Giáo trình Dâu tằm - ong mật - Nguyễn Văn Long
Tóm tắt Giáo trình Dâu tằm - ong mật - Nguyễn Văn Long: ...à giai đoạn tiềm dục của mầm bệnh và rất bền vững. Ví dụ chúng có thể gây bệnh sau 3 năm ở trong những xác khô của ngài tằm cái, và vẫn còn hoạt tính khi bị ngâm 5 tháng trong nước mùa hè. Các bào tử bị mất hoạt tính ở các điều kiện xử lý sau đây: ánh sáng trực xạ 390 – 400 trong khoảng 6-7 gi...ần trên bánh tổ quay ra sáng được ong xây và đậu phình ra là có mật và mật đã chín). Ở hai tỉnh Minh Hải và Kiên Giang, nơi có diện tích rừng tràm rất lớn người dân đã có hình thức khai thác ong A.dorsata rất độc đáo có một không hai trên thế giới. Họ gác kèo hấp dẫn ong về làm tổ, khi đàn ong...u vụ hoa khi nguồn mật phấn chưa nhiều, nhưng một số đàn mạnh có thể xây tầng được. Khi kiểm tra cầu ong thấy ong sửa tầng, cơi lỗ tổ ở 2 mép dưới cầu hoặc xây lưỡi mèo thì đưa cầu gắn tầng chân vào cho ong xây. + Biện pháp kỹ thuật. Tuỳ theo điều kiện cụ thể ở cơ sở nuôi ong người ta có th...
n sáp là một loại ngài thuộc họ ngài đêm (Noctuidae) có màu xám tro. Ở trưởng thành loại lớn con cái dài 20 mm, con đực dài 15 mm, sải cánh dài 30 - 35 mm, tương tự như vậy ở loại nhỏ là 10 mm, 13 mm và 23 mm. Sau khi vũ hoá vài ngày, chúng giao phối vào ban đêm rồi chui vào thùng ong qua cửa tổ hoặc các khe hở để đẻ trứng. Nó đẻ trứng vào các khe hở hẹp trong thùng hoặc vào các bánh tổ. Mỗi lần đẻ 50 - 100 trứng. Trứng được dính chặt với nhau và dính vào khe thùng hoặc bánh tổ nhờ lớp keo dính để ong thợ không dọn đi được. Một con cái đẻ khoảng 500 trứng. Ấu trùng mới nở đã có thể chạy rất nhanh, phân tán đi khắp cả tổ. Sâu non ăn các mẩu sáp, tạo thành các đường hầm bằng tơ ở vách giữa các bánh tổ, có đường hầm dài tới 15cm. Khi đẫy sức, sâu non thường tìm khe hở hoặc chỗ lõm của thùng để kéo kén hoá nhộng. Ở cả 2 loài sâu ăn sáp, nếu nhiệt độ môi trường cao thì các giai đoạn vòng đời ngắn. Chúng có thể hoàn thành vòng đời trong 4 tuần tuần hoặc kéo Hình 4. 9- Cầu ong bị sâu ăn sáp phá hại. dài 6 tháng. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên vòng đời cuả sâu là 4- 5 tuần. Sâu non thường thích các bánh tổ màu tối vì có chứa phấn hoa. Vào mùa thiếu thức ăn, bánh tổ không nuôi ấu trùng sẽ cũ nhanh và sâu hay xâm nhập. • Tác hại: Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..167 Khi đào các đường hầm, sâu ăn sáp phá các lỗ tổ đựng phấn, mật và cả các lỗ tổ có ấu trùng và nhộng, làm cho ấu trùng bị chết. Trên bánh tổ thường thấy có hiện tượng nhộng đã đen mắt bị ong thợ cắn lớp sáp vít nắp ra gọi là hiện tượng nhộng trần do bị sâu ăn sáp đục lỗ tổ nhộng làm nhộng chết. Dùng pince gắp con nhộng lên thấy có một số hạt nhỏ màu đen dính vào cuối bụng nhộngvà các đường hầm. Đấy là phân của sâu ăn sáp. Do sâu đào các đường hầm làm chết ấu trùng và nhộng, đàn ong mất