Giáo trình Luật cạnh tranh - Hồ Thị Duyên (Phần 2)

Tóm tắt Giáo trình Luật cạnh tranh - Hồ Thị Duyên (Phần 2): ...nghiệp đã có hành vi đe dọa, ép buộc những chủ thể đó phải ngừng hoặc hủy bỏ việc nghiên cứu. Lý thuyết cạnh tranh đã chỉ rõ, vì mục đích lợi nhuận, các doanh nghiệp đã đua nhau phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, kể cả không ngừng nghiên cứu, ứng dụng khoa học để nâng cao chất lượng sản p... Đặc điểm này là căn cứ lý luận để xác định bản chất không lành mạnh của hành vi. Tuy nhiên, “trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ trừu tượng cả về pháp lý lẫn lý thuyết. Không có những căn cứ pháp lý hoặc cấu thành pháp lý cụ thể để xác định đặc điểm này. Thế nê... phẩm quảng cáo đủ để người 63 tiếp nhận thông tin xác định được sản phẩm bị so sánh. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gọi tên sản phẩm cạnh tranh, doanh nghiệp cạnh tranh khi thực hiện quảng cáo so sánh, song cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ sử dụng hình ảnh, tên gọi chung chung về...

pdf52 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Luật cạnh tranh - Hồ Thị Duyên (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trong tố 
tụng trước toà án. Lần đầu tiên, tố tụng cạnh tranh với tư cách là một loại hình tố tụng 
hành chính - kinh tế đã thừa nhận nguyên tắc bảo đảm quyền được luật sư bảo vệ. 
Thể hiện điều này Khoản 1 Điều 66 quy định Bên bị điều tra có quyền uỷ quyền 
cho luật sư tham gia tố tụng cạnh tranh. Tiếp đó, Khoản 2 Điều 67 quy định khi tham gia 
tố tụng cạnh tranh, luật sư có trách nhiệm giúp bên mà mình đại diện về mặt pháp luật để 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. 
2.2.4. Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham 
gia tố tụng 
Có thể nói đây là một trong những nguyên tắc rất cơ bản của bất cứ quy trình tố 
tụng nào và tố tụng cạnh tranh không phải là ngoại lệ. Luật Cạnh tranh đã giành ra 2 điều 
để quy định về thủ tục từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám 
định, người phiên dịch và thẩm quyền quyết định việc thay đổi này (Điều 72, 73) và 
giành ra 2 điều để quy định về thủ tục từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc đề nghị 
thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần và thẩm 
quyền quyết định việc thay đổi này (Điều 84, 85). Ngoài ra, Điều 83 Luật Cạnh tranh 
cũng quy định rõ ràng những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi thành viên Hội đồng 
xử lý vụ việc cạnh tranh, điều tra viên, thư ký phiên điều trần, người giám định, người 
phiên dịch như sau: 
- Là người thân thích với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra; 
- Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh; 
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ không vô tư khi làm nhiệm vụ. 
Nguyên tắc này một mặt đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên trong tố tụng, 
một mặt đảm bảo những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng sẽ là những 
người vô tư nhất để quá trình tố tụng được diễn ra trung thực, khách quan. 
2.2.5. Nguyên tắc thành viên Hội đồng xử lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 
Qua tổng kết nguyên lý hoạt động của các cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh của 
các nước trên thế giới, có thể rút ra mấy nguyên tắc sau đây: 
74 
- Phải được trao đầy đủ quyền hạn, 
- Hoạt động phải đảm bảo tính tin cậy cao, 
- Phải đảm bảo việc hoạt động và ra quyết định một cách độc lập, 
- Phải đảm bảo tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ. 
Để đảm bảo cho Hội đồng cạnh tranh hoạt động và quyết định một cách độc lập, 
khoản 1 Điều 80 đã quy định “Khi giải quyết vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc 
cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.” 
Nguyên tắc này được hiểu là các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh 
không thể cho bất cứ ai vì bất cứ lý do gì chi phối mà xử lý không đúng pháp luật. Khi xử 
lý vụ việc cạnh tranh, thành viên Hội đồng xử lý không được chỉ dựa vào quyết định, kết 
luận của Cơ quan Quản lý cạnh tranh mà phải tự mình nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ vụ 
việc, kết hợp với những chứng cứ mới thu được tại phiên điều trần để có kết luận riêng 
của mình đối với từng vấn đề. Nguyên tắc này đảm bảo cho Hội đồng xử lý thực hiện tốt 
các chức năng xử lý của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời đề cao trách nhiệm 
của thành viên Hội đồng Cạnh tranh. 
