Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 2): ... thông giảm, bỏ qua được một số khâu trung gian, giá thành hạ, dễ cạnh tranh được với các đối thủ khác. Số lượng sách liên kết sát với nhu cầu, tránh được sự ế động tồn kho, thu được lợi nhuận, có lợi nhiều cho doanh nghiệp. Hình thức liên kết có thể xuất hiện trong một ngành, hoặc một số ng... dung, môn lọai khoa học của XBP cũng như đối tượng sử dụng, vai trò của nó, giá cả, hình thức tiêu thụ - Thông qua khách hàng, nhà quảng cáo phổ biến được nội dung quảng cáo nhằm biến nhu cầu tiềm năng thành nhu cầu thực tế - Giao tiếp với một đối tượng, đòi hỏi người bán phải có trách nhiệ...nghiệp và cơ quan. Theo Luật kế toán Việt Nam thì kế toán là việc thu thập , xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Trong doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm : - Kế toán là sự ghi chép các nghiệp vụ kinh ...

pdf97 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Kinh doanh xuất bản phẩm - Trần Thị Thu (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải ghi thêm tên người chủ biên hoặc người dịch, người hiệu đính, số lần tái 
bản, năm xuất bản; 
c) Đối với sách dịch, mặt sau của trang tên sách phải ghi đầy đủ tên 
nguyên bản, tác giả, nhà xuất bản nước ngoài, năm xuất bản; nếu sách dịch từ 
ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản phải ghi rõ ngôn ngữ và tên người 
dịch bản đó; 
d) Trang cuối sách ghi tên người chịu trách nhiệm xuất bản, tên người 
biên tập nội dung, tên người trình bày bìa, minh họa; khuôn khổ; số đăng ký 
kế hoạch xuất bản; số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số 
giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, số 
lượng in, tên cơ sở in, ngày nộp lưu chiểu; 
đ) Bìa bốn ghi giá bán lẻ; đối với sách đặt hàng phải ghi là sách đặt hàng; 
đối với sách không kinh doanh phải ghi là không bán; đối với sách liên kết 
phải ghi tên, địa chỉ của đối tác liên kết xuất bản, in hoặc phát hành. 
2. Đối với xuất bản phẩm không phải là sách, tài liệu dưới dạng sách phải 
ghi tên xuất bản phẩm, tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép 
xuất bản; số lượng in, tên cơ sở in; số quyết định xuất bản của giám đốc nhà 
xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt 
động xuất bản; giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm đặt hàng phải ghi là đặt 
hàng; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là không bán; đối với 
xuất bản phẩm liên kết phải ghi tên, địa chỉ của đối tác liên kết xuất bản, in 
hoặc phát hành. 
Điều 27. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư 
viện Quốc gia Việt Nam 
1. Tất cả xuất bản phẩm phải được nộp lưu chiểu trước khi phát hành. 
Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây: 
a) Ít nhất mười ngày trước khi phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức 
được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Văn hoá - Thông tin; trường hợp 
số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản; 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 175 
b) Cơ quan, tổ chức có tài liệu do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy 
phép xuất bản, ngoài số bản phải nộp theo quy định tại điểm a khoản này còn 
phải nộp hai bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. 
2. Sau khi xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức 
được phép xuất bản phải nộp năm bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; 
trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản. 
Điều 28. Đọc xuất bản phẩm lưu chiểu 
1. Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Uỷ ban 
nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do mình cấp giấy 
phép xuất bản. 
Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật 
này thì Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu 
nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội 
dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. 
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định 
chế độ thù lao cho người đọc xuất bản phẩm lưu chiểu. 
Điều 29. Quảng cáo trên xuất bản phẩm 
1. Đối với sách chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản 
trên bìa hai, ba và bốn, trừ sách chuyên về quảng cáo. 
2. Đối với tài liệu không kinh doanh chỉ được quảng cáo về sản phẩm, 
dịch vụ và hoạt động của cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu đó. 
3. Không được quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật cấm quảng cáo. 
Điều 30. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản 
1. Nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản có xuất bản phẩm 
vi phạm quy định tại các điều 10, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 25, 26, 27 và 29 của 
Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được 
phát hành hoặc bị tạm đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu 
huỷ; trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải 
công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí, bồi thường thiệt hại theo quy định 
của pháp luật. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 176 
2. Nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực xuất bản có xuất 
bản phẩm vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, 
mức độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoặc bị truy 
cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định 
của pháp luật. 
3. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách 
nhiệm về quyết định xử lý của mình. 