ổn định dễ dàng bỏ tổ bốc bay. Ở miền Bắc Việt Nam vào đầu vụ hè thu tháng 7 - 8 và vụ đông xuân tháng 1 - 2 thường bị sâu ăn sáp phá hại. Những cầu bị sâu ăn sáp phá hại thường chỉ thu được rất ít sáp. • Phòng trừ. - Giữ cho đàn ong luôn mạnh, quân phủ đầy các cầu, đủ thức ăn để chúa đẻ thường xuyên. Vào vụ thiếu thức ăn, cần mạnh dạn loại bỏ các cầu cũ. - Thường xuyên vệ sinh đáy thùng sạch sẽ, quét sạch sáp vụn, sáp lưỡi mèo, và nắp vít và cạo kĩ các khe thùng để diệt trứng sâu. - Thu hẹp cửa tổ, bịt kín các khe hở của thùng ong. - Các cầu bánh tổ, sáp vụn loại ra cần nấu sáp ngay không để luư cữu trong trại. Tầng chân chưa dùng, sáp mới nấu phải gói kín bằng nilon hoặc giấy polyethylen. - Trường hợp muốn lưu trữ bánh tổ để dùng cho vụ sau có thể xông hơi bằng cách đốt bột lưu huỳnh, ethylen oxit, paradiclobenzen 50g/ 1m3 không gian chứa cầu. Thùng đựng phải kín. Sau 15- 30 ngày xông lại cầu một lần cho đến khi đưa cầu ra sử dụng (Burges 1978). - Theo Cantwell và Shich (1981) có thể dùng vi khuẩn Baccillus thuringensis để khống chế Galleria, hoặc sử dụng máy kích âm của ngài đực, dẫn dụ ngài cái đến để tiêu diệt (Spangler 1984). b. Kiến. • Tác hại Cũng như nhiều nước nhiệt đới khác, nước ta có rất nhiều loài kiến. Chúng thường xuyên gây hại cho ong. Với số lượng đông, chúng tấn công ồ ạt vào tổ, ăn cả ong sống, ong chết, nhộng, ấu trùng và cả mật ong. Khi có ít kiến tấn công, chúng làm cho ong trở nên dữ hơn, gây khó khăn cho việc chăm sóc ong. Khi bị kiến tấn công nhiều làm cho các đàn ong nội A.cerana và một số đàn ong ngoại A.mellifera yếu bỏ tổ bốc bay. Đôi khi kiến còn tranh nước đường mà người nuôi ong cho ong ăn vào lúc thiếu hoa và cắn chết nhiều ong thợ. Các loài kiến gây hại nhiều nhất là kiến vống (Oecophylla smaradina), kiến lửa (Solemy spp), kiến đen (Monomorium indicum). • Biện pháp phòng chống: - Dọn sạch cỏ và cây bụi nhỏ trong trại ong. Buộc dẻ tẩm dầu máy thải vào các chân cọc. Nếu gặp trời mưa phải bôi lại. Trường hợp trong trại ong có nhiều tổ kiến thì phải tìm tổ kiến để tiêu diệt. Có thể phun Chlordane hoặc Diazinol dưới dạng bột hoặc bột ẩm vào lúc ong không đi làm, và phải cách thùng ít nhất 20 – 30 cm để đảm bảo an toàn cho ong (Dejong 1978) - Nếu nuôi ong cố định và số lượng đàn ít, có thể đặt các chân của giá kê thùng ong lên các bát nước có nhỏ dầu hoả hoặc dầu máy sẽ ngăn kiến rất hiệu quả. c. Ong bò vẽ Vespa. • Tác hại Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..168 Các loài ong bò vẽ thường sống thành xã hội hoặc đơn độc là một trong những kẻ thù nguy hiểm của ong mật. Ở Israen ong bò vẽ (Vespa orientalis) giết chết 3000 đàn ong A.mellifera trong năm (Crane E. 1989). Ong bò vẽ tấn công và săn lùng ong thợ đi làm trên hoa và ở cửa tổ. Chúng dùng hàm cứng cắn chết ong mật và tha về tổ. ở các đàn yếu, ong bò vẽ có