Giáo trình Kế toán quản trị - Nguyễn Bảo Linh
Tóm tắt Giáo trình Kế toán quản trị - Nguyễn Bảo Linh: ...hí tăng thêm: (600 x 80) - 40,000 = 8,000 Vì định phí tăng thêm 15,000 nên Ebit sẽ giảm đi 7,000 2.4. BIẾN ĐỘNG CỦA V, F VÀ Q CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 Trong những tháng trước, công ty trả lương cố định c...SÁCH (tt) 4.9. KẾ HOẠCH VỀ TIỀN Đây là kế hoạch có liên quan đến hầu hết các kế hoạch trước đó. 1. Xác định số tiền có thể sử dụng trong kỳ bằng cách ước tính số dư của tiền vào đầu kỳ và số thực thu từ khách hàng 2. Xác định các khoản cần chi trong kỳ 3. Xác định lượng tiền thừa thiếu...í nền: Nguyên liệu 6 Nhân công 7 Sản xuất chung 7 Cộng 20 Mark-up (20% chi phí nền) 4 Giá bán đơn vị sản phẩm 24 5.2. PHƯƠNG PHÁP CONTRIBUTION Chi phí nền: Nguyên liệu 6 Nhân công 7 Sản xuất chung khả biến 2 Bán hàng & quản lý khả biến 1 Cộng 16 ...
gày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Giá bán đơn vị sản phẩm 24 5.3. TÌNH HUỐNG Một nhà phân phối nước ngoài muốn mua cùng một lúc 5.000 sản phẩm với đơn giá bán 19đ Theo bạn NÊN BÁN hay KHÔNG NÊN BÁN??? 5.3.1. Kết quả 1 Theo phương pháp Absorption Chi phí sản xuất 1 sản phẩm là 20đ nếu bán 19đ sẽ lỗ: (-1) X 5.000 = -5.000đ 5.3.2. Kết quả 2 Theo phương pháp Contribution Chi phí khả biến 1 sản phẩm là 16đ nếu bán 19đ sẽ tăng số dư đảm phí: (+3) X 5.000 = 15.000đ 5.3.3. Trường hợp hết công suất Không nên chấp nhận đơn đặt hàng Nếu chấp nhận sẽ phải giảm đi 5.000 sản phẩm đang bán ở thị trường hiện tại với đơn giá 24đ. Thiệt hại tổng cộng sẽ là: (19 - 24) X 5.000 = -25.000 5.3.4. Nếu công ty còn công suất Công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng. Cung cấp cho khách hàng mới không ảnh hưởng đến thị trường hiện tại. Biến phí cho một sản phẩm là 16đ Mỗi sản phẩm sản xuất và bán thêm sẽ có số dư đảm phí đơn vị là 19 – 16 = 3đ Tổng lãi tăng thêm sẽ là: 5.000 X 3đ = 15.000đ 5.3.5. Một số ngoại lệ Nếu còn thừa công suất, đôi khi công ty có thể quyết định không bán nếu khách hàng có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 Ngược lại, nếu không còn công suất, đôi khi công ty có thể quyết định bán lô hàng đặc biệt nói trên nếu muốn mở rộng thị trường. Phần thiệt hại - 25.000 được xem là chi phí cơ hội cho phương án mở rộng thị trường. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. 5.4. PHẠM VI LINH ĐỘNG Chi phí nền: Nguyên liệu xxx Nhân công xxx Sản xuất chung khả biến xxx Bán hàng & quản lý khả biến xxx Cộng xxxx Mark-up xxxx Giá bán đơn vị sản phẩm xxxx Giá nền (floor) Phạm vi linh động trong giảm giá bán Giá trần (ceiling) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 CHUYÊN ĐỀ 11 SỬ DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP (RELEVANT INFORMATION) ĐỂ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH 1. QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH Ra quyết định là chức năng cơ bản của các nhà quản lý. Ra quyết định là sự chọn lựa 1 trong số những phương án được đặt ra. Nếu không có nhiều phương án để chọn lựa thì không thể ra quyết định. 2. MỤC TIÊU CỦA QUYẾT ĐỊNH Thông thường, mục tiêu của quyết định là gia tăng lợi nhuận. Do đó các thông tin về chi phí được sử dụng một cách rộng rãi trong quá trình ra quyết