Giáo trình Flash - Trịnh Tiến Thanh (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Flash - Trịnh Tiến Thanh (Phần 2): ... 4. Nhấp tổ hợp Ctrl+Enter để kiểm tra kết quả. Hình 4.5a – Công cụ Bone trường hợp 1  Công cụ Bone trong trường hợp 2 Bước 1. Bạn hãy tạo ba khối hình chữ nhật (tượng trưng cho các phần của cần cẩu) và sau đó convert chúng thành các đối tượng Graphic. Bước 2. Bấm chọn công cụ Bone, sau đ...ớc 2. Chọn hình bình hành, kích chuột phải và chọn Create Motion Tween Sau đó, bấm chọn công cụ 3D Translation. Bạn có thể sử dụng công cụ này để di chuyển mặt phẳng theo các chiều x (trục ngang), y (trục đứng) và z (điểm chấm trung tâm). Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái ––––... Flash cho phép bạn tạo một đối tượng bằng các công cụ vẽ. Đưa các đối tượng này và các đối tượng được cung cấp sẵn (như các thành phần GUI đề cập ở trên) vào AS. Để đưa một đối tượng ngoài vào trong môi trường runtime của Flash, bạn cần chuyển đổi các đối tượng của bạn thành các biểu tượng ...

pdf51 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Flash - Trịnh Tiến Thanh (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hêm phương thức, thuộc tính 
cho lớp myMusic, ta chỉ việc thêm mã lệnh vào trong lớp myMusic thu được ở 
trên. Bạn cũng cần lưu ý rằng, trong trường hợp này, lớp myMusic kế thừa lớp 
flash.media.Sound nên nó có phương thức play() để phát nhạc. 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
88 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài tập 1: 
Sử dụng các công cụ tô vẽ, vẽ đồng hồ chiếc kim sau đó lập trình mô 
phỏng quá trình hoạt động của chiếc kim trên thơi gian thực. 
Bài tập 2: 
 Vẽ một thiệp mừng giáng sinh. Sau đó lập trình tạo hiệu ứng tuyết rơi trên 
thiệp mừng giáng sinh đó. 
Bài tập 3: 
 Vẽ một menu các đề mục theo một chủ đê bất kỳ. sau đó lập trình tạo hiệu 
ứng khi di chuyển chuột qua các thanh menu. 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
89 
CHƯƠNG 6: CÁC HIỆU CHỈNH NÂNG CAO 
1. Xử lý âm thanh, hình ảnh, và video 
a. Import âm thanh, hình ảnh và video vào thư viện 
Để chèn âm thanh, hình ảnh và video vào thư viện chọn menu File -> 
Import -> Import to Library Một của sổ lựa chọn hiện ra, hãy chọn đến 
file cần chèn rồi click vào “open”. 
Mặc dù chức năng Import to Library hỗ trợ cả chức năng chèn video, 
nhưng bạn nên sử dụng chức năng này cho file âm thanh và hình ảnh. Riêng với 
video, bạn nên sử dụng chức năng Import Video, nằm trong menu File -> 
Import -> import Video. 
Sau khi chèn file âm thanh, hình ảnh hoặc video thì file đó nằm trong thư 
viện của flash bạn đang làm, để kiểm tra bạn vào: Window -> Library. 
b. Xử lý âm thanh 
Sau khi import một file âm thanh vào trong thư viện, ta có thể hiệu chỉnh 
thuộc tính của nó. Bạn hãy chọn file âm thanh vừa nhập vào, kích chuột phải và 
chọn Properties. 
Bảng thuộc tính của âm thanh sẽ có dạng như sau 
Hình 6.1a – Bảng thuộc tính âm thanh 
Bạn có thể nghe qua âm thanh nhờ vào chức năng Test, dừng chơi nhờ 
chức năng Stop, thay đổi file nguồn nhờ chức năng Import, Đặc biệt, bạn có 
thể thay đổi định dạng nén cho file âm thanh nhờ vào Compression. 
