Giáo trình Hành vi con người và môi trường
Tóm tắt Giáo trình Hành vi con người và môi trường: ... Nhập nội: Chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Ví dụ: người bố luôn luôn mắng chửi đứa con là “đồ ngu”, đứa con chấp nhận điều đó (vì không thể cãi lại bố) và càng ngày càng học kém vì mất tự tin và ý chí học hỏi. Nhập n...iác cao. Về bản chất hoạt động học chính là các khái niệm khoa học, các quy luật khoa học và các phương thức nhằm chiếm lĩnh nó. Ở đây việc lĩnh hội tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo là mục đích cơ bản và là kết quả chủ yếu của hoạt động. Hoạt động lao động Ngoài hoạt động tự phục vụ như ở l...m thường đặt câu hỏi cuộc sống của mình có ý nghĩa xã hội như thế nào? Tất nhiên câu trả lời này không đơn giản. Nội dung cụ thể của câu hỏi do đạo đức xã hội, định hướng giá trị nhân cách, quan hệ thực tế và hoạt động của cá nhân các em quyết định, nó cũng còn do hệ thống tri thức của các e...
Chuẩn bị tâm thế sống hoà hợp với con cháu lúc nghỉ hưu. - Gia nhập các tổ chức xã hội phù hợp để tiếp tục hoạt động trong điều kiện mới như các hội đồng hương, hội khoa học kỹ thuật, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, hội làm vườn Kinh nghiệm của những người trường thọ đã chỉ rõ: người về hưu vẫn cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh gia đình; sau khi nghỉ không nên cắt đứt mọi quan hệ với công việc mà cần duy trì hoạt động theo một nhịp độ, nề nếp sinh hoạt hợp lý như đọc sách, báo, xem tivi, viết kinh nghiệm, viết hồi ký, tham gia công việc ở tổ dân phố, thôn xóm, giúp đỡ con chau những công việc nhẹ nhàng Những việc làm này giúp cho người cao tuổi chuyển sang một vai trò mới, thích ứng dần với vai trò tuổi già và tiếp tục khẳng định niềm tin vào bản thân, sống vui vẻ vì họ thấy mình có ích, vẫn đóng góp được cho xã hội và thế hệ mai sau theo sức lực của mình. Những người cao tuổi cần tiếp tục duy trì một chế độ sinh hoạt: ăn, ngủ, làm việc, tập thể dục, thư giãn hợp lý, giữ được các mối giao lưu rộng rãi với bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình để đảm bảo cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Nếu có tâm lý sẵn sàng cho việc nghỉ hưu và thực thi một kế hoạch sống và làm việc như trên, những người về hưu sẽ không cảm thấy bị hẫng hụt, bị khủng hoảng. Họ sẽ tiếp tục sống thoải mái, thanh thản và hạnh phúc trong quãng đời còn lại. 3.10.2.5 Cách nhìn nhận hiện nay về người già Từ trước đến nay không ít người ta coi sự già nua như một thời kỳ suy thoái: cơ thể yếu dần, mất khả năng thích nghi, chỉ còn là một gánh nặng cho gia đình, cho xã hội... Cách nhìn này rất phiến diện, vì khái niệm "tuổi già" là một khái niệm động, mang tính phát triển và tính xã hội, lịch sử. Hiện nay, ngành tâm lý nhìn sự phát triển của con người qua chiều dài của cuộc đời, đặt tiến trình già hoá trong khuôn khổ của sự phát triển. Phát triển không chỉ có một chiều. Đặc tính của mọi sự thay đổi là một sự biện chứng giữa cái được và cái mất. Bất cứ chuyển biến của lứa tuổi nào trong suốt chiều dài của cuộc đời cũng đều tuân theo quy luật đó. Không bao giờ chỉ có được mà thôi, mất mà thôi. Chẳng hạn, tuổi dậy thì được sự nảy nở của cơ thể, ý thức rõ rệt cái tôi... thì mất cái vô tư, ngây thơ của tuổi thơ ấu. Hay tuổi trung niên dược sự ổn định, hài hoà, chững chạc... nhưng lại mất đi sự bồng bột, hăng say của tuổi trẻ. Ở người già mất đi sự tráng kiện, nhanh nhẹn độc lập. Vậy họ được cái gì? Qua thực tiễn cuộc sống cho thấy: tất cả khía cạch tích cực của người già được nhìn nhận trong đức tính "khôn ngoan" - là đỉnh cao của sự hiểu biết về cuộc đời. "Khôn ngoan” là gì? Đó là sự hiểu biết lão luyện về cuộc sống cụ thể, cho phép có những trực giác đặc biệt, và những phán đoán liên quan đến những vấn đề phức tạp và bấp bênh của thân phận con người". Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 72 Qua một số điều tra về "sự khôn ngoan" ở đời. Các nhà nghiên cứu tại viện Maxplanck ở Berlin đã đưa ra 5 tiêu chuẩn cần hội tụ để có cách xử thế gọi là khôn ngoan, có tình, có lý, phù hợp với đạo lý, với hoàn cảnh, và lòng người ở người già. Đó là 5 tiêu chuẩn: Hiểu biết về sự phát triển của con người qua các lứa tuổi. Hiểu biết về bản chất con người, giao tiếp trong xã hội và tương quan giữa các thế hệ. Hiểu biết về nhiệm vụ và mục đích của cuộc đời. Hiểu biết về sự thay đổi của con người và các nền văn hoá với thời gian. Hiểu biết về những bất trắc của cuộc sống. Để có được vốn hiểu biết đó phải có sự trải nghiệm qua quãng thời gian dài. Đa số người già thường có thái độ trầm tĩnh, hiền hoà, điềm đạm. Khi gặp bất trắc trong gia đình chính họ là người bình tĩnh, can đảm đối phó với hoàn cảnh và an ủi con cháu. Vì đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, dày dạn với sương gió nên họ đối xử khéo léo với mọi tình huống. Không phải chỉ một số ít người mới đạt đến sự khôn ngoan của tuổi già. Thực tế cho thấy rằng, dù tuổi già về bề ngoài có sự suy yếu đến đâu, nhưng bên trong cũng đạt đến sự chín muồi, đạt đến cái sung mãn của cuộc sống. Sự phát triển tâm lý con người diễn ra không bằng phẳng, đi lên mà xảy ra rất nhiều biến động, có giai đoạn phát triển mạnh mẽ, dữ dội, có giai đoạn diễn ra êm ả. Nhưng ở mỗi giai đoạn đều có những đặc điểm tâm lý nào đó mổi bật đặc trưng cho lứa tuổi đó. Việc nắm vững và hiểu biết về đặc điểm tâm lý người khác và chính mình giúp ta xử lý tốt các mối quan hệ trong cuộc sống và hoạt động tốt trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. 4. Hành vi lệch chuẩn 4.1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn Lệch chuẩn được xem như là không bình thường khi thực hiện các chuẩn mực, giá trị và pháp luật. Hành vi lệch chuẩn được xác định bởi Erich Goode (1997): là hành vi hoặc đặc điểm nào đó ở một số người trong xã hội, hành vi gây khó chịu hoặc đáng bị phê phán, sẽ tạo ra thái độ không chấp thuận, lên án hoặc thù địch với người khác Michael Focault là một trong những người tiên phong của quan điểm tương đối về sự lệch chuẩn. Ông đề nghị rằng trong việc xác định hành vi lệch chuẩn, có quan điểm xã hội thích hợp và phân tích các mối quan hệ quyền lực trong xã hội. Ông đã kiểm tra các cách khác nhau mà "sự điên rồ" được nhìn nhận và giải quyết bởi những người cầm quyền trong suốt cuối thế kỷ 16 - 18. Sự điên rồ bước đầu đã được xem như là kinh nghiệm không khác biệt và sau đó được nhìn thấy từ quan điểm từ đạo đức và kinh tế, lầm đường lạc lối, bị xa lánh từ xã hội và giới hạn theo những cách khác nhau bởi những vị trí quyền lực. Nhà xã hội học John Curra (2000) viết, "lệch Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 73 lạc, giống như vẻ đẹp, trong mắt của khán giả, và nó tồn tại bởi một số nhóm quyết định và các nhóm khác nên không được làm những gì họ đang có". Hành vi lệch chuẩn thường được chia làm 2 mức độ khác nhau, đó là: Hành vi lệch chuẩn ở mức độ thấp và xảy ra ở một số hành vi nhất định. Cá