Giáo trình Kinh tế nông thôn - Vũ Đình Thắng
Tóm tắt Giáo trình Kinh tế nông thôn - Vũ Đình Thắng: ... lâu dài nhất của Nhà nước đối với kinh tế hộ nông dân là qua các chính sách như: thuế, tín dụng, xây dựng hạ tầng nông thôn, xóa đói giảm nghèo 3.3. KINH TẾ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN. 3.3.1. Bản chất, vai trò của công nghiệp nông thôn. a. Bản chất. Công nghiệp nông thôn là một bộ phận c...án, quỹ học phí gửi Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Phòng, Sở Giáo dục. Trường hợp các huyện, quận, thị xã số tiền học phí không đủ chi, được cấp trên điều hoà về thì báo cáo rõ việc sử dụng chi trợ giúp cho giáo viên. Khi ngân sách "ghi thu, ghi chi" thì chỉ Phản ánh đúng số thu được trên địa bàn tươn...ử ra, có thể thuê một tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân giám sát. Ban tài chính dự án được chủ đầu tư thành lập để giúp chủ đầu tư và ban quản lý dự án quản lý tài chính của dự án. e. Lựa chọn đơn vị thi công công trình và ký hợp đồng xây dựng Sau khi dự án được phê duyệt chủ đầu tư chỉ đạo ...
h sống và cư trú. Do vậy làng, thôn (hoặc) bản là noi mà chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân nông thôn Mỗi làng, thôn (bản) có chức danh trưởng thôn (trưởng bản) do dân cư trong làng,thôn, (bản) bầu ra và được Uỷ ban nhân dân xã xem xét, công nhận, giao nhiệm vụ. Cán bộ thôn, bản có nhiệm vụ triển khai các hoạt động, các công việc cụ thể, các thông tin đến từng gia đình, đồng thời là người trực tiếp đôn đốc, theo dõi và nhắc nhở việc thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ thành viên cộng đồng của mỗi người dân trong thôn (bản), nắm vững tình hình tư tưởng, tình hình an ninh, trật tự trong thôn (bản) và phản ánh cho chính quyền xã để có biện pháp quản lý kịp thời. Từ khi quy chế phát huy dân chủ từ cơ sở được ban hành, vị trí và vai trò của làng, thôn (bản) càng được nâng cao, người dân không chỉ trực tiếp tham gia và có vai trò trực tiếp hơn, quan trọng hon trong các công việc của làng, thôn (bản) mà còn tham gia vào việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã với các hình thức tham gia cụ thể và thiết thực 8.3. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI, VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN. 8.3.1. Các tổ chức chính trị - xã hội Các tổ chức chính trị xã hội ở nông thôn được tổ chức theo ngành dọc với các cấp tương ướng với hệ thống quản lý Nhà nước. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động với các nội dung chính trị kết hợp với nội dung xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức ở cấp xã- cấp quản lý Nhà nước cơ sở ở nông thôn bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh. Các tổ chức này có chức năng, mục đích hoạt động cụ thể và nội dung hoạt động riêng, đều chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xã, đồng thời chịu sự hướng dẫn và quản lý của cấp trên theo ngành dọc. a. Mặt trận tổ quốc Mặt trận tổ quốc xã là tổ chức tập hợp rộng rãi mọi lực lượng, mọi tổ chức và mọi tầng lớp dân cư trên địa bàn xã, đoàn kết và động viên các tổ chức và cá nhân thực hiện tốt đường lối và các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, động viên khuyến khích mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư trên điah bàn, đồng thời động viên quần chúng tham gia tích cực vào việc tổ chức đời sống của cộng đồng làng xã. Mặt trận tổ quốc xã hoạt động trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, đoàn kết, tự nguyện nhằm phát huy vai trò và tiềm năng của mọi lực lượng, mọi tổ chức thành viên, mọi công dân hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ xã hội của Mặt trận, làm cho cộng đồng làng xã ngày càng đoàn kết ổn định và phát triển. b. Đoàn thanh niên cộng sản Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh của làng xã là tổ chức vận động và tập hợp lứa tuổi thanh nên trên địa bàn xã, động viên , phát huy tính tích cực, nhiệt tình và sáng tạo của thanh niên và tổ chức các hoạt động của thanh niên, hướng hoạt động của thanh niên trong xã vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Tổ chức đoàn đồng thời cũng là nơi rèn luyện, tu dưỡng của thanh niên ở địa phương Đoàn thanh niên được xem là đội xung kích, là cánh tay phải của tổ chức Đảng cơ sở đồng thời Đoàn cũng được xem là đội dự