định Tuy nhiên không phải mọi chi phí có liên quan đến các phương án đều thích hợp cho việc chọn lựa 3. CHI PHÍ THÍCH HỢP Chi phí thích hợp cho các quyết định là những chi phí tối thiểu có thể áp dụng cho một quyết định cụ thể (applicable to a particular decision) Chi phí thích hợp là những chi phí có mặt khác nhau trong các phương án được đưa ra để chọn lựa 3.1. THÍCH HỢP HAY KHÔNG THÍCH HỢP Nói chung mọi chi phí có liên quan đến các phương án đều thích hợp cho việc ra quyết định, trừ hai loại: Chi phí ẩn (Sunk costs) Chi phí không chênh lệch trong tương lai (Future cost that do not differ between the alternatives) 3.2. CÁC NHÀ QUẢN LÝ NÊN Phân loại được các chi phí thích hợp và các chi phí không thích hợp. Tập hợp các chi phí thích hợïp CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Tính toán và ra các quyết định kinh doanh trên những chi phí đã chọn lựa 3.3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHI PHÍ THÍCH HỢP Giảm thời gian và công sức tập hợp các thông tin một cách đầy đủ. Đơn giản hóa quá trình tính toán để ra quyết định. Hạn chế những sai sót mắc phải khi xử lý quá nhiều thông tin không cần thiết. 3.4. CHI PHÍ ẨN Là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và sẽ không tránh được trong các phương án hiện tại bất kể các nhà quản lý ra quyết định như thế nào đi nữa. Khấu hao máy móc, thuê nhà trả trước... là các chi phí ẩn 3.4.1. Ví dụ về chi phí ẩn Một công ty đang đứng trước sự chọn lựa là nên tiếp tục sử dụng máy cũ để sản xuất hay nên bán máy cũ và mua máy mới. Máy mới có giá cao hơn, thời gian sử dụng ngắn hơn, không có tác dụng làm tăng công suất, nhưng làm giảm được biến phí sử dụng. Máy cũ Máy mới Nguyên giá 10.000 Giá mua hiện tại 12.000 Giá trị còn lại 8.000 Thời gian sử dụng 4 năm Thời gian sd còn lại 4 năm Giá bán sau 4 năm 0 Giá bán hiện tại 3.000 Doanh thu hàng năm 50.000 Giá bán sau 4 năm 0 Biến phí hàng năm 15.500 Doanh thu hàng năm 50.000 Biến phí hàng năm 20.000 Theo bạn công ty nên lựa chọn phương án nào? 3.4.2. So sánh qua 4 năm PA 1 PA 2 Doanh thu 200.000 200.000 Biến phí (80.000) (62.000) KH hay xóa GTCL máy cũ (8.000) (8.000) Thu do bán máy cũ - 3.000 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 KH máy mới - (12.000) Kết quả 112.000 121.000 3.4.3. Cách tính ngắn gọn Khi nhận ra doanh thu giống nhau giữa 2 phương án, và khấu hao máy cũ là một chi phí ẩn, có thể loại bỏ, ta tính như sau Chi phí khả biến tiết kiệm 18.000 Thu do bán máy cũ 3.000 Khấu hao máy mới (12.000) Chi phí tiết kiệm thực 9.000 3.5. CHI PHÍ KHÔNG CHÊNH LỆCH TRONG TƯƠNG LAI Là những chi phí tuy chưa phát sinh trong quá khứ nhưng sẽ không thay đổi trong mọi phương án tương lai. Việc loại bỏ những chi phí này không làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán. 3.5.1. Ví dụ Một công ty dự tính mua một chiếc máy để thay thế một phần lao động thủ công. Máy này có giá mua hiện tại là 30.000, ước tính sử dụng trong 10 năm, khấu hao theo đường thẳng. Các thông tin khác như sau: Hiện tại Máy mới Sản lượïng hàng năm 5.000 5.000 Đơn giá bán 40 40 Đơn giá chi phí nguyên liệu 14 14 Đơn giá chi phí nhân công 8 5 Chi phí sản xuất chung (V) 2 2 Tổng F khác 62.000 62.000 Chi phí khấu hao máy 3.000 3.5.2. Cách tính thông thường