Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 1): ...ào Tháo đến nỗi phải chửi Tiên sư thằng Tào Tháo! chẳng qua vì thấy Tào Tháo khôn ranh, mưu mẹo, tài đối nhân xử thế quá, y như thật vậy. Khoái cảm thẩm mĩ còn bắt nguồn từ việc thỏa mãn những ước mơ của con người. Với hư cấu, tưởng tượng, văn học có thể làm con người hả hê vì trong văn học người...rong trống rỗng, hợp lí và vô lí, cái quen và không quen, cái bình thường và cái không bình thường... Nói như Pôxpêlốp, “cái hài là khái quát hóa về những thiếu sót của cuộc đời”11. Nhân vật hài thường có cách giải quyết khó khăn một cách bất thường, không phù hợp với lôgíc thông thường (cái hài ...ợc sáng tạo bởi bàn tay con người, sản phẩm đều được tạo ra theo những thước đo và ý niệm của sự hài hòa, hoàn thiện, theo khuôn mẫu lí tưởng của đối tượng. Cái nhà là từ cái hang ẩn nấp được nâng lên. Quần áo dựa trên cơ sở bộ lông của muông thú. Loài người đã dùng chính quy luật của thế giới kh...

pdf102 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Lí luận Văn học - Lê Lưu Oanh (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều là những tác
phẩm mẫu mực, sống mãi trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.
Do đó, tính nhân dân của văn học là tiêu chuẩn tư tưởng - thẩm mĩ cao nhất của văn
học.
3Hồ Chí Minh. Về công tác văn hóa văn nghệ (sách đã dẫn), trang 24-25
95
8.3. Tính dân tộc và tính nhân loại trong văn học
8.3 Tính dân tộc và tính nhân loại trong văn học
8.3.1 Tính dân tộc, từ thuộc tính đến phẩm chất của văn học
Nếu tính giai cấp và tính nhân dân của văn học là sự thể hiện của mối liên hệ bản chất của
văn nghệ với giai cấp và nhân dân thì tính dân tộc là phạm trù tư tưởng - thẩm mĩ, thể
hiện mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc. Tính dân tộc chính là những vấn đề
dân tộc được ý thức trong văn học.
Dân tộc là những nhóm người cùng chung một lãnh thổ, có chung ngôn ngữ, những phong
tục, thói quen, nếp sống nếp suy nghĩ và tình cảm. Như vậy, khái niệm dân tộc gắn liền với
quốc gia thống nhất, có chung lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tiếng nói. Ví dụ, dân tộc
Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Lào, dân tộc Pháp.
Tính dân tộc vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của văn học. Văn học là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan, khách thể và chủ thể ở đây nói chung là thuộc về một dân tộc
nhất định nên tính dân tộc là một thuộc tính tất yếu của văn học. Nói một cách khái quát
thì tính dân tộc của văn học thể hiện ở hai phương diện chủ yếu. Đó là phương diện hình
thức và phương diện nội dung. Xét về phương diện hình thức, ta thấy bất kì tác phẩm văn
học nào dù nội dung ra sao tác phẩm ấy cũng sử dụng ngôn ngữ, lời ăn, tiếng nói của dân
tộc; sử dụng thể loại văn học của dân tộc hoặc mô tả những bức tranh thiên nhiên, những
cảnh quan của một dân tộc nhất định. Ở phương diện này tính dân tộc của văn học được
xem là thuộc tính tất yếu. Tuy nhiên tính dân tộc của văn học không chỉ thể hiện ở thuộc
tính hình thức mà quan trọng hơn là ở phẩm chất. Tính dân tộc trong văn học muốn trở
thành một phẩm chất thì phải có điều kiện. Chỉ có những tác phẩm ưu tú trong nền văn
học tiến bộ và cách mạng xưa nay mới có phẩm chất dân tộc thực sự. Vấn đề này đòi hỏi
người nghệ sĩ phải thể hiện được những truyền thống tốt đẹp mà nhân dân, dân tộc ấy đã
tạo dựng lên trong trường kì lịch sử. Chẳng hạn truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại
xâm, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, truyền thống lạc quan, tin vào chính
nghĩa như những sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học Việt Nam từ cổ tới kim làm ngời sáng
bốn nghìn năm lịch sử của đất nước ta.
