Giáo trình Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Tóm tắt Giáo trình Lịch sử mỹ thuật Việt Nam: ...m lu mờ bản sắc dân tộc, nhất là khi có nền độc lập tự chủ, với ý thức tự cường của nhân dân ta. 7 Giai đoạn thứ 2: Lý - Trần - Hồ - Lê Trong giai đoạn này, ta thấy một sự phát triển rực rỡ nhất, thời hoàng kim của nền nghệ thuật dân tộc, đồng thời là những mầm mống của sự suy tàn của nó,...ang được các nghệ nhân đặt tâm huyết vào nhiều hơn cả. Chỉ với chân cột chùa Phật Tích, một bộ phận phải làm hàng loạt, không chính yếu mà cũng được chạm trổ tinh vi, trở thành những bức phù điêu hoàn chỉnh. Những bức chạm lộng Tiên tấu nhạc, Tiên dâng hoa ở chùa Thái Lạc mang đầy chất trang...ác dù điều kiện rất gian khổ. Vì vậy, nghệ sỹ yêu nước rất hăng hái, tích cực phục vụ kháng chiến bằng tất cả tâm huyết của mình. Ngoài những đóng góp lớn lao trong việc phục vụ kháng chiến bằng công tác tuyên truyền, bằng những cuộc triển lãm có cả những tác phẩm dài hơi bằng chất liệu khó ...

pdf20 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Lịch sử mỹ thuật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác vua thời Lê sơ không khuyến khích 
việc xây dựng cung thất, hạn chế việc xây cất của nhân dân. Vì vậy kiến trúc 
10
chủ yếu của thời kì này là trùng tu một số văn miếu và những lăng ở Lam Sơn. 
Văn miếu Xích Đằng 
Đến giai đoạn Lê mạt, thần quyền phát triển lại. Vua và các Chúa ra sức 
trùng tu chùa cũ và xây chùa mới như Quỳnh Lâm , 
Sài Nghiêm, Hồ Thiên, Hưng Hải với biết bao công sức nhân dân. Di tích 
về chùa chiền còn rất nhiều so với thời Lý Trần. Thậm chí những tác phẩm hội 
họa cũng còn được giữ gìn tới ngày nay, trong đó một số lượng tranh châm biếm 
thề hiện sự đấu tranh giữa phong kiến và bình dân. 
Vì vậy, mỹ thuật thời kỳ này quy tụ vào kiến trúc đình chùa, điêu khắc 
tượng Phật, tượng La Hán, chân dung; phù điêu trang trí, và những tác phẩm 
hội họa còn lại cổ nhất của ta cũng vào thời kỳ này. Những tượng Phật bà nghìn 
mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp,Tây thiên Đông đô Việt Nam lịch To ở chùa Bút 
Tháp, Tuyết Sơn, La Hán chùa Tây Phương, Lão quân chùa Mía, hòa thượng 
Minh Hạnh, công chúa Trịnh Ngọc Tú ở Trạch Lâm, phù điêu ở hang núi Nhồi, 
11
chân dung Nguyễn Trãi, Phùng Khắc Khoan,bộ tranh ở đình làng Đông Ngạc 
đều là những kiệt tác, hơn thế nữa chúng lại thể hiện thần thái, phong cách Việt 
Nam. Đồ gốm Bát Tràng ra đời và tồn tại đến tận ngày nay. 
Tây Sơn là một triều đại có những chiến công thần kỳ với nhiều dự định 
cải cách táo bạo, nhưng tồn tại quá ngắn ngủi nên không để lại gì nhiểu cho mỹ 
thuật Việt Nam. 
Tóm lại, nền nghệ thuật dân tộc trong thời kỳ phong kiến phát triển nhất 
ở giai đoạn này, khi mà nền độc lập dân tộc được bảo vệ vững chắc, lâu dài, 
kinh tế phát triển, lòng tự tôn dân tộc được củng cố với việc chiến thắng những 
kẻ thù hùng mạnh, và nghệ thuật có điều kiện đi vào đời sống nhân dân, dù 
thông qua con đường gián tiếp bằng tôn giáo. 