Để xử lý âm thanh trong Flash, Adobe đã cung cấp cho ta một trình tiện ích 
riêng dành cho nhiệm vụ này đó là Adobe SoundBooth. Với SoundBooth, bạn 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
90 
có thể thay đổi định dạng âm thanh (bao gồm cả video), trích tách âm thanh khỏi 
video, bổ sung các hiệu ứng cho âm thanh, trích tách một phần của file âm 
thanh, và nhiều tính năng khác. 
Hình 6.1b - Giao diện SoundBooth CS6 
Sau đây là một vài chức năng trong SoundBooth. - Trích xuất một phần file âm thanh: bạn hãy dùng trỏ chuột và bôi đen phần âm 
thanh trên biểu đồ phổ của nó. Kích chuột phải và nhấp chọn Crop. Sau đó 
nhấp Save As và chọn định dạng xuất bản. Để kiểm tra phần âm thanh được 
chọn có đúng hay không, hãy kéo thanh trạng thái hiện tại đến các vị trí cần 
kiểm tra, sau đó nhấp Play. - Tạo hiệu ứng cho âm thanh: bạn hãy chọn mục effect bên cạnh, và chọn hiệu 
ứng cần áp dụng. 
Khi sử dụng âm thanh trong phim Flash, bạn cần tạo riêng một Layer cho 
nó. Bạn cần đảm bảo các phần âm thanh của bạn phải tương ứng với các hoạt 
cảnh trong phim. Điều đó sẽ giúp phim của bạn thật hơn, sinh động hơn. 
c. Xử lý hình ảnh 
Sau khi import một file hình ảnh vào trong thư viện, ta có thể hiệu chỉnh 
thuộc tính của nó. Bạn hãy chọn file âm thanh vừa nhập vào, kích chuột phải và 
chọn: Properties, hoặc Edit with PhotoShop. 
Bảng thuộc tính của hình ảnh sẽ có dạng như sau: 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
91 
Hình 6.1c – Bảng thuộc tính hình ảnh 
Chức năng trong bảng thuộc tính này tương tự với chức năng thuộc tính 
của âm thanh. Đối với hình ảnh khi nén bằng JPEG, bạn có thể chọn độ nén cho 
hình ảnh để giảm kích thước tập tin sau khi xuất bản. 
Để xử lý hình ảnh trong Flash, Adobe cho phép ta chỉnh sửa chúng bởi 
chương trình chuyên dụng là Adobe Photoshop. Có lẽ, đây là chương trình mà 
bạn đã quen thuộc. 
Hình 6.1d – Giao diện Adobe PhotoShop CS6 
d. Xử lý Video 
Đây có thể là chức năng thú vị của Flash. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Flash 
để tạo các kĩ xảo điện ảnh (dù rằng đây không phải là chương trình chuyên dụng 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
92 
– Nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham khảo chương trình Adobe Premier và 
Adobe After Effect trong cùng gói Master CS6 này). 
Để làm việc với video, Flash cung cấp cho ta tiện ích Adobe Media Encoder 
để chuyển các tập tin video thành tập tin cho phép sử dụng trong Flash là flv 
hoặc f4v. 
Để chuyển đổi, bạn chỉ việc chọn Export Setting và hiệu chỉnh các thông số 
cần thiết. Với tiện ích này, bạn có thể hiệu chỉnh một vài thuộc tính cho các 
đoạn video của bạn. 
Hình 6.1e – Giao diện Adobe Media Encoder CS6 
Ngoài ra, Flash còn cho phép bạn hiểu chỉnh nâng cao với hai chương 
trình hỗ trợ kĩ xảo điện ảnh là Adobe Premier và Adobe After Effect. 
Khi import một video vào Flash, bạn có thể cho phép video mà bạn 
import vào sẽ nằm trên một khung hình độc lập hay được nhúng vào một trình 
media playback (nghĩa là chương trình có các thành phần điều khiển chế độ 
chơi). Với việc tạo một khung hình độc lập, ta có thể tạo các mặt nạ với hình thù 
phức tạp, tạo các khung trình chiếu rất hấp dẫn. Bạn sẽ được tìm hiểu điều này 
khi chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về mặt nạ. 