nhân có thể có thể có những hành vi không bình thường nhưng những hành vi đó không ảnh hưởng có hại đến đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Mức độ thể hiện hành vi lệch chuẩn vẫn được cộng đồng chấp nhận được tuy rằng họ không thoải mái. Ví dụ: tật nháy mắt, rung đùi Hành vi lệch chuẩn ở mức độ cao: hầu hết mọi hành vi của cá nhân từ đơn giản đến phức tạp đều bị lệch chuẩn một cách trầm trọng. Những hành vi lệch chuẩn này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bản thân họ và sự hoạt động chung của cộng đồng. trường hợp này thường là những hành vi bênh lý, tâm lý cần được khám, điều trị bởi các nhà chuyên môn. Hành vi lệch chuẩn được chia thành hai loại như sau: - Hành vi lệch chuẩn chủ động: Đây là loại sai lệch chuẩn mực hành vi do cá nhân cố ý làm trái so với chuẩn mực. Họ hoàn toàn hiểu biết về biết rõ về chuẩn mực, nhưng cố tình có hành vi sai lệch chuẩn mực. ví dụ, Một người biết rõ khi tham gia giao thông qua ngã ba, ngã tư đèn đỏ thì phải dừng lại nhưng anh ta vẫn không dừng và cố tình vượt đèn đỏ. - Hành vi lệch chuẩn bị động: Đó là những hành vi cá nhân bị sai lệch do nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực đạo đức xã hội, nhận thức sai về môi trường. Ví dụ, một người kỹ tính lo sợ bị mắc bệnh truyền nhiễm, đi đến nhà ai anh ta cũng không dám ăn thứ gì vì sợ mắc bệnh truyền nhiễm. Một đứa trẻ có thể trả lời trống không khi người lớn hỏi, bởi vì nó chưa biết trả lời như thế nào cho đúng. Như vậy đặc trưng của sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động là do người có hành vi đó không biết được hành vi của mình là sai lệch. Nguyên nhân rõ ràng là họ là họ không hiểu đầy đủ chuẩn mực hành vi. Sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động không gây ảnh hưởng gì lớn cho cuộc sống nhưng cũng gây cho người khác khó chịu. Sự sai lệch chuẩn mực hành vi này cũng không loại trừ người đó có quan điểm riêng khi tiếp thu chuẩn mực hoặc là họ có biểu hiện bước đầu cho một số hành vi bệnh lý. Các cách khắc phục sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân: tùy theo từng mức độ và từng trường hợp sai lệch cụ thể và từng mức độ để có các tác động, can thiệp phù hợp. - Cung cấp hiểu biết - Giáo dục, thuyết phục - Đối với những trường hợp bệnh lý cần quan tâm đặc biệt/ chữa trị tâm lý Hậu quả của hành vi lệch chuẩn: rất nhiều hình thức của hành vi lệch chuẩn gây ra các vấn đề xã hội. Phạm vi của các vấn đề xã hội có thể là gần như vô hạn và phức tạp hơn khi xác định đó là hành vi lệch chuẩn mực xã hội Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 74 Hành vi lệch chuẩn, đặc biệt hành vi lệch chuẩn ở cấp độ cao thường gây ra những hậu quả tai hại đối với xã hội và các thành viên cộng đồng. Những hành vi sai lệch ở mức độ trầm trọng như vi phạm luật pháp có thể gây tổn hại lớn về vật chất cho xã hội, gây không khí tâm lý lo sợ và làm tổn hại đến an ninh trật tự xã hội. Ví dụ: nạn bạo lực, hiếp dâm, trộm cắp Những hành vi lệch chuẩn có thể để lại hậu quả nặng nề như tham nhũng, lợi dụng chức quyền, bè cánhgây tổn hại về kinh tế xã hội và gây hậu quả tâm lý như khủng hoảng niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm suy yếu kỷ cương, trật tự xã hội. Hành vi lệch chuẩn như nghiện hút, mại dâm, ngoại tình vừa gây hậu quả trực tiếp vừa gây hậu quả gián tiếp. Một mặt nó làm băng hoại giá trị đạo đức xã hội, mặt khác nó nêu gương xấu cho thế hệ trẻ. Những hành vi lệch chuẩn làm suy bại