8.3.2 Những biểu hiện của tính dân tộc
Tính dân tộc của văn học bắt nguồn từ đặc thù của đời sống và văn hóa dân tộc. Tính dân
tộc thể hiện ở những nét độc đáo về tâm lí dân tộc, tâm hồn và tính cách dân tộc, ngôn ngữ
dân tộc, truyền thống tư tưởng, nghệ thuật, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
Đầu tiên, tính dân tộc thể hiện ở chỗ những bức tranh đời sống mang bóng dáng của địa
lí, lịch sử, phong tục dân tộc. Khi gặp những hình ảnh cây bạch dương, cỗ xe tam mã, tuyết
trắng, cây anh đào, hoa tử đinh hương, căn nhà gỗ, ấm xamôva, ta biết đó là hình ảnh của
nước Nga. Khi gặp những hình ảnh sông Hoàng Hà, bến Tầm Dương, hồ Động Đình, hồng
lâu, khánh ngọc, đèn lồng, gót sen... ta biết mình gặp văn học Trung Hoa.
Tính dân tộc của văn học còn thể hiện sâu sắc ở chỗ mô tả những tâm hồn và tính cách
dân tộc độc đáo. Tình cảm nhân ái, tình yêu chung thuỷ, tinh thần chống áp bức, bất công
được thể hiện rất rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Từ sau Cách
mạng Tháng Tám 1945, dân tộc ta đã rũ bùn đứng dậy sáng loà. Nhân vật được thể hiện
trong các sáng tác văn học cũng có bước phát triển mới. Nhân vật Núp trong Đất nước
96
8.3. Tính dân tộc và tính nhân loại trong văn học
đứng lên của Nguyên Ngọc, chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn đất của Anh Đức, Tiệp trong Bão
biển của Chu Văn là những người anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh nhưng cũng mang
những đức tính cổ truyền của dân tộc như sự dịu hiền, sự tương thân, tương ái, lòng yêu
quê hương, làng xóm...
Cần chú ý rằng, ở những bài thơ trữ tình thuần túy thì tâm hồn và tính cách dân tộc
của nhà thơ, của nhân vật trữ tình là ở chỗ rung động và thể hiện những nét bản chất của
dân tộc mình. Nhà thơ Tố Hữu đã nêu lên cảm xúc của mình về con người Việt Nam qua
bài thơ Chào xuân 67. Ở bài thơ này tác giả đã nói về truyền thống và lòng tự hào dân tộc,
về những đức tính của con người Việt Nam - những con người mà: Lòng nóng bỏng căm thù
vẫn mát tươi tình bạn, và Vẫn ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay.
Có thể nhắc đến một số đặc thù về hình thức, tính cách và ý thức thẩm mĩ của dân tộc
Việt Nam để tham khảo như sau:
Thí dụ, về vẻ đẹp hình thức của phụ nữ Việt Nam, đã được dân gian đúc kết: lông mày
lá liễu, mắt bồ câu, mắt đen hạt nhãn, mắt lá răm, má lúm đồng tiền: Một thương tóc bỏ
đuôi gà, Hai thương ăn nói mặn mà có duyên, Ba thương má lúm đồng tiền...
Về tính cách, những tính cách được trân trọng và ca ngợi thường là những con người có
chí khí, có lối sống rộng rãi, phóng khoáng: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải
Đồng Nai đã từng (ca dao). Đó là những nếp sống hiền lành, chịu thương chịu khó, cần cù,
chăm chỉ, khiêm nhường, chịu đựng, hiếu thảo: Thị Kính chịu tiếng oan cả một đời không
thanh minh (Chèo Quan âm thị Kính), Lục Vân Tiên thương mẹ khóc mù cả mắt (Lục Vân
Tiên), nàng Thoại Khanh cắt thịt mình cho mẹ chồng ăn trong cơn ốm đau (Tuồng Thoại
Khanh Châu Tuấn)...
Đặc biệt, thường được ngợi ca là những con người sống có tình có nghĩa: Muối ba năm
muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay; Mẹ già ở túp lều tranh, Sớm thăm
tối viếng mới đành dạ con; Cây đa cũ, bến đò xưa, Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
(ca dao).
Hình mẫu lí tưởng là con người hài hòa cả hai mặt, hình thức và tâm hồn, tính cách như
những Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên, hoặc những người phụ nữ bình dân:
Những người thắt đáy lưng ong, Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con.
Người Việt còn một số đặc thù về cách tư duy, cách nghĩ và cách cảm trong việc nhận
thức, đánh giá, cảm thụ và biểu hiện thế giới và con người. Có thể nói, tính dân tộc biểu
hiện rõ nhất qua cái nhìn và cách ứng xử của con người đối với cuộc sống.