2. Ghép nối nhiều hoạt cảnh 
Khi bạn xây dựng một bộ phim hoạt hình, bạn cần đến nhiều hoạt cảnh. 
Việc ghép nối nhiều hoạt cảnh trong Flash được thực hiện tự động. Bạn hãy tạo 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
93 
các cảnh quay khác nhau trên các Scene khác nhau. Các hoạt cảnh sẽ được ghép 
nối tự động theo dãy các Scene đã được sắp xếp. 
3. Kĩ thuật mặt nạ(Mask) 
Mặt nạ là một kĩ thuật cho phép bạn tạo riêng một khung trình chiếu với 
hình dạng phức tạp. Mọi hoạt động chỉ có thể trình chiếu bên trong mặt nạ. 
Để tạo một mặt nạ, bạn cần tạo một khung trình chiếu. Để tạo khung này, 
bạn chỉ đơn thuần vẽ một hình thể nào đó trên một Layer tạm gọi là Layer Mask. 
Bạn tiếp tục tạo thêm một Layer thứ hai để tạo hoạt cảnh. Để tạo mặt nạ, bạn 
hãy đặt Layer Mask lên trên layer hoạt cảnh, kích chuột phải vào Layer Mask 
này, và chọn Mask. Nếu bạn có nhiều Layer hoạt cảnh cần tạo bởi một Layer 
Mask, bạn chỉ việc kéo chọn Layer này vào trong Layer Mask ở khung Layer. 
Đến đây, chắc bạn đã tưởng tượng làm thế nào để tạo khung hình phức tạp 
cho các video ? Layer Mask tạo khung trình chiếu, Layer video là layer hoạt 
cảnh. Thế là công việc của bạn đã hoàn tất rồi ! 
Remarks: 
 việc sử dụng mặt nạ không buộc bạn phải áp dụng cho toàn cảnh quay. 
Bạn có thể sử dụng nhiều mặt nạ đồng thời trong một cảnh quay. Một mặt nạ có 
tác dụng cho một lớp Layer chứa đối tượng. 
Một vài ví dụ sử dụng kĩ thuật mặt nạ Mask 
 Ví dụ về việc sử dụng mặt nạ động: 
Trong ví dụ này, bạn sẽ tạo một mặt nạ động cho một lớp đối tượng. Bạn sẽ 
sử dụng hai lớp: Layer Art và Layer Mask. 
Hình 6.3a – Mặt nạ động 
Bạn hãy sử dụng Motion Tween (hoặc Classic Tween) để tạo hiệu ứng dịch 
chuyển lớp mặt nạ dọc theo đường nghệ thuật. Tiếp theo, bạn hãy kích chuột 
phải lên lớp Mask, chọn Mask. Lập tức lớp mặt nạ chuyển động này sẽ tạo hiệu 
ứng xuất hiện từng phần cho đối tượng hình nghệ thuật. 
 Ví dụ về việc sử dụng mặt nạ biến hình: 
Trong ví dụ này, bạn sẽ tạo một mặt nạ biến hình. Hoàn toàn tương tự như 
ví dụ trên, nhưng chỉ khác một điểm là trong ví dụ trên, bạn sử dụng Motion 
Tween (hoặc Classic Tween), còn trong ví dụ này, bạn sử dụng Shape Tween. 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
94 
Hình 6.3b – Mặt nạ biến hình 
Mặt nạ động tạo ra một hiệu ứng khá thú vị. Mặt nạ biến hình có chức 
năng cũng không kém thú vị. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai loại mặt nạ này 
tạo ra các hiệu ứng hay khi trình chiếu một Album ảnh. 