thể tấn công vào trong đàn tha cả ấu trùng, ong trưởng thành và mật ong để nuôi ấu trùng của chúng. Khi bị tấn công mạnh, ong nội sẽ bốc bay, một số đàn ong ngoại yếu sẽ bị tiêu diệt. Nhìn chung, ong nội có khả năng bảo vệ tốt hơn. Khi ong bò vẽ tấn công, vài chục đến vài trăm ong thợ sẽ bám lấy và vây quanh con ong bò vẽ thành một cục tròn. Nhiệt độ trong cục ong sẽ tăng tới 46o Cvà con ong vò bẽ sẽ bị chết nóng trong vòng 20 phút (Ono và cộng sự 1987). Các trại ong đặt ở vùng đồi núi hoặc gần rừng thường bị phá hoại nặng hơn ở vùng đồng bằng. Ở nước ta, ong bò vẽ thường phá hại mạnh vào mùa hè thu từ tháng 7- 10. • Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp thủ công: Dùng chổi đập chết ong bò vẽ ở trước cửa tổ hoặc xung quanh thùng ong. Tìm các thùng ong bò vẽ trên các cây ở xung quanh trại ong để đốt hoặc phun thuốc tiêu diệt. - Dùng bẫy bả bằng nước hoa quả đặt trong thùng không, có hom ở cửa tổ để ong bò vẽ vào nhưng không ra được. Dùng bả độc bằng thức ăn đạm rẻ tiền tẩm thuốc sâu để ong bò vẽ mang thức ăn có chất độc về tổ. Làm cho ong chúa và ấu trùng bị chết. Các loại thuốc sâu tác động chậm, không màu, không mùi vị nh Fluroacet amid (0,2% bột), Acepphate (0,2%) thường được dùng. Cần luư ý các thuốc trên rất độc với người và gia súc. Vào vụ đông xuân, trong tổ ong bò vẽ chỉ có một mình ong chúa sống sót. Tìm tổ và diệt ong chúa lúc này rất dễ và có hiệu quả. Một ong chúa đầu xuân bằng cả đàn ong bò vẽ mùa thu. d. Chuồn chuồn. • Tác hại Chuồn chuồn là côn trùng ăn thịt, chúng thường bắt ong khi đang bay. Chúng bắt cả ong thợ, ong đực và ong chúa. Chúng gây tác hại rõ nhất khi người nuôi ong chỉ có một vài đàn ong đặt biệt lập. Chuồn chuồn thường xuất hiện vào tháng 5 – 8 ở các tỉnh phía Bắc và vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam. Chúng làm giảm số lượng ong thợ đi làm, đặc biệt là giảm tỷ lệ ong chúa giao phối thành công. Trong điều kiện bình thường, tỷ lệ chúa giao phối thành công khoảng 70 - 80%, nhưng khi có chuồn chuồn, tỷ lệ này giảm xuống còn 10 - 20%. Có 2 loại gây hại nặng nhất là chuồn chuồn cống (loại to) màu đen vàng và chuồn chuồn ngô (loại nhỏ, đen). • Phòng trừ: - Dùng thuốc, que tiêu diệt chuồn chuồn nhỏ. Dùng nhựa mít gắn vào que nhỏ để dính chuồn chuồn khi chúng đậu trên cọc. - Không nên tạo chúa và thay chúa vào mùa nhiều chuồn chuồn. e. Ngài đầu lâu. • Tác hại Ngài đầu lâu Acherontia atropos thuộc họ ngài trời (Sphingidae). Cơ thể ngài dài 50mm, sải cánh dài 120 - 140 mm. Nó thường bay đến tổ ong và tìm cách chui vào tổ từ lúc chập tối đến 9 – 10 h đêm, qua các khe hở hoặc cửa ra vào mở rộng để hút mật, Mỗi lần hút từ 5 - 10 g mật ong. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..169 Tác hại chủ yếu của nó là phát ra âm thanh và vẫy cánh làm đàn ong mất ổn định, dữ tợn hơn. Ngài đầu lâu thường bị ong thợ đốt chết bên trong tổ. • Phòng trừ: Bịt các khe hở thùng, thu hẹp cửa tổ chỉ đủ cho ong chui ra chui vào. f. Ruồi kí sinh Senotainia sp Ruồi kí sinh thuộc nhóm ruồi ăn thịt họ Sarcophagidae thường xuất hiện vào tháng 7 - 8 ở các tỉnh vùng đồi núi như Mộc Châu (Sơn La) Ruồi kí sinh có kích thước gần bằng ruồi nhà, có màu, tro xanh lá cây và có sọc trắng trên đầu. Những ngày trời nắng, ruồi cái thường đậu trên nắp thùng ong, bay đuổi theo ong thợ, đẻ 1 trứng lên phần giữa đầu và ngực ong. Sau khi nở, dòi chui vào cơ ngực và hút máu. Sau 2 - 4 ngày ong bị chết, dòi chui ra xuống đất hoá nhộng rồi thành ruồi trưởng thành sau 7 - 12 ngày. Một con ruồi có thể đẻ nhiều trứng, diệt nhiều ong đi làm, làm thế đàn ong giảm sút. • Triệu chứng: Gần thùng ong có một số con ong vừa bò vừa nhảy, bụng trướng to, khêu ra thấy có dòi. Cả ong A.cerana và A.mellifera đều bị hại. • Phòng trừ: Xử lí nắp thùng ong bằng dịch nước tinh bột 1% chứa 0,5% Chlorofooc, đốt bỏ những con ong bị chết. g. Một số dịch hại khác. • Chim ăn ong. + Tác hại Có một số loại chim ăn ong như chim xanh, chim én, chim chèo bẻo thường bắt ong khi ong bay đi làm, đôi khi đến bắt ong gần cửa tổ. Các trại ong bị thiệt hại nặng khi đặt gần khu vực chim làm tổ. Đôi khi trên đường di cư, chúng phát hiện ra trại ong và dừng lại vài ngày bắt ong làm thức ăn. Khi chỉ có vài con thì tác hại không đáng kể vì chim còn bắt cả côn trùng có hại khác. Khi có nhiều chim thì tác hại rất rõ. Số lượng ong đi làm giảm rất nhiều. Tỷ lệ chúa giao phối thành công rất thấp. + Phòng trừ: Ngoài ong ra chim còn ăn nhiều sâu hại khác nên người ta không coi chúng là loài có hại. Cần thận trọng khi sử dụng các biện pháp tiêu diệt chúng bằng súng hơi hay lưới, bẫy. Khi chim quá nhiều thì biện pháp tốt nhất là di chuyển ong đến địa điểm mới cách xa vùng đó. • Cóc nhái: + Tác hại Một số loài lưỡng thê như cóc, nhái, chẫu chuộc cũng gây thiệt hại đáng kể cho ong trong những mùa vụ nhất định. Vào mùa mưa rào, cóc nhái thường xuất hiện trước cửa tổ ong. CHÚNG ăn ong đậu trước cửa tổ, nhất là vào những đêm trời nóng, ong bò ra ngoài nhiều đậu dưới đáy thùng. Một đêm 1 con cóc có thể ăn tới 100 con ong làm giảm số lượng ong đi làm rõ rệt. Chúng thường ăn ong vào ban đêm và sáng sớm nên nhiều khi người nuôi ong không phát hiện được. Có thể quan sát thấy vỏ xác ong chết thành cục màu đen do cóc bài tiết trước cửa tổ. + Biện pháp phòng trừ. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..170 Kê thùng cao cách mặt đất 40 cm để cóc không bắt được ong. Ban đêm nhất là những đêm mưa rào, soi đèn đánh cóc đem chôn. • Một số kẻ thù hại ong khác. Ở nhiều nơi, người nuôi ong còn gặp một số kẻ thù hại ong khác như: thằn lằn, thạch sùng, nhện, mối...Thằn lằn thường nằm trên cửa tổ để bắt ong đi làm. Thạch sùng chui vào trong tổ ong bắt ong thợ đi làm về, đôi khi bắt cả ong chúa gây thiệt hại cho đàn ong. Nhện thường chăng tơ trước cửa tổ, ong đi làm mắc vào, sẽ bị nhện ăn thịt. + Phòng trừ: Cần bịt kín các khe hở của thùng, mở cửa tổ hẹp đủ để cho ong ra vào. Dọn sạch cỏ trước thùng ong, tiêu diệt nhện. Nếu bị mối tấn công cần đổi vị trí thùng, tiêu diệt hết mối ở trong thùng ong. Câu hỏi ôn tập chương 9. 1.Các loại bệnh thối ấu trùng ong và biện pháp phòng chống. 2.Bệnh Nosema, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, mật phấn hoa độc và biện pháp phòng chống. 3. Ve ký sinh, sâu ăn sáp hại ong và biện pháp phòng chống. Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..171 Phụ lục: Danh mục các cây nguồn mật chính ở Việt Nam Số thứ tự 1 Tên Việt Nam 2 Tên khoa học 3 Mật 4 Phấn 5 Thời gian nở hoa 6 Vùng trồng 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Actigon Bạc hà dại Bạch đàn chanh Bạch đàn đỏ Bạch đàn liễu Bạch đàn trắng Bí đỏ Bí xanh Bưởi Cà Cà phê chè Cà phê mít Cà phê vối Cải bẹ Cải củ Cam Cao su Cây chân chim Chanh Chè Chôm chôm Cỏ cúc áo Cỏ lào Cỏ lá tre Cốt khí Cọ phèn Cúc dại Dâu da xoan Antigonum leptopus Hook Esoltzia cypriani Pavol Eucalyptus citriodora Hook Eucaluptus robusta Smith Eucalyptus exsert muell Eucalyptus camadulensis D Cucurbita pero L Benincasa cerifera Savi Citrusgrandis Oshek Solanum melongena L Coffea arabica L coffea excelsa Achev Coffea robusta Lindens Brassca sp Raphnus sativus Citrus sinensis Hevea brasiliensis Muell Schefflera octorphylla Citrus limonia Osbek Thea sinensis Seem Nephelium lappaceum L Bidens pilosa Eupatorium odoratium L Panicum montanum Roxb Tephrosia. candida Dc Protium serratum Enyl Dendranthema indicum Clausena excakata Burn ++ ++ ++ ++ +++ ++ + + + + ++ ++ ++ ++ + + +++ +++ + + +++ + ++ - + +++ + - - + ++ ++ ++ ++ ++ ++ ++ + ++ ++ ++ ++ + ++ + + ++ ++ + + + ++ ++ + ++ ++ T5- 10 T10- 12 T12 T8- 9 T5- 6 T4 T2- 5 T2- 4 T2- 3 T3- 4 T11- 3 T9- 10 T11- 2 T11- 12 T10- 11 T2- 3 T2- 5 T11- 12 T1-2 T9- 12 T3- 5 cả năm T12- 1 T11- 12 T10- 11 T3- 4 T11- 12 T5- 8 Hà Giang ĐồngNai _ B-T-N B-N N B- T B-T-N B B Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..172 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 Dưa chuột Dưa gang Dưa hấu Dứa Dừa Đay cách Đỗ tương Gạo doi(mận) Hướng dương dại (cúc quì) ích mẫu Keo dậu Keo lai tượng Khoai lang Kiều mạch Lúa Mơ Mùi Ngành ngạnh Ngô Nhãn ổi Ràng ràng Rau dền gai Sau sau Sen Sòi đất Sú Súng Xoan đào Xoài Cucumis sativus L Cucumis melo L Citrullus lanatus Mats Ananas comosus Merr Cocus nucifera L Hibiscus canabinus Var Soya hispida Moeneh Bombax ceiba Eugeaianbos Tithonia diversifolia Gray Leonurus heterophyllus S Vites pubenscens Acasia mangium Inpomoea batatas Lam Fagopyrum sagittatum M Oryzasativa L Prunus mume Setr Corianarum sativum L Cratoxylon prunifolium D Zea