12
Giai đoạn 3: thời nhà Nguyễn 
Trong lịch sử nước nhà thời nhà Nguyễn gần chúng ta nhất và dấu tích 
nền mỹ thuật của nó cũng còn nhiều nhất. Tuy vậy, không có gì nhiều lắm để 
nói về thời kỳ này bởi sự tự ty của các vương triều phong kiến khi đã suy tàn 
trước sức mạnh của nền kinh tề tư sản đang phát huy hết sức mạnh của nó. 
Phong cách lai căng là khá phổ biến trong giai đoạn này với những con rồng đầy 
vẻ đe dọa kiểu Trung Quốc, những dinh thự, cung điện nửa Tây nửa Mãn 
Thanh Thời kỳ đầu, từ Gia Long tới Tự Đức, nghệ thuật tuy yếu ớt nhưng còn 
mang dáng vẻ dân tộc thì những thời vua sau nghệ thuật trở thành suy đồi. Đồ 
sứ của cung đình thì do nghệ nhân Giang Tây Trung Quốc sản xuất. Nghệ nhân 
trong nước không được tự do sáng tác. Chính trị thì lệ thuộc vào Pháp. Và việc 
quan Pháp xâm chiếm nước ta cũng như một tất yếu với một vương triều đầy tự 
ty, yếu ớt như vậy. 
13
THỜI KỲ PHÁP THUỘC 
Đây là một thời kỳ xáo trộn, nhiều mâu thuẫn nhất trong lĩnh vực mỹ 
thuật nước nhà. Một mặt với chính sách thực dân bóc lột, bọn Pháp chỉ muốn 
vơ vét, không muốn nghệ thuật Việt Nam phát triển, vì vậy chúng thi hành chính 
sách ngu dân triệt để. Nhưng mặt khác, với chế độ tư sản, để bóc lột nhiều hơn 
thặng dư, việc đào tạo người Việt làm công, làm tay sai lại là việc làm bắt buộc. 
Thông thương là điều kiện tất yếu của chủ nghĩa tư bản, nên việc nhìn ra bên 
ngoài, học hỏi tinh hoa các dân tộc trên thế giới trở nên dễ dàng hơn.Tư tưởng 
tư sản tuy không tiến bộ, nhưng trình độ kinh tế lại cao hơn so với chủ nghĩa 
phong kiến vốn tồn tại lâu đời ở nước ta và đã đi đến chỗ phản động. Chủ nghĩa 
cá nhân tách rời con người ra khỏi cộng đồng, lại đem lại sự tự do tương đối 
trong sáng tác, hình thành một thế hệ nghệ sỹ. Sự áp bức bóc lột về kinh tế, 
trấn áp tư tưởng, chính sách ngu dân lại làm nung nấu sự căm thù thực dân 
phong kiến. Và cũng như mọi thời đại, niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước vẫn 
âm ỷ trong tầng lớp nghệ sỹ này. 
Vì vậy, trong nghệ thuật có nhiều điểm rất đặc biệt. Nghệ thuật tuy học 
hỏi được nhiều phương pháp sáng tác mới nhưng nghệ sỹ lại tách biệt với đông 
đảo nhân dân. Tuy vậy, với làn gió mới tiếp thu từ nghệ thuật thế giới, những 
nghệ sĩ chân chính vẫn có những đóng góp đáng kể cho nghệ thuật Việt Nam. 
Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tuy nằm ngoài mưu đồ của Pháp 
vẫn đào tạo được các nghệ sỹ có tên tuổi như Cao Đàm, Nguyễn cao Trí, 
Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh,Trần văn Cẩn,Phạm 
Hậu Sơn dầu, một chất liệu với nhiều khả năng tạo hình được du nhập vào 
nước ta, và dần mang sắc thái Việt Nam. Sơn mài được khai thác như những 
sản vật mỹ nghệ, được các nghệ sỹ Việt Nam sáng tạo thành tác phẩm nghệ 
thuật. Kỹ thuật hình họa đã mang cho tranh lụa truyền thống một sắc thái mới. 
