Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 1)
Tóm tắt Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 1): ...ưởng những quyết định trong quốc hội. 27 Không ít người khác lại cho rằng, sự khủng hoảng lịch sự trầm trọng dẫn đến sự xuất hiện các đảng phái chính trị, tức là các đảng phái xuất hiện trong một điều kiện lich sử cụ thể.Sự khủng hoảng của đảng này lại là tiền đề cho sự xuất hiện của các đ...iệp Vương quốc Anh bao gồm: Công ước, hầu tước, bá tước à Nam tước (duke, marquis, earl, viscount or baron). Năm 1977 các Nghị sĩ này có 900 người. 3. Các nghị sĩ là quý tộc kế truyền của Scotland được quyền bầu trong số họ 16 đại biểu vào Thượng nghị viện Anh. 4. Các nhà quý tộc là thượng...hủ quyết lựa chọn hiện nay đang được áp dụng ở Mexico và Achentina, Pháp. Nếu quyền phủ quyết tuyệt đối và tương đối đều là sự phủ quyết toàn văn dự luật thì sự phủ quyết lựa chọn cho phép Tổng thống có thể phủ quyết một phần một số điều khoản của dự án luật. - Quyền phủ quyết bỏ túi (pocket...
căn cứ để phận định các mô hình nguyên thủ quốc gia trên thế giới. Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng có bao nhiêu hình thức chính thể của nhà nước thì có bấy nhiêu mô hình nguyên thủ quốc gia được tổ chức tương ứng. Hiện nay, xét một cách chung nhất, có hai hình thức chính thể là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Do đó có hai mô hình nguyên thủ quốc gia tương ứng là mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ (gọi tắt là mô hình nguyên thủ quân chủ) và mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa (gọi tắt là mô hình nguyên thủ cộng hòa). Đối với mỗi mô hình, chúng tôi nghiên cứu một số vấn đề về cách thức lựa chọn nguyên thủ, vai trò, vị trí của nguyên thủ, thẩm quyền của nguyên thủ trong một số lĩnh vực nhất định 4.1.Mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ Chính thể quân chủ là một hình thức chính thể tồn tại phổ biến từ thời chiếm hữu nô lệ và phong kiến, gắn liền với những hình ảnh của các ông vua chuyên chế tự xưng là “thiên tử” với quyền hạn vô định và không chịu bất kì trách nhiệm nào với bất kì ai. Vào thế kỉ XVI-XVII, cách mạng Tư sản nổ ra, 65 dần thắng thế trước chế độ phong kiến và xác lập địa vị thống trị của mình. Chế độ phong kiến dần bị xóa bỏ nhưng hình thức chính thể quân chủ vẫn được các nước tư sản vận dụng với nhiều sự “cải biên”. Từ đó hình thành các loại hình chính thể quân chủ khác nhau, bao gồm quân chủ tuyệt đối, quân chủ đại nghị và quân chủ nhị nguyên. Mô hình nguyên thủ quân chủ cũng có những loại hình tương ứng như vậy. Giữa chúng có những nét tương đồng nhưng cũng có sự khác biệt. a. Về cơ chế lựa chọn nguyên thủ quốc gia: Trong mô hình nguyên thủ quân chủ, vua là nguyên thủ quốc gia, giữ cương vị suốt đời và được lựa chọn theo nguyên tắc thế tập, cha truyền con nối hoặc cũng có thể truyền lại cho những người trong hoàng tộc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước đó. Ở đa số các nước này, ngôi vua chỉ có thể truyền lại cho con trai (Nhật Bản, Thụy Điển, một số nước Trung đông), tại một số nước khác, ngôi vua có thể truyền cho con gái nếu không có con trai (Đan Mạch, Anh, Hà Lan,). Trong trường hợp vua còn bé thì thiết lập chế độ nhiếp chính b. Về vị trí và vai trò của nguyên thủ: Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ tuyệt đối và mô hình nguyên thủ quân chủ nhị nguyên, Quốc vương là người có quyền lực tối cao, quyền hành pháp và lập pháp rất rộng lớn và có quyền can thiệp vào tư pháp. Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị, Quyền hạn của nhà vua bị hạn chế nhiều bởi Hiến pháp, có rất ít quyền lực và chỉ mang tính hình thức. c. Về thẩm quyền của nguyên thủ trong mô hình nguyên thủ quân chủ: * Trong lĩnh vực hành pháp Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ tuyệt đối và mô hình nguyên thủ quân chủ nhị nguyên, nguyên thủ quốc gia (vua) là người đứng đầu cơ quan hành pháp, toàn quyền bổ nhiệm nội các. Chẳng hạn như một số nước có hình 66 thức chính thể quân chủ tuyệt đối như Ảrập Xêút, Ôman quốc vương kiêm Thủ tướng và tự quyết định thành phần Nội các. Ở một số nước theo chính thể quân chủ nhị nguyên như Butan, Côoétnguyên thủ quốc gia vẫn đúng đầu bộ máy hành pháp nhưng chia sẻ một phần quyền lực đáng kể cho nội các do Thủ tướng đứng đầu. Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị, như các nước Anh, Nhật Bản, Thái Lan nguyên thủ quốc gia không có thực quyền trong hành pháp, chỉ mang tính tượng trưng. Về nguyên tắc, vua có quyền bổ nhiệm thủ tướng nhưng nhà vua không thể bổ nhiệm ai khác hơn ngoài thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong nghị viện. Trong Hiến pháp Nhật Bản còn quy định cụ thể hơn tai điều 6: “Hoàng đế bổ nhiệm thủ tướng do Quốc hội tuyển lựa”. Và theo đề nghị của chính vị Thủ tướng đó, nhà vua bổ nhiệm các Bộ trưởng. *Trong lĩnh vực lập pháp Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ tuyệt đối, tất yếu vua sẽ nắm luôn quyền hành pháp, cơ quan lập pháp chỉ có nhiệm vụ tư vấn cho nhà vua. Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị và quân chủ nhị nguyên, Nghị viện là cơ quan lập pháp nhưng nguyên thủ cũng có một số thẩm quyền nhất định trong lập pháp. Đối với chính thể quân chủ nhị nguyên, nhà vua có quyền ban hành các đạo dụ (ngang luật), có quyền phủ quyết các dự án luật được Nghị viện thông qua . Còn chính thể quân chủ đại nghị, vua có quyền ban hành tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh (do nội các soạn thảo) (Đ6, Hiến pháp Nhật Bản quy định: “Nhật hoàng cũng có quyền giải tán hạ viện, triệu tập Quốc hội”). *Trong lĩnh vực tư pháp Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ tuyệt đối, mặc dù có hệ thống tòa án nhưng vua là người có quyền hành pháp cao nhất, vua có quyền xét xử cuối cùng. 67 Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị và quân chủ nhị nguyên, công việc xét xử chủ yếu do Tòa án đảm nhận. Tuy nhiên nhà vua vẫn có một số quyền hạn, chẳng hạn như quyền ân xá, đặc xáTrong điều 6 Hiến pháp Nhật Bản cũng ghi nhận hoàng đế được “sử dụng quyền ân xá, miễn xá, khôi phục công quyền”. *Một số quyền hạn khác Ngoài những quyền hạn nói trên nguyên thủ quốc gia còn là người thay mặt Nhà nước về mặt đối ngoại, có quyền thưởng huân, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước (những quyền hạn vương giả), tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiến tranh. Nguyên thủ quốc gia không chịu trách nhiệm gì trừ tội phản bội Tổ quốc(tập tục “nhà vua không bao giờ làm sai”). Tổng quan lại, nguyên thủ quốc gia trong mô hình quân chủ tuyệt đối là quá lớn dễ dẫn đến sự lạm quyền, hơn nữa việc một cá nhân lại phụ trách trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và các lĩnh vực khác nữa sẽ dẫn đến sự ôm đồm, kém hiệu quả trong hoạt động quản lí Nhà nước. Còn mô hình quân chủ đại nghị, chỉ là hình thức tượng trưng mà thôi. Đối với mô hình nguyên thủ quân chủ nhị nguyên, vì chính thể này có vai trò của Nghị viện nên thẩm quyền của nguyên thủ không cao như chính thể quân chủ tuyệt đối, cũng không đến mức quá tượng trưng như trong chính thể quân chủ đại nghị. 4.2. Mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa Cũng giống như mô hình nguyên thủ quân chủ, do chính thể cộng hòa cũng có nhiều loại hình khác nhau nên mô hình nguyên thủ cộng hòa cũng có các mô hình nguyên thủ cộng hòa tương ứng. Cụ thể là mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp và mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa. a. Về cơ chế lựa chọn nguyên thủ 68 Nguyên thủ quốc gia là tổng thống, được lựa chọn thông qua bầu cử. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG được dân bầu cử ra nhưng trên cơ sở của Nghị viện hoặc do Nghị viện bầu ra. Ứng cử viên phải là người có gốc quốc tịch và phải từ 35-40 tuổi. Chẳng hạn như ở Đức, Tổng thống do Hội nghị liên bang bầu, nhiệm kì 5 năm và mỗi người không được đảm nhiệm quá hai nhiệm kì liên tục. Ứng cử viên phải là hạ nghị sĩ từ 40 tuổi trở lên.(Điều 54, Hiến pháp 1959 của Đức: “Tổng thống liên bang do Hội nghị liên bang bầu trực tiếp. Mọi người Đức có quyền được bầu vào Nghị viện đều có thể được bầu làm Tổng thống liên bang khi đạt độ tuổi 40”). Hình thức bầu cử Tổng thống là bỏ phiếu kín không qua thảo luận. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia do phổ thông đầu phiếu trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Chẳng hạn như ở Mĩ, Tổng thống do toàn dân bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu gián tiếp. Cuộc bầu cử tổng thống Mĩ diễn ra theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (bầu cử sơ bộ), là giai đoạn đề cử ứng cử viên ra tranh cử tổng thống. Đây là giai đoạn của các chính đảng, là trận đấu đa phương giữa các ứng cử viên trong đảng với nhau. Giai đoạn 2 (bầu cử chính thức), cử tri trực tiếp bầu ra tuyển cử đoàn, diễn ra vào ngày thứ ba liền sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 năm thứ 4 sau cuộc bầu cử lần trước. Số lượng tuyển cử đoàn bằng số lượng của thượng và hạ nghị sĩ: 540 người. Các tuyển cử đoàn viên được lựa chọn từ các tiểu bang với số lượng bằng tổng số nghị sĩ trong nghị viện của tiểu bang. Các tuyển cử đoàn viên không là thượng, hạ nghị sĩ hay là quan chức cấp cao của tiểu bang hoặc liên bang. Giai đoạn 3 (giai đoạn hình thức), tuyển cử đoàn họp ở các tiểu bang để bầu tổng thống và gửi kết quả lên Thượng nghị viện Mĩ. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia do cử tri trực tiếp bầu ra. Chẳng hạn ở Pháp, “Tổng thống được bầu ra trong một cuộc phổ thông đầu phiếu”(Điều 6 Hiến pháp 1958 của Pháp). “Tổng thống 69 được bầu cử trong một cuộc đầu phiếu theo đa số tuyệt đối ở vòng đầu. Nếu không có đa số đó, Tổng thống được bầu trong vòng sau theo đa số tương đối” (Điều 7 Hiến pháp 1958 của Pháp). Đối với mô hình nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu ra theo đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước thường là Ủy viên Bộ chính trị Trung Ương Đảng. b. Về vị trí, vai trò của nguyên thủ quốc gia Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG chỉ là nhân vật tượng trưng cho Nhà nước,giữ vai trò đại diện quốc gia về đối nội, đối ngoại, tham gia phần nào vào lập pháp và hành pháp tượng trưng. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, NTQG là người đứng đầu Nhà nước và đứng đầu cơ quan hành pháp, tổng thống có quyền hạn rất lớn. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, NTQG cũng có nhiều quyền hạn trên thực tế, được xác định là trung tâm của bộ máy quyền lực. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, NTQG đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại, có một phần quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp c. Về thẩm quyền của nguyên thủ theo mô hình nguyên thủ cộng hòa *Trong lĩnh vực hành pháp Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG không đứng đầu hành pháp, mà chỉ có quyền hành pháp hình thức giống như mô hình nguyên thủ quân chủ đại nghị. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, Chính phủ không chịu trách nhiệm trước NTQG. Ở Đức, tổng thống bổ nhiệm thủ tướng nhưng phải dựa vào đa số ở nghị viện. Tuy nhiên, nếu ở hạ viện Thủ tướng không đạt được số phiếu khi bầu thì tổng thống có quyền bổ nhiệm thủ tướng và giải tán Hạ viện. Song các quyết định của tổng thống luôn theo ý chí của đa số hạ viện. Và để các quyết định của tổng thống có giá trị, phải có sự phê chuẩn của thủ 70 tướng hoặc bộ trưởng có liên quan.( Điều 58, Hiến pháp 1959 Đức: “Để chỉ thị của Tổng thống liên bang có giá trị, đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ liên bang hoặc của Bộ trưởng Liên bang có thẩm quyền. Điều này không áp dụng đối với các việc bổ nhiệm hay truất Thủ tương liên bang, giải tán Nghị viện”, Điều 63: “Nghị viện Liên bang bầu Thủ tướng và các bộ trưởng Liên bang. Người trúng cử Thủ tướng liên bang là người chiếm được đa số phiếu của các thành viên trong Nghị viện liên bang, Tổng thống liên bang chính thức bổ nhiệm trúng cử”; Điều 64: ”Các Bộ trưởng Liên bang do Tổng thống liên bang bổ nhiệm và bãi miễn trên cở sở đề nghị của Thủ tướng liên bang” ) Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, nguyên thủ quốc gia đứng đầu cơ quan hành pháp. Các Bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và bãi miễn (có thể có sự phê chuẩn của Nghị viện, tùy theo quy định của mỗi nước), hoạt động như là người giúp việc của Tổng thống. Ở Mĩ, tổng thống có quyền thành lập chính phủ, bổ nhiệm (với sự đồng ý của thượng viện) các Bộ trưởng. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, nguyên thủ quốc gia chỉ đạo chính phủ, tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp. Ở Pháp, tổng thống có quyền thành lập ra chính phủ, ra các quyết định tổ chức và chỉ đạo hoạt động của chính phủ. Mặc dù có quyền bổ nhiệm thủ tướng nhưng về nguyên tắc của chính thể Nghị viện đòi hỏi tổng thống phải lựa chọn lãnh tụ của phe đa số trong hạ viện, hay nói cách khác, đó phải là người được hạ viện tín nhiệm, nếu không tổng thống phải giải tán hạ viện hoặc lựa chọn thủ tướng khác. Tổng thống có quyền chấm dứt họat động của thủ tướng khi ông này có đơn từ chức, nghĩa là tổng thống không có quyền cách chức thủ tướng. Điều 8, Hiến pháp 1958 của Pháp quy định:”Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng, tổng thống chấm dứt nhiệm vụ của Thủ tướng đệ trình đơn từ chức của Chính phủ. Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống bổ nhiệm các nhân vật khác trong Chính phủ và 71 chấm dứt nhiệm vụ của các vị đó”. “Tổng thống chủ tọa của hội đồng Bộ trưởng” (Điều 9). Tổng thống bổ nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng theo đề nghị của thủ tướng. Ở Nga cũng gần giống như vậy. Tổng thống điều hành toàn bộ hoạt động của chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng với sự đồng ý của viện Đuma, các Phó thủ tướng và các bộ trưởng do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của thủ tướng. Đối với mô hình nguyên thủ quốc gia cộng hòa xã hội chủ nghĩa, ngoại trừ Cuba, chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các nước còn lại Hiến pháp đều quy định nguyên thủ lựa chọn Thủ tướng để Quốc hội phê chuẩn và bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ sau khi đã được Quốc hội thông qua. Nguyên thủ nắm một phần quyền hành pháp. Quan hệ giữa nguyên thủ và chính phủ là quan hệ phối hợp. *Trong lĩnh vực lập pháp Nhìn chung ở các nước quyền lập pháp thuộc Nghị viện (hay Quốc hội) nhưng nguyên thủ cũng có một phần quyền sáng kiến lập pháp (một số nước) và phủ quyết lập pháp. Nguyên thủ có quyền tác động đến lập pháp thông qua việc gửi các thông điệp đến Nghị viện hay chủ trì công việc soạn thảo dự án luật của Chính phủ trình Nghị viện. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa đại nghị, NTQG có quyền bổ nhiệm một số thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ hoặc tất cả các thành viên thượng viện, có quyền triệu tập các khóa họp của Nghị viện, khai mạc kì họp Nghị viện. NTQG có quyền giải tán Nghị viện hay hạ viện. Ở Đức, tổng thống kiểm tra kiểm tra, ký và công bố luật, tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về lập pháp” , Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa tổng thống, ngoài quyền phủ quyết lập pháp, Tổng thống có quyền gửi thông điệp đến Quốc hội, gây ảnh hưởng đến sáng kiến lập pháp của Quốc hội. Ở Mĩ, tổng thống giám sát chặt chẽ quá trình 72 sáng tạo luật, có quyền triệu tập Quốc hội bất thường, hằng năm gửi thông điệp đến Quốc hội, đề xuất những văn bản pháp luật. Các cách thức phủ quyết: -Phủ quyết tuyệt đối: một khi nguyên thủ quốc gia phủ quyết dự luật thì dự luật đó không thể trở thành luật. -Phủ quyết tương đối: dự luật bị nguyên thủ phủ quyết vẫn có thể trở thành luật nếu Nghị viện thông qua lần thứ hai với đa số tương tự hay cao hơn là 2/3 hay 3/4 thì dự luật đó trở thành luật. Hoặc Nghị viện cũng có thể đưa dự luật ra trưng cầu dân ý. Nguyên thủ quốc gia cũng có thể đưa dự luật ra trưng cầu dân ý. -Phủ quyết lựa chọn: là trường hợp nguyên thủ có quyền phủ quyết một số điều khoản tronng dự luật hay phủ quyết toàn bộ dự luật. -Phủ quyết “bỏ túi” (chỉ có ở Mĩ): Sau 10 ngày kể từ ngày tổng thống nhận được dự luật, nếu Nghị viện không nhận được dự luật trả lại mà khi đó Nghị viện đang họp thì coi như dự luật được tổng thống đồng ý. Nhưng nếu trong vòng 10 ngày này, hoặc sau đó, tổng thống không trả lại dự luật mà Nghị viện đã họp xong thì dự luật không thể trở thành luật được. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa hỗn hợp, tổng thống có sự can thiệp rất lớn trong quá trình xây dựng luật của Nghị viện. Ở Pháp, Tổng thống không có quyền sang kiến luật nhưng tổng thống có thể gửi thông điệp đến Quốc hội, định hướng cho Quốc hội thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Sau khi dự luật được thông qua sẽ gửi lên cho tổng thống ký và sau đó tổng thống ký tiếp để chính thức công bố. Trong trường hợp không đồng ý về toàn bộ hoặc một số điều luật, tổng thống yêu cầu Quốc hội thảo luận lại, Quốc hội buộc phải thực hiện (Điều 10, Hiến pháp 1958 của Pháp:”Tổng thống ban hành đạo luật 15 hôm sau khi dự luật do Quốc hội chung quyết được chuyển lên Tổng thống. Trước khi mãn thời hạn trên, tổng thống có thể yêu cầu Quốc hội phúc nghị 73 toàn thể dự luật hay một vài điều khoản của dự luật Quốc hội phải phúc nghị”). Tổng thống yêu cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét về tính hợp hiến của dự luật, nếu vi hiến, tổng thống có quyền phủ quyết.“Theo đề nghị của Chính phủ trong khi Quốc hội họp và theo đề nghị chung của hai viện, được công bố trong công báo, Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý dự luật về tổ chức công quyền, dự luật của sự chuẩn y của khối cộng đồng hay liên hệ tới một hiệp ước quốc tếNếu trưng cầu dân ý chấp thuận dự luật, Tổng thống ban hành trong thời hạn kể trên.”