4. Tạo các nút nhấn điều khiển 
Trong thư viện của Flash cung cấp cho ta rất nhiều template của các nút 
điều khiển: nút điều khiển có kiểu dáng chuẩn của Windows, nút điều khiển tạo 
sẵn. Bạn cũng có thể tự tạo một kiểu nút điều khiển cho riêng mình. Trong phần 
này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng các nút điều khiển tạo sẵn để điều 
khiển phim trong Flash. - Tạo nút Play và Stop 
Bật hộp thoại Library Button: Windows>Common Libraries>Button. Tiếp 
đến bạn hãy chọn một loại Button mà bạn cho là phù hợp. 
Hình 6.4a – Tạo nút nhấn điều khiển 
Tiếp đến, bạn hãy cài đặt tên hiển thị cho nó. Trong Action, bạn hãy sử 
dụng chức năng quản lý sự kiện kích chuột. Trong hàm sự kiện tương ứng, với 
hành động play, bạn hãy dùng hàm play (nhưng bạn cần hiệu chỉnh cho đoạn 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
95 
phim không được chơi tự động nhờ vào hàm stop), với hành động dừng phim 
bạn sử dụng hàm stop. 
Tạo thanh PlayBack 
Bạn hãy tạo một Movie, sau đó bạn hãy sử dụng thanh Slider để làm thanh 
playback như hình minh họa 
Hình 6.4b – Tạo thanh Playback 
Bạn cài đặt tên hiển thị cho đối tượng Slider là playbar. Trong khung soạn 
thảo Action, bạn viết nội dung như sau: 
stop(); 
 playbar.maximum = 300; 
var allowed:Boolean = false; 
playbar.addEventListener(MouseEvent.MOUSE_MOVE, laybacknow); 
function playbacknow(e:MouseEvent):void{ 
if (allowed) 
gotoAndPlay(playbar.value); 
} 
playbar.addEventListener(MouseEvent.MOUSE_DOWN, PlayIt); 
function PlayIt(e:MouseEvent):void{ 
 allowed = true; 
} 
playbar.addEventListener(MouseEvent.MOUSE_UP, StopIt); 
function StopIt(e:MouseEvent):void{ allowed = false; } 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
96 
Ở trong đoạn chương trình này, playbar.maximum được gán bằng số Frame 
trong Scene. Biến allowed tương ứng với sự kiện chuột được ấn xuống hay thả 
ra. Khi kết hợp sự kiện ấn chuột và di chuyển chuột trên thanh Slider này, sẽ 
nhảy đến Frame được chỉ định và tiếp tục trình diễn nhờ vào hàm gotoAndPlay. 
5. Xuất bản một Movie 
Sau khi bạn đã hoàn chỉnh một video, công việc tiếp theo là bạn cần xuất 
bản nó. Trước khi xuất bản, bạn cần hiệu chỉnh một vài thông số liên quan trong 
mục Publish Setting. Để xuất bản phim, bạn hãy chọn chức năng Export Movie 
trong menu File/Export. Trong hộp thoại xuất hiện, bạn hãy chọn định dạng 
*.swf. 
Với định dạng swf này, bạn có thể chạy nó trong trình Flash Player hoặc 
trong một file html với trình duyệt có cài đặt plugin flash. Đều này đôi lúc cũng 
phiền nhiễu. Bạn hoàn toàn có thể chọn định dạng video khác, tuy nhiên nó 
không giữ lại những hiệu ứng tương tác với các nút nhấn. Để đơn giản, Flash 
Player cung cấp cho ta chức năng tạo trình movie khả thi *.exe. Để tạo một 
movie dạng này, bạn hãy mở movie vừa xuất bản bằng Flash Player, sau đó 
chọn File >Create Projector, và nhập tên movie của bạn. 
 Xuất bản tập tin cho thiết bị di động. 
Để xuất bản tập tin cho thiết bị di động, chúng ta có hai hướng tiếp cận: 
 Nếu thiết bị di động chỉ hỗ trợ flash lite dưới dạng plugin: chúng ta cần 
chọn lựa khi tạo mới một dự án trong flash (chọn phiên bản flash lite phù hợp). 