2.2.6. Nguyên tắc Hội đồng xử lý tập thể 
 Để đảm bảo cho việc xử lý được thận trọng, khách quan chống độc đoán, Khoản 2 
Điều 80 Luật Cạnh tranh quy định “Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được Hội đồng 
xử lý vụ việc cạnh tranh thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số, trường hợp số phiếu 
ngang nhau thì quyết định theo phía có ý kiến của Chủ toạ phiên điều trần”. Việc xử lý vụ 
việc cạnh tranh tại Hội đồng sẽ được tiến hành cụ thể như sau: 
Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh thành lập Hội đồng xử lý gồm ít nhất 5 thành viên, 
trong đó có một thành viên làm Chủ tọa phiên điều trần, để giải quyết một vụ việc cụ thể. 
Hội đồng xử lý sẽ tiến hành nghiên cứu hồ sơ, mở phiên điều trần và sau khi nghe 
những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử lý sẽ 
tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kiến và quyết định theo đa số. 
2.2.7. Nguyên tắc xử lý công khai 
Khoản 1 Điều 104 Luật Cạnh tranh đã ghi nhận nguyên tắc này như sau: “Phiên 
điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật 
quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín”. 
Nguyên tắc xử lý công khai các vụ việc cạnh tranh góp phần vào việc giáo dục và 
nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân giám sát 
hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh. Mặt khác nguyên tắc này có tác dụng nâng cao tinh 
thần trách nhiệm của thành viên Hội đồng xử lý trước cộng đồng doanh nghiệp. 
2.2.8. Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trong tố tụng cạnh 
tranh 
Đây là một nguyên tắc rất đặc thù của tố tụng cạnh tranh. Thông thường tố tụng 
trước cơ quan tư pháp phải qua hai cấp xét xử. Tố tụng cạnh tranh được thực hiện trước 
cơ quan hành chính chỉ thực hiện một cấp điều trần và xử lý. Tuy nhiên, vì quyết định 
của Hội đồng Cạnh tranh vẫn là quyết định của cơ quan hành chính nên vẫn thuộc phạm 
điều chỉnh của Luật khiếu nại tố cáo, tức là các bên liên quan có quyền khiếu nại lên cơ 
quan hành chính cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn luật định, Bộ trưởng Bộ Thương mại 
(là cấp trên trực tiếp của Cơ quan Quản lý cạnh tranh) hoặc Hội đồng Cạnh tranh (là cấp 
75 
trên trực tiếp của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) sẽ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu 
nại của các bên liên quan. Trường hợp các bên vẫn không nhất trí với quyết định giải 
quyết khiếu nại, Luật Cạnh tranh quy định các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án 
hành chính ra Toà án nhân dân cấp tỉnh. 
2.3. Quy trình, thời hạn điều tra 
Điều tra vụ việc cạnh tranh là một giai đoạn trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, cơ 
quan quản lý cạnh tranh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi 
phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lý của 
Hội đồng Cạnh tranh. 
Điều tra vụ việc cạnh tranh được chia làm hai giai đoạn: điều tra sơ bộ và điều tra 
chính thức. 
 2.3.1 Điều tra sơ bộ 
 Điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành trong thời hạn 30 ngày theo 
quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây: 
- Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý; 
- Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật 
Cạnh tranh. 
Thời hạn điều tra sơ bộ không phân biệt đó là vụ việc hạn chế cạnh tranh hay cạnh 
tranh không lành mạnh. Thời hạn này bao gồm cả việc phân công điều tra viên, hoàn 
thành điều tra sơ bộ và kiến nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý kết quả 
điều tra. 
Nội dung của điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật 
cạnh tranh làm cơ sở cho việc điều tra chính thức. Trường hợp không phát hiện được dấu 
hiệu vi phạm quy định của pháp luật canh tranh thì Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh 
tranh ra quyết định đình chỉ điều tra. 
 2.3.2. Điều tra chính thức 
 Điều tra chính thức là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn điều tra sơ bộ sau khi điều 
tra viên đã phát hiện ra dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. 
Nội dung của điều tra chính thức bao gồm: 
- Đối với vụ việc thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 
trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, nội dung điều tra bao gồm: 
 + Xác minh thị trường liên quan; 
 + Xác minh thị phần trên thị trường liên quan của bên bị điều tra; 
 + Thu thập và phân tích chứng cứ về hành vi vi phạm. 
 - Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, điều tra viên phải xác định căn cứ 
cho rằng bên bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 
Thời hạn điều tra chính thức phụ thuộc vào hành vi vi phạm là hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh hay hành vi hạn chế cạnh tranh nhưng ít nhất là 90 ngày và dài nhất là 
300 ngày. 
 2.3.3 Điều tra bổ sung 
 Điều tra bổ sung là giai đoạn sau khi kết thúc điều tra chính thức, Cơ quan quản lý 
cạnh tranh chuyển toàn bộ báo cáo và hồ sơ vụ việc đến Hội đồng cạnh tranh. 