CHƯƠNG III 
LĨNH VỰC IN XUẤT BẢN PHẨM 
Điều 31. Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm 
1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm gồm: 
a) Giám đốc hoặc chủ cơ sở in là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ 
khẩu thường trú tại Việt Nam; có nghiệp vụ về in và đáp ứng các tiêu chuẩn 
khác theo quy định của pháp luật; 
b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để in xuất bản phẩm; 
c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự; 
d) Phù hợp với quy hoạch phát triển in xuất bản phẩm. 
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm: 
Đơn xin cấp giấy phép ghi tên, địa chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm 
chủ yếu; 
Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất, danh mục thiết bị 
chính, lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ cơ sở in; 
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở in có công chứng; 
d) Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định 
của pháp luật. 
3. Thẩm quyền cấp giấy phép được quy định như sau: 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 177 
a) Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ 
chức ở trung ương; 
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in của địa phương. 
4. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan 
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải 
cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép 
phải có văn bản nêu rõ lý do. 
Điều 32. Điều kiện nhận in xuất bản phẩm 
1. Việc in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây: 
a) Đối với xuất bản phẩm của nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất 
bản của giám đốc nhà xuất bản; 
b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam 
không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản của cơ quan 
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; 
c) Đối với tài liệu không kinh doanh của tổ chức nước ngoài, tổ chức 
quốc tế tại Việt Nam không thực hiện qua nhà xuất bản của Việt Nam thì phải 
có giấy phép xuất bản do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp; 
d) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in của cơ 
quan, tổ chức ở trung ương thì phải có giấy phép in gia công do Bộ Văn hoá - 
Thông tin cấp; đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài tại cơ sở in 
của địa phương thì phải có giấy phép in gia công do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 
cấp. 
2. Việc in xuất bản phẩm phải có hợp đồng. Việc in nối bản xuất bản 
phẩm phải được sự đồng ý của nhà xuất bản và phải có hợp đồng. 
Điều 33. Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm 
1. Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt 
động in xuất bản phẩm. 
2. Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 32 
của Luật này. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 178 
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ, chủ sở hữu, chia tách hoặc sáp nhập thì 
cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. 
4. Khi thay đổi giám đốc hoặc chủ cơ sở in, cơ sở in phải thông báo bằng 
văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm kèm theo lý 
lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ mới của cơ sở in. 
Điều 34. In gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài 
1. Cơ sở in xuất bản phẩm được in gia công xuất bản phẩm cho nước 
ngoài. Việc in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài phải được Bộ Văn hoá 
- Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. Hồ sơ xin cấp giấy 
phép gồm: 
a) Đơn xin cấp giấy phép ghi tên, quốc tịch người đại diện của tổ chức, 
cá nhân nước ngoài đặt in, tên xuất bản phẩm đặt in, số lượng in, cửa khẩu 
xuất; 
b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in; 
c) Bản sao giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm có công chứng. 
2. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn 
hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép; trường hợp 
không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do. 
Điều 35. Phát hiện xuất bản phẩm vi phạm trong quá trình in 
1. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 10 
của Luật này thì cơ sở in phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về 
hoạt động xuất bản, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá 
nhân đặt in. 
2. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quyết 
định đình chỉ in xuất bản phẩm thì nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có 
xuất bản phẩm bị đình chỉ in phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở in; nếu quyết 
định sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải bồi thường 
thiệt hại cho nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có xuất bản phẩm bị 
đình chỉ in. 
Điều 36. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực in xuất bản phẩm 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 179 
Cơ sở in, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh vực in xuất bản phẩm có 
hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị đình chỉ in xuất 
bản phẩm đang in, tạm đình chỉ hoạt động in xuất bản phẩm, thu hồi giấy 
phép hoạt động in xuất bản phẩm hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu 
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: 
1. In xuất bản phẩm không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; 
2. In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản của nhà xuất bản hoặc 
giấy phép xuất bản; 
3. In xuất bản phẩm gia công cho nước ngoài không có giấy phép in gia 
công; 
4. In xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, thu hồi, tịch thu, cấm 
lưu hành, tiêu huỷ; 
5. In xuất bản phẩm không đúng với bản thảo đã được nhà xuất bản, cơ 
quan, tổ chức được phép xuất bản ký duyệt; không có hợp đồng in hoặc in 
vượt quá số lượng ghi trong hợp đồng. 
CHƯƠNG IV 
LĨNH VỰC PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM 
Điều 37. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm 
1. Phát hành xuất bản phẩm bao gồm các hình thức mua, bán, phân phát, 
cho thuê, triển lãm, hội chợ, xuất khẩu, nhập khẩu xuất bản phẩm và đưa xuất 
bản phẩm lên mạng thông tin máy tính (Internet) để phổ biến đến nhiều 
người. 
2. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm là cơ sở của tổ chức, cá nhân kinh 
doanh xuất bản phẩm. 
Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm. 
3. Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm (sau đây gọi là cơ sở nhập 
khẩu xuất bản phẩm) phải có giấy phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm 
do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 180 
Điều 38. Cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản 
phẩm 
1. Điều kiện để cơ sở phát hành xuất bản phẩm được cấp giấy phép hoạt 
động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm gồm: 
a) Là doanh nghiệp nhà nước; 
b) Có nhân lực đủ trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ về nhập khẩu. 
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm: 
a) Đơn xin phép hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm; 
b) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản. 
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ 
Văn hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép 
phải có văn bản nêu rõ lý do. 
Điều 39. Kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm 
1. Việc nhập khẩu xuất bản phẩm được thực hiện thông qua các cơ sở 
nhập khẩu xuất bản phẩm. 
2. Hằng năm, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải đăng ký danh mục 
xuất bản phẩm nhập khẩu với Bộ Văn hoá - Thông tin trước khi nhập khẩu. 
3. Giám đốc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải tổ chức kiểm tra nội 
dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước 
pháp luật về nội dung xuất bản phẩm mà mình nhập khẩu. 
Điều 40. Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh 
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, 
cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế và người 
Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam do Chính phủ 
quy định. 
Điều 41. Xuất khẩu xuất bản phẩm 
Xuất bản phẩm của nhà xuất bản lưu hành hợp pháp khi xuất khẩu ra 
nước ngoài không phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất 
bản. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 181 
Điều 42. Hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm 
1. Việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm tại Việt Nam của cơ 
quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc 
tế phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép 
theo quy định sau đây: 
a) Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức ở trung 
ương, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; 
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ quan, tổ chức, cá nhân 
của địa phương, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ 
chức của trung ương tại địa phương. 
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm: 
a) Đơn xin cấp giấy phép ghi mục đích, thời gian, địa điểm và tên các 
đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ; 
b) Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ. 
3. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan 
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 1 Điều này phải 
cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do. 
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm, hội chợ không có giấy 
phép hoặc thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thì bị đình chỉ 
việc tổ chức hoặc thu hồi giấy phép. 
Điều 43. Hợp tác với nước ngoài về phát hành xuất bản phẩm 
1. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm có tư cách pháp nhân được hợp tác với 
tổ chức, cá nhân nước ngoài dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 
hoặc liên doanh để kinh doanh xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật. 
2. Việc đặt văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam 
trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật 
Việt Nam và phải được Bộ Văn hoá - Thông tin cấp giấy phép theo quy định 
sau đây: 
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm đơn xin cấp giấy phép hoạt động ghi 
mục đích, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, trụ sở, tên người đứng đầu văn 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 182 
phòng đại diện và cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt 
Nam; văn bản xác nhận tư cách pháp nhân của tổ chức xin đặt văn phòng đại 
diện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp; 
b) Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn 
hoá - Thông tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có 
văn bản nêu rõ lý do. 
3. Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực 
phát hành xuất bản phẩm được giới thiệu về tổ chức và sản phẩm của mình, xúc 
tiến các giao dịch về phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật Việt 
Nam. 
Điều 44. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm 
1. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại Điều 
10 của Luật này thì cơ sở phát hành xuất bản phẩm phải báo cáo với cơ quan 
quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. 
2. Cơ sở phát hành xuất bản phẩm, tổ chức, cá nhân tham gia trong lĩnh 
vực phát hành xuất bản phẩm có hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức 
độ vi phạm mà bị tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch 
thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ xuất bản phẩm vi phạm, tạm đình chỉ hoạt động 
nhập khẩu, thu hồi giấy phép hoạt động nhập khẩu hoặc bị truy cứu trách 
nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp 
luật: 
a) Phát hành xuất bản phẩm mà việc xuất bản, in, nhập khẩu không hợp 
pháp; 
b) Phát hành xuất bản phẩm đã có quyết định đình chỉ in, cấm lưu hành, 
thu hồi, tịch thu, tiêu huỷ; 
c) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không kinh doanh; 
d) Tiêu thụ, phổ biến xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh 
thổ Việt Nam; 
đ) Nhập khẩu xuất bản phẩm không đăng ký danh mục nhập khẩu hoặc 
thực hiện không đúng danh mục đã đăng ký. 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 183 
3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quyết 
định tạm đình chỉ phát hành, đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu xuất bản 
phẩm vi phạm thì nhà xuất bản, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm có xuất bản 
phẩm vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở phát hành; nếu quyết định 
sai thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải bồi thường thiệt 
hại cho nhà xuất bản hoặc cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm. 
CHƯƠNG V 
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
 Điều 45. Hiệu lực thi hành 
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. 
2. Luật này thay thế Luật xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993. 
Điều 46. Hướng dẫn thi hành 
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. 
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004. 