Đó là phong cách sống hài hòa với thiên nhiên. Con người trong văn học thường được tái
hiện trong mối quan hệ với thiên nhiên, bởi thiên nhiên là môi trường sống, là điều kiện tồn
tại, hoạt động, là nơi giãi bày tình cảm. Không như quan niệm của người phương Tây về
thiên nhiên, là chiếm đoạt và thống trị thiên nhiên, người Việt thường coi mình là một phần
của thiên nhiên với tất cả tình cảm, tư tưởng, bổn phận và trách nhiệm của mình. Cùng
một kết quả là trắng tay trong việc chinh phục thiên nhiên, nhưng trong Ông già và biển cả
(Hêmingwê), là hình ảnh con người luôn khát khao chiến thắng tự nhiện dù sức lực đã cạn
kiệt, khác hẳn ý tưởng con người sống hài hòa với thiên nhiên mới là hạnh phúc trong Muối
của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).
Người Việt thường lấy thiên nhiên làm thước đo cho nhịp điệu sống. Đó là một nhịp điệu
chậm, tuần hoàn, tuân theo nông lịch: Bao giờ đom đóm bay ra, Hoa gạo rụng xuống thì tra
97
8.3. Tính dân tộc và tính nhân loại trong văn học
hạt vừng (ca dao). Vẻ đẹp con người luôn được so sánh với thiên nhiên, một thiên nhiên đặc
thù dân tộc: mắt đen hạt nhãn, da trắng như trứng gà bóc, tóc mềm như mây, lông mày
lá liễu: Những người con mắt lá răm, Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền (ca dao). Khi
miêu tả người, người Việt Nam thường dùng hình ảnh cỏ cây hoa lá để tăng khả năng biểu
hiện, bởi quan niệm con người luôn chỉ là một phần của thiên nhiên, là tiểu vũ trụ trong đại
vũ trụ mênh mông. Nguyễn Du miêu tả Thúy Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn, Hoa ghen
thua thắm, liễu hờn kém xanh; Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai.
Thiên nhiên còn làm thước đo tình cảm của con người: Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
(Nguyễn Du)); Chỉ một ngày nữa thôi, em sẽ, Trở về, nắng cũng mong, cây, Cũng nhớ, ngõ
cũng chờ, và bướm, Cũng thêm màu trên đôi cánh đang bay (Chế Lan Viên).
Các màu sắc miêu tả thế giới cũng được định vị bằng màu sắc của thiên nhiên: xanh
cốm, xanh da trời, xanh nõn chuối, xanh bói cá, xanh cánh trả, vàng mơ, vàng gà con, vàng
cam, vàng nghệ, vàng chanh, vàng hoa mai, hồng đào, hồng phấn... Theo nhiều nhà ngôn
ngữ học, không phải ngôn ngữ dân tộc nào cũng có kiểu kết cấu tạo từ màu sắc dựa trên
màu sắc thiên nhiên giống như vậy.
Con người sống hài hòa với thiên nhiên là một nếp sống đáng trân trọng, đẹp đẽ. Thiên
nhiên như người bạn: Xem sách chim rừng vào cửa đậu, Phê văn hoa núi chiếu nghiên soi
(Hồ Chí Minh); Người đi rừng núi trông theo bóng Người (Tố Hữu). Thiên nhiên như chốn
trở về, hướng tới cái yên tĩnh của tâm hồn, xa cách với cái ồn ào xô bồ của đời sống thành
thị, về với thiên nhiên là hứa hẹn sự cân bằng nội tâm, hài hòa và thanh thản.
Người Việt thiên về cái vừa phải, trung tính, nhã nhặn: Về kích thước của mọi sự vật nói
chung, người Việt Nam thích mọi sự vật phải vừa phải, không thích to quá hoặc nhỏ quá.
Người Việt thích cái bé bé, xinh xinh. Các chàng trai khi tìm người yêu cũng phải thốt lên:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu, anh thấy em nhỏ xíu anh thương (ca dao); Một gian
nhà nhỏ đi về có nhau (Nguyễn Bính).
Trong giao tiếp, và cách thổ lộ tình cảm, người Việt tránh nói thẳng, ưa sự kín đáo, nhẹ
nhàng, dịu dàng, tinh tế, đề cao sự tế nhị. Những cách tỏ tình lòng vòng: Tre non đủ lá đan
sàng hay chưa?, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?; Tóc đến lưng vừa chừng em bới, Để chi
dài bối rối dạ anh (ca dao) là phổ biến. Tình cảm có thể rất sâu sắc, nồng nàn nhưng cách
biểu lộ không mạnh mẽ, ồn ào mà nhẹ nhàng, kín đáo. Những bài thơ kiểu Hương thầm
(Phan Thị Thanh Nhàn), Núi Đôi (Vũ Cao), Quê hương (Giang Nam)... là thí dụ.