Bạn cũng cần lưu ý rằng, không phải dòng điện thoại nào cũng hỗ trợ 
ActionScript 3, vì vậy bạn cũng cần lưu ý. Sự hỗ trợ này phụ thuộc vào phiên 
bản flash lite. Việc xuất bản một tập tin cho thiết bị di động là hoàn toàn tự 
động, hoặc bạn có thể sử dụng chức năng Export Movie như trên. 
Nếu thiết bị di động hỗ trợ Adobe AIR (như các dòng máy tính bảng 
tablet): khi tạo một dự án, chúng ta cần chọn dự án Adobe AIR. Việc xuất bản 
tập tin đóng gói để cài đặt trên Adobe AIR không diễn ra tự động. Chúng ta cần 
thiết lập các thông số cấu hình cho nó. Một tập tin cài đặt cho AIR có phần mở 
rộng là *.air (nếu đã được đính kèm tập tin chứng thực) hoặc *.airi (nếu chưa 
đính kèm tập tin chứng thực). Chúng ta chỉ có thể cài đặt lên AIR đối với tập tin 
đã chứng thực *.air. Để thiết lập các thông số cho tập tin cài đặt trên AIR, ta 
chọn File > Air 3.2 for Desktop 
Settings. 
Mục General 
 Output file: Tên tập tin 
cài đặt sẽ xuất bản. 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
97 
 Windows Installer (*.exe): Tên tập tin cài đặt xuất bản ở dạng *.exe. 
 File name: Tên tập tin sau khi cài đặt. 
 Apps name: Tên của ứng dụng. 
 Version: Tên phiên bản. 
 Apps ID: ID của ứng dụng. 
 Description: Thông tin mô tả về ứng dụng. 
 Copyright: Bản quyền. 
 Windows Style: Dạng hiển thị của cửa sổ Windows dành cho ứng dụng 
AIR. Có ba dạng hiển thị: System Chrome (theo hệ thống), Custom 
Chrome (tùy chỉnh) và Transparent (trong suốt). 
Mục Signature 
Hình 6.5b – Thiết lập tập tin cài đặt trên air 
Mục Signature Tạo một tập tin chứng thực. Nếu chưa có một tập tin chứng 
thực, chúng ta bấm vào nút Create. 
 Publisher name: Tên nhà xuất bản đã tạo ra tập tin. 
 Organization unit: Đơn vị tổ chức. 
 Organization name: Tên tổ chức. 
 Country: Quốc gia. 
 Password/Confirm password: Mật khẩu bảo vệ và nhập lại mật khẩu. 
 Type: Thuật được sử dụng để toán mã hóa dữ liệu. 
 Save as: Vị trí lưu tập tin. 
Hình 6.5a – Thiết lập tập tin cài đặt trên air 
Mục General 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
98 
Hình 6.5c – Tạo tập tin chứng thực. 
Mục Icon: 
 Chọn biểu tượng cho chương trình. Chúng ta cần tạo ra 4 kích thước cho 
biểu tượng: 16x16, 32x32, 48x48 và 128x128. 
Mục Advanced a) Hình 6.5d – Thiết lập tập 
tin cài đặt trên air – Mục 
Advanced. 
 Associated file type: 
Chương trình sẽ quản lý 
tập tin nào. 
 Initial Windows Settings: 
Các thông số về cửa sổ 
Windows – chiều rộng 
(width), chiều cao 
(height), tọa độ x, tọa độ 
y, độ rộng tối đa 
(maximum width), độ cao 
tối đa (maximum height), 
độ rộng tối thiểu 
(minimum width), độ cao 
tối thiểu (minimum height), cho phép hiển thị ở chế độ cực đại 
(maximizable), cho phép hiển thị ở chế độ tối thiểu (minimizable), cho 
phép thay đổi kích thước (resizable), cho phép hiển thị (visible). 
 Other settings: Các thiết lập khác – install folder (thư mục cài đặt), 
program menu folder (thư mục hiển thị trong menu program). 