thuần phong mỹ tục của xã hội, đồng thời nó là cái nôi nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây ra bệnh tật làm suy thoái giống nòi. Tóm lại, hành vi lệch chuẩn gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Mức độ sai lệch hành vi khác nhau để lại hậu quả ở mức độ khác nhau. Hậu quả của mức độ hành vi sai lệch chuẩn mực có thể thiệt hại về kinh tế, mất trật tự anh ninh xã hội, làm suy thoái nhân cách con người, làm đồi bại thuần phong mỹ tục xã hội, làm tổn thương con người cả về thể xác lẫn tâm hồn. Do vậy, việc tăng cường giáo dục, uốn nắn, tuyên truyền phổ biến thường xuyên để con người có hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội là điều vô cùng quan trọng. 4.2. Các quan điểm về hành vi lệch chuẩn. 4.2.1. Các thuyết về nội tâm Các thuyết nội tâm cho rằng hành vi lệch chuẩn là một triệu trứng của kết quả xung đột nội tâm từ chấn thương thuở bé Quan điểm cho rằng, những chấn thương từ bé tác động đến hành vi lệch chuẩn được coi là có ý nghĩa. Thuyết này giúp tăng cường hiểu biết của các nhà chuyên môn về trẻ em hoặc thanh thiếu niên và nhà những người làm việc với trẻ để khẩn trương hành động và can thiệp sớm, phòng ngừa hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên, thuyết này không giải thích được tại sao có một số người bị chấn thương nặng nề thời bé nhưng họ vẫn sống mẫu mực.1 4.2.2. Thuyết học tập Thuyết học tập dựa trên khái niệm cho rằng tư duy của trẻ thơ là một mảng trống được lấp vào đó bởi kinh nghiệm, sự ban thưởng và trừng phạt đối với các hành vi. Khi hành vi sai lạc được kết hợp với sự thích thú và ban thưởng thì nó có thể lặp đi lặp lại. Thuyết học tập cũng bao gồm cả việc học tập bằng quan sát. Hành vi được mô hình hóa, sau đó được bắt chước. Điều này có ý nghĩa là việc học có thể diễn ra trước kinh nghiệm và mô hình có được từ cá nhân, môi trường và xã hội 1 Ryan và Lane 1997 Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 75 Học tập xã hội rất quan trọng, vì chính xã hội đánh giá những hành vi nào là phạm tội và hành vi nào là không. Xã hội không bảo vệ trẻ tránh các gương xấu và việc làm sai trái thì hậu quả trẻ em có nguy cơ làm theo những hành vi sai trái cho dù các em biét rằng làm như vậy là sai. Các học thuyết không phải tất cả là tiền định. Con người có thể không học cái đã biết và học lại những hành vi dex được chấp nhận hơn. 4.2.3. Các học thuyết nhận thức Nhiều người có hành vi lệch chuẩn có suy nghĩ khác với người bình thường. Nó cho thấy sự khác biệt này, liên quan đến những giai đoạn phát triển sớm nhất, khi trẻ nhỏ hình thành cái nhìn đầu tiên về thế giới và tích lũy kinh nghiệm riêng cho mình. Cách tư duy khiến mọi người nghĩ rằng, hành vi lệch chuẩn là chấp nhận được, hợp pháp hoặc vô hại, thì được gọi là lệch lạc về nhận thức. Người này sử dụng tư duy bị lệch lạc để hỗ trợ hoặc biên minh cho hành vi của mình. Thông thường, tư duy lệch lạc liên quan đến cả việc giải thích và ohản ứng đối với kinh nghiệm sống của người khác. Các kỹ thuật về hành vi và nhận thức, được coi là hữu ích cho cách điều trị dần hành vi sai lệch, để thay đổi cách nhìn thế giới của một người, thì người đó cần đối diện với hệ thống niềm tin của chính mình. 4.2.4. Thuyết phát triển đạo đức Phát triển đạo đức đề cập đến hành vi và thái độ của con người đối với người khác trong xã hội. Quan sát và nhìn thấy ai tuân theo chuẩn mực xã hội, các qui tắc và luật pháp. Đối với trẻ em, thì đó là khả năng của chúng để nhận