Giáo trình Máy chế biến thực phẩm - Văn Minh Nhựt (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Máy chế biến thực phẩm - Văn Minh Nhựt (Phần 1): ...ích của việc phun hơi là tiêu diệt tất cả các vi sinh vật còn sót lại trong hộp trước khi cho thực phẩm vào, nhờ đó tăng khả năng bảo quản của đồ hộp. Ở cuối quá trình rửa, hộp được sấy khô bằng không khí nóng. Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền gồm một hệ thốn...ực phẩm, các máy phân loại được chia thành hai nhóm: − Nhóm đơn giản: Các máy phân loại thuộc nhóm nầy có nhiệm vụ phân loại hỗn hợp thành hai thành phần theo một dấu hiệu riêng, thí dụ mặt sàng với một loại lỗ (cùng kích thước và hình dạng lỗ), máy chọn theo cỡ hạt, ống phân loại,... − Nhóm...i. Do ống quay đặt hơi dốc nên hạt dài di chuyển dần về đầu - 19 - thấp của ống và rơi ra. Tùy theo vị trí của máng hứng, kích thước của các hạt dài và ngắn được phân riêng sẽ thay đổi. Năng suất và chất lượng làm việc của ống phân loại tăng khi ống dài hơn. Ngoài ra kích thước l cần c...

pdf32 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Máy chế biến thực phẩm - Văn Minh Nhựt (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông thể 
phân loại được 
 - 16 - 
Hình III - 2. Đồ thị phân chia hỗn hợp thành hai cấu tử 
 a- Hai cấu tử không có chung phần tử cùng tính chất 
 b- Hai cấu tử có một phần phần tử cùng tính chất 
 c- Hai cấu tử chung nhau hoàn toàn các phần tử cùng tính 
 chất 
II. CÁC MÁY-THIẾT BỊ PHÂN LOẠI 
II.1 Sàng phẳng 
Sàng phẳng là một loại thiết bị phân loại-làm sạch được sử dụng từ thời cổ. Sàng phẳng có thể là 
công cụ đơn giản làm bằng các loại vật liệu tre trúc hoặc có thể là một máy sàng hiện đại có khả 
năng phân loại chính xác các loại vật liệu rời theo các kích thước khác nhau. 
Nguyên tắc làm việc của sàng phân loại là phân chia khối vật liệu theo kích thước nhờ một bề 
mặt kim loại có đục lỗ hoặc lưới. Vật liệu chuyển động trên mặt sàng và được phân chia thành 
hai loại: 
• Phần lọt qua sàng là những hạt có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ sàng 
• Phần không qua sàng có cỡ lớn hơn kích thước lỗ sàng, do đó sẽ nằm lại trên bề mặt 
của sàng 
Tùy theo yêu cầu vật liệu rời cần phân loại, có thể bố trí các hệ thống sàng gồm nhiều lớp. Thí 
dụ, sàng 2 lớp sẽ phân chia nguyên liệu thành 3 loại kích thước khác nhau, sàng 3 lớp sẽ phân 
chia vật liệu thành 4 cỡ kích thước... Kích của lỗ sàng ở lớp trên lớn hơn ở lớp sàng dưới. 
Quá trình chuyển động sàng giúp cho có quá trình phân loại-làm sạch xảy ra tốt hơn do tạo cơ 
hội để cho hạt tiếp xúc với lỗ sàng. Trong trường hợp làm việc liên tục, sàng được đặt nghiêng 
một góc từ 2 - 7o, hạt sẽ có khuynh hướng di chuyển xuống phía dưới. Quá trình di chuyển như 
vậy giúp cho hạt có kích thước nhỏ sẽ chui qua lỗ sàng. Phần hạt không qua sàng sẽ được hứng ở 
phía đầu thấp của sàng. 
Tùy theo bố trí hệ thống truyền động, chuyển động của sàng có thể khác nhau làm cho chuyển 
động của hạt trên sàng cũng khác nhau. Thông thường sàng được thiết kế sao cho hạt có cả 
chuyển động xuống và lên nhưng với khoảng đi xuống dài hơn khoảng đi lên. 
 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của sàng có thể kể đến là: 
• Diện tích bề mặt sàng, là thông số quan trọng nhất. Diện tích càng lớn, năng suất càng lớn. 
Tổng diện tích lỗ sàng cũng ảng hưởng trực tiếp đến năng suất sàng. 
• Tốc độ chuyển động của sàng. Tốc độ càng lớn, năng suất càng lớn 
• Số vật liệu qua lỗ sàng. Lượng vật liệu nhỏ hơn lỗ sàng càng nhiều, năng suất sàng càng 
giảm do cần nhiều thời gian hơn để tách phần vật liệu nầy. 
Ðối với một sàng đã có sẵn, diện tích mặt sàng và tốc độ chuyển động của sàng hầu như không 
điều chỉnh được, do đó để điều chỉnh khả năng làm việc của sàng, người ta thay đổi lượng nhập 
liệu. 
 - 17 - 
 Hình III - 3. Sơ đồ cấu tạo sàng phẳng 
 Hình III - 4. Hình dạng của một số loại sàng 
II.2 Sàng ống quay 
Sàng ống quay gồm có một ống bằng lưới được truyền động quay với số vòng quay khoảng 5-10 
v/ph. Nguyên liệu cần làm sạch đi ngang qua ống quay hoặc đổ vào bên trong ống. Trường hợp 
đi bên ngoài, vật liệu di chuyển ngang qua ống, phần có kích thước nhỏ hơn lỗ lưới sẽ chui qua 
lưới rơi xuống phía dưới, phần có kích thước lớn không qua lưới được đi ngang qua ống và được 
hứng phía sau. Trường hợp nguyên liệu đổ vào bên trong ống, khi ống quay, phần có kích thước 
nhỏ rới qua lỗ lưới, phần có kích thước lớn di chuyển dọc theo ống đến đầu kia. Vật liệu di 
chuyển từ đầu nầy đến đầu kia được là nhờ ống đựơc đặt nghiêng một góc 2-5o. Năng suất của 
sàng ống quay tuỳ thuộc vào kích thước của ống lưới quay, ống càng lớn năng suất càng cao. Ưu 
điểm của sàng ống quay là cầu tạo đơn giản, làm việc êm, không gây rung động mạnh như sàng 
phẳng, không chiếm nhiều mặt bằng. Nhược điểm là không phân riêng được các hỗn hợp có kích 
thước gần bằng nhau, tỉ lệ sót còn lớn. 
 - 18 - 
Sàng ống quay thường dùng để làm sạch các loại hạt nông sản, tách bụi, cát và các tạp chất lớn, 
rơm, rạ,Thường sàng ống quay được kết hợp nhiều ống và cả quạt hút để làm sạch tốt hơn. 
 Hình III - 5. Máy làm sạch hạt sử dụng sàng ống quay 
 Hình III - 6. Sàng ống quay nhập liệu trong ống 
II.3 Ống phân loại 
Sử dụng rất hiệu quả trong công nghiệp xay xát, dùng phân loại hạt dài và ngắn, thí dụ như phân 
loại tấm ra khỏi gạo. 
Ống phân loại là một ống hình trụ được truyền động quay, làm từ thép tấm mỏng cuộn tròn lại. 
Bề mặt bên trong của ống được tạo các hốc lõm có kích thước chính xác và bằng nhau bằng 
phương pháp dập Bên trong và đồng trục với ống có một vít tải và máng hứng có thể điều chỉnh 
vị trí hứng được bằng các quay máng. Ống và vít tải có thể quay cùng số vòng quay hoặc có thể 
khác nhau. 
Nguyên liệu được đưa vào ở một đầu của ống. Khi quay, hạt sẽ chui vào hốc. Các hạt dài rơi ra 
ngay khi hốc vừa được quay lên. Trái lại, hạt ngắn nằm sâu trong hốc nên rơi ra sau khi ống đã 
quay lên cao. Phần hạt ngắn sẽ rơi vào máng hứng và được vít tải đẩy dọc theo máng ra ngoài và 
rơi theo một đường riêng. Sau một số lần quay, hấu hết hạt ngắn được chuyển lên máng hứng, 
phần còn lại trong ống chỉ là hạt dài. Do ống quay đặt hơi dốc nên hạt dài di chuyển dần về đầu 
 - 19 - 
thấp của ống và rơi ra. Tùy theo vị trí của máng 
hứng, kích thước của các hạt dài và ngắn được 
phân riêng sẽ thay đổi. 
Năng suất và chất lượng làm việc của ống phân 
loại tăng khi ống dài hơn. Ngoài ra kích thước l
cần chính xác và đồng nhất, nếu không rất khó
phân loại.Trong trường hợp quay nhanh, lực ly
tâm quá lớn sẽ làm hạt bám chặt lên thành ống 
làm giảm khả năng phân riêng hoặc đôi khi 
không phân riêng được. 
ỗ 
Ống phân loại thường được chế tạo thành cụm 
gồm 2 ống làm việc nối tiếp nhau, ống trên đổ 
xuống ống dưới. Như vậy cho phép điều chỉnh 2 
ống khác nhau nhằm đạt hiệu suất phân riêng 
cao nhất. Ống phân loại thường được dùng 
phân riêng gạo-tấm sau khi xay xát, cho phép tách hầu hết các hạt gãy ra khỏi khối hạt từ đó có 
thể đấu trộn trở lại để có được hỗn hợp gạo tấm theo đúng tỉ lệ yêu cầu 
Hình III - 7. Ống phân loại hạt ngắn 
II.4 Sàng phân loại thóc gạo 
II.4.1 Sàng phân loại kiểu zig- zag (sàng Pakis) 
Ðây là loại sàng công dụng đặc biệt dùng cho phân loại hỗn hợp thóc gạo sau khi xay. 
Thóc sau khi xay gồm có gạo lức (đã tách vỏ trấu), vỏ trấu và thóc chứa được xay. Vỏ trấu được 
lấy ra nhờ một hệ thống quạt hút hoặc thổi. Gạo lức và thóc được đưa sang sàng phân loại để 
phân riêng. Phần gạo lức tách ra được chuyển sang công đoạn xát tách vỏ lụa, phần thóc chưa 
tách vỏ sẽ được hồi lại công đoạn xay. 
Ưu điểm của sàng zig- zag là tiết kiệm được số lần sàng. Thóc và gạo lức có kích thước 
gần nhau, nếu sử dụng sàng phân loại bình thường rất khó, phải qua hơn 10 lần sàng. 
 - 20 - 
 Hình III - 8. Nguyên lý làm việc của sàng zig-zag 
Nguyên tắc phân loại của sàng zig- zag dựa theo khối lượng riêng và độ nhám bề mặt. Mặt 
sàng là một tấm kim loại phẳng và nhẵn bóng, được đặt hơi nghiêng, góc nghiêng có thể điều 
chỉnh được. Trên mặt sàng có các gờ hình zig- zag lắp song song nhau tạo thành một khe cũng 
có dạng zig-zag. Sàng được truyền chuyển động theo phương vuông góc với các gờ với tần số 
trong khoảng 90-120 lần/phút. 
Hỗn hợp thóc gạo được đổ vào ở giữa sàng. Khi sàng chuyển động, hỗn hợp thóc gạo do 
lực quán tính bị va đập mạnh lên các gờ. Do sự khác biệt về khối lượng riêng và độ nhám, dẫn 
đến hiện tượng phân lớp, gạo có khuynh hướng di chuyển xuống phía dưới thấp, còn thóc được 
đưa lên phía đầu cao. 
 Hình III - 9. Sàng zig zag 
 - 21 - 
Một tầng sàng có nhiều khe, thông thường từ 5 đến 20 khe và mỗi một máy sàng có thể có 
tới 5 tầng sàng song song nhau. Số khe và tầng sàng càng nhiều, năng suất sàng càng lớn. Ðiều 
chỉnh độ phân loại bằng cách điều chỉnh góc nghiêng của sàng. Góc nghiêng càng lớn, thóc càng 
có khuynh hướng di chuyển xuống dưới và ngược lại góc nghiêng nhỏ sẽ làm gạo đi lên phía trên 
cao cùng với thóc. Quá trình điều chỉnh nầy cần tiến hành thường xuyên, thông thường đòi hỏi 
người điều chỉnh có kinh nghiệm. 
Trong thực tế, sàng Pakis thường được điều chỉnh sao cho hoàn toàn không còn thóc theo 
gạo, do đó sẽ có một số lượng khá lớn gạo theo thóc lên phía trên sàng quay lại. Vì vậy, một máy 
xay khác được bố trí để xay riêng cho lượng thóc-gạo hồi lưu. Sau khi xay lượng hồi lưu cũng 
được đưa qua cùng sàng Pakis, như vậy năng suất của sàng theo qui trình nầy phải lớn hơn, tuy 
vậy đây là qui trình có hiệu quả xay đạt cao nhất. 
II.4.2 Sàng khay (sàng giật) 
Sàng khay cũng là sàng dùng để phân riêng hỗn hợp thóc gạo sau khi xay. Nguyên lý làm việc 
của nó dựa lên sự khác biệt khối lượng riêng và hiện tượng phân lớp khi chuyển động giữa thóc 
và gạo. 
Sàng giật được cấu tạo gồm tấm kim loại nhẵn láng có dập các hốc lõm xen kẽ. Kích thước 
và hình dạng của các hốc được thiết kế sao cho khi sàng chuyển động, hốc sẽ tác dụng lực lên 
khối hạt trên mặt sàng. Sàng được đặt nghiêng theo hai chiều sao cho có một góc cao nhất và 
một góc thấp nhất. 
Hỗn hợp thóc gạo được đưa vào ở góc cao nhất. Nhờ vào chuyển động của sàng, thóc bị 
phân lớp và nổi lên trên bề mặt lớp hạt. Do có các hốc nên khi sàng chuyển động lớp gạo sẽ được 
đưa lên phía cao của sàng và lấy ra ở một góc sàng. Lớp thóc nằm trên bề mặt lớp gạo sẽ trượt 
xuống dưới (trượt trên bề mặt lớp gạo), và sẽ di chuyển xuống góc thấp nhất. Giữa góc lấy thóc 
và gạo là vùng hỗn hợp, trong đó gạo còn lẫn thóc và sẽ được đưa trở lại phía trước sàng. Tần số 
chuyển động của sàng thường là 300 lần/phút. Năng suất của một tầng sàng có thể tới 1-1,5 tấn/h 
 Hình III - 10. Đường di chuyển của thóc, gạo trên mặt sàng 
 - 22 - 
Hình III - 11. Nguyên lý hoạt động của sàng khay và đường đi của thóc, gạo trên mặt sàng 
Bề mặt sàng cần phải thật phẳng để bảo đảm quá trình phân loại xảy ra chính xác. Trường 
hợp bề mặt sàng bị gồ, lớp gạo mỏng đi, khi sàng giật cả thóc cũng chạy lên theo gạo và ngược 
lại một phần gạo bị trượt xuống. Ở chỗ lõm, lớp gạo lên dày hơn nên một phần gạo không được 
đẩy lên và sẽ trượt xuống theo thóc. 
* Ưu nhược điểm của sàng giật 
− Do năng suất một lớp sàng nhỏ nên năng suất chung của cả máy sàng có thể từ rất nhỏ đến 
lớn. 
− Cấu tạo nhỏ, gọn, dễ lắp đặt, điều chỉnh. 
− Do có nhiều lớp sàng được bố trí chồng lên nhau nên khó đạt độ đồng nhất cho tất cả các 
lớp. 
 Hình III - 12. Sàng khay với 3 cửa lấy gạo, hỗn hợp và thóc 
II.5 Máy phân cỡ kiểu cáp 
Dùng để phân loại quả theo kích thước. Cấu tạo của máy gồm có 2 dây cáp mắc giữa 4 puli (2 
puli cho mỗi sợi) được lắp sao cho khoảng cách giữa 2 dây cáp càng lúc càng xa hơn. Khi các 
puli quay, dây cáp sẽ chạy đồng thời và cùng tốc độ. Trái cây cần phân cỡ được đặt trên khoảng 
 - 23 - 
hở giữa hai dây cáp, khi cáp chuyển động sẽ di chuyển cùng với cáp. Khi khoảng hở giữa 2 sợi 
cáp tăng dần, các trái có kích cỡ khác nhau sẽ rơi xuống các ngăn chứa được bố trí bên dưới. 
Máy phân cỡ kiểu cáp chỉ sử dụng chủ yếu 
phân cỡ các loại quả lớn, không phân loại các 
loại quả hoặc hạt có kích thước nhỏ. 
Máy phân cỡ nguyên liệu thủy sản (tôm) 
cũng làm việc theo nguyên lý tương tự: hai trục 
hình côn song song quay ngược chiều nhau với 
số vòng quay thấp tạo thành một khe hở có kích 
thước lớn dần. Nguyên liệu cho vào ở đầu khe 
hở nhỏ. Do có độ dốc nên khi trục quay, nguyên 
liệu sẽ trượt dần xuống phía dưới, đến khi khe 
hở lớn hơn nguyên liệu rơi xuống bên dưới. Tuỳ 
vị trí hứng có thể phân làm nhiều cỡ khác nhau. 
Máy được thiết kế có máng dẫn phía trên với hệ 
thống phun nước làm sạch để bảo đảm 
II.6 Máy tách tạp chất sắt 
Tạp chất sắt như bulông, đinh, thép, mạt 
sắt... thường lẫn trong các vật liệu rời, hạt ngũ 
cốc. Sắt thể làm hư hỏng máy móc sản xuất gia 
công chế biến, do đó cần chú ý tách sắt ra nhằm 
hạn chế hư hỏng. 
Ðể tách tạp chất sắt thường sử dụng nam châm vĩnh cữu 
hoặc nam châm điện. Nam chân được lắp trên đường đi của 
nguyên liệu, tạp chất sắt sẽ được giữ lại còn các vật liệu 
khác đi qua. Phần tạp chất nầy được lấy ra định kỳ để bảo đảm khả năng làm việc của nam châm. 
Hình III -13. Máy phân cỡ trái 
cây, thủy sản 
Hình III - 14. Máy tách tạp chất sắt 
 - 24 - 
Hình III - 15. Trống quay tách tạp chất sắt từ 
II.7 Máy tách hạt màu 
Hạt ngũ cốc có màu khác không đặc trưng thường là các hạt không tốt hoặc hư hỏng. Để tách các 
hạt có màu khác thường ra khỏi khối hạt, có thể dùng máy tách hạt màu. Máy tách hạt màu làm 
việc dựa theo nguyên tắc phân biệt hạt màu bằng cảm biến màu của dòng hạt đang trượt trên 
rãnh. Nếu phát hiện hạt có màu khác lạ, một ống thổi khí sẽ thổi hạt màu ra khỏi rãnh và rơi 
xuống máng hứng bên dưới. Máy có thể tách hầu hết các hạt có màu sẫm ra khỏi khối hạt có màu 
sáng. 
Đối với gạo, năng suất máy có thể đạt tới 200 kg/h/rãnh. Thông thường mỗi máy có thể có từ 60-
80 rãnh làm việc đồng thời. 
 Hình III - 16. Nguyên lý tách hạt màu 
 - 25 - 
Chương IV 
ÐỊNH LƯỢNG VẬT LIỆU RỜI 
Trong sản xuất thực phẩm, quá trình đo lường lượng nguyên liệu xác định, định lượng những vật 
liệu bổ sung và thành phẩm có ý nghĩa lớn. Ðịnh lượng phải đảm bảo tiến hành đúng các quá 
trình công nghệ, cách pha trộn đã qui định, phân lượng đúng và chính xác thành phẩm... 
Quá trình định lượng vật liệu rời thường được tiến hành theo 2 cách: 
− Ðịnh lượng liên tục: vật liệu rời được cung cấp liên tục và không đổi theo thời gian. Có 
thể xác định lượng cung cấp bằng cách xác định thể tích hoặc khối lượng vật liệu qua máy trong 
một đơn vị thời gian. 
− Ðịnh lượng từng mẻ: phần lớn là quá trình cân tự động, khi đã nạp đủ lượng đã định, hệ 
thống tự động sẽ đóng đường nạp liệu và tháo lượng sản phẩm trong máy ra. Lượng cung cấp 
được xác định bằng thể tích hoặc khối lượng vật liệu trong một mẻ cân. 
VÍT ÐỊNH LƯỢNG 
Vít định lượng là thiết bị định lượng vật liệu rời với độ chính xác trung bình. Cấu tạo của vít 
định lượng tương tự như một vít tải, tuy nhiên thường có kích thước tương đối nhỏ và không quá 
dài. Khi vít định lượng quay với số vòng quay không đổi, lượng cung cấp cũng không thay đổi 
theo thời gian. Ðể thay đổi lượng cung cấp, tốc độ quay của vít định lượng được điều chỉnh nhờ 
một bộ biến tốc vô cấp. 
Năng suất của vít cấp liệu được xác định theo công thức : 
*
4 1
22
ρψπ ⋅⋅⋅⋅−= CnSdDQ , kg/phút 
trong đó 
D: đường kính ngoài vít xoắn, m 
d : đường kính trong vít xoắn, m 
S: bước vít, m, thường thường S = (0,8÷1) D 
ψ: hệ số nạp đầy ψ = 0,6÷0,8 
 n: số vòng quay của vít xoắn, v/phút 
thông thường n = 40-80 v/ph, khi độ linh động của sản phẩm giảm xuống thì n= 20-40 v/ph. 
Ðể tránh vật liệu tích tụ trong vít định lượng cần phải đảm bảo tỉ lệ : 
 D ≥ [4 - 5]dC
 dC : kích thước lớn nhất của sản phẩm. 
 ρ*: khối lượng riêng xốp của vật liệu, kg/m3
 - 26 - 
Hình IV- 1. Vít định lượng 
Lượng cung cấp của vít định lượng không hoàn toàn đồng đều theo thời gian do cấu tạo của vít 
và tính chất khó chảy thành dòng liên tục của vật liệu rời. Trong thực tế, lượng cung cấp thường 
xác định bằng đo đạc tại chỗ. 
BĂNG ÐỊNH LƯỢNG 
Cấu tạo giống băng tải vận chuyển nhưng ngắn hơn do chỉ dùng để định lượng hơn là vận 
chuyển. Phễu chứa nguyên liệu được lắp phía trên băng giúp cho việc cung cấp được đồng đều. 
Cửa ra của phễu nạp liệu có tấm chắn điều chỉnh diện tích cửa ra để thay đổi lượng cung cấp. 
Dọc theo hai bên băng có lắp thêm tấm chắn khi đó mặt cắt của lớp sản phẩm trên băng là một 
hình chữ nhật, giúp cho quá trình định lượng được chính xác. Lượng cung cấp có thể xác định 
theo công thức: 
 ** ρπρ ⋅⋅⋅⋅⋅=⋅⋅⋅⋅= hkbnDkhbvQ , kg/phút 
trong đó n: số vòng quay puli, v/phút 
 b, h: bề rộng và chiếu dầy lớp vật liệu trên băng, m 
 v: vận tốc chuyển động của băng, m/s 
 D: đường kính puli chủ động, m 
 ρ∗: khối lượng riêng xốp của vật liệu, kg/m3 
 k: hệ số trượt giữa puli và băng 
Ðể có thể tự động hoá quá trình định lượng, một hệ thống cảm biến thường được lắp để nhận biết 
sự thay đổi trọng lượng hoặc thể tích vật liệu trên băng. Khi trọng lượng vật liệu trên băng thay 
đổi, hệ thống cảm biến sẽ làm thay đổi tần số rung của một máy rung cấp liệu đặt ở cửa ra của 
phễu nạp liệu làm thay đổi tương ứng lượng cung cấp hoặc làm thay đổi số vòng quay của puli 
băng tải. 
Hình 3 mô tả một hệ thống cảm biến nhận biết sự thay đổi chiều rộng lớp vật liệu nhờ một chùm 
tia gamma hẹp chiếu từ bên dưới. Cảm biến lắp phía trên nhận biết do dự thay đổi cường độ bức 
xạ gamma khi di xuyên ngang lớp vật liệu, từ đó có thể tính được khối lượng vật liệu cung cấp. 
 - 27 - 
Hình IV- 2. Băng định lượng 
Hình IV- 3. Băng định lượng có máng rung 
 - 28 - 
Hình IV- 4. Đo lượng cung cấp bằng tia gamma 
DĨA ÐỊNH LƯỢNG 
Dĩa hay mâm định lượng là một dĩa quay nằm ngang, bên trên là phễu chứa vật liệu. Trên mặt 
dĩa có thanh gạt cố định, động cơ điện và bộ giảm tốc được bố trí bên dưới. Sản phẩm từ phễu 
chảy xuống dĩa quay, và phần vật liệu tiếp xúc với thanh gạt được lấy ra rơi xuống phía dưới. 
Lương vật liệu định lượng được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển ống tiếp liệu di động phủ bên 
ngoài đoạn ống tháo của phễu chứa hoặc thay đổi vị trí thanh gạt vào sâu hay lùi ra khỏi dĩa 
quay. Ðộng cơ điện làm quay trục thẳng đứng qua cơ cấu truyền động. Năng suất của máy định 
lượng phụ thuộc vào thể tích sản phẩm trên dĩa, vào chiều cao và vị trí đặt ống điều chỉnh và số 
vòng quay của dĩa. Số vòng quay của dĩa trong khoảng vài vòng/phút nhằm tránh không để vật 
liệu bị văng ra do lực ly tâm. 
Hình IV- 5. Dĩa định lượng Hình IV- 6. Trống định lượng 
 - 29 - 
TRỐNG ÐỊNH LƯỢNG 
Là một thiết bị định lượng theo thể tích. Cấu tạo gồm một trống hình trụ đặt nằm ngang, trên bề 
mặt trống có hốc hoặc các ngăn. Trống được truyền động quay với số vòng quay thấp và có thể 
thay đổi được. Phía trên trống là phễu chứa nguyên liệu cần định lượng, phía dưới là ống dẫn 
nguyên liệu ra. 
Khi trống quay, vật liệu trong phễu rơi vào hốc và được mang xuống tháo ra ở phía dưới. Do 
kích thước các hốc là bằng nhau và số vòng quay của trống là cố định nên lượng nguyên liệu 
tháo ra ở phía dưới là không thay đổi. Tùy thuộc vào số vòng quay của trống, nguyên liệu được 
định lượng khác nhau. 
 Ngoài ra còn có loại trống định lượng đặc biệt: 
-Trống trơn: Sử dụng để định lượng nguyên liệu lượng nhỏ, nguyên liệu có kích thước hạt 
nhỏ. 
- Trống có hốc lớn: định lượng nguyên liệu có số lượng lớn (vài trăm kg/giờ) 
Tốc độ vòng của trống từ 0,025 đến 1m/s. Thông thường các trống định lượng thay đổi lượng 
cung cấp bằng cách thay đổi số vòng quay trống nhờ các biến tốc vô cấp hoặc thay đổi số vòng 
quay động cơ bằng bộ biến tần. 
Năng suất trống định lượng có thể tính theo 
 *ρ⋅⋅⋅= VmnQ , kg/phút 
trong đó D: đường kính trống, m 
 n: số vòng quay trống, v/phút 
 m: số hốc trên trống 
 V: thể tích 1 hốc, m3
 ρ∗: khối lượng riêng xốp của vật liệu, kg/m3
Ngoài ra còn có thể tính năng suất định lượng của trống bằng công thức 
 *ρ⋅⋅⋅= kFvQ , kg/phút 
trong đó F : diện tích tiết diện lỗ, m2
 v : tốc độ trung bình của sản phẩm chảy ra qua lỗ, m/s 
 k : hệ số nạp đầy của lỗ ra 
 ρ : khối lượng riêng xốp của sản phẩm, kg/m3
Ðể tính toán tốc độ trung bình của sản phẩm chảy ra có thể lấy bằng tốc độ vòng của thùng. Hệ 
số nạp đầy của lỗ ra k phụ thuộc vào trọng lượng thể tích và thành phần cỡ hạt của vật liệu, trung 
bình lấy k = 0,7. Khối lượng riêng của sản phẩm càng lớn và thành phần của nó đồng đều thì đại 
lượng k càng lớn. 
ĐỊNH LƯỢNG TỪNG PHẦN 
Định lượng từng phần là lấy từng phần vật liệu rời từ khối vật liệu ban đầu, với thể tích hoặc 
trọng lượng của từng phần bằng nhau. Thiết bị định lượng từng phần làm việc gián đoạn theo 
chu kỳ, có thể điểu khiển bằng tay kết hợp với các cơ khí hoặc điều khiển tự động nhờ các hệ 
thống vi xử lý. Hình IV-7 mô tả chu trình làm viêc của một máy định lượng từng phần có bộ 
phần vi xử lý. Giai đoạn đầu là giai đoạn xả nhanh, đến khi đạt 97% trong lượng yêu cầu thi cửa 
 - 30 - 
xả sẽ đóng bớt lại, dòng vật liệu chảy xuống chậm hơn. Khi vừa đủ trọng lượng, cửa xả đóng lại, 
sau đó cửa tháo vật liệu mở ra đổ toàn bộ lượng vật liệu vào bao bì. 
Hình IV- 7. Qui trình định lượng từng phần có điều khiển 
 - 31 - 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_che_bien_thuc_pham_van_minh_nhut_phan_1.pdf