76 
Tuy nhiên Hội đồng xử lý thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu 
cầu Cơ quan Quản lý Cạnh tranh phải điều tra bổ sung. Trong trường hợp này, Cơ quan 
Quản lý cạnh tranh sẽ có thêm 60 ngày để điều tra bổ sung210. 
Trường hợp trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh, điều tra viên phát hiện có 
dấu hiệu tội phạm thì phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh 
chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. 
Dấu hiệu tội phạm theo pháp luật Việt Nam bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, 
tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phạt. Như vậy, trong quá 
trình điều tra một vụ việc cạnh tranh, nếu điều tra viên thấy vụ việc có đầy đủ cả bốn dấu 
hiệu trên đây thì cần làm các thủ tục cần thiết để chuyển hồ sơ đến các cơ quan như cơ 
quan điều tra của Bộ Công an, cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát.v.v. để khởi tố vụ án 
hình sự. 
Tuy nhiên, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp trên đây thấy không đủ 
căn cứ để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải trả lại 
hồ sơ cho Cơ quan Quản lý Cạnh tranh để tiếp tục điều tra. Trong trường hợp này, thời 
hạn điều tra chính thức được tính lại kể từ ngày nhận lại hồ sơ. 
2.3.4. Phiên điều trần 
Mục 5 Chương V Luật Cạnh tranh đã giành 7 điều để quy định về phiên điều trần - 
một chế định đột phá trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Lần đầu tiên, pháp luật đã 
giao cho cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền xử lý một vụ việc vi phạm pháp luật 
thông qua phiên điều trần, trong đó các bên liên quan sẽ có cơ hội được trình bày quan 
điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khác. 
Về phạm vi các vụ việc cạnh tranh được xử lý qua phiên điều trần, Điều 98 đã quy 
định tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh 
tranh đều phải được xử lý thông qua phiên điều trần. Nói một cách khác, các vụ việc vi 
phạm Luật Cạnh tranh liên quan đến các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng 
vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung kinh tế đều phải được xử lý thông 
qua phiên điều trần. 
Ngay sau khi Hội đồng Cạnh tranh thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội 
đồng sẽ thành lập Hội đồng xử lý vụ việc để trực tiếp giải quyết hồ sơ này. Hội đồng xử 
lý này sẽ có thời gian 30 ngày để nghiên cứu hồ sơ. 
Trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi 
phạm quy định của Luật Cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ 
sung. 
Trường hợp xảy ra một trong ba sự kiện pháp lý sau đây, Hội đồng xử lý sẽ đình 
chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh: 
Thứ nhất, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ 
việc cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy 
định của Luật Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác 
đáng; 
Thứ hai, bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu 
quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại; 
77 
Thứ ba, bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả 
gây ra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh 
tranh. 
 Trường hợp thấy có đủ cơ sở để mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý phải ra quyết 
định mở phiên điều trần. 
Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên 
quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh thì phiên điều trần được tổ chức kín. Sau khi 
nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử lý 
vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số. 
Như trên đã đề cập, lần đầu tiên, pháp luật đã giao cho cơ quan hành chính Nhà 
nước xử lý một vụ việc vi phạm pháp luật thông qua phiên điều trần. Theo hệ thống pháp 
luật hiện hành về xử lý vi phạm đến trước thời điểm có Luật Cạnh tranh, các hành vi vi 
phạm pháp luật của Nhà nước chưa đến mức xử lý hình sự sẽ bị lập biên bản và xử phạt 
theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp 
này, người vi phạm không có nhiều cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp 
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quyết định xử phạt trong nhiều trường hợp là 
quyết định hoàn toàn dựa trên phân tích một chiều vụ việc mà không có sự trao đi đổi lại. 
Trong lĩnh vực cạnh tranh, Luật Cạnh tranh quy định trước khi ra quyết định xử lý 
vụ việc gây hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý phải tổ chức phiên điều trần với sự tham 
gia của thành viên Hội đồng xử lý, thư ký phiên điều trần; điều tra viên đã điều tra vụ 
việc cạnh tranh; bên bị điều tra; bên khiếu nại; luật sư và những người khác được ghi 
trong quyết định mở phiên điều trần. Cơ chế này đã đảm bảo cho người vi phạm trong 
lĩnh vực hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi lại các vấn đề có liên quan đến vụ việc hạn 
chế cạnh tranh, tránh việc áp đặt ý chí đơn phương của cơ quan Nhà nước trên cơ sở áp 
dụng chưa thấu đáo pháp luật cạnh tranh. 
2.4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 
Vì Quyết định của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh 
tranh là quyết định của cơ quan hành chính nên nếu các bên liên quan không nhất trí với 
một phần hoặc toàn bộ nội dung của Quyết định thì có quyền khiếu nại lên cơ quan hành 
chính cấp trên trực tiếp. Điều 107 Luật Cạnh tranh quy định: “1. Trường hợp không nhất 
trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử 
lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh. 
