Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất - Mã số MĐ 01: Trồng tre lấy măng
Tóm tắt Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất - Mã số MĐ 01: Trồng tre lấy măng: ...n xuất nhằm vào những mục tiêu khác nhau. Thông thường các trang trại, hoặc các hộ gia đình việc lập kế hoạch sản xuất nhằm mục tiêu tạo ra lãi, nâng cao thu nhập và mức sống cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra các mục tiêu khác có thể là đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và thực phẩm ph...ộng sản xuất trong tương lai. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất người lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và hiệu chỉnh lại kế hoạch cần thiết để duy trì quá trình tiến đến mục tiêu mong muốn. 2.4....ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được kế hoạch phân bón phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Tính toán lượng phân bón cần thiết cho quá trình gây trồng măng cho một cơ sở sản...
tăng giá. Về nguyên tắc để đảm bảo lợi nhuận các chi phí sản xuất được chuyển vào giá bán. Song trong điều kiện có cạnh tranh, không phải bất cứ sự tăng chi phí nào cũng đều làm tăng giá cả sản phẩm. Ảnh hưởng của cầu làm tăng giá. Sự tăng cầu một sản phẩm nào đó dẫn đến làm tăng năng lực sản xuất sản phẩm đó. Nếu cầu vượt quá khả năng sản xuất thì người bán có thể tăng giá. Song do cạnh tranh nên không thể tăng giá liên tục. Phát hành tiền quá mức cũng làm cho giá sản phẩm tăng lên. Đây là trường hợp nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát. Khi xem xét và quyết định mức giá bán ra của sản phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải lưu ý đến các yếu tố trên đây trong cơ chế hoạt động của giá cả và quy định mức giá nào đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và đảm bảo cho cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi. Vì vậy phải linh hoạt điều chỉnh mức giá kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm sản xuất ra. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng và là nghệ thuật của người quản lý. Lựa chọn thời điểm bán hàng có lợi nhất (được giá) là bảo đảm lưu chuyển nhanh vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh. 5. Tính toán hiệu quả kinh tế Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất mang lại. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả này âm (-) nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lãi. Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp. Để cung ứng các loại sản phẩm hàng hoá cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ sản xuất mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. Như vậy, việc tối thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. Ước tính lợi nhuận dựa trên việc phân tích giá thành sản phẩm: - Định giá ban đầu dựa vào chi phí sản xuất và % lãi suất dự kiến: Giá bán dự kiến = Chi phí sx đ.vị sản phẩm x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) 56 Trong đó: Tổng CP cố định Chi phí sx đ.vị sản phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x Sản lượng s.phẩm - Định giá ban đầu cho các sản phẩm hoa dựa vào doanh thu và lãi dự kiến: Chi phí sx đ.vị s.phẩm Giá bán dự kiến = x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) (1+% lãi trên doanh thu) Tổng chi phí cố định Chi phí sx đ.vị s.phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x Sản lượng s.phẩm Ví dụ: Một trang trại chuyên trồng tre lấy măng để phục vụ cho thị trường Quảng Ninh có chi phí sản xuất và mức tiêu thụ sản phẩm dự kiến như sau: Chi phí biến đổi trung bình: VC = 20.000đ Tổng chi phí cố định: TFC = 300 000 000đ Sản lượng hàng hóa tiêu thụ dự kiến: Q = 50.000 kg 300 000 000 Ta có: Chi phí sản xuất đ.vị s.phẩm = 20 000 + 