bị của Đảng. Trong phong trào thanh niên ở các làng xã nhiều đoàn viên đã trưởng thành và trở thành những đoàn viên ưu tú. Đây là nguồn quan trong để bổ sung cho đội ngũ của Đảng ở cơ sở nông thôn c. Hội liên hiệp phụ nữ Hội liên hiệp phụ nữ xã là tổ chức của những người phụ nữ trên địa bàn xã có chức năng tập hợp, đoàn kết và động viên phụ nữ trong xã, phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống ở địa phương, góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.Tổ chức Hội cũng là nơi giúp phụ nữ trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống gia đình đồng thời bảo vệ các quyền lợi của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ bình đẳng với nam giới trong các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị. d. Hội nông dân Hội nông dân xã là tổ chức liên kết của những người làm nghề nông trên địa bàn xã. Hội có chức năng tập hợp, hướng dẫn và động viên nông dân trong xã phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện để các hội viên nông dân trao đổi và học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và hợp tác giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất và tổ chức đời sống. Hội cũng là nơi bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. e. Hội cựu chiến binh Hội cựu chiến binh xã là tổ chức của những người cựu chiến binh đang sinh sống và làm việc trên địa bàn xã. Hội có chức năng tập hợp những người cựu chiến binh trong xã vào một tổ chức để phối hợp với nhau cùng thực hiện các nhiệm vụ: tham gia bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tham gia giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ tham gia công tác tổ chức quản lý đời sống xã hội trên địa bàn xã; gìn giữ và phát huy bản chất tốt đẹp của người lính cách mạng. Đoàn thanh niên và các tổ chức hội được xây dựng tới thôn (bản). Chi đoàn thanh niên và các chi hội ở các thôn (bản) có vai trò rất tích cực trong các hoạt động của thôn (bản). 8.3.2.Các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội có nội dung hoạt động chủ yếu mang tính chất xã hội, là nơi tập hợp trên cơ sở tự nguyện những người cùng nghề nghiệp hoặc cùng sở thích, cùng hoàn cảnh như hội làm vườn, hội nuôi ong, hội cây cảnh, hội người cao tuổi, câu lạc bộ thơ v.vcác hội viên của các tổ chức xã hội tập hợp lại một cách tự nguyện để chia sẻ các kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm hoạt động chia sẻ thong tin về lĩnh vực quan tâm và động viên nhau trong các hoạt động sản xuất, hoạt động văn hoá và hoạt động đời sống tinh thần, Các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội trong các làng xã mặc dù không có những chức năng của các cơ quan quyền lực Nhà nước song có vai trò rất lớn trong việc tập hợp tổ chức và động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc phát triển kinh tế -xã hội và tổ chức đời sống xã hội ở địa phương và góp phần rất quan trọng vào việc đảm bảo an ninh chính trị và ổn định xã hội. Do vậy việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức này trong các làng xã có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt. Việc củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội và các tổ chức xã hội trong các làng xã cần được thực hiện trên cơ sở sau: - Tăng cường tuyên truyền vận động quân chúng tham gia các tổ chức Đoàn, hội để mở rộng quy mô và nâng cao sức mạnh, vị thế của các tổ chức Đoàn, hội trong làng xã - Nâng cao tính độc lập và phát huy tính dân chủ, sáng tạo của các tổ chức trên. Tổ chức Đảng và chính quyền thực hiện việc định hướng hoạt động của các tổ chức Đoàn, hội mà không can thiệp sâu vào hoạt động của các tổ chức, đồng thời quan tâm và tôn trọng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tổ chức trên. - Nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động và nội dung hoạt động của một số tổ chức sao cho phương thức và nội dung hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của địa phương và thu hút được sự quan tâm, sự tham gia tự nguyện, tích cực của các thành viên trong tổ chức - Tạo điều kiện để các tổ chức trên trực tiếp tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và tổ chức đời sống trên địa bàn làng xã, đồng thời bố trí và tạo điều kiện để các tổ chức tham gia vào việc thực hiện các chương trình, kế hoạch và tổ chức đời sống trên địa bàn với các công việc và nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với chức năng của mỗi tổ chức.Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của các tổ chức trên địa bàn làng xã. 8.4. CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN. Quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn (làng xã) được thực hiện trên cơ sở vận dụng một hệ thống các công cụ quản lý phù hợp với nhiệm vụ và nội dung hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã, trong đó các công cụ chính là: Luật pháp, các chính sách, các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 8.4.1. Công cụ pháp luật Các quy định của luật pháp là một trong những công cụ cơ bản có vị trí quan trọng hàng đầu trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước ở cơ sở nói riêng. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước ở cấp xã, chính quyền xã vận dụng các quy định của các luật và văn bản dưới luật được các cấp quản lý Nhà nước ban hành để quản lý, định hướng và điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá và các hoạt động của đời sống xã hội diễn ra trên địa bàn xã. Ở mỗi lĩnh vực quản lý chính quyền vận dụng các luật và các văn bản dưới luật tương ứng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý của mình. Trong công tác quản lý đất đai chính quyền xã vận dụng các quy định cụ thể của Luật đất đai và các nghị định, các thông tư hướng dẫn do chính phủ và các bộ, các cơ quan chức năng ban hành để thực hiện Luật đất đai và điều chỉnh các quan hệ đất đai; trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế các thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chính quyền xã vận dụng các quy định của Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, các luật thuế, cùng các văn bản dưói luật tương ứng với các luật trên để định hướng hỗ trợ, giám sát các hoạt động kinh tế và xử lý các tình huống, các sự việc nảy sinh (theo phạm vi quyền hạn và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã) trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Để làm tốt công tác quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn đòi hỏi cán bộ xã và các bộ phận chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân xã phải hiểu rõ các luật cùng các văn bản dưới luật liên quan và vận dụng một cách nghiêm túc, đúng đắn các quy định của luật trong công tác của mình. Muốn vậy các cán bộ xã và cán bộ chuyên môn của các bộ phận chức năng thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã phải là những người có trình độ, có năng lực phù hợp với vị trí công tác và nhiệm vụ công việc được giao, đồng thời phải thường xuyên nghiên cứu luật pháp để hiểu rõ và nắm vững các quy định cụ thể của pháp luật. Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật trong quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn là việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong dân cư. Hiệu quả của công cụ pháp luật ở đây chỉ có thể thực sự có được khi dân cư trên địa bàn hiểu biết về luật pháp và có ý thức chấp hành pháp luật. Chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội cần thường xuyên quan tâm tới việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong dân cư bằng những hình thức phù hợp, đa dạng và dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với mọi lứa tuổi của dân cư trong làng xã. Hiện nau ở nhiều vùng nông thôn của các địa phương công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong dân cư chưa thực sự được quan tâm và coi trọng. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ở những nơi này không được tiến hành thường xuyên, hình thức tuyên truyền giáo dục còn đơn điệu, nội dung tuyên truyền giáo dục còn nghèo nàn, đơn giản nên tác dụng và hiệu quả giáo dục rất hạn chế. Điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự kém hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành luật pháp còn thấp ở một bộ phận nhất định của cộng đồng dân cư trong nông thôn. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở cơ sở nông thôn. Cùng với việc tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, Chính quyền các cấp cần chú trọng nâng cao chất lượng và tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật ở các cơ sở nông thôn, đảm bảo mọi quy định của pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc, kịp thời và minh bạch. 8.4.2. Công cụ chính sách. Chính sách kinh tế - xã hội là bộ phận công cụ không thể thiếu trong quản lý Nhà nước nói chung, quản lý Nhà nước ở cơ sở nông thôn nói riêng. Chính sách của Nhà nước được ban hành tới mọi lĩnh vực của đời sống , xã hội. Chính sách của Nhà nước thể hiện ở các chủ trương cụ thể, các chế độ, quy định của Nhà nước trung ương về mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường, giáo dục đào tạo,v.v và được phản ảnh trước hết ở các văn bản luật, các văn bản pháp quy dưới luật do Quốc hội, chính phủ và các cơ quan nhà nước chức năng ban hành. Đồng thời chính sách của Nhà nước còn được thể hiện ở các chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Khu vực nông thôn luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển, do vậy ngoài chính sách chung Nhà nước có một số chính sách đặc biệt đối với nông thôn. Cùng với công cụ pháp luật, chính quyền cơ sở nông thôn dựa vào nội dung của các chủ trương cụ thể, các chế độ, quy định tại các văn bản pháp quy, các văn bản chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đối với nông thôn, để định hướng, quản lý, chỉ đạo và làm căn cứ để xử lý, giải quyết những vấn đề của quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Để vận dụng một cách hữu hiệu công cụ chính sách trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn, đòi hỏi các cán bộ chính quyền cơ sở trong nông thôn phải nắm vững các chính sách liên quan trực tiếp tới các lĩnh vực, các vấn đề cụ thể thuộc phạm vi của quản lý Nhà nước ở các cơ sở, đồng thời phải hiểu rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và ý nghĩa chính trị -xã hội của các nội dung chính sách để vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Mặt khác, công cụ chính sách không thể thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu nếu người dân và các tổ chức trên địa bàn không có sự hiểu biết đầy đủ về các chính sách được Nhà nước ban hành. Do vậy công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách trong các làng xã có ý nghĩa rất quan trọng. Chính quyền cơ sở trong nông thôn cần tổ chức tốt việc tuyên truyền và phổ biến chính sách đến người dân và các tổ chức trên địa bàn. Trong tuyên truyền, phổ biến chính sách cần phải có nội dung, phương pháp tuyên truyền và phổ biến sao cho người dân thuộc các lứa tuổi ở mọi tổ chức thuộc các nghề nghiệp, các lĩnh vực khác nhau đều tiếp thu được các nội dung chính sách. Hiện nay ở các vùng nông thôn, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện khá rộng rãi với các hình thức khác nhau tới người dân và các tổ chức trên địa bàn làng xã. Mức độ hiểu biết nội dung chính sách của người dân từng bước được nâng lên. Tuy nhiên ở nhiều cơ sở địa phương công tác tuyên truyền phổ biến chính sách chưa được quan tâm đầy đủ, việc tuyên truyền phổ biến chính sách tổ chức chưa thật được sâu rộng và chưa thường xuyên. Do vậy ở những nơi này một số chủ trương chính sách của Nhà nước chưa được quán triệt một cách đầy đủ tới mọi người dân dẫn tới việc hiểu và chấp hành một số chủ trương chính sách còn có những hạn chế mà biểu hiện cụ thể là ở những vi phạm trong quản lý đất đai, chế độ quản ly tài chính, quản lý các nguồn tài nguyên, Thực tế trên đòi hỏi chính quyền ở các cơ sở nông thôn, các địa phương phải quan tâm và tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách nhằm tạo điều kiện để mọi công dân sinh sống và hoạt động trên địa bàn điều hiểu và nắm vững các chủ trương và chính sách của Nhà nước, đều có ý thức chấp hành và vận động những người khác chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. 8.4.3. Công cụ kế hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là công cụ quản lý Nhà nước quan trọng đối với các cấp chính quyền nói chung và cấp chính quyền cơ sở nông thôn nói riêng. Hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội bao gồm nhiều hình thức như: Chiến lược phát triển, chương trình phát triển, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, Ở cơ sở nông thôn (cấp làng, xã) thông thường quy hoạch, kế hoạch trung, ngắn hạn được chính quyền tổ chức xây dựng và thực hiện cùng với các công cụ quản lý khác. Chính quyền cơ sở dựa vào việc tổ chức thực hiện nội dung của chiến lược, chương trình quy hoạch và các kế hoạch này để tổ chức và quản lý