ra cái đúng cái sai. Trẻ học tập về cái đúng từ cái sai, từ những kinh nghiệm rất sớm của chúng. Điều này phát triển được là do sự tương tác của cha mẹ, các nguyên tắc kỉ luật được cân bằng và sự lựa chọn riêng của trẻ. Kohlberg cho rằng, con người phát triển về đạo đức qua 6 giai đoạn. Ông tin rằng, con người không thể nhảy qua các giai đoạn, mà chỉ có thể hoàn thiện thêm vào một giai đoạn của đạo đức trên mức độ phát triển của mình. Theo quan điểm của Kohlberg, hầu hết sự phát triển diễn ra thông qua sự tương tác xã hội, thì áp lực của nhóm bạn cùng trang lứa với vị thành niên có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển và hành vi đạo đức của trẻ. Trong một nhận xét tích cực, Kohlberg cho rằng: việc trình bày cho trẻ em hai hướng của đạo đức để thảo luận sẽ giúp chúng thấy được sự hợp lý của đạo đức ở giai đoạn cao và khcíh lệ chúng đi theo hướng đó. Ông tin rằng giáo dục chính quy chính là con đường cho hướng phát triển này. 4.2.5. Các thuyết về hệ thống gia đình. Theo thuyêt này, gia đình của người có hành vi lệch chuẩn được coi như bệnh lý và mỗi thành viên của gia đình cần góp phần vào hệ thống bệnh lý đã tạo ra và củng cố hành vi lệch chuẩn đó. Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 76 Gia đình có vai trò tối quan trọng, đối với sự phát triển tâm lý và xã hội của con người. Hệ thống niềm tin của gia đình là cơ sở của cách nhìn nhận về thế giới của con người, đặc biệt là trẻ em. Đối với thanh thiếu niên có hành vi lệch chuẩn, chính gia đình sẽ chú ý giám sát và uốn nắn. Đối với chuyên gia trợ giúp, yếu tố gia đình không thể thiếu được khi làm việc với người có hành vi lệch chuẩn, đặc biệt là lệch chuẩn mực pháp luật. 4.2.6. Quan điểm của xã hội học Mỗi quan điểm nhấn mạnh sự khác nhau về câu hỏi và quan sát về đời sống xã hội (Kornblum, 2002). Kornblum đưa ra 2 nội dung: i) Sự lựa chọn duy ý trí hay lý thuyết trao đổi - mỗi một điều gì đó tương tác với nhau là diễn ra một sự trao đổi (thời gian, sự chú ý, hữu nghị, các giá trị vật chất, lòng tự trọng, lòng trung thành, v.v) Nghiên cứu các kiểu hành vi để xem làm thế nào phù hợp và lệch lạc từ sự mong muốn bình thường của lợi ích và mất mát của cá nhân. Adam Smith (Wealth of Nations) tin rằng cá nhân thường tìm kiếm để tối đa hóa niềm vui của họ và giảm thiểu nỗi đau của họ, tập trung vào những gì họ muốn tách khỏi sự tương tác giữa họ và những gì họ đóng góp. ii) Quan điểm tương tác biểu tượng nghiên cứu cấu trúc xã hội thực sự được tạo ra trong quá trình tương tác của con người như thế nào? Làm thế nào để đời sống xã hội được xây dựng thông qua giao tiếp xã hội như nghi lễ chúc mừng, sự ra đi, cách mọi người cư xử trong các tình huống xã hội. - Lý thuyết dán nhãn: Howard Becker đã chỉ ra rằng các nhóm xã hội tạo ra sự lệch lạc bằng cách xây dựng các quy định vi phạm cấu thạo thành sự lệch lạc, và bằng cách áp dụng những quy tắc cho những người cụ thể và xem họ như những người bị loại ra. Sự dán nhãn trở thành yếu tố căn bản ban đầu để định nghĩa con người bởi những người khác. - Lý thuyết về sự kết hợp khác biệt (lý thuyết học tập xã hội) nói rằng tội phạm thì được học từ hành vi. Edwin Sutherland đã đề xuất rằng các cá nhân tìm hiểu các giá trị và thái độ liên quan đến tội phạm cũng như các kỹ thuật và động cơ cho hành vi phạm tội thông qua tương tác với những người khác. 4.2.7.Quan điểm bình quyền Lý thuyết quyền lực thống trị, được phát triển bởi John Hagan và các cộng sự thừa nhận