50 000 = 26.000 đ/kg - Nếu trang trại dự kiến mức lãi là 20% trên chi phí, ta sẽ có mức giá bán dự kiến như sau: - Giá bán dự kiến = 26.000 x (1 + 20%) = 31.200 đ/kg - Nếu trang trại dự kiến mức lãi là 20% trên doanh thu, ta sẽ có mức giá bán dự kiến như sau: - Giá bán dự kiến = 26.000/ (1- 20%) = 32.500 đ/kg - Phương pháp định giá dựa vào chi phí hoặc doanh thu và lãi dự kiến thường được áp dụng rộng rãi trong các trang trại và các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp nói chung vì các lý do sau: - Tính toán giản đơn, dễ áp dụng - Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh thường áp dụng phương pháp này thì giá cả sẽ có xu hướng tương tự nhau, giảm thiểu sự cạnh tranh gay gắt về giá các sản phẩm măng. 57 - Đảm bảo được mức lợi nhuận hợp lý cho vốn đầu tư Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm: - Không tính đến ảnh hưởng của nhu cầu và sự nhận thức về giá của người tiêu dùng - Gặp khó khăn khi xảy ra sự cạnh tranh về giá trên thị trường - Không áp dụng được trong trường hợp mức giá dự kiến của doanh nghiệp sẽ không bảo đảm được mức tiêu thụ dự kiến trên thực tế. - Định giá trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư Ví dụ: Để sản xuất kinh doanh măng tre, trang trại A đã đầu tư 2 tỷ đồng. Nếu lợi nhuận mục tiêu tính trên vốn đầu tư là 15%. Với chi phí sản xuất một kg măng là 20.000 đồng và sản lượng dự kiến là 75.000 kg. Khi đó chúng ta có: Giá dự kiến theo Lợi nhuận m.tiêu/vốn đầu tư Lợi nhuận mục tiêu = Chi phí sx đ.vị s.phẩm + Sản lượng sản phẩm Lợi nhuận mục tiêu là : 15% x 2 tỷ = 300 triệu đồng Giá theo lợi nhuận mục tiêu = 20.000 + (300.000.000/75.000) = 24.000 đồng/kg - Như vậy, theo cách tính giá này sẽ đảm bảo lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư cho trang trại là 15%, nếu như bảo đảm được mức giá thành và sản lượng tiêu thụ đã ước tính là chính xác. Định giá trên cơ sở phân tích sản lượng hòa vốn - Các phương pháp xác định trên đều đưa ra một công thức tính giá cụ thể tùy theo mục tiêu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể ứng phó với những dự kiến không chính xác về sản lượng hoa tiêu thụ hoặc có thể linh hoạt hơn trong việc đưa ra các mức giá bán tương ứng với mức sản lượng tiêu thụ nhằm đạt lợi nhuận và các mục tiêu như mong muốn, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích điểm hòa vốn như sau : Chi phí cố định Sản lượng bán đạt hòa vốn = Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình Chi phí cố định lợi nhuận m.tiêu Sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình 58 - Phương pháp định giá dựa trên phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu được sử dụng có hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán chính xác sản lượng hoa tiêu thụ. Với phương pháp này chúng ta có thể chọn lựa các mức giá khác nhau từ đó ước tính sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, dự báo điểm hòa vốn rồi tiến tới kinh doanh có lãi. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa tính đến độ co giãn của cầu so với giá cả. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày phương pháp ước tính giá thành sản xuất dựa trên lợi nhuận của cơ sở sản xuất? Câu 2: Trình bày cách tính toán giá thành sản phẩm sản xuất? 2. Bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 1.3.1: Tính chi phí sản xuất cho một trang trại 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của một trang trại. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách chi phí sản xuất - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành Một trang trại có điều kiện cơ sở như sau: - Tổng diện tích đất: 15 ha - Trang trại chưa có nhân công lao động hoàn toàn phải đi thuê ngoài - Trang trại đang muốn phát triển trồng tre lấy măng với mục đích sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu sử dụng măng ở địa phương, bán tre cho một số cơ sở sản xuất chiếu, đồ tre đan tại khu vực. Hãy tính toán những chi phí sản xuất cần thiết cho trang trại trên khi họ muốn trồng thuần loài tre, mật độ 500 cây/ha, với loài cây trồng chính là tre mai và lục trúc (10ha trồng tre mai, 5 ha trồng tre lục trúc). 59 - Công lao động: 130.000đ/công - Giá tre lục trúc: 25.000đ/cây - Giá tre mai: 15.000đ/cây - Giá phân bón: 6000đ/kg - Giá phân chuồng: 1000đ/kg - Lượng phân bón cho quá trình trồng: phân NPK 2 lạng/hố, phân chuồng 20kg/hố. Tính toán theo mẫu biểu sau: Biểu: Chi phí sản xuất cho trang trại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Công trồng rừng tre Phát dọn thực bì (500m2/ công) Cuốc hố (70*70*70cm, công 10 hố/công) Vận chuyển và trồng cây (50 cây/công) Lấp hố (50 hố/công) Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) 2 Chi phí cây giống Lục trúc Tre mai 3 Chi phí phân bón Phân NPK Phân chuồng 4 Chăm sóc năm thứ nhất Công chăm sóc (20 công/ha) 60 Công vun xới gốc (10 công/ha) 5 Chăm sóc năm thứ hai Công chăm sóc (20 công/ha) Công vun xới gốc (10 công/ha) Tổng 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 7 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. 2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Tính toán hiệu quả kinh tế của một trang trại 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành cách lập chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất của một trang trại. 2. Yêu cầu - Học viên nắm được cách chi phí sản xuất - Liên hệ với thực tế sản xuất phù hợp với địa phương mình. 3. Dụng cụ, vật tư - Giấy bút ghi chép - Máy tính 4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm 5. Sản phẩm ứng dụng: Lập được chi phí sản xuất phù hợp với yêu cầu của từng cơ sở sản xuất. 6. Nội dung thực hành 61 Một trang trại có điều kiện cơ sở như sau: - Tổng diện tích đất: 15 ha - Trang trại chưa có nhân công lao động hoàn toàn phải đi thuê ngoài - Trang trại đang muốn phát triển trồng tre lấy măng với mục đích sản xuất hàng hoá lớn phục vụ nhu cầu sử dụng măng ở địa phương, bán tre cho một số cơ sở sản xuất chiếu, đồ tre đan tại khu vực. Mật độ 500 cây/ha, với loài cây trồng chính là tre mai và lục trúc. - Công lao động: 130.000đ/công - Giá tre lục trúc: 25.000đ/cây - Giá tre mai: 15.000đ/cây - Giá phân bón: 6000đ/kg - Giá phân chuồng: 1000đ/kg - Lượng phân bón cho quá trình trồng: phân NPK 2 lạng/hố, phân chuồng 20kg/hố. - Dự kiến năng suất của măng là: 500kg/ha - Dự kiến giá bán măng: 26.000đ/kg - Bán tre: 5000đ/cây - Chủ trang trại đầu tư: Nhà xưởng rộng 100m2 62 Biểu: Hiệu quả kinh tế của trang trại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền I Tổng thu nhập 1 Từ bán sản phẩm măng 2 Chi phí từ bán tre 3 Chi phí từ bán củi II Tổng chi phí bằng tiền 1 Chi phí giống và phân bón 2 Chi phí cho các hoạt động 3 Chi phí tiền công 4 Chi phí tiền thuế 5 Chi phí quảng cáo 6 Chi phí điện, nước, điện thoại 7 Trả nợ vốn 8 Phí sinh hoạt III Chi phí không bằng tiền 1 Lao động của gia đình 2 Nguyên vật liệu tự sản xuất 3 Khấu hao tài sản cố định IV. Lợi nhuận (I – II – III) 7. Tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện 7 giờ - Có thể tiến hành buổi thực hành trong lớp hoặc tại các cơ sở sản xuất. - Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên. 63 8. Đánh giá cho điểm - Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. - Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: + Kiểm tra quá trình quan sát làm của học viên. + Kiểm tra quá trình quan sát mẫu của học viên. + Đánh giá kết quả thực hiện của từng nhóm. C. Ghi nhớ - Những kiến thức liên quan đến việc lập kế hoạch sản xuất - Tính hiệu quả kinh tế cho sản phẩm. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học - Vị trí: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất là mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề: Trồng tre lấy măng; được giảng dạy trước các mô đun MĐ 02, MĐ 03, MĐ 04, MĐ 05, MĐ 06. Mô đun 01 cũng có thể được giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun cơ sở, thuộc mô đun bắt buộc của nghề: Trồng tre lấy măng, là mô đun được giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết với thực hành. Địa điểm thực hiện nên tổ chức giảng dạy tại nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng, cơ sở nhà xưởng của các cơ sở sản xuất. II. Mục tiêu - Kiến thức + Liệt kê được các bước công việc lập kế hoạch sản xuất. + Trình bày được nội dung các bước công việc trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. + Nêu được những kỹ năng cần thiết khi thực hiện các công việc lập kế hoạch sản xuất. - Kỹ năng + Thực hiện được các bước công việc trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. + Tính toán được các chi phí cần thiết trong quá trình lập kế hoạch sản xuất cụ thể. - Thái độ 64 Có thái độ cẩn thẩn, tỷ mỉ trong việc lập kế hoạch sản xuất dự tính năng xuất hiệu quả kinh tế. III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-1 Thu thập xử lý thông tin Tích hợp Phòng học 18 4 12 2 MĐ02-2 Lập kế hoạch sản xuất Tích hợp Phòng học 28 8 16 2 MĐ01-3 Dự kiến hiệu quả kinh tế Tích hợp Phòng học 14 3 11 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 62 15 43 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành. 1. Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học, thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun 1. 2. Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực hành ở phòng học (nhà văn hoá cộng đồng, trang trại...). - Thời điểm thực hiện: Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo, nên kết hợp với mùa vụ trồng và chăm sóc. 3. Các nguồn lực chính để thực hiện: TT Tên các hạng mục Đơn vị tính Số lượng 1 Phòng học có đủ bảng, bàn giáo, bàn ghế cho lớp học (30 học viên) phòng 01 2 Giấy A0, A4 tờ 20 3 Bút dạ cái 10 65 4 Các dụng cụ cần thiết khác 4. Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc vào từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/ nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). Ví dụ: Sản phẩm của một bài thực hành là Lập được một hợp đồng thuê đất để xây dựng rừng trồng Tre lấy măng V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập. 5.1. Bài 1: Thu thập, xử lý thông tin Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được những thông tin cần thiết cần thu thập phục vụ việc lập kế hoạch sản xuất Trả lời vấn đáp, trao đổi 2. Nêu được những yêu cầu cần đạt được trong việc thu thập thông tin Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 3. Nêu được những yêu cầu trong quá trình phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc lập kế hoạch sản xuất. Kiểm tra vấn đáp hoặc tự luận 4. Trả lời những được những thuận lợi, khó khăn trong việc trồng tre lấy măng Trắc nghiệm 5. Trả lời được những loại thông tin cần thu thập trên thị trường trong quá trình lập kế hoạch sản xuất Trắc nghiệm 6. Điền mẫu hợp đồng thuê đất, thuê nhân công, vay vốn Kiểm tra theo phiếu giao bài tập và việc hoàn thành mẫu theo nhóm đã giao 5.2. Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Nêu được lợi ích của việc lập kế hoạch sản xuất Trắc nghiệm 2. Trình bày những điều kiện cần thiết của cơ sở sản xuất hoặc hộ gia đình khi tiến hành trồng tre Vấn đáp , trao đổi 66 lấy măng 3. Trình bày được những vật liệu cần thiết cho quá trình xây dựng vườn tre lấy măng Trắc nghiệm 4. Trình bày được lập kế hoạch sản xuất cụ thể cho cơ sở sản xuất Trắc nghiệm, bài tự luận 5. Tính toán lượng phân bón cho cơ sở sản xuất: - Lượng phân bón đem trồng + Phân NPK 500 cây/ha * 10ha * 0.2 kg/hố = 1000kg (1 tấn) NPK Thành tiền 1000kg* 6000đ/kg = 6.000.000 + Phân chuồng 500 cây/ha* 10kg/hố * 10kg/hố = 50.000kg Thành tiền: 50.000* 1000đ/kg = 50.000.000 đồng Làm tương tự cho các năm tiếp theo Kiểm tra đáp số và cách tính toán 6. Lập kế hoạch về giống cho cơ sở sản xuất. * Số lượng cây giống cần trồng cho 5ha đất trống trồng tre Bát độ 500 cây/ha * 5ha *10% trồng dặm = 2750 cây Thành tiền: 2750 cây * 20.000 đ/cây = 55.000.000 đồng * Số lượng cây giống cần thiết cho 5ha trồng xen tre lục trúc 200 cây/ha * 5ha *10% trồng dặm = 1100 cây Thành tiền: 1100 cây * 25.000 đ/cây = 27.500.000 đồng * Số lượng cây giống cần thiết cho 5ha trồng xung quanh tre mai: 200 cây/ha * 5ha * 10% trồng dặm = 1100 cây Thành tiền: Kiểm tra đáp số và cách tính toán 67 1100 cây* 15.000đ/cây = 16.500.000 đồng 5.3. Bài 3: Dự kiến hiệu quả kinh tế Hướng dẫn học viên làm bài thực hành thông qua mẫu biểu Tính toán chi phí sản xuất cho một trang trại khi trồng 15ha, mật độ trồng 500 cây/ha: - Diện tích: 15ha = 150.000 (m2) - Số cây trồng: 500 cây/ha * 15ha = 7.500 cây - Số tre lục trúc cần trồng: 500 cây/ha * 5ha = 2.500 cây - Số tre mai cần trồng: 500 cây/ha * 10ha = 5.000 cây Biểu 01: Chi phí sản xuất cho trang trại TT Nội dung công việc Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Công trồng rừng tre Phát dọn thực bì (500m2/ công) công 130.000 300 39.000.000 Cuốc hố (70*70*70cm, công 10 hố/công) công 130.000 750 97.000.000 Vận chuyển và trồng cây (50 cây/công) công 130.000 150 19.500.000 Lấp hố (50 hố/công) công 130.000 150 19.500.000 Vận chuyển và bón phân (50 hố/công) công 130.000 150 19.500.000 Tổng công trồng 194.500.000 2 Chi phí cây giống Lục trúc (2.500 cây) cây 2.500 25.000 62.500.000 Tre mai (5.000 cây) cây 5.000 15.000 75.000.000 Tổng chi phí cây giống 137.500.000 3 Chi phí phân bón Phân NPK ( 2 lạng/hố) kg 6.000 1.500 90.000.000 68 Phân chuồng (10 kg/hố) kg 1000 75.000 75.000.000 Tổng chi phí phân bón 165.000.000 4 Chăm sóc năm thứ nhất Công chăm sóc (20 công/ha) công 130.000 300 39.000.000 Công vun xới gốc và bón phân (10 công/ha) công 130.000 150 19.500.000 Tổng công năm thứ nhất 58.500.000 5 Chăm sóc năm thứ hai Công chăm sóc (20 công/ha) Công 130.000 300 39.000.000 Công vun xới gốc và bón phân (10 công/ha) công 130.000 150 19.500.000 Tổng công năm thứ nhất 58.500.000 Tổng (1+2+3+4+5) 614.000.000 VI. Tài liệu tham khảo 1. Trang 69 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874 /QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Phan Thanh Lâm – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 2. Phó chủ nhiệm: Ông Phùng Hữu Cần – Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Dinh – Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. 4. Các ủy viên: - Bà Đặng Thị Ngân – Giáo viên Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. - Bà Nguyễn Thanh Hà, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc. - Ông Vũ Văn Dảo – Giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. - Ông Phạm Quang Linh, Chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ttheo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng Trường CĐN Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc. 2. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Văn Đức, Trưởng khoa Trường Trung họcLâm nghiệp Tây Nguyên. - Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Trường CĐN Công nghệ và NL Phú Thọ. - Bà Nguyễn Thị Minh Nhâm, Kỹ sư Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KH và SX NLN./.
File đính kèm:
- giao_trinh_lap_ke_hoach_san_xuat_ma_so_md_01_trong_tre_lay_m.pdf