Hiện tại Máy mới Doanh thu 200.000 200.000 Biến phí Chênh lệch lợi nhuận 9.000 qua 4 năm CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Nguyên liệu 70.000 70.000 Nhân công 40.000 25.000 Sản xuất chung (V) 10.000 10.000 Tổng (V) 120.000 105.000 Số dư đảm phí 80.000 95.000 Định phí 62.000 65.000 Lãi 18.000 30.000 3.5.3. Cách tính ngắn gọn Nhận thấy có rất nhiều thông tin giống nhau giữa 2 phương án, nếu loại bỏ đi thì có thể tính ngắn gọn như sau: Chi phí nhân công tiết kiệm hàng năm 5.000 (5 - 8) = 15.000 Chi phí khấu hao máy/năm (3.000) Chi phí tiết kiệm thực 12.000 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 CHUYÊN ĐỀ 12 QUYẾT ĐỊNH TIẾP TỤC HAY NGƯNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1. TÌNH HUỐNG Các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều loại sản phẩm hoặc nhiều bộ phận kinh doanh khác nhau Trong số đó có những sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh lỗ. Các nhà quản lý phải quyết định nên tiếp tục hay ngưng hoạt động liên quan đến những sản phẩm hay bộ phận này 2. VÍ DỤ Một công ty kinh doanh 3 nhóm sản phẩm (product line) trong đó có nhóm sản phẩm C bị lỗ. Báo cáo thu nhập của năm vừa qua thể hiện ở trang sau: Cộng Sphẩm A Sphẩm B Sphẩm C Doanh thu 250.000 125.000 75.000 50.000 Trừ biến phí 105.000 50.000 25.000 30.000 Số dư đảm phí 145.000 75.000 50.000 20.000 Định phí Lương 50.000 29.500 12.500 8.000 Quảng cáo 15.000 1.000 7.500 6.500 Chi phí tiện ích (Utility) 2.000 500 500 1.000 Khấu hao 5.000 1.000 2.000 2.000 Thuê nhà xưởng 20.000 10.000 6.000 4.000 Bảo hiểm 3.000 2.000 500 500 Phân bổ CPQL chung 30.000 15.000 9.000 6.000 Cộng định phí 125.000 59.000 38.000 28.000 3. SỰ CHỌN LỰA Sản phẩm C lỗ hàng năm là 8.000 các nhà quản lý doanh nghiệp phải quyết định nên duy trì hay nên ngưng sản xuất kinh doanh sản phẩm này. Quyết định sẽ cần thiết đến việc nghiên cứu chi tiết tính chất của các loại định phí và phân chia thành 2 nhóm: Tránh được và không tránh được. 3.1. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ LƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Giả sử chi phí lương được đề cập trong ví dụ là lương của các nhân viên làm việc có liên quan trực tiếp đến sản phẩm C. Những nhân viên này có thể cho nghỉ việc nếu không tiếp tục kinh doanh sản phẩm C Như vậy chi phí này là có thể tránh được 3.2. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ QUẢNG CÁO Chi phí quảng cáo có thể tránh được hay không tùy thuộc vào quảng cáo chung (không tránh được) hay riêng (có thể tránh được). Giả sử quảng cáo trong ví dụ là của riêng cho từng nhóm sản phẩm nên có thể tránh được. 3.3. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ TIỆN ÍCH Chi phí tiện ích bao gồm các chi phí điện nước, điện thọai, và các dịch vụ khác sử dụng và thanh toán theo định kỳ thông thường là tháng. Chi phí này có thể tránh được một phần hoặc không tránh được. Giả sử trong ví dụ, chi phí này không tránh được. 3.4. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ KHẤU HAO Chi phí này được xem là chi phí ẩn và không thể tránh được trong phần lớn các trường hợp 3.5. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ THUÊ NHÀ XƯỞNG Thông thường, chi phí này là không tránh được. Một số trường hợp cá biệt: Ký hợp đồng thuê trong định kỳ ngắn, không trả tiền trước. Thuê riêng phân xưởng cho các nhóm sản phẩm 3.6. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ BẢO HIỂM Tránh được: nếu hợp đồng bảo hiểm ký theo định kỳ ngắn, bảo hiểm hàng tồn kho... Giả sử trong ví dụ này, chi phí bảo hiểm có thể tránh được. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 3.7. TÍNH CHẤT CỦA ĐỊNH PHÍ CHI PHÍ QUẢN LÝ CHUNG Chi phí này thường không tránh được khi ngưng sản xuất kinh doanh 1 sản phẩm nào đó Nếu sản phẩm C bị ngưng sản xuất kinh doanh, chi phí quản lý chung sẽ được phân bổ cho những sản phẩm còn lại 4. PHÂN LOẠI ĐỊNH PHÍ Tổng số Không tránh được Tránh được Lương 8.000 8.000 Quảng cáo 6.500 6.500 Chi phí tiện ích 1.000 1.000 Khấu hao 2.000 2.000 Thuê nhà xưởng 4.000 4.000 Bảo hiểm 500 500 Phân bổ CPQL 6.000 6.000 Tổng F 28.000 13.000 15.000 4.1. NGUYÊN TẮC 1 So sánh giữa định phí không tránh được và lỗ hiện tại. Nếu giữ sản phẩm C hàng năm các sản phẩm A và B phải bù 8.000 lỗ. Nếu bỏ sản phẩm C, hàng năm A và B không chịu 8.000 lỗ nhưng phải trang trải 13.000 định phí không tránh được. Như vậy nếu bỏ sản phẩm C, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại thêm 5.000 một năm. 4.2. NGUYÊN TẮC 2 So sánh tổng số dư đảm phí bị mất với tổng định phí tiết kiệm được: Nếu ngưng C, hàng năm công ty sẽ MẤT 20.000 số dư đảm phí và sẽ ĐƯỢC giảm 15.000 định phí. MẤT > ĐƯỢC nên duy trì sản phẩm C vì sẽ có lợi 5.000 một năm so với phương án ngưng sản phẩm C 5. QUYẾT ĐỊNH NÊN SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI 5.1. SỰ HỢP NHẤT CHIỀU DỌC (VERTICAL INTEGRATION) Một sản phẩm có thể là kết quả của sự phối hợp như sau CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Thông thường một doanh nghiệp thực hiện 1 công đoạn. Nhưng cũng có những doanh nghiệp thực hiện nhiều công đoạn. Đó là sự hợp nhất theo chiều dọc. 5.2. LỢI ÍCH CỦA SỰ HỢP NHẤT Chủ động trong việc cung cấp nguyên liệu Chủ động trong việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Tận dụng năng lực, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận 5.3. BẤT LỢI CỦA SỰ HỢP NHẤT Tạo khoảng cách giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp. Trong điều kiện chuyên môn hóa sâu, việc tự chế tạo nguyên liệu để sử dụng có thể có giá cao hơn so với các nhà chế tạo và cung cấp nguyên liệu chuyên nghiệp 5.4. VÍ DỤ Một công ty chế tạo hàng năm 8.000 chi tiết dùng để lắp ráp sản phẩm chính. Các thông tin như sau: 1 sản phẩm 8.000 sản phẩm Nguyên liệu 6 48.000 Nhân công 4 32.000 Sản xuất chung khả biến 1 8.000 Lương giám sát viên 3 24.000 Khấu hao máy chuyên dùng 2 16.000 Phân bổ chi phí quản lý chung 5 40.000 Cộng 21 168.000 5.4.1. Tình huống Khai thác nguyên liệu Sản xuất Tinh chế nguyên liệu Sơ chế nguyên liệu Sản phẩm CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 Một nhà cung cấp chuyên nghiệp đề nghị ký một hợp đồng dài hạn cung cấp cho doanh nghiệp hàng năm 8.000 chi tiết với chất lượng tương đương với đơn giá là 19 Doanh nghiệp nên ký hợp đồng này không??? 