rằng tỷ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật là một chức năng của hai yếu tố: (1) vị trí giai cấp (quyền lực) và chức năng gia đình (2) (kiểm soát). - Các bậc cha mẹ mang lại mối quan hệ quyền lực mà họ nắm giữ tại nơi làm việc và gia đình. Vị trí giai cấp của cha mẹ, như định nghĩa thông qua kinh nghiệm làm việc của họ, ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của con cái họ. Trong một gia đình có người cha gia trưởng hoặc giữ vai trò truyền thống là trụ cột gia đình thì người mẹ có công việc tầm thường hoặc ở nhà để xử lý công việc gia đình. Con trai được tự do hơn khi họ được chuẩn bị đưa vào vai trò con trai trưởng truyền thống biểu tượng là Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 77 do người cha của họ. Con gái được xã hội ghép vào sự phục tùng gia đình dưới sự giám sát chặt chẽ của các bà mẹ của họ, để chuẩn bị cho cuộc sống theo định hướng để đi làm và hưởng thụ, trong khi người con trai được khuyến khích và cho phép "thử nghiệm" và chấp nhận rủi ro. Con gái được giám sát chặt chẽ để tránh tham gia vào các hoạt động lệch lạc hoặc không quá giới hạn. Trong gia đình bình đẳng, có rất ít sự khác biệt giữa mẹ và vai trò công việc của cha, do đó trách nhiệm nuôi con được chia sẻ. Ở đây người con không nhận được sự giám sát chặt chẽ của người phụ nữ trong gia đình gia trưởng. Nguyện vọng của tầng lớp trung lưu và các giá trị thống trị: linh hoạt, thành công, tự chủ, và chấp nhận rủi ro... Mô hình này có vẻ như đúng cho hộ gia đình có một cha/mẹ (phụ nữ đứng đầu) ngay cả làm việc trong giai cấp thấp hơn. Ở đây, nếu không có sự hiện diện của người cha, sự giám sát của người mẹ trên con cái mình không phải ở cường độ cao như trong gia đình gia trưởng và trên thực tế, trẻ em của cả hai giới có thể được khuyến khích thử nghiệm với việc rủi ro, vai trò công việc. Morash và Chesney-Lind (1989, 1991) biện luận rằng một sự giải thích tốt hơn cho sự lệch lạc của phụ nữ đặc biệt là tỷ lệ của họ thấp trong sự tham gia xã hội, sẽ tập trung vào nuôi dưỡng mối quan hệ phát triển trong xã hội, khiến họ có hành vi thụ động hơn. Lệch lạc phái nữ trở thành một sản phẩm của các "kịch bản tình dục" trong gia đình gia trưởng, làm họ bị nhiều khả năng trở thành nạn nhân của lạm dụng tình dục và thể chất. Nếu họ bỏ đi, các tòa án vị thành niên ủng hộ quyền của cha mẹ sẽ đưa họ trở về nhà, bạo lực kéo dài dẫn đến bị giam giữ và rắc rối trong tương lai như là kẻ lầm đường lạc lối hay là sống trên đường phố nơi mà sự tồn tại có liên hệ với tội phạm. 4.3. Phân loại hành vi lệch chuẩn Hành vi lệch chuẩn thụ động: đó là những hành vi cá nhân bị sai lệch do nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực đạo đức xã hội, nhận thức sai về môi trường. Hành vi lệch chuẩn chủ động: đây là loại sai lệch chuẩn mực hành vi do cá nhân cố ý làm trái so với chuẩn mực. Giáo trình: Hành vi con người và môi trường Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hồng Nga, Hành vi con người và môi trường, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2010. 2. Hà Thị Thư, Tâm lý học phát triển, NXB. Lao động- Xã hội, Hà Nội, 2008. 3. Lại Kim Thuý, Tâm bệnh học, NXB. Đại học quốc gia Hà nội, Hà Nội, 2001. 4. Nguyễn Minh Tuấn, Các rối loạn tâm thần- chẩn trị và điều trị, NXB. Y học, Hà Nội, 2004. 5. Võ Văn Bản, Thực hành điều trị tâm lý, NXB. Y học, Hà Nội, 2002. 6. Tài liệu Tập huấn của CFSI- ULSA1.
File đính kèm:
- giao_trinh_hanh_vi_con_nguoi_va_moi_truong.pdf