Người Việt Nam ưa thực tiễn, linh hoạt. Vì tính thực tiễn cao, cho nên lòng yêu đời, ham
sống, ý chí lạc quan của người Việt thật mãnh liệt: Ao trường vẫn nở hoa sen, Bờ ao vẫn
chú dế mèn vuốt râu (Trần Đăng Khoa). Tính linh hoạt khiến người Việt dễ dàng thích nghi
với những thay đổi của điều kiện sống.
Ngôn từ dân tộc cũng có những đặc thù riêng biệt. Câu văn tiếng Việt trầm bổng như
âm nhạc nhờ thanh điệu cao thấp. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, quấn quýt, êm ái phù hợp
thị hiếu dân tộc.
8.3.3 Tính dân tộc của văn học là một phạm trù lịch sử
Tính dân tộc của văn học là một phạm trù lịch sử. Nét độc đáo của một dân tộc được hình
thành trong cả một quá trình lịch sử lâu dài. Trong quá trình phát triển không ngừng của
cuộc sống, có những đặc thù dân tộc vẫn được giữ vẹn toàn theo năm tháng, nhưng vẫn có
98
8.3. Tính dân tộc và tính nhân loại trong văn học
yếu tố dần dần bị gạt bỏ và được bổ sung thêm bằng những yếu tố mới nảy sinh. Ví như
tục ăn trầu, mặc áo chùng thâm, tóc vấn đuôi gà... không còn xuất hiện trong cuộc sống
hiện đại, nhưng lòng nhẫn nại, sự thuỷ chung, bình dị, hồn nhiên, tính linh hoạt... vẫn là
đặc điểm truyền thống lâu bền của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy, văn học dân tộc chỉ có thể phát triển lành mạnh, đậm đà trên cơ sở kế thừa các
truyền thống, bởi vì truyền thống giữa gìn các tư tưởng và tình cảm thẩm mĩ, kinh nghiệm
nghệ thuật của ông cha, khêu gợi cảm hứng sáng tác mới. Ông Phạm Văn Đồng đã từng nói:
“Truyền thống là vốn quý báu vô cùng, di sản của biết bao thế hệ, bông hoa thơm nhất của
dân tộc... Muốn viết văn mà không học tập vốn văn nghệ của dân tọc thì làm sao được”4.
Nhưng kế thừa không phải là lặp lại giản đơn mà là sử dụng và cắt nghĩa lại, đổi mới,
thậm chí nhiều khi đi ngược lại truyền thống cũ, để mở ra truyền thống mới. Thí dụ, hình
ảnh vầng trăng xẻ nửa là hình ảnh truyền thống về sự chia li, nhưng trong bài thơ Hai nửa
vầng trăng của Hoàng Hữu, một nửa vầng trăng còn có nghĩa là sự cô đơn không thể chia
sẻ.
Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của nước ngoài là rất cần thiết trong việc mở rộng những
kinh nghiệm nghệ thuật nhân loại cho văn học dân tộc. Nhưng sự tiếp thu đích thực không
bao giờ là sự sao chép nô lệ, mà là một sáng tạo. Sự tiếp thu sáng tạo này lại thể hiện bản
lĩnh của dân tộc. Lịch sử văn học Việt Nam đã chứng tỏ rằng trong hơn mười thế kỉ Bắc
thuộc, mặc dù bọn thống trị phong kiến Trung Hoa tìm mọi cách áp đặt văn hóa của chúng
cho người Việt, nhưng ảnh hưởng của nó lại rất ít. Trái lại, chỉ sau khi Việt Nam giành độc
lập vào thế kỉ thứ X thì việc tiếp thu trở thành nhu cầu và đã là một nhân tố không thể
thiếu được để xây dựng nền văn hóa dân tộc. Về vấn đề này ông Trường Chinh đã nói: “Văn
hóa dân chủ mới tiêu biểu cho tinh hoa của dân tộc... Song đồng thời nó sẵn sàng hấp thu
những cái hay, cái đẹp, cái tiến bộ của văn hóa nước ngoài ”5. Như vậy rõ ràng là học tập
tinh hoa văn hóa của nước ngoài là một cách làm giàu cho văn hóa dân tộc.