Sau khi thiết lập xong các thông số, bạn chọn Publish để xuất bản. 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
99 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Bài tập 1: 
 Sử dụng kĩ thuật chèn hình ảnh và âm thanh tạo một video trình chiếu các 
hình ảnh được chèn vào theo một chủ đề bất kỳ 
Bài tập 2: 
 Sử dụng kĩ thuật chèn âm thanh hoặc video, tạo một bài hát karaoke 
bằng flash 
Bài tập 3: 
Hãy xây dựng một thước phim quảng cáo giới thiệu về một bộ phim có sử 
dụng kĩ xảo điện ảnh. Đoạn phim quảng cáo có đội dài trình diễn khoảng 5 
phút. Trong phim phải sử dụng âm thanh và có lời thuyết trình bằng chữ hoặc 
lời thuyết minh để xây dựng thước phim quảng cáo này, bạn cần sử dụng 
một bộ phim hoàn chỉnh. Sau đó, bạn cắt lấy những đoạn phim hay trong bộ 
phim. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tự học flash bằng hình ảnh – Nhà xuất bản Thống kê. 
2. Script và kĩ thuật hoạt hình – Đặng Ngọc Hoàn Thành. 
3. Hướng dẫn thực hành Adobe Flash cs6- Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 
4. Lập trình Action Script cho Flash- Nhà xuất bản Lao động xã hội 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
100 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ FLASH ............................................................. 3 
1. Sơ lược về đồ họa vector và lịch sử ra đời của Flash ................................. 3 
2. Cài đặt Adobe Flash CS6 ......................................................................... 4 
3. Giới thiệu về Adobe Flash CS6 ................................................................. 7 
CHƯƠNG 2: CÁC CÔNG CỤ VẼ CƠ BẢN ................................................... 21 
1. Các công cụ Pencil, Brush và Erase ........................................................ 21 
2. Công cụ vẽ hình cơ bản ........................................................................... 23 
3. Công cụ Text ...................................................................................... 30 
4. Công cụ chọn Selection và Lasso ............................................................ 32 
5. Các công cụ đổ màu Paint Bucket, Ink Bottle và bắt màu ....................... 34 
6. Công cụ Free Transform và Gradient Transform ..................................... 35 
7. Các công cụ làm việc với đường Bezier .................................................. 37 
8. Làm việc với các đối tượng ..................................................................... 39 
CHƯƠNG 3: CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG FLASH ....................................... 44 
4. Biểu tượng Graphic ................................................................................. 44 
5. Biểu tượng Button ................................................................................... 46 
6. Biểu tượng MovieClip ............................................................................ 48 
7. Làm việc với Library .............................................................................. 49 
CHƯƠNG 4: TẠO HOẠT CẢNH ................................................................... 51 
1. Tìm hiểu về Timeline .............................................................................. 51 
2. Classic Tween ......................................................................................... 56 
3. Shape Tween ........................................................................................... 58 
4. Motion Tween ......................................................................................... 59 
5. Công cụ Bone và Bind ............................................................................ 63 
6. Công cụ Deco ......................................................................................... 66 
7. Công cụ 3D Translation và 3D Rotation.................................................. 75 
CHƯƠNG 5: LẬP TRÌNH VỚI ACTION SCRIPT ......................................... 78 
1. Khái niệm về ActionScript(AS) .............................................................. 78 
2. Các kiểu dữ liệu ...................................................................................... 78 
3. Biến và Hằng .......................................................................................... 79 
Giáo trình: Flash Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
101 
4. Các cấu trúc lệnh điều khiển ................................................................... 79 
5. Sự kiện chuột, bàn phím .......................................................................... 82 
6. Đưa đối tượng vào ActionScript .............................................................. 85 
CHƯƠNG 6: CÁC HIỆU CHỈNH NÂNG CAO .............................................. 89 
1. Xử lý âm thanh, hình ảnh, và video ......................................................... 89 
2. Ghép nối nhiều hoạt cảnh ........................................................................ 92 
3. Kĩ thuật mặt nạ (Mask) .......................................................................... 93 
4. Tạo các nút nhấn điều khiển .................................................................... 94 
5. Xuất bản một Movie ............................................................................... 96 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_flash_trinh_tien_thanh_phan_2.pdf