 Chủ tịch quốc hội 
 NGUYỄN VĂN AN 
 (đã ký) 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 184 
PHỤ LỤC 2: 
BẢNG PHÂN LOẠI SÁCH NĂM 1962 
1/ CT. SÁCH CHÍNH TRỊ XÃ HỘI 
CT1. Sách kinh điển chủ nghĩa MácLênin 
CT2. Sách văn kiện tác phẩm, của các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà 
nước, các đoàn thể. 
CT3. Sách văn kiện, tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo đảng,nhà nước 
các nước anh em 
CT4. Sách triết học 
CT5. Sách kinh tế 
CT6. Sách lịch sử 
CT7. Sách quân sự 
CT8. Các loại sách khác 
2/ GK. SÁCH GIÁO KHOA 
GK1. Sách giáo khoa Mác-lênin 
GK2. Sách giáo khoa phổ thông 
GK3. Sách giáo khoa của các trường đại học và trung học chuyên nghiệp 
GK4. Sách giáo khoa bổ túc văn hoá 
GK5. Sách giáo khoa đào tạo công nhân kỹ thuật 
GK6. Sách giáo khoa tham khảo 
3/ KH. SÁCH KHOA HỌC KỸ THUẬT 
KH1. Sách về công nghiệp và thủ công nghiệp 
KH2. Sách nông nghiệp – lâm nghiệp, thuỷ sản 
KH3. Sách khoa học đời sống 
KH4. Sách khoa học cơ bản 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 185 
4/ VN. SÁCH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT – VĂN HOÁ 
VN1. Sách lý luận văn học nghệ thuật 
VN2. Các tác phẩm văn học nghệ thuật 
VN3. Sách văn hoá 
5/ TN. SÁCH THIẾU NHI 
TN1. Sách viết cho nhi đồng 
TN2. Sách viết cho thiếu nhi 
TN3. Sách viết về công tác đội 
TN4. Sách dành cho các bậc phụ huynh 
6/ VHP. VĂN HOÁ PHẨM 
VHP1. Chân dung lãnh tụ 
VHP2. Tranh ảnh, bưu ảnh. 
VHP3. Cờ khẩu hiệu, câu đối, bản đồ, lịch 
VHP4. Bản nhạc, các loại tem chơi 
VHP 5.Các loại biểu mẫu giấy tờ quản lý kinh tế hành chính, sản phẩm 
mỹ thuật công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, những xuất bản phẩm định kỳ 
sản phẩm phục vụ ngành văn hoá giáo dục và mặt hàng vật tư văn hoá thông 
tin 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 186 
PHỤ LỤC 3: 
BẢNG PHÂN LOẠI SÁCH NĂM 1994 
0. Tổng loại 
1. Triết học. tâm lý học. logic học 
2. Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo 
3K. Chủ nghĩa Mác-Lênin 
3. Xã hội - Chính trị 
4. Ngôn ngữ học 
5. Khoa học tự nhiên và toán học 
5A. Nhân chủng học 
61. Y học.Y tế 
6. Kỹ thuật 
63. Nông nghiệp 
7. Nghệ thuật 
7A. Thể dục thể thao 
8. Nghiên cứu văn học 
9. Lịch sử 
91. Địa lý 
K. Văn học dân gian 
 Tác phẩm văn học 
Đ. Sách thiếu nhi 
Trong mỗi môn ngành lớn lại phân chia thành những môn ngành trực 
thuộc 
Thí dụ: Trong môn ngành 5 khoa học tự nhiên và toán học được chia như 
sau: 
Toán học 
Thiên văn học 
Vật lý học 
Hoá học 
Giáo trình Kinh doanh Xuất bản phẩm 
 187 
 Địa chất học. Địa lý tự nhiên. Vật lý địa cầu 
Cổ sinh vật học 
Thực vật học 
Động vật học 
Trong mỗi môn ngành nhỏ, tuỳ theo yêu cầu mà có thể được chiara 
những đề mục chi tiết hơn. 
Thí dụ: Trong mục 51 toán học lại được chia thành: 
Toán học sơ cấp 
Số học 
Đại số sơ cấp 
Hình học sơ cấp 
Lựng giác học 
Hình học hoạ hình 
Cơ sở toán học và lôgíc học 
Toán học cao cấp 
Xibecnectic toán 
Toán học tính toán 
 Các bảng trợ ký hiệu: - Trợ ký hiệu hình thức 
 - Trợ ký hiệu địa lý 
 - Trợ ký hiệu phân tích 
 - Trợ ký hiệu ngôn ngữ 
 Trợ ký hiệu dân tôc.( Kể từ lần xuất bản năm 
2002 xây dựng bảng trợ lý hiệu dân tộc) 9 
9 Vũ dương Thuý Ngà, Phân loại tài liệu (2005), Nxb Văn hoá -Thông tin, Tr137-143 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_doanh_xuat_ban_pham_tran_thi_thu_phan_2.pdf