5.4.2. Cách tính toán Sản xuất Mua ngoài 1 8.000 1 8.000 Nguyên liệu 6 48.000 - - Nhân công 4 32.000 - - Sản xuất chung khả biến 1 8.000 - - Lương giám sát viên 3 24.000 - - Khấu hao máy chuyên dùng - - - - Phân bổ chi phí quản lý chung - - - - Giá mua ngoài - - 19 152.000 Cộng 14 112.000 19 152.000 5.4.3. Chi phí cơ hội (Opportunity costs) Nếu phân xưởng sản xuất chi tiết nói trên không có phương án sử dụng khác thì chi phí cơ hội là không. Nếu ngược lại thì phải tính chi phí cơ hội cho phương án sản xuất. Nếu phân xưởng nói trên có phương án sản xuất một sản phẩm mới ước tính thu nhập hàng năm là 60.000. Khi đó 60.000 sẽ là chi phí cơ hội cho phương án tiếp tục sản xuất. Doanh nghiệp nên mua chi tiết bên ngoài và sản xuất sản phẩm mới thì sẽ có lợi thêm 20.000 so với phương án còn lại. 6. QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HẸP NGUỒN LỰC 6.1. NGUỒN LỰC (RESOURCES) Các doanh nghiệp đều có những nguồn lực giới hạn Nguồn lực có thể bao gồm máy móc, nguyên liệu, nhân công, vốn, năng lực quản lý. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Khi nguồn lực cao hơn nhu cầu thì các doanh nghiệp thường chấp nhận tất cả các cơ hội kinh doanh có số dư đảm phí dương, vì điều đó giúp tận dụng nguồn lực, tăng thêm lợi nhuận Khi nguồn lực thấp hơn nhu cầu thị trường thì các nhà quản lý phải có sự chọn lựa để chấp nhận những sản phẩm tốt nhất 6.2. MỤC TIÊU CỦA SỰ CHỌN LỰA Thông thường lợi nhuận là mục tiêu cao nhất để quyết định sản xuất. Gia tăng cao lợi nhuận cũng đồng nghĩa là gia tăng số dư đảm phí. Vì vậy số dư đảm phí là tiêu thức luôn được sử dụng trong những quyết định loại này. 6.2.1. Ví dụ 1 Một công ty đang phải chọn lựa 1 trong 2 đơn đặt hàng về 2 loại sản phẩm như sau Sản phẩm A Sản phẩm B Đơn giá bán 25 30 Biến phí đơn vị 10 18 Số dư đảm phí 15 12 Tỉ lệ số dư đảm phí 60% 40% Theo bạn sản phầm nào sẽ được chọn? Sản phẩm A có vẻ hấp dẫn hơn sản phẩm B vì có số dư đảm phí và tỉ lệ số dư đảm phí cao hơn B. Tuy nhiên, nếu thêm vào một thông tin về sự hạn hẹp nguồn lực thì quyết định có thể thay đổi. Giả sử công ty có đủ năng lực để sản xuất A và B ngoại trừ số giờ máy. Công ty có thể sử dụng tối đa 18.000h máy. Theo định mức, một sản phẩm A cần 2h và 1 sản phẩm B cần 1h để hoàn tất. Cách tính toán Sản phẩm A Sản phẩm B Số dư đảm phí 1 sản phẩm 15 12 Định mức thời gian cho 1 sản phẩm 2 1 Số dư đảm phí bình quân 1 giờ 7.5 12 Tổng số giờ có thể sử dụng 18.000 18.000 Căn cứ để chọn lựa là SỐ DƯ ĐẢM PHÍ BÌNH QUÂN TRÊN MỘT ĐƠN VỊ NGUỒN LỰC HẠN HẸP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 Tổng số dư đảm phí tạo ra được 135.000 216.000 Kết luận Công ty nên chấp nhận sản xuất sản phẩm B nhờ đó có thể gia tăng lợi nhuận trước thuế thêm 216.000 – 135.000 = 81.000 6.2.2. Ví dụ 2 Nếu nguồn lực giới hạn là nguyên liệu Cả 2 loại sản phẩm sử dụng chung 1 loại nguyên liệu, tổng số nguyên liệu tối đa có thể sử dụng được là 42.000kg Theo định mức mỗi sản phẩm A cần 3kg và mỗi sản phẩm B cần 4kg nguyên liệu. Quyết định chọn lựa có thể căn cứ vào những tính toán sau đây Sản phẩm A Sản phẩm B Số dư đảm phí 1 sản phẩm 15 12 Định mức nguyên liệu cho 1 sp 3 4 Số dư đảm phí bình quân 1 kg NL 5 3 Tổng số NL có thể sử dụng 42.000 42.000 Tổng số dư đảm phí tạo ra được 210.000 126.000 Kết luận Công ty nên chấp nhận sản xuất sản phẩm A nhờ đó có thể gia tăng lợi nhuận trước thuế thêm 210.000 – 126.000 = 84.000 6.3. NẾU CÓ NHIỀU NGUỒN LỰC HẠN