8.3.4 Vài nét về quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân loại của văn học
Con người ngoài cộng đồng dân tộc, còn có cộng đồng quốc tế và nhân loại. Tất cả các dân
tộc đều sống trên trái đất, trong một bầu khí quyển, dưới một bầu trời cao, một ánh sáng
mặt trời. Họ đều chịu sự tác động của các quy luật chung của tự nhiên và xã hội. Đó là cơ
sở khách quan của tính nhân loại và tính quốc tế của văn nghệ, tạo thành những nét cộng
đồng nhân loại trong văn nghệ các dân tộc.
Lí luận macxít phủ nhận thuyết tính người chung chung, siêu giai cấp nhưng không phủ
nhận tính nhân loại. Tính nhân loại là những đặc thù mà bất cứ một con người nào cũng có
thể có. Trong mỗi con người cụ thể, đều có những thuộc tính bản chất của con người (khác
với động vật) như tính xã hội, vai trò chủ thể cải tạo thế giới và cải tạo bản thân, có khả
năng cảm thụ thế giới và bản thân một cách sâu sắc, có khả năng sáng tạo, có một thế giới
tâm hồn và tư tưởng phong phú... Có thể nhận thấy là hầu hết các phẩm chất tốt đẹp của
nhân loại đều gắn liền với hoạt động sản xuất xã hội của nó. Chính nhờ sản xuất xã hội
(tức là sản xuất cho người khác) mà con người biết yêu quý người khác như yêu mình, coi
sự phát triển toàn diện của một cá nhân là điều kiện cho sự phát triển của mọi người; biết
4Về văn hóa văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972, trang 336
5Về văn hóa văn nghệ (sách đã dẫn), trang 158
99
8.4. Hướng dẫn học tập
yêu lao động, yêu thiên nhiên và mọi thành quả sáng tạo của con người... Trong quá trình
phát triển lịch sử của nhân loại, con người ngày càng phát triển những phẩm chất cao nhất
như phẩm giá cá nhân, tình cảm tôn giáo, sự thẳng thắn, lòng dũng cảm, yêu tự do, yêu hòa
bình, ghét bất công, biết hi sinh... Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện những nét xấu trong
tính cách: sự phản trắc, tàn nhẫn, cuồng tín, xa hoa, lười biếng, tham lam...
Trong tương quan với tính nhân loại, tính dân tộc bộc lộ một phương diện giá trị khác.
Dân tộc là bộ phận của nhân loại, tính dân tộc là biểu hiện đặc thù của tính nhân loại, mở
ra những khả năng phát triển khác nhau của nhân loại và nhờ vậy các dân tộc có thể làm
phong phú cho nhau. Minh chứng cho điều này là các dân tộc khác nhau đều yêu chuộng
tinh hoa văn nghệ của dân tộc khác, học tập ở dân tộc khác.
8.4 Hướng dẫn học tập
8.4.1 Về vấn đề tính giai cấp
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Khi xã hội phân chia giai cấp là có đấu tranh giai cấp và các giai cấp trong xã hội luôn
luôn dùng văn học làm vũ khí đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình chống lại các
giai cấp khác.
Tìm những câu ca dao, những câu chuyện dân gian thể hiện sự chống đối của nhân dân
lao động đối với giai cấp thống trị tàn bạo.
2. Hiểu sâu sắc tính giai cấp trong văn học là một thuộc tính tất yếu chứ không phải phẩm
chất và lí giải tại sao như vậy?
3. Tính giai cấp trong văn học biểu hiện chủ yếu ở các phương diện
∙ Sự lựa chọn đề tài để phản ánh (cho ví dụ)
∙ Cách xử lí đề tài đã đặt ra trong tác phẩm (cho ví dụ)
∙ Cách xây dựng nhân vật lí tưởng (cho ví dụ)
∙ Hình thức thể hiện
Câu hỏi
1. Giải thích nhận xét của M. Gorki: Nhà văn là con mắt, là tiếng nói, là lỗ tai của một
giai cấp. Nhà văn có thể khônng có ý thức về điều đó, nhưng bao giờ nhà văn cũng là một
bộ phận, một cảm quan của giai cấp.
2. Tính giai cấp của văn học biểu hiện ở những phương diện nào? Cho dẫn chứng để chứng
minh.
Bài tập
1. Phân tích bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng và rút ra những nhận xét về tư tưởng và quan
niệm của tác giả.