(Điều 11, Hiến pháp 1958 của Pháp). Tổng thống có quyền ra sắc lệnh triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội và có quyền giải tán hạ viện. Ở Nga, thẩm quyền của tổng thống lớn hơn so với ở Pháp, tổng thống được quyền đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thông điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bác bỏ những dự án luật; giải tán viện Đuma; quyền đưa ra các sắc lệnh và chỉ thị trên toàn quốc mà không có một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ. Đối với mô hình nguyên thủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa, NTQG kí lệnh công bố luật đã được Quốc hội thông qua. *Trong lĩnh vực Tư pháp Hệ thống tư pháp độc lập. NTQG chỉ có một số quyền liên quan đến Tư pháp, chẳng hạn có quyền ân xá hay đặc xá, bổ nhiệm, miễn nhiệm các thẩm phán tòa án tối cao, một số thẩm phán tòa án địa phương Ở Đức, tổng thống có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các thẩm phán liên bang, nhân danh liên bang công bố lệnh ân xá Ở Mĩ, Tổng thống bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án liên bang, ra lệnh ân xá. Ở Pháp, Tổng thống có quyền đặc xá (miễn toàn bộ hay một phần hình phạt). Quyết định đặc xá được ban hành sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm phán tối cao, Bộ tư pháp đề nghị. Tổng thống có quyền bổ nhiệm 3/9 Thẩm phán Hội đồng Hiến pháp, 9 thành viên của hội đồng thẩm phán tối cao, lãnh đạo trực tiếp hội đồng này. Ở Nga, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia ít hơn Pháp, 74 tổng thống chỉ đề cử, giới thiệu các thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng kiểm sát trưởng. Tổng thống có quyền ân xá. *Trong một số lĩnh vực khác Cũng gần giống với mô hình nguyên thủ quân chủ. Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nhà nước về mặt đối nội, đối ngoại Ở Đức, “ Tổng thống liên bang đại diện liên bang trong các mối quan hệ quốc tế và nhân danh liên bang kí kết các điều ước quốc tế với nước ngoài. Tổng thống liên bang bổ nhiệm và tiếp nhận đại sứ” (Điều 59 Hiến pháp Đức 1959). Về nghĩa vụ và trách nhiệm của tổng thống, “tổng thống liên bang không được phép đồng thời là thành viên chính phủ hoặc là của một cơ quan lập pháp của liên bang hoặc của các bang” (Điều 55). “Tổng thống liên bang có thể bị kiện bởi nghị viện liên bang hoặc hội đồng liên bang nếu tổng thống cố ý vi hiến hoặc một đạo luật của liên bang” (Điều 61) Ở Mĩ, do đứng đầu hành pháp nên tổng thống có rất nhiều thẩm quyền, như chuẩn bị dự án ngân sách, các dự luật tài chính, ban hành các văn bản lệnh thừa hành, quy tắc, quy chế, kế hoạch cải tổ. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hay từng địa phương, có quyền sử dụng sức mạnh quân đội vì trật tự; tuyên bố chiến tranh và hòa bình sau đó báo cáo cho Quốc hội (về nguyên tắc đây là quyền cuả Quóc hội, nhưng từ khi lập quốc cho đến nay Quốc hội chưa sử dụng được chục lần). Tổng thống có thể bị truất quyền trong trường hợp bị luận tội. Ở Pháp, Tổng thống là đại diện tối cao trong quan hệ quốc tế. Tổng thống ủy nhiệm cho các đại sứ khi họ ra nước ngoài và tiếp nhận sự ủy nhiệm của các đại sứ nước khác khi họ đến Pháp. Tổng thống có quyền thảo luận, đàm phán và ký kết các hiệp ước quốc tế. Ở Nga, trong quan hệ quốc tế, tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định, hiệp ước quốc tế; Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi khi được hai viện Quốc hội phê
File đính kèm:
- giao_trinh_hien_phap_tu_san_dinh_van_liem_phan_1.pdf