về mặt Nhà nước đốivới hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn. Quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở nông thôn do chính quyền cơ sở chủ trì xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở. Nội dung của quy hoạch, kế hoạch thông thường gồm các phần: mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch; nội dung của quy hoạch, kế hoạch; biện pháp thực hiện; điều kiện thực hiện; phương án hay quy định về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch ở cơ sở nông thôn được xây dựng và thực hiện để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Do vậy việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch cần phải huy động được sự tham gia của người dân trên địa bàn theo phương châm từ dưới lên, do dân và vì dân. Theo phương châm này các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khi phác thảo sẽ được đưa về các làng, thôn (bản) để người dân thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng. các ý kiến đóng góp được nghiên cứu, tổng hợp lại. Đây là cơ sở quan trọng để Uỷ ban nhân và hội đồng nhân dân xã hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch Sau khi quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cơ sở được cấp có thẩm quyền thông qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở; Chính quyền cấp cơ sở tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch; Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở nông thôn cũng chính là quá trình sử dụng công cụ kế hoạch để quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội ở cơ sở nông thôn. Trong những năm qua công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở cấp xã trong nông thôn được quan tâm và triển khai rộng khắp, nhất là các địa phương ở các vùng đồng bằng, trung du, nơi có điều kiện phát triển thuận lợi. Tuy nhiên bên cạnh những địa phương làm tốt công tác quy hoạch và kế hoạch vẫn còn nhiều cơ sỏ ở nhiều địa phương chất lượng của công tác quy hoạch và kế hoạch còn có sự hạn chế. Biểu hiện của sự hạn chế chất lượng quy hoạch, kế hoạch là ở chỗ một số nội dung quy hoạch và chỉ tiêu kế hoạch chưa thật sát với điều kiện của cơ sở, các biện pháp thực hiện chưa thật hợp lý, Điều này làm giảm vai trò, tác dụng của công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn. Do vậy chính quyền cơ sở ở các địa phương cần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác quy hoạch và kế hoạch, tạo điều kiện để nâng cao hiệu lược và hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Vai trò và vị trí của làng xã trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam? 2. Đặc điểm và xu hướng phát triển của làng xã Việt Nam? 3. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn? 4. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của HĐND xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn? 5. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của UBND xã trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn? 6. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức chính trị- xã hội trong nông thôn? 7. Vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức xã hội trong nông thôn? 8. Vai trò, nội dung và yếu cầu vận dụng công cụ pháp luật quản lý nhà nước ở cáccở nông thôn? 9. Vai trò, nội dung và yêu cầu vận dụng công cụ chính sách trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn? 10. Vai trò, nội dung và yêu cầu vận dụng công cụ kế hoạch trong quản lý nhà nước ở cơ sở nông thôn? TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật tổ chức HĐND và UBND (số 11/2003/QH11) do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003 Văn kiện Đại hổi Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X,XI Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam do Đại hội ĐCSVN lần thứ XI thông qua Luật Mặt trận tổ quốcViệt Nam (số 14/1998/QH 10) Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh Điều lệ Hội CCB Việt Nam, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Điều lệ Hội nông dân Việt Nam Chính quyền địa phương ở Việt Nam; Bách khoa toàn thư mở Wikidedia Cơ sở văn hoá Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục, 2009 Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn trong lịch sử, NXB CTQG, Hà Nội. 1999
File đính kèm:
- giao_trinh_kinh_te_nong_thon_vu_dinh_thang.doc