Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại trên cây ngô - Nghề: Trồng ngô

Tóm tắt Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại trên cây ngô - Nghề: Trồng ngô: ...h, nhưng kích thích cơ chế kháng bệnh tự nhiên của cây trồng, nên hạn chế được sự phát triển của bệnh. Phòng ngừa nhiều loài nấm và vi khuẩn hại lúa, rau. Lượng dùng 0,5 - 0,75 kg a.i./ha. Có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu và bệnh khác. - Nhóm thuốc Kháng sinh Kasugamycin (TTM: Bisomi...và ngâm nước ruộng trong một khoảng thời gian để tiêu diệt nhộng còn tồn tại trong đó. Do sâu hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát nên vào những thời điểm đó chúng ta thường xuyên đi kiểm tra và bắt sâu. Dùng bẫy bả chua ngọt khi thấy trưởng thành xuất hiện và nên tiến hành vào cuố.... Bào tử phân sinh chỉ hình thành trong điều kiện độ ẩm cao, nhiều sương, trời âm u, ít nắng gắt và nhiệt độ thấp. Trong điều kiện ẩm độ thấp, trời khô hanh, nhiệt độ cao, có nắng bào tử rất ít hình thành, khả năng sống kém, rất dễ chết không lây lan gây bệnh được. Nấm có thể sinh sản hữu tí...

pdf97 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại trên cây ngô - Nghề: Trồng ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dưỡng cho việc sinh sản, chuột thường di 
chuyển xa hơn để làm tổ gần nơi có thức ăn thích hợp (lúa đòng, lúa chín), đảm 
bảo cho sự duy trì và phát triển của thế hệ sau được thuận lợi. 
- Sự di chuyển để điều chỉnh số lượng quần thể; nếu quần thể đông đặc, 
hiện tượng cạnh tranh xảy ra, chuột sẽ phân tán sang khu vực lân cận, khi khu 
vực này loãng hơn về mật độ (có thể do chiến dịch tiêu diệt đã làm chuột giảm 
đi về số lượng). 
- Di chuyển do bị dồn đuổi khi các yếu tố nơi môi trường cư trú bất thuận 
như cánh đồng bị ngập lụt hay ruộng lúa sau thu hoạch. 
1.2.6. Thiên địch của chuột 
Có khá nhiều loại động vật là thiên địch của chuột cần được bảo vệ để giữ 
cho hệ sinh thái đồng ruộng cân bằng. Cần giáo dục thuyết phục người dân kể cả 
 83
dùng biện pháp hành chính để ngăn chặn việc bắt, giết thịt , buôn bán động vật 
ăn thịt chuột như: mèo, rắn hổ mang bành, rắn hổ ngựa, