Giáo trình Mạng máy tính (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Mạng máy tính (Phần 1): ...ính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng. Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer) Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính có đường truyền... và tốc độ dữ liệu: Ví dụ 1 : Truyền tải các dữ liệu số bằng các tín hiệu tuần tự. 39/215 H3.23 Biến điệu pha DTa sử dụng hai kiểu tín hiệu tuần tự, mỗi loại có độ dài sóng D, sóng thứ nhất có tần số f1, sóng thứ hai có tần số f2 (gấp đôi tần số f1). Cả hai tín hiệu đều có thể nhận được ở ngõ ... phải là thật sự tốt. Bây giờ, nếu giả sử bit 1 và 3 của ký tự 5 cũng bị lỗi, phương pháp này sẽ không phát hiện được điểm sai. Kiểm tra phần dư tuần hoàn (Cyclic Redundancy Check) Để cải tiến hơn nữa các nhà thiết kế đã dùng kỹ thuật mới dễ dàng và hiệu quả được gọi là kiểm tra phần dư tuần hoà...

pdf81 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Mạng máy tính (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa trước và cửa sau cùng di
chuyển theo một chiều.
64/215
• Kích thước của cửa sổ là chiều của cung giới hạn từ cửa sau đến cửa trước.
• Kích thước của cửa sổ có thể thay đổi. Khi cửa trước di chuyển, cửa sổ được
mở rộng ra. Ngược lại khi cửa sau di chuyển, kích thước của cửa sổ bị thu hẹp
lại và nó làm cho cửa sổ thay đổi vị trí, trượt / quay quanh một tâm của vòng
tròn.
• Kích thước nhỏ nhất của cửa số là 0, khi đó cửa trước và cửa sau nằm cùng một
vị trí. Giả sử, có n=2k vị trí cho các cửa, khi đó kích thước tối đa của cửa sổ là
n-1 (không là n để phân biệt với kích thước là 0).
• Giả sử ta dùng k bit để đánh số thứ tự cho các khung. Ta sẽ có 2k khung, đánh
số từ 0 đến 2k-1. Khi đó cửa sổ trượt sẽ được chia thành 2k vị trí tương ứng với
2k khung.
• Đối với cửa sổ gởi, các vị trí nằm trong cửa sổ trượt biểu hiện số thứ tự của các
khung mà bên gởi đang chờ bên nhận báo nhận. Phần bên ngoài cửa sổ là các
khung có thể gởi tiếp. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng, cửa sổ gởi không được
vượt quá kích thước tối đa của cửa sổ.
• Đối với bên nhận, các vị trí nằm trong cửa sổ biểu hiện số thứ tự các khung mà
nó đang sẳn sàng chờ nhận.
• Kích thước tối đa của cửa sổ biểu thị dung lượng bộ nhớ đệm của bên nhận có
thể lưu tạm thời các gói tin nhận được trước khi xử lý chúng. Giả sử bên nhận
có một vùng bộ nhớ đệm có khả năng lưu trữ 4 khung nhận được. Khi đó, kích
thước tối đa của cửa sổ sẽ là 4.
Hoạt động của cửa sổ trượt
Ví dụ sau mô tả hoạt động của cửa sổ trượt với kích thước cửa sổ là 1, sử dụng 3 bits để
đánh số thứ tự khung (từ 0 đến 7).
Hoạt động của cửa sổ trượt
65/215
Khởi đầu, Hình (a):
Bên gởi: chưa gởi khung nào nên kích thước của cửa sổ là 0.
Bên nhận đang chờ nhận khung 0, kích thước cửa sổ là 1
Bên gởi gởi khung số 0: Nó kiểm tra kích thước của cửa số trượt là 0, nhỏ hơn kích
thước tối đa nên nó được phép gởi. Cửa trước của cửa sổ gởi di chuyển lên một bước
chứa giá trị 0 là số thứ tự của khung báo nhận bên gởi đang chờ. Kích thước cửa sổ trượt
lúc này là 1, đạt đến kích thước tối đa nên nó không được phép gởi thêm khung nữa
(Hình b).
Bên nhận nhận được khung 0: nó kiểm tra và nhận thấy khung không có lỗi. Nó gởi
khung báo nhận số 0 về cho bên nhận. Đồng thời cửa sau của nó di chuyển để loại khung
số 0 ra khỏi cửa sổ trượt. Cửa trước cũng di chuyển để mở rộng kích thước cửa sổ đến
giá trị tối đa. Lúc này cửa sổ nhận chứa khung số 1 là khung mà nó đang chờ nhận tiếp
(Hình c).
Bên gởi nhận được khung báo nhận số 0: Vì đây là khung báo hiệu bên nhận đã nhận tốt
nên cửa sau của cửa sổ gởi di chuyển để loại khung số 0 ra khỏi cửa sổ gởi. Lúc này cửa
sổ gởi có kích thước là 0, bên gởi có quyền gởi tiếp khung (Hình d)
Như vậy khi kích thước của cửa sổ trượt là 1, ta có giao thức stop-and-wait.
Cài đặt giao thức cửa sổ trượt kích thước 1 bit (A One-Bit Sliding Window
Protocol)
66/215
Ví dụ về 2 kịch bản của giao thức trên
(a): Việc gởi nhận diễn ra bình thường theo đúng tuần tự
(b): Việc gởi nhận diễn ra theo một trình tự bất kỳ
Ký hiệu A send (seq, ack, packet number) để chỉ rằng A gởi B một khung có số thứ tự
là seq, đồng thời báo cho B biết A đã nhận được tốt khung có số thứ tự ack của B gởi
sang. Khung chứa gói tin thứ packet number. Dấu * biểu thị rằng khung tốt, và gói tin
được lấy ra khỏi khung để chuyển cho tầng mạng.
67/215
Kịch bản giao thức cửa sổ trượt với kích thước là 1
Vấn đề điều khiển lỗi (Error Control)
Vấn đề kế tiếp cần phải quan tâm là bên nhận sẽ làm gì nếu khung bị lỗi.
Giải pháp đơn giản là truyền lại tất cả các khung bắt đầu từ khung thứ N bị
lỗi. Nếu có những khung khác được nhận trong khoảng thời gian này thì chúng đều bị
bỏ qua. Đây gọi là giao thức Go-Back-N.
Giải pháp thứ hai là chỉ truyền lại những khung bị lỗi, và chờ đến khi nó được gởi lại
trước khi tiếp tục việc gởi tin, gọi là giao thức Selective Repeat.
Giao thức Go-Back-N
Giao thức Go-Back-N thì rất đơn giản. Khi một khung bị lỗi. Bên nhận bỏ qua khung.
Vì không một báo nhận nào gởi về cho bên nhận nên sự kiện quá thời gian xảy ra, bên
gởi phải gởi lại khung bị lỗi và toàn bộ các khung phía sau nó.
Ví dụ:
68/215
Giao thức Go-Back-N
Trong ví dụ trên, bên nhận phát hiện ra khung số 2 bị lỗi nó bỏ qua các khung sau đó
(3,4,5,6,7,8), chỉ chờ nhận lại khung số 2. Phía bên gởi chờ báo nhận từ bên nhận cho
đến khi quá thời gian, nó sẽ thực hiện gởi lại các khung 2, 3, 4, 5, 6, ....
Đoạn chương trình sau cài đặt giao thức Go-Back-N
69/215
70/215
Cài đặt giao thức Go-Back-N
71/215
Giao thức Selective Repeat
Trong giao thức này, khung bị lỗi bị bỏ đi, nhưng các khung nhận tốt sau đó đều được
lưu lại tạm thời trong vùng nhớ đệm. Khi quá thời gian, bên gởi chỉ gởi lại khung cũ
nhất chưa được báo nhận. Nếu khung này đến nơi chính xác, bên nhận có thể chuyển lên
tầng mạng tất cả các khung đã được lưu vào bộ nhớ đệm theo đúng thứ tự.
Trong giao thức này, bên nhận sử dụng khung Báo không nhận NAK (Negative
Acknowledge) khi phát hiện ra khung bị lỗi, ví dụ lỗi CRC, sai thứ tự gói tin. NAK sẽ
được gởi về bên nhận trước khi sự kiện quá thời gian báo nhận của khung bị lỗi xảy ra.
Nhờ đó tăng được hiệu xuất truyền tin.
Giao thức Selective Repeat với cửa sổ trượt lớn hơn 1
Trong ví dụ trên các khung 0, 1 được nhận tốt và đã được báo nhận, còn khung số 2 thì
bị lỗi trên đường truyền. Khi khung số 3 đến, tầng liên kết dữ liệu phát hiện lỗi về số thứ
tự khung chờ nhận, vì thế nó gởi khung NAK cho khung số 2 và lưu tạm thời khung số
3 vào vùng nhớ đệm. Tương tự, các khung 4 và 5 cũng được lưu lại mà chưa chuyển lên
tầng mạng (vì phải chờ nhận khung số 2).
Khi khung NAK 2 đến bên gởi, nó truyền lại ngay khung số 2.
Khi khung số 2 đến bên nhận, nó đã có đủ các khung 2,3,4,5 theo đúng thứ tự vì thế nó
chuyển 4 khung này lên tầng mạng theo một thứ tự đúng đắn. Đồng thời bên nhận gởi
về bên gởi khung ACK 5 để báo rằng đã nhận tốt đến khung số 5.
Trong trường hợp khung NAK2 bị mất, không đến được bên gởi, thì sự kiện quá thời
gian sẽ xảy ra. Khi đó bên gởi cũng chỉ gởi lại khung số 2 mà thôi.
72/215
73/215
Cài đặt giao thức Selective-Repeat
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng cửa số trượt với kích thước lớn hơn 1:
Kích thước tối đa của cửa sổ gởi và nhận là bao nhiêu ?
74/215
Giả sử ta dùng 3 bit để đánh số cho khung. Như vậy bên gởi được phép gởi trước tối đa
7 khung trước khi chờ bên nhận gởi báo nhận về.
Giao thức cửa số trượt với kích thước là 7
• Lúc đầu bên gởi gởi đi 7 khung từ 0 đến 6, bên nhận đang sẵn sàng chờ nhận
bất kỳ một khung nào có số thứ tự từ 0 đến 6 (Hình a).
• Tất cả các khung đến nơi không có lỗi, bên nhận gởi các báo nhận và chuyển
cửa số nhận về vị trí sẵn sàng để nhận các khung 7,0,1,2,3,4 và 5 (Hình b).
• Tại thời điểm đó, đường truyền có sự cố làm cho tất cả các khung báo nhận đều
mất. Quá thời gian, bên gởi gởi lại khung 0. Khi khung này đến bên nhận, nó
kiểm tra xem khung có nằm trong cửa sổ nhận không. Điều không may mắn đã
xảy ra: khung 0 nằm trong cửa sổ nhận mới (Hình b). Bên nhận nhận khung 0
xem như một khung mới hoàn toàn và chuyển khung 0 lên tầng mạng. Như vậy
tầng mạng đã nhận 2 lần cùng một gói tin, tức giao thức vận hành sai.
• Tình trạng này có thể tránh được nếu ta đảm bảo rằng cửa sổ nhận mới không
đè chồng lên cửa sổ trước đó. Điều này có thể thực hiện được nếu ta giới hạn
kích thước tối đa của của sổ nhận bằng một nửa khoảng đánh số thứ tự của
khung.
◦ Ví dụ: Nếu dùng 3 bit để đánh số thứ tự khung từ 0 đến 7 thì kích thước
tối đa cửa sổ nhận là (7-0+1)/2 =4.
◦ Nếu dùng 4 bit để đánh số thứ tự khung từ 0 đến 15 thì kích thước tối
đa cửa sổ nhậnt là (15-0+1)/2 =8.
Số lượng buffer để lưu khung là bao nhiêu?
Số lượng buffer chỉ cần bằng kích thước tối đa của cửa sổ nhận, không cần thiết phải
bằng số lượng khung. Ví dụ: Nếu dùng 3 bit để đánh số thứ tự khung từ 0 đến 7 thì kích
thước tối đa cửa sổ nhận là (7-0+1)/2 =4 và số lượng buffer cần thiết cũng là 4.
Khi nào gởi báo nhận cho một gói tin?
Ta thấy rằng, khi một khung đến, báo nhận của khung này sẽ không được gởi ngược về
một cách tức thì. Thay vào đó, nó sẽ được gởi kèm trong khung dữ liệu kế tiếp của bên
nhận. Nếu bên nhận không có dữ liệu để gởi đi, báo nhận sẽ bị giữ lại khá lâu. Chính
vì thế, mỗi khi có khung đến thì bộ đếm thời gian start_ack_timer được khởi động. Nếu
75/215
trong suốt khoảng thời gian này không có một khung dữ nào cần gởi đi, thì sau đó một
khung báo nhận riêng biệt sẽ được gởi đi. Bộ đếm thời gian start_ack_timer sinh ra sự
kiện ack_timeout. Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng, bộ đếm thời gian start_ack_timer
thì ngắn hơn bộ đếm thời gian chờ báo nhận cho các khung dữ liệu.
Giao thức HDLC (High-Level Data Link Control)
Giao thức điều khiển liên kết dữ liệu quan trong nhất là HDLC. Không phải vì nó được
sử dụng rộng rãi mà nó còn là cơ sở cho nhiều giao thức điều khiển liên kết dữ liệu khác.
Các đặc tính của giao thức HDLC
Giao thức HDLC định nghĩa 3 loại máy trạm, hai cấu hình đường nối kết và 3 chế độ
điều khiển truyền tải
Ba loại trạm trong HDLC
• Trạm chính (Primary Station): Có trách nhiệm điều khiển các thao thác về
đường truyền. Các khung được gởi từ trạm chính gọi là lệnh (Command).
• Trạm phụ (Secondary Station): Hoạt động dưới sự kiểm soát của trạm chính.
Khung gởi từ trạm phụ gọi là các trả lời. Trạm chính duy trì nhiều đường nối
kết luận lý đến các trạm phụ trên đường truyền.
• Trạm hỗn hợp (Combined Station): Bao gồm đặc điểm của trạm chính và trạm
phụ. Một trạm hỗn hợp có thể gởi đi các lệnh và các trả lời.
Hai cấu hình đường nối kết:
• Cấu hình không cân bằng (Unbalanced Configuration): Gồm một máy trạm
chính (Primary Station) và nhiều máy trạm phụ (Secondary station) và hỗ trợ cả
2 chế độ truyền song công và bán song công
• Cấu hình cân bằng (Balanced Configuration): Bao gồm 2 máy trạm hỗn hợp, và
hỗ trợ cả 2 chế độ truyền song công và bán song công.
Có 3 chế độ truyền tải là:
• Chế độ trả lời bình thường (NRM- Normal Response Mode), được sử dụng với
cấu hình đường nối kết không cân bằng. Máy chính có thể khởi động một cuộc
truyền tải dữ liệu về cho máy phụ. Nhưng máy phụ chỉ có thể thực hiện việc
truyền dữ liệu cho máy chính như là những trả lời cho các yêu cầu của máy
chính.
• Chế độ cân bằng bất đồng bộ (ABM - Asynchronous Response Mode): Được
sử dụng với cấu hình nối kết cân bằng. Cả hai máy đều có quyền khởi động các
cuộc truyền tải dữ liệu mà không cần sự cho phép của máy kia.
76/215
• Chế độ trả lời bất đồng bộ (ARM-Asynchronous Response Mode): Sử dụng cấu
hình không cân bằng. Một máy phụ có thể khởi động một cuộc truyền tải và
không cần sự cho phép tường minh của máy chính. Máy chính vẫn đảm trách
vai trò bảo trì đường truyền bao gồm việc khởi động, phục hồi lỗi và xóa nối
kết.
Chế độ NRM đòi hỏi phải có nhiều đường dây để nối một máy chính với nhiều thiết bị
đầu cuối. Chế độ ABM được sử dụng nhiều nhất trong 3 chế độ, nó cho phép sử dụng
hiệu quả đường truyền. Chế độ ARM thì ít được dùng đến.
Cấu trúc khung
HDLC sử dụng chế độ truyền tải đồng bộ, các bits dữ liệu truyền đi được gói vào trong
các khung và sử dụng một cấu trúc khung cho tất cả các loại dữ liệu cũng như thông tin
điều khiển.
Khung trong giao thức HDLC có cấu trúc như sau:
Cấu trúc khung của HDLC
Flag (8 bit)
Là cờ dùng để xác định điểm bắt đầu và kết thúc của khung,
giá trị nó là 01111110. HDLC sử dụng kỹ thuật bit độn để
loại trừ sự xuất hiện của cờ trong dữ liệu.
Address (8 bit) Vùng ghi địa chỉ để xác định máy phụ được phép truyền haynhận khung.
Control (8bit)
Được dùng để xác định loại khung. Mỗi loại có thông tin điều
khiển khác nhau. Có 3 loại khung: Thông tin (I), Điều khiển
(S ) và không đánh số (U).
Information(128-1024
bytes) Vùng chứa dữ liệu cần truyền.
FCS (Frame Check
Sequence- 8 bit)
Vùng chứa mã kiểm soát lỗi, dùng phương pháp đa thức
CRC-CCITT= X16 + X12 + X5 +1
Giá trị 8 bit của trường control hình thành 3 loại khung như sau:
77/215
Cấu trúc trường điều khiển trong khung HDLC
Giao thức HDLC sử dụng một cửa sổ trượt với số thứ tự khung 3 bít. Trường seq trong
khung I để chỉ số thứ tự của khung thông tin hiện tại. Trường Next để chỉ số thứ tự của
khung thông tin mà bên gởi đang chờ nhận ( thay vì là khung đã nhận tốt như giao thứ
cửa sổ trượt đã giới thiệu ở phần trước).
Bit P/F có ý nghĩa là Poll/Final, tức chọn hoặc kết thúc. Khi máy tính chính mời một
máy phụ truyền tin, thì bit này được đặt lên 1 có ý nghĩa là P (Poll, chọn). Ngược lại khi
thông tin được truyền từ máy phụ lên máy chính thì nó được đặt xuống 0, để báo với
máy chính rằng máy phụ hiện tại vẫn còn dữ liệu để gởi đi. Khi máy phụ gởi khung cuối
cùng, bit này được đặt lên 1, có ý nghĩa là F (Final, kết thúc), để báo cho máy chính biết
rằng nó đã hoàn thành việc truyền tải thông tin.
Khung S(Supervisory Frame)là khung điều khiển, dùng để kiểm soát lỗi và luồng dữ
liệu trong quá trình truyền tin. Khung S có 4 kiểu được xác định bởi tổ hợp giá trị của 2
bit trong trường Type.
SS=00
RR (Receive Ready), là khung báo nhận, thông báo sẵn sàng nhận dữ liệu, đã
nhận tốt đến khung Next-1, và đang đợi nhận khung Next. Được dùng đến
khi không còn dữ liệu gởi từ chiều ngược lại để vừa làm báo nhận
(figgyback)
SS=01 REJ (Reject): đây là một khung báo không nhận (negative acknowledge),yêu cầu gởi lại các khung, từ khung Next.
SS=10 RNR (Receive Not Ready): thông báo không sẵn sàng nhận tin, đã nhận đếnđến khung thứ Next-1, chưa sẵn sàng nhận khung Next
SS=11 SREJ (Selective Reject): yêu cầu gởi lại một khung có số thức tự là Next
Khung U (Unnumbered Frame) thường được sử dụng cho mục đích điều khiển đường
truyền, nhưng đôi khi cũng được dùng để gởi dữ liệu trong dịch vụ không nối kết. Các
lệnh của khung U được mô tả như sau:
78/215
1111P100 Lệnh này dùng để thiết lập chế độ truyền tải SABM (Set AsynchronousBalanced Mode).
1100P001 Lệnh này dùng để thiết lập chế độ truyền tải SNRM (Set NormalResponse Mode).
1111P000 Lệnh này dùng để thiết lập chế độ truyền tải SARM (Set AsynchronousResponse Mode).
1100P010 Lệnh này để yêu cầu xóa nối kết DISC (Disconnect).
1100F110 UA (Unumbered Acknowledgment). Được dùng bởi các trạm phụ để báovới trạm chính rằng nó đã nhận và chấp nhận các lệnh loại U ở trên.
1100F001 CMDR/FRMR (Command Reject/Frame Reject). Được dùng bởi trạmphụ để báo rằng nó không chấp nhận một lệnh mà nó đã nhận chính xác.
Một vài kịch bản về giao thức HDLC
Kịch bản (a) mô tả các khung liên quan trong quá trình thiết lập và xóa nối kết. Đầu
tiên một trong hai bên giao tiếp sẽ gởi khung SABM sang bên kia và thiết lập một bộ
đếm thời gian. Bên phía còn lại khi nhận được khung SABM sẽ trả lời bằng khung UA.
Bên yêu cầu nối kết khi nhận được khung UA sẽ xóa bỏ bộ đếm thời gian. Nối kết đã
được hình thành và hai bên có thể truyền khung qua lại cho nhau. Nối kết sẽ xóa đi nếu
một trong hai bên giao tiếp gởi khung DISC. Trong một trường hợp khác, nếu sau một
khoảng thời gian trôi qua, bên yêu cầu nối kết không nhận được khung UA, nó sẽ cố
gắng gởi lại khung SABM một số lần qui định. Nếu vẫn không nhận được khung UA,
bên yêu cầu nối kết sẽ thông báo lỗi lên tầng cao hơn.
79/215
Một vài kịch bản của HDLC
Kịch bản (b) mô tả tiến trình trao đổi khung I giữa hai bên. Ta thấy rằng bên A gởi liên
tiếp các khung (I,1,1 và I,2,1) mà không nhận được khung báo nhận thì số thứ tự của
khung chờ nhận vẫn không thay đổi, trong trường hợp này là 1. Ngược lại khi bên B
nhận liên tiếp các khung (I,1,1 và I,2,1) mà không gởi khung nào đi, thì khung chờ nhận
kế tiếp của khung thông tin truyền đi phải là số kế tiếp của khung vừa nhận, là 3.
Trong kịch bản (c) máy A không thể xử lý kịp các khung do B gởi đến vì thế nó gởi
khung RNR để yêu cầu B tạm dừng việc việc truyền tải. Bên B định kỳ gởi thăm dò bên
80/215
A bằng cách gởi khung RR với bit P được đặt lên 1. Nếu bên A vẫn chưa thể nhận thông
tin từ bên B nó sẽ trả lời bằng khung RNR, ngược lại nếu A đã sẵn sàng thì nó sẽ trả lời
bằng khung RR.
Trong kịch bản (d), bên A gởi sang B ba khung thông tin 3,4 và 5. Khung 4 bị mất hoàn
toàn trên đường truyền. Khi bên B nhận được khung 5, nó sẽ bỏ qua khung này vì sai
thứ tự khung. B gởi REJ với trường Next là 4 để yêu cầu A gởi lại tất cả các khung từ
khung số 4.
Kịch bản (e) minh họa cách thức phục hồi lỗi dựa vào thời gian (timeout). Khung số 3 bị
lỗi và do đó B bỏ nó. B không thể gởi khung REJ vì nó không thể xác định được đó có
phải là khung I hay không. Bên A sau một khoảng thời gian trôi qua không thấy khung
trả lời từ B, nó sẽ gởi khung RR với bit P=1 để kiểm tra trạng thái của bên kia. Bên B sẽ
đáp lại bằng khung RR với trường Next là 3 để báo hiệu khung số 3 đã mất. Sau đó A
sẽ truyền lại khung số 3.
Giao thức Điểm nối điểm (PPP- Point-to-Point Protocol)
PPP là một giao thức đặc biệt quan trọng trong mạng Internet. Nó cho phép truyền tải
thông tin giữa các router trên mạng hay để cho phép nối các máy tính người dùng vào
mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
Sơ đồ nối kêt của giao thức PPP
Giao thức PPP được định nghĩa trong RFC (Request For Comments) 1661 và sau đó
được mở rộng thêm bằng các RFC 1662, RFC 1663. PPP thực hiện chức năng phát hiện
lỗi trên dữ liệu truyền, hỗ trợ nhiều giao thức vận hành trên nó, phân phối địa chỉ IP khi
máy tính nối kết vào mạng, kiểm tra quyền đăng nhập và nhiều tính năng khác.
PPP cung cấp 3 đặc tính sau:
Định nghĩa một phương pháp định khung cùng với phương pháp phát hiện lỗi.
81/215
1. Giao thức điều khiển đường truyền cho phép thiết lập kênh giao tiếp, kiểm tra
kênh, thỏa thuận về các thông số truyền tin và xóa kênh truyền khi không cần
thiết nữa. Giao thức này được gọi là giao thức LCP ( Link Control Protocol).
2. Có phương pháp thương lượng về các tùy chọn tầng mạng một cách độc lập với
giao thức mạng được sử dụng. Phương pháp được chọn lựa NCP (Network
Control Protocol) khác nhau cho mỗi giao thức mạng.
Để hiểu rõ về giao thức PPP, ta xét trường hợp quay số nối kết máy tính ở nhà vào mạng
của một ISP.
Đầu tiên máy tính các nhân sẽ quay số thông qua modem đến router của ISP. Router sẽ
tiếp nhận cuộc gọi và một nối kết vật lý được hình thành. Máy tính sẽ gởi một loạt các
gói tin theo giao thức LCP trong một hoặc nhiều khung của giao thức PPP để thỏa thuận
về các thông số mà PPP sẽ sử dụng.
Sau đó một loạt các gói tin của giao thức NCP sẽ được gởi đi để thực hiện cấu hình tầng
mạng. Thông thường máy tính muốn sử dụng giao thức TCP/IP nên nó cần một địa chỉ
IP. Giao thức NCP sẽ gán địa chỉ IP cho máy tính. Từ lúc này, máy tính đóng vai trò
như một máy trên mạng Internet. Nó có thể gởi và nhận các gói tin của giao thức IP.
Khi người dùng kết thúc, NCP xóa đi nối kết của tầng mạng và giải phóng địa chỉ IP của
máy tính để sử dụng cho các máy tính khác nối vào sau đó. Giao thức LCP sẽ xóa nối
kết của tầng liên kết dữ liệu. Và cuối cùng máy tính sẽ yêu cầu modem kết thúc cuộc gọi
(Hang up) và giải phóng nối kết ở tầng vật lý.
Khung của giao thức PPP tương tự như khung của giao thức HDLC, tuy nhiên đây là
khung theo kiểu hướng ký tự. Nó sử dụng kỹ thuật byte độn.
Cấu trúc khung của giao thức PPP
PPP sử dụng byte đặc biệt 01111110 để làm cờ đánh dấu điểm bắt đầu và kết thúc của
khung.
Địa chỉ 11111111 để chỉ rằng tất cả các trạm đều nhận khung. Nhờ đó giao thức LCP
không cần thiết phải đánh địa chỉ cho các trạm.
Trường Control có giá trị 00000011 để biểu thị rằng giao thức không sử dụng cơ chế
báo nhận dựa trên số thứ tự của khung.
Trường Protocol để xác định phần gói tin được chứa đựng trong phần Payload được định
nghĩa bởi giao thức mạng nào. Mỗi protocol đã được qui định một giá trị riêng. Bit đầu
82/215
tiên là 0 được sử dụng cho các giao thức mạng IP, IPX, OSI CLNP, XNS. Kích thước
mặc định là 2 bytes, tuy nhiên giao thức LCP có thể thỏa thuận để sử dụng 1 byte.
Payload là nơi chứa gói tin với chiều dài khác nhau. Chiều dài tối đa mặc định là 1500
bytes, tuy nhiên LCP có thể thỏa thuận để thay đổi.
Cuối cùng là trường checksum dùng để kiểm tra lỗi trong khung.
83/215

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mang_may_tinh_phan_1.pdf