Khắc gỗ dân gian được truyền thêm phong cách duyên dáng, trau chuốt và hiện 
đại. Những hội nghệ sỹ, những triển lãm ra đời tuy với ý đồ kiểm soát nghệ sỹ 
của thực dân, nhưng cũng góp phần tạo điều kiện gây phong trào sáng tác, môi 
trường trao đổi kiến thức giữa các nghệ sỹ. Kiến trúc Pháp lúc đầu áp đặt cho 
kiến trúc ta, về sau dần mang phong thái thuộc địa, thích hợp với phong thổ 
nước ta, kiến trúc sư Việt Nam bước đầu làm quen với phương pháp xây dựng 
hiện đại, với kết cấu bê tông cốt thép, một chất liệu bền chắc, rẻ tiền cho những 
công trình lớn. 
Điểm đáng nói nhất trong giai đoạn này là có lẽ chưa bao giờ đội ngũ 
nghệ sỹ lại đông đảo, có kiến thức khoa học, tính tự do trong sáng tạo (tất nhiên 
là tương đối trong sự hạn chế cương tỏa của thực dân). Nghệ thuật tuy chưa 
hẳn là phát triển nhưng đã thực sự tạo “vật liệu” xây dựng nền nghệ thuật xã hội 
chủ nghĩa sau này. Nhưng không phải vì thế, sự “lột xác”, thoát khỏi tư tưởng tự 
ty dân tộc, cá nhân chủ nghĩa, tìm về với bản chất dân tộc, với tinh thần cộng 
đồng là dễ dàng. Cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chống thực dân 
Pháp, và sau này là đế quốc Mỹ, thực sự là chất men xúc tác đưa nghệ sỹ Việt 
Nam về với tinh thần tự hào dân tộc, với lý tưởng vì nhân dân cống hiến. 
14
Phần 5: 
MỸ THUẬT SAU KHI DÀNH ĐỘC LẬP, ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT 
ĐẤT NƯỚC VÀ HIỆN NAY. 
Giai đoạn này có thể chia ra thành 3 thời kỳ lớn: thời kì chống Pháp, thời 
kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ và thời kì hiện 
nay. 
Thời kỳ chống Pháp 
Với tinh thần phấn khởi, tự hào khi dân tộc dành được độc lập sau 82 
năm nô lệ , nghệ sỹ Việt Nam cùng toàn dân bước vào xây dựng nền nghệ 
thuật của một nước Việt Nam tự do, tiến bộ. Tinh thần ấy được biểu lộ trong 
triển lãm mỹ thuật đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 12 năm 
1956. 
Nhưng thực dân Pháp lại cướp nước ta một lần nữa. Nghệ sỹ Việt Nam 
yêu nước lại cùng dân tộc bước vào cuộc kháng chiến vĩ đại. Nhiều người đã 
trực tiếp cầm súng lập công như Nguyễn Cao Thương, nhiều người tiếp tục 
sáng tác, phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, như Lương Xuân Nhị, 
Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tỵ, 
Huỳnh Văn Thuận, Tạ Mỹ Duật, Nguyễn Luyện, Hoàng Như Tiếp trong số đó 
không ít người đã hi sinh. 
Cuộc kháng chiến đã đào luyện tư tưởng, thay đổi quan điểm mỹ học cho 
giới làm nghệ thuật. Đảng, Bác và Nhà nước luôn quan tâm, hướng dẫn về tư 
tưởng, tạo điều kiện vật chất để giới nghệ sỹ sáng tác dù điều kiện rất gian khổ. 
Vì vậy, nghệ sỹ yêu nước rất hăng hái, tích cực phục vụ kháng chiến bằng tất 
cả tâm huyết của mình. Ngoài những đóng góp lớn lao trong việc phục vụ kháng 
chiến bằng công tác tuyên truyền, bằng những cuộc triển lãm có cả những tác 
phẩm dài hơi bằng chất liệu khó như sơn mài, sơn dầu, bằng những công trình 
kiến trúc bằng vật liệu tre nứa như hội trường Hội nghị Thống nhật Việt Minh, 
họ đã đưa nghệ thuật vào quần chúng, và còn đào tạo một lớp nghệ sĩ trẻ, bằng 
những xưởng họa, và nhất là trường Mỹ thuật Việt Bắc do Hiệu trưởng Tô Ngọc 
Vân lãnh đạo. Những học viên ấy đã phục vụ kháng chiến ngay từ khi học tâp, 
đúng theo phương châm: “kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” 
trong tinh thần “ cách mạng hóa tư tưởng, quấn chúng hóa sinh hoạt” của Bác 
Hồ. Sau này, họ đã cùng những bậc thầy của mình góp phần tạo nền móng cho 
nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. 