HẸP Vẫn với ví dụ cũ, giả sử doanh nghiệp thiếu hụt cả giờ máy lẫn nguyên liệu. Hỏi phải sản xuất như thế nào để đạt được tổng số dư đảm phí cao nhất? Câu trả lời không đơn giản là chấp nhận sản phẩm nào, mà là phải chấp nhận một sự phối hợp về sản lượng các sản phẩm. Có thể sử dụng quy hoạch tuyến tính (Linear Programming) để giải quyết bài toán này. 6.3.1. Nếu chọn 1 trong 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. Sản phẩm A Giờ máy 18.000 ÷ 2 = 9.000sp Nguyên liệu 42.000 ÷ 3 = 14.000sp Số lượng sản phẩm A được sản xuất tối đa là 9.000, SDĐP tối đa là 135.000đ Sản phẩm B Giờ máy 18.000 ÷ 1 = 18.000sp Nguyên liệu 42.000 ÷ 4 = 10.500sp Số lượng sản phẩm B được sản xuất tối đa là 10.500, SDĐP tối đa là 126.000đ 6.3.2. Quy hoạch tuyến tính Gọi A và B là số lượng sp A và B được sản xuất Hàm mục tiêu Z = 15A + 12B => Max Ràng buộc 2A + B ≤ 18.000 (giờ máy) 3A + 4B ≤ 42.000 (về NLiệu) A, B ≥ 0 (về tính chất SP) 0 5000 10000 15000 20000 0 5000 10000 15000 Saûn phaåm A Sa ûn ph aåm B 3A + 4B =42.000 2A + B =18.000 Vuøng khaû naêng saûn xuaát cuûa doanh nghieäp M Q P N Tổng SDĐP tối ưu Góc A B 15A 12B 15A+12B CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. NGUYỄN BẢO LINH NĂM 2007 M 0 0 0 0 0 N 0 10.500 0 126.000 126.000 P 6.000 6.000 90.000 72.000 162.000 Q 9.000 0 135.000 0 135.000 Tài liệu tham khảo Managerial accounting, Concepts for Planning, Control, Decision making – Ray H. Garrison Managerial accounting – Ronald W. Hilton Cost management, a strategic emphasis – Edward J. Blocher; Kung H. Chen; Thomas W. Lin CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH – TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu hành nội bộ. MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ 1 : TỔNG QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ....................... 3 CHUYÊN ĐỀ 2 : PHÂN LOẠI CHI PHÍ ..................................................... 7 CHUYÊN ĐỀ3 : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C-V-P RELATIONSHIP) ...................... 18 CHUYÊN ĐỀ 4 : MỐI QUAN HỆ CVP (2) ............................................... 25 CHUYÊN ĐỀ 5 : MỐI QUAN HỆ CVP (3) ............................................... 28 CHUYÊN ĐỀ 6 : HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH ....................................... 34 CHUYÊN ĐỀ 7 : HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH (tt) ................................. 38 CHUYÊN ĐỀ 8 : HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH (tt) ................................. 43 CHUYÊN ĐỀ 9 : ĐÁNH GIÁ HOÀN VỐN .............................................. 47 CHUYÊN ĐỀ 10 : ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM ....................................... 53 CHUYÊN ĐỀ 11 : SỬ DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP (RELEVANT INFORMATION) ĐỂ RA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH....................................................................... 60 CHUYÊN ĐỀ 12 : QUYẾT ĐỊNH TIẾP TỤC HAY NGƯNG SẢN XUẤT KINH DOANH ............................................................ 65 Số lượng sp trên (dưới) điểm hòa vốn
File đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_quan_tri_nguyen_bao_linh.pdf