức đó. Vì thế trách nhiệm pháp lý quốc tế này trước hết được quy định trong điều 
lệ của tổ chức quốc tế. Bên cạnh đó, còn có một loạt các điều ước quốc tế là nguồn của 
loại trách nhiệm này, như: Điều ước quốc tế về nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ 
trụ kể cả mặt trăng và các hành tinh năm 1967, Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với 
thiệt hại do phương tiện bay vũ trụ gây ra năm 1972, Công ước về trách nhiệm trước bên 
thứ ba trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân năm 1960 và Công ước bổ sung, Công ước về 
trách nhiệm của người tác nghiệp các tàu hạt nhân năm 1962, Công ước về trách nhiệm 
dân sự đối với thiệt hại hạt nhân năm 1963,. 
 Từ đó, cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế là: 
- Tổ chức quốc tế và các nhân viên của tổ chức có hành vi vi phạm các quy 
định của điều ước thành lập tổ chức, các điều ước quốc tế mà tổ chức là thành viên, quy 
định của pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật của quốc gia, nơi tổ chức quốc tế 
đóng trụ sở hoặc tiến hành hoạt động. Đây là cơ sở pháp lý của trách nhiệm của tổ chức 
quốc tế. 
- Tổ chức quốc tế gây ra thiệt hại cho các tổ chức, các quốc gia khác hoặc các 
thể nhân, pháp nhân. 
- 
129
4.2. Thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế 
Tổ chức quốc tế có thể gánh chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm phi vật chất. 
Trách nhiệm vật chất: nguồn kinh phí để tổ chức quốc tế có khả năng thực hiện 
trách nhiệm vật chất là các khoản đóng góp của các quốc gia thành viên. Trong thực tiễn 
đã hình thành hai khuynh hướng thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc 
tế là: xác lập trách nhiệm vật chất chung của tổ chức quốc tế và các quốc gia thành viên 
và xác lập trách nhiệm vật chất riêng của tổ chức quốc tế. 
Trách nhiệm phi vật chất: ít được đề cập đến trong khoa học pháp lý. Nhưng cũng 
có quan điểm cho rằng bất kỳ hình thức nào cũng được áp dụng nếu không trái với đặc 
điểm của tổ chức quốc tế. 
Tổ chức quốc tế phải gánh chịu trách nhiệm đối với hoạt động của các cơ quan, 
thiết chế cũng như các nhân viên của tổ chức. Ngược lại, tổ chức quốc tế cũng có thể là 
chủ thể đưa ra yêu cầu về bồi thường thiệt hại do quốc gia, cơ quan, công dân nước sở tại 
gây ra cho nhân viên và cho tổ chức đó. 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
1. Nêu định nghĩa trách nhiệm pháp lý quốc tế và chủ thể của quan hệ trách nhiệm 
pháp lý quốc tế? 
2. Nêu định nghĩa và phân loại các vi phạm luật quốc tế? 
3. Trách nhiệm pháp lý quốc tế do vi phạm pháp luật quốc tế? 
4. Trách nhiệm pháp lý quốc tế khách quan? 
5. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế? 
MỤC LỤC 
130
 Trang 
Chương 1 
KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 
3 
1. Khái niệm luật quốc tế 3 
2. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế 8 
3. Nguồn của luật quốc tế 10 
4. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia 15 
Chương 2 
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 
18 
1. Khái niệm chung 18 
2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản 19 
Chương 3 
CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ 
27 
1. Khái niệm chủ thể luật quốc tế 27 
2. Quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế 28 
3. Các chủ thể khác của luật quốc tế 30 
4. Công nhận quốc tế 32 
5. Kế thừa trong luật quốc tế 35 
Chương 4 
LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ 
38 
1. Khái niệm luật điều ước quốc tế 38 
2. Khái niệm điều ước quốc tế 39 
3. Ký kết điều ước quốc tế 41 
4. Hiệu lực của điều ước quốc tế 45 
Chương5 
DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 
49 
1. Các vấn đề pháp lý quốc tế về quốc tịch 49 
2. Chế độ pháp lý người nước ngoài 55 
3. Vấn đề bảo hộ công dân 57 
Chương 6 
58 
131
LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ 
1. Khái niệm lãnh thổ 60 
2. Lãnh thổ quốc gia 62 
3. Biên giới quốc gia 66 
4. Bắc Cực 69 
5. Nam Cực 69 
Chương 7 
LUẬT BIỂN QUỐC TẾ 
71 
1. Khái niệm 71 
2. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia 72 
3. Các vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán 76 
4. Các vùng biển không thuộc về quyền tài phán quốc gia 79 
5. Các vùng biển đặc thù 80 
Chương 8 
LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ 
82 
1. Khái niệm 82 
2. Cơ quan đại diện ngoại giao 84 
3. Cơ quan lãnh sự 88 
4. Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự 91 
5. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho tổ chức quốc tế và phái đoàn đại diện của 
quốc gia tại tổ chức quốc tế 
96 
Chương 9 
GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ 
99 
1. Khái niệm tranh chấp quốc tế 99 
2. Các phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế 101 
Chương 10 
CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ 
106 
1. Khái niệm cơ quan tài phán quốc tế 106 
2. Các thiết chế Tòa án quốc tế 107 
3. Các thiết chế Trọng tài quốc tế 113 
4. Cơ quan tài phán quốc tế khác 116 
Chương 11 
132
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ QUỐC TẾ 120 
1. Khái niệm trách nhiệm pháp lý quốc tế 120 
2. Vi phạm pháp luật quốc tế 122 
3. Trách nhiệm pháp lý quốc tế do vi phạm pháp luật quốc tế (Trách nhiệm pháp 
lý chủ quan) 
123 
4. Trách nhiệm vật chất đối với thiệt hại gây ra bởi hành vi luật quốc tế không 
cấm (Trách nhiệm khách quan) 
125 
5. Trách nhiệm pháp lý quốc tế của tổ chức quốc tế 127 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_phap_quoc_te_tran_thi_van_tra_phan_2.pdf