 2. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý 
vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu 
nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.” 
Hai quy định trên đảm bảo rằng những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh 
tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 
nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại có 
trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn 
giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày. Khi một quyết 
định xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm cả Quyết định của Cơ quan quản lý cạnh tranh và 
của Hội đồng Cạnh tranh, bị khiếu nại thì những nội dung bị khiếu nại chưa được đưa ra 
thi hành. 
78 
Thời hạn để Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu 
nại tối thiểu là 30 ngày và tối đa là 60 ngày. Như trên đã đề cập, Hội đồng xử lý là Hội 
đồng vụ việc, có ít nhất 5 thành viên trong tổng số 11 đến 15 thành viên của Hội đồng 
Cạnh tranh. Hội đồng xử lý là nơi quyết định trực tiếp với từng vụ việc. Khi Quyết định 
của Hội đồng xử lý bị khiếu nại thì toàn thể Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm xem xét, 
giải quyết khiếu nại đó. 
Trường hợp vẫn không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định 
xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với 
một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân 
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền. 
Ở đây, theo kinh nghiệm của các nước thì không phải Tòa án nào cũng có thể xem 
xét lại Quyết định của Cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh. Cụ thể, ở Nhật phải là Toà án 
phúc thẩm Tokyo, ở Pháp phải là Toà phúc thẩm Paris,.... Luật Cạnh tranh Việt Nam quy 
định việc xem lại Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh là thẩm quyền của Toà án cấp 
tỉnh. Vấn đề này rất cần Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể để có thể hạn chế 
phạm vi các Tòa án cấp tỉnh có thể có thẩm quyền này. Vấn đề hạn chế cạnh tranh là một 
vấn đề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu nên nếu tất cả các toà án cấp tỉnh đều có 
quyền xem lại quyết định của Hội đồng Cạnh tranh thì rất dễ xảy ra tình trạng lẩn tránh 
pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh. 
3. Xử lý vi phạm luật cạnh tranh 
Các quy phạm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các 
hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh cũng là một trong những điểm đột phá nữa của 
Luật Cạnh tranh. 
Từ trước tới nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đều được xử lý 
theo các khung phạt tiền đã được định trước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ dàng áp 
dụng trên thực tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhược điểm lớn là khung phạt 
tiền thường nhanh chóng lạc hậu theo thời gian nên trong nhiều trường hợp mức phạt tiền 
không còn tác dụng răn đe đối tượng có hành vi vi phạm. 
Lần đầu tiên, Quốc hội đã cho phép áp dụng biện pháp phạt tiền theo tỉ lệ phần 
trăm trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong Luật Cạnh tranh. Cụ thể, Khoản 1 
Điều 118 Luật Cạnh tranh quy định “đối với hành vi vi phạm quy định về thoả thuận hạn 
chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập 
trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh 
thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi 
phạm.” 
Cách tiếp cận này đảm bảo rằng biện pháp xử lý của Nhà nước sẽ không bị lạc lậu 
theo thời gian, công bằng trong việc áp dụng. Quan trọng hơn, việc Quốc hội quy định 
mức trần phạt tiền là 10% sẽ đảm bảo tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp 
luật cạnh tranh, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung. 
Ngoài các hình thức phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, Luật Cạnh tranh còn 
quy định các hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả sau đây: 
- Các hình thức xử phạt bổ sung: 
79 
+ Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, 
chứng chỉ hành nghề; 
+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. 
- Các biện pháp khắc phục hậu quả: 
+ Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; 
+ Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp 
đã mua; 
+ Cải chính công khai; 
+ Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch 
kinh doanh; 
+ Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành 
vi vi phạm. 
Riêng đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các 
hành vi khác vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử phạt tiến 
hành phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy 
định của pháp luật có liên quan. 
Là một đạo luật mang dáng dấp của Luật công, Luật Cạnh tranh sẽ không thể đi 
vào cuộc sống nếu không có đồng bộ các cơ quan thực thi và cưỡng chế thực thi. Chính 
vì vậy, Luật Cạnh tranh đã dành một điều (Điều 121) để quy định về việc thi hành quyết 
định xử lý vụ việc cạnh tranh. Cụ thể, sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định 
xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành không tự nguyện thi 
hành, không khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Mục 7 Chương V Luật Cạnh tranh thì 
bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan 
quản lý Nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 
thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó. Các cơ quan Nhà nước 
có thẩm quyền có thể kể ra ở đây chính là Cơ quan Quản lý cạnh tranh, Cơ quan đăng ký 
doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký hợp đồng.v.v. 
Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên 
phải thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, 
thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải 
thi hành tổ chức thực hiện quyết địh xử lý vụ việc cạnh tranh. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_canh_tranh_ho_thi_duyen_phan_2.pdf