15
Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống 
Mỹ 
Sau khi ra khỏi cuộc kháng chiến gian khổ, nghệ thuật tạo hình Việt Nam 
lại cùng dân tộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giải phóng đất nước, 
thống nhất đất nước. 
Những cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc ở miền Bắc ngay từ năm 1945 
đã thực sự là cuộc biểu dương lực lượng của giới nghệ sỹ tạo hình trong công 
cuộc phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Qua chúng, người ta có thể dễ dàng 
thấy sự lớn mạnh của phong trào làm nghệ thuật. Số lượng tác giả ngày càng 
nhiều, đề tài ngày càng phong phú, kỹ thuật, chất liệu ngày càng được nâng 
cao. Điều đó có được là do của Đảng, Nhà nước ý thức rất rõ vai trò của nghệ 
thuật với đời sống tinh thần của nhân dân, với cách mạng. Điều đó được thể 
hiện bằng sự quan tâm bằng tinh thần và vật chất với nghệ thuật. Hơn nữa, 
thông qua công cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giới nghệ sỹ 
ngày càng thấm nhuần tư tưởng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, ngày 
càng được đào tạo có bài bản hơn. Trường Mỹ thuật Tạo hình Việt Nam, 
Trường Kiến trúc Việt Nam, Trường Mỹ thuật Công nghiệp Việt Nam đã đào 
luyện những nghệ sỹ thế hệ mới, đã trở thành “pháo đài nghệ thuật” của nền 
nghệ thuật nước nhà. 
Những tác phẩm hội họa nổi tiếng như Bình minh trên nông trang của 
Nguyễn Đức Nùng, Tát nước đồng chiêm của Trần Văn Cẩn, Thôn Vĩnh Mốc 
(Huỳnh Văn Thuận), Tổ đối công (Hoàng Tích Chù), nhiều tượng đài được 
dựng lên để ca ngợi chiến công của nhân dân ta, cổ vũ tinh thần hăng hái lao 
động của nhân dân như tượng Nam Ngạn, tượng Dân quân Quỳnh Côi ,  
nhiều tượng “trong nhà” của Nguyễn Hải, Lê Công Thành, Mô Lô Cai, Đinh Rú, 
Nguyễn Thị Kim đã thực sự làm vinh dự cho nền nghệ thuật tạo hình Việt 
Nam, được giới nghệ sỹ trong và ngoài nước đánh giá cao. Những tác phẩm 
càng về sau càng có vẻ khỏe khoắn hơn, các chất liệu được tìm tòi phong phú 
hơn, đề tài ngày càng sâu sát với thực tế hơn. (tất nhiên nói như vậy không có 
nghĩa là chất lượng nghệ thuật cao hơn , vì việc nâng cao chất lượng đòi hỏi rất 
nhiều yếu tố). 
Kiến trúc của ta đã thực sự tạo nên một bộ mặt môi trường sinh hoạt của 
đất nước ta trong thời kỳ xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Rất nhiều công 
trình được xây lên phục vụ cho kinh tế, xã hội. Nhưng với tốc độ phát triển quá 
nhanh, lại xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu, không có nhiều công trình lớn, 
vốn liếng eo hẹp, kiến trúc nước ta chưa có nhiều công trình đẹp, đậm phong 
cách Việt nam. 
Không phải không có những biểu hiện èo uột, thậm chí phản động trong 
nghệ thuật. Nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng, với phẩm chất nghệ sỹ cao, 
giới nghệ sỹ yêu nước đã đấu tranh quyết liệt, bảo vệ cho sự trong sáng của 
nền nghệ thuật dân tộc. 