mays L Euphoria longan steud Psidium guajava L Ormosia tonkinensis Gagnep Amaran tus gangeticus L Lipuidambas odientalis.M Nelumbo nucifera Gaetem Sapium discolor Muell Carapa obovata Nymphaca nouchưali Burm Aradiracta indica Tussf + + ++ ++ ++ ++ ++ + ++ + - ++ ++ ++ - + + ++ - +++ + + + + - +++ ++ ++ + + ++ + ++ + + + ++ ++ + ++ ++ + + ++ ++ + ++ + ++ + ++ ++ ++ ++ ++ + + + ++ + T3, 10 T3- 4 T4- 5 T4, 10 cả năm T4- 7 T6-7 T2-3 T12- 3 T4-6 T10- 11 T6- 10 T6- 9 T4- 10 T12- 1 T4- 5 T12 T12- 1 T3- 4 T4- 12 T3- 4 T4,6,10 T5 T5-6 T3- 6 T12 T5-8 T4- 5 T4- 5 T3-6 T4- 5 T12- 3 B-T-N B-N B-T-N B – T - N B – T - N N Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..173 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 Táo ta Tếch Tràm Trám trắng Trẩu Trinh nữ cao Trinh nữ lùn Vải chua Vải nhỡ Vải thiều Vẹt Vối Vối rừng Vừng Manghifera indica L Zyziphus mauritiana Lam Zyziphus jujuba Lam Tectora grandis L Melaleuca leucadendron Canarium copaliferum R Aleurites montana Loun Mimosa pudica L Mimosa invisa L Litchi.sp Litchi.sp Litchi chinensis Sonn Bruguiera gymnorhiza Eugenia opeculata Eugenia jambolana Roxb Sesamum indicum L +++ + +++ ++ + - - ++ +++ +++ +++ + ++ ++ + ++ ++ + + ++ + + + + ++ ++ ++ + T9- 10 T10 T1- 4, T6-8 T4 T4, 8 T10, 11 T7, 9 T2 T2- 3 T3- 4 T6- 7 T5 T4- 5 T5- 8 Ghi chú: +: ít B: miền Bắc ++: trung bình T: miền Trung +++: nhiều N: miền Nam Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..174 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/. Tài liệu tham khảo phần dâu- tằm 1. TS. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc. Cây dâu. Nxb Nông nghiệp 1996. 2. TS. Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc.Kỹ thuật nuôi tằm. Nxb Nông nghiệp 1996. 3. TS. Nguyễn Văn Long. Giống và sản xuất trứng giống tằm dâu. Nxb Nông nghiệp 1996. 4. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu-Tằm-Tơ, Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, 1989. 5. ThS. Nguyễn Huy Trí. Bệnh ký sinh hại tằm.Nxb Giáo dục & Đào tạo 1997. 2/. Tài liệu tham khảo phần ong 1. Phùng Hữu Chính – Một số bệnh hại ấu trùng ong nội Apis cerana NXB Nông nghiệp 1990. 2. Phùng Hữu Chính – Vũ Văn Luyện – Kỹ thuật nuôi ong nội địa Apis cerana ở Việt nam. 3. Borchert.A. Bệnh và kí sinh trùng ong mật (Trịnh Văn Thịnh dịch) NXB Nông nghiệp. 1980 4. A.X Nuidin – V.P.Vinogarop. Cơ sở nuôi ong. 1982. Phí Văn Ba dịch. 5. Eva Crane. Con ong và nghề nuôi ong – cơ sở khoa học, thực tiễn và nguồn tài nguyên thế giới. NXB Nông nghiệp 1990. (Trần Công Tá dịch). 6. G.N Kotova – N.L Burenin Sổ tay nuôi ong (Nguyễn Phẩm Hạnh dịch) NXB Nông nghiệp 1985. 7. R. Chauvin. Sinh học ong mật. 1968 (Hồ Sỹ Phấn dịch). Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ..175 môc lôc Phần A KỸ THUẬT TRỒNG DÂU-NUÔI TẰM VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM Chương I: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU 1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại của cây dâu. 1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của cây dâu. 1.3. Sinh trưởng và phát triển của cây dâu. 1.4. Nhân giống dâu 1.5. Kü thuËt trång d©u 1.6. Quản lý và chăm sóc vườn dâu. 1.7. Thu häach vµ b¶o qu¶n l¸ d©u 1.8. Một số sâu bệnh chính hại dâu và biện pháp phòng trừ. Chương II: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC TẰM ÂU 2.1. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của tằm dâu 2.2. Một số đặc điểm sinh vật học của tằm dâu. 2.3. Sinh thái học tằm dâu (ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến quá trình sinh trưởng phát dục của tằm dâu). Chương III: KỸ THUẬT NUÔI TẰM. 3.1. Vệ sinh và sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi tằm. 3.2. Kỹ thuật ấp trứng tằm. 3.3. Kỹ thuật băng tằm. 3.4. Kỹ thuật cho tằm ăn. 3.5. Mật độ nuôi tằm, thay phân và san tằm. 3.6. Chăm sóc tằm khi tằm ngủ. 3.7. Các phương thức nuôi tằm nhỏ. 3.8. Các phương thức nuôi tằm lớn. 3.9. Kỹ thuật cho tằm lên né và thu kén Chương IV : BỆNH VÀ CÔN TRÙNG HẠI TẰM 4.1. Bệnh bủng và phương pháp phòng chống 4.2. Bệnh vi khuẩn và phương pháp phòng trừ 4.3. Bệnh nấm cứng trắng và phương pháp phòng trừ 4.4. Bệnh tằm gai 4.5. Ruåi ký sinh t»m vµ ph−¬ng ph¸p phßng trõ 1 2 3 7 9 11 13 15 18 20 24 26 28 31 31 32 34 35 37 38 39 40 41 44 44 49 52 55 65 Chương V: KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TẰM DÂU 5.1. Giới thiệu vài nét về đặc điểm giống tằm và hệ thống giống 3 cấp. 5.2. Kỹ thuật sản xuất trứng giống tằm cấp II 5.3. Kỹ thuật bảo quản trứng giống. 5.4. Xử lý trứng nở nhân tạo. Phần B KỸ THUẬT NUÔI ONG Chương VI: SINH HỌC ONG MẬT 6.1 Ý nghĩa kinh tế của nghề nuôi ong mật. 6.2. Sơ lược lịch sử phát triển. 6.3. Đặc điểm sinh học. Chương VII: C©Y NGUỒN MẬT PHẤN VÀ SỰ THỤ PHẤN C©Y TRỒNG BẰNG ONG MẬT 7.1. Vai trò của cây nguồn mật phấn đối với ong. 7.2. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự tiết mật của cây. 7.3. Các cây nguồn mật chính ở Việt Nam. 7.4. Xác định số đàn ong nuôi trong một vùng. 7.5. Sử dụng ong mật thụ phấn cho cây trồng. Chương VIII: KĨ THUẬT NUÔI, TẠO CHÚA, NHÂN ĐÀN VÀ CHỌN GIỐNG ONG. 8.1 Kĩ thuật nuôi ong. 8.2. Kỹ thuật tạo chúa, nhân đàn ong 8.3 Chọn lọc và lai giống ong. Ch−¬ng IX: S©U BÖNH Vµ KÎ THï H¹I ONG MËT. 9.1. BÖnh thèi Êu trïng ch©u ¢u ( European foulbrood ) 9.2. BÖnh Êu trïng tói (Sacbrood) 9.3. BÖnh Øa ch¶y (Nosema). 9.4. Ngé ®éc hãa häc. 9.5. C¸c kÝ sinh h¹i ong. 9.6. C¸c c«n trïng vµ ®éng vËt h¹i ong. Phụ lục: Danh mục các cây nguồn mật chính ở Việt Nam Tµi liÖu tham kh¶o 73 73 75 80 85 91 91 92 113 113 114 115 116 118 121 121 145 154 159 159 161 162 162 164 166 171 173
File đính kèm:
- giao_trinh_dau_tam_ong_mat_nguyen_van_long.pdf