2. Phân tích những câu ca dao sau đây và rút ra những kết luận cần thiết
100
8.4. Hướng dẫn học tập
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa.
8.4.2 Về vấn đề tính nhân dân
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Tính nhân dân trong văn học là một phẩm chất giai cấp khác với tính giai cấp là ở chỗ:
Sự tri giác của nhà văn đối với sáng tác là sự hiểu biết của nhà văn về cuộc sống, về những
khát vọng chính đáng của nhân dân.
2. Khái niệm tính nhân dân trong văn học dùng để khẳng định, đánh giá những giá trị tốt
đẹp của những tác phẩm văn học phản ánh chân thực cuộc sống, là những tác phẩm tiến
bộ được nhân dân yêu thích.
3. Khi xem xét đánh giá một tác phẩm văn học có tính nhân dân sâu sắc hay không cần chú
ý tới các tiêu chuẩn cơ bản sau:
1. Về nội dung :
∙ Tác phẩm có miêu tả được những vấn đề có liên quan tới cuộc sống của nhân dân
không? hoặc là có nêu lên được những vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc,
với đất nước hay không?
∙ Nhà văn giải quyết vấn đề đặt ra trong tác phẩm theo quan điểm của giai cấp nào?
Có thể hiện được những tư tưởng tiến bộ của xu hướng phát triển lịch sử không?
2. Về hình thức nghệ thuật:: Tác phẩm có tính nhân dân phải đạt tới tính phổ cập và tính
nâng cao.
Câu hỏi
1. Trong hoàn cảnh nào thì sự phản ánh hiện thực khách quan của nhà văn vào tác phẩm
văn học mới có tính nhân dân?
2. Phân tích, làm rõ hai khái niệm tính giai cấp trong văn học là thuộc tính, tính nhân dân
là phẩm chất. Cho ví dụ để chứng minh?
3. Khi xem xét tác phẩm văn học có tính nhân dân hay không ta cần chú ý tới những tiêu
chuẩn gì?
Bài tập
1. Những câu thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ Chế Lan Viên đã
thể hiện tư tưởng và khát vọng gì? Chỉ ra cái hay của những câu thơ đó:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
101
8.4. Hướng dẫn học tập
2. Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt được coi là tác phẩm văn học có tính nhân
dân sâu sắc. Hãy phân tích và chứng minh nhận định ấy.
3. Quan điểm của nhân dân được thể hiện như thế nào qua truyện cổ tích Tấm Cám?
8.4.3 Về vấn đề tính dân tộc
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Văn học là gương mặt tiêu biểu của văn hóa dân tộc. Khái niệm dân tộc gắn liền với một
quốc gia. Nền văn học được sản sinh ra thuộc về một quốc gia, một dân tộc nhất định.
2. Tính dân tộc trong văn học vừa là thuộc tính, vừa là phẩm chất. Cần hiểu rõ nội hàm
của hai khái niệm này.
3. Tính dân tộc biểu hiện sâu sắc là ở nội dung. Ở phương diện này tác phẩm văn học có
tính dân tộc phải đạt được những yêu cầu nào?
4. Tính dân tộc là một phạm trù vận động và phát triển. Tính dân tộc và tính nhân loại có
quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Cần hiểu kỹ vấn đề này để có thái độ đúng đắn
về vị trí của dân tộc trong thời đại hội nhập quốc tế.
Câu hỏi
1. Tính dân tộc của văn học biểu hiện ở những phương diện nào? Hãy phân tích và cho dẫn
chứng
2. Ở phương diện nội dung tác phẩm văn học có tính sâu sắc đòi hỏi phải thể hiện được
những vấn đề gì? Cho ví dụ.
3. Tại sao nói tính dân tộc là một phạm trù lịch sử? Mối quan hệ giữa dân tộc và nhân loại?
Bài tập
1. Qua bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy bạn thấy vẻ đẹp gì của đất nước và con người
Việt Nam?
2. Truyền thuyết Thánh Gióng đã thể hiện được truyền thống và khát vọng tốt đẹp gì của
dân tộc qua trường kì lịch sử?
Tài liệu tham khảo
1. Phương Lựu, Trần Đình Sử, Lê Ngọc Trà. Lí luận văn học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1983
2. Phương Lựu. Tìm hiểu một nguyên lí văn chương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983
3. Ngô Đức Thịnh. Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc. Tạp chí Cộng sản, Số 3,
2/2001
102

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_li_luan_van_hoc_le_luu_oanh_phan_1.pdf