Nghệ thuật tạo hình ở miền Nam trong vùng tạm chiếm nhìn chung trở 
nên yếu ớt, lai căng do chế độ nô dịch về chính trị và văn hóa của Mỹ và tay 
sai. Những trào lưu sống như Hiện sinh, Híp py, Hư vô chủ nghĩa, những phong 
cách nghệ thuật “mới” được đưa vào một cách ồ ạt. Và nó tỏ ra thích hợp với 
những tâm hồn trốn tránh thực tế. Một số họa sĩ bị sa vào “ đám mây mù tư 
16
tưởng” đó. Họ trốn tránh hiện thực, thậm chí trốn tránh cả cơ bản tạo hình bằng 
luận thuyết: “ tâm hồn của nghệ sỹ là tất cả, anh ta đứng trên tất cả”. Kết quả là 
một số lượng tranh lớn không có chất lượng cao, những tượng đài không thể 
làm vinh dự cho bất cứ điêu khắc gia nào được làm nên trong thời gian này. Tất 
nhiên không thể thiếu được những tâm hồn có tâm huyết, những họa sỹ thực sự 
có tay nghề, tuy nhiên số này không đủ nhiều để tạo nên bộ mặt nghệ thuật tạo 
hình sáng sủa hơn. 
Trong khi đó, kiến trúc thị thành miền Nam có những bước tiến đáng kể. 
Tiếp thu khoa học hiện đại, vốn đầu tư thích đáng, những villa, những building, 
những chùa chiền đẹp được xây dựng. Tất nhiên đấy là nói về trình độ xây dựng 
chứ không thể nói môi trường kiến trúc trong đời sống. Bởi chúng không che lấp 
nổi những kiểu kiến trúc lai căng, khu nhà ổ chuột trên kinh Thị Nghè, rạch Bến 
Nghé và những đường phố vắng bóng cây xanh. 
Trong vùng Giải phóng, những nghệ sỹ từng tham gia kháng chiến chống 
Pháp như Lê Hồng Hải, Huỳnh Phương Đông, Lê Lam,  cùng những họa sỹ 
yêu nước rời vùng tạm chiếm tham gia kháng chiến như Cổ Tấn Long Châu, 
Trang Phượng, Nguyễn Văn Kínhlại tiếp tục truyền thống kháng chiến của mỹ 
thuật Việt Nam thời chống Pháp. Họ lại lăn lộn trong gian khổ để cổ vũ cuộc 
chiến đấu của nhân dân. Cũng thành lập trường Mỹ thuật Giải phóng để tạo 
những hạt giống cho Mỹ thuật sau này. Những tác phẩm của họ tuy không đồ 
sộ về khuôn khổ, đơn giản về chất liệu nhưng nêu bật được không khí sôi sục 
cuộc kháng chiến với đầy chất hiện thực, tính anh hùng ca. Chúng được giới 
nghệ sỹ và nhân dân miền Bắc trân trọng, khâm phục không chỉ vì tinh thần 
dũng cảm của những nghệ sỹ làm việc đối mặt với cái chết và gian khổ, mà 
bằng cả trình độ nghệ thuật khá cao. 
Ơ ngoài nước, những nghệ sỹ như Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị cũng 
ghi dấu ấn của văn hóa Việt Nam ở nước ngoài bằng phong cách độc đáo với 
truyền thống dân tộc lâu đời. 
17
Giai đoạn hiện nay. 
Sau khi Việt Nam thống nhất, đất nước ta bước vào giai đoạn khôi phục 
đất nước bị chiến tranh tàn phá và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đất 
nước. Nhiều thuận lợi cho phát triển nghệ thuật, và không ít những khó khăn. 
Giao lưu giữa hai vùng tạo nên sự bổ sung cho những khiếm khuyết giữa các 
nền nghệ thuật khác nhau. Lòng tự hào sau những cuộc kháng chiến lâu dài, 
chiến thắng những kẻ thù to lớn thúc đẩy nghệ sỹ lao tới tìm tòi sáng tạo cho 
tương xứng với tầm vóc của dân tộc, điều kiện sống tương đối được cải thiện 
làm môi trường thưởng thức nghệ thuật mở rộng, cho nghệ sỹ một khối lượng 
khán giả lớn, thúc đẩy lòng hăng say sáng tạo của nghệ sỹ. Thông tin với nghệ 
thuật thế giới cũng được mở rộng, khả năng tiếp thu văn hóa thế giới được nâng 
cao. Sự chăm lo của Đảng, Chính phủ với nghệ thuật về tư tưởng, vật chất tạo 
môi trường sáng tác nghệ thuật. 
Tuy vậy, sự giao lưu với nước ngoài cũng phần nào làm hoang mang 
những nghệ sỹ thiếu bản lĩnh. Thêm vào đó, trong một thời gian dài nền kinh tế 
tụt hậu đi vào khủng hoảng, làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà 
nước, làm khó khăn cho việc phát triển nghệ thuật trên cơ sở lòng tin của nghệ 
sỹ vào chính thể, vào cách mạng, làm tăng thêm sự hướng ngoại, dễ dàng tiếp 
thu không chọn lọc những khuynh hướng nước ngoài, kể cả những khuynh 
hướng không thích hợp. 
Điều đó dẫn tới phong trào sáng tác mở rộng , các triển lãm liên tục được 
mở ra. Tất nhiên trong giai đoạn đầu ồ ạt, chất lượng nghệ thuật không cao. 
Nhưng cùng với thời gian, những khuynh hướng được chắt lọc, các giá trị được 
định hình phần nào, và chất lượng nghệ thuật cũng dần được nâng cao. Nhiều 
nghệ sỹ trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước. Cùng với việc cải tổ về kinh tế, 
xã hội làm ổn định đời sống, khôi phục lại niềm tin của nghệ sỹ với cuộc sống 
xã hội. Chúng ta có quyền hi vọng nghệ thuật trở nên phát triển, tương xứng với 
tầm vóc của dân tộc. 
18
Phần 6: 
MỘT SỐ NỀN NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI 
Đất nước ta có rất nhiều dân tộc. Trong đó có những dân tộc có những 
dân tộc có nền nghệ thuật độc đáo và đã từng phát triển rực rỡ. Điểm giống 
nhau của các dân tộc trên núi cao là loại kiến trúc nhà sàn. Với những dân tộc 
núi cao phía Bắc nhà cửa thường khang trang hơn vì cuộc sống của họ tương 
đối định cư hơn, trong khi đó đời sống du cư ở các dân tộc phía Nam tạo cho 
kiến trúc nhà sàn của họ thường đơn sơ hơn, trừ nhà Rông, nơi tập trung dân 
làng trong sinh hoạt cộng đồng. Nơi đây thường được được trang trí rất đẹp, 
mang nhiều bản sắc của từng dân tộc. Trang trí, và điêu khắc của các dân tộc 
này rất đặc sắc. Những tượng đầu cầu thang, tượng nhà mồ người Tây Nguyên, 
những vật dụng được trang trí của người Mường, tranh thờ, thổ cẩm của các 
dân tộc phía Bắc đều là những vật phẩm đẹp, độc đáo, mang bản sắc dân tộc 
của từng vùng, từng dân tộc. 
Đặc biệt, nghệ thuật Chàm, một nền nghệ thuật bản địa có từ lâu đời, 
ảnh hưởng đậm nét văn hóa An Độ, Khơ Me làm nên sắc thái độc đáo thực sự. 
Trong khi kiến trúc của dân tộc Kinh có xu hướng tỏa ra, trải rộng trong không 
gian thì kiến trúc Chàm có xu hướng vươn lên khống chế chiều cao. Thường 
nằm trên những núi đồi miền Trung, những chiếc tháp Chàm vươn lên như 
những tượng đài, với màu đỏ của đất Bazan, những họa tiết trang trí tinh vi, 
những tầng tháp dày phía trên tương phản với phần thân thẳng đứng phía dưới. 
Tượng tròn Chàm tuy theo tín ngưỡng ấn Độ nhưng rất hiện thực, tròn đầy, tạo 
nên cảm giác duyên dáng tràn sức sống gần gũi với người xem. 
Kiến trúc Khơ Me ở Nam Bộ rất gần với kiến trúc Cam Pu Chia, nhưng 
thô sơ hơn và không có nhiều công trình to lớn bằng. 
19
Phần cuối: 
KẾT LUẬN. 
Lướt qua lịch sử mỹ thuật Việt Nam từ thời tiền sử tới nay, ta thấy nền 
nghệ thuật tạo hình nước nhà nằm trong một nền văn hóa bản địa, có truyền 
thống, xuyên suốt theo dòng lịch sử trong một dòng chảy thống nhất. Có thịnh, 
lúc suy, nhưng không khi nào nghệ thuật Việt Nam mất đi bản sắc dân tộc của 
mình, kể cả trong những giai đoạn thử thách lớn lao nhất, thậm chí với âm mưu 
đồng hóa của nước ngoài. Cùng với bản sắc dân tộc đó, người Việt tồn tại, trở 
thành một giống nòi không thể khuất phục. Trong khi đó trên thế giới, không ít 
những dân tộc bị đồng hóa, bị mất đi vĩnh viễn với những trở ngại nhỏ hơn 
nhiều lần so với những trở ngại mà dân tộc ta phải đối mặt. Có thể thấy bản sắc 
dân tộc là cội nguồn cho sự tồn tại của một quốc gia, một giống nòi. 
Những giai đoạn như văn hóa Đông Sơn, thời đại Lý Trần Hồ, hậu Lê là 
những lúc nền nghệ thuật phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc nhất. Sự tồn tại, 
phát triển mạnh mẽ đó cũng tương hợp với những giai đoạn của nền độc lập 
được khẳng định lâu dài, tinh thần tự tôn dân tộc lên cao, nền kinh tế phát triển. 
Và nghệ thuật, đến luợt nó góp phần vào sự tồn tại và phát triển chung của dân 
tộc. Những lúc bị nô dịch, những vương triều tự ty với truyền thống, văn hóa 
Việt Nam dù không mất đi, vẫn âm ỷ trong lòng người Việt Nam yêu nước, thì 
vẫn không thể nào phát triển được. Điều đó cho ta thấy điều kiện cho một nền 
văn hóa chính ở lòng tự hào dân tộc. Một khi chúng ta đủ bản lĩnh, tự hào với 
truyền thống của mình, thì dù có thế lực bên ngoài lớn mạnh đến đâu, chúng ta 
cũng có thể đương đầu và vượt lên. Và biểu hiện của một nền văn hóa chính là 
nghệ thuật của nó. Một đất nước có nền nghệ thuật độc đáo, thấm sâu vào mọi 
tầng lớp nhân dân, trở thành máu thịt của nó thì đất nước đó trở thành bất diệt. 
Văn hóa là cách con người ứng xử với xung quanh, nó thay đổi theo thời 
gian và không gian. Nó không nằm trong biểu hiện cụ thể nào mà là tổng hòa 
của các biểu hiện bên ngoài, phù hợp với điều kiện lịch sử. Vì vậy, nghệ thuật 
cũng tất yếu thay đổi cho phù hợp với xung quanh. Nhưng điều kiện để nó 
không bị hòa tan mà là sự góp phần đắc lực vào cái chung, đồng thời tiếp thu 
những tinh hoa của cái chung làm giàu cho chính mình, là lòng tự hào dân tộc, 
lòng yêu dân tộc mình. Vì vậy, trong lịch sử hội họa Việt Nam, chúng ta đã biến 
sơn dầu (một chất liệu ngoại lai) thành chất liệu thể hiện tình cảm, tâm hồn 
Việt Nam 
Hiện nay, toàn cầu hóa trên thế giới là một tất yếu lịch sử. Nó làm cho 
các dân tộc xích lại gần nhau, góp tiếng nói chung, thúc đẩy sự phát triển của 
nhân loại. Nhưng nó cũng chứa đựng nguy cơ thôn tính lẫn nhau, mạnh được 
yếu thua. Những nền văn hóa không có bản lĩnh có nguy cơ bị hòa tan vào dòng 
xoáy đó. Việc gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là cần thiết và cấp 
bách. Tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc, học hỏi ông cha, tìm ra nét tinh tuý, gạn 
lọc những điều lỗi thời là việc làm của nghệ sỹ, những đại diện cho một nền 
văn hóa. 
20 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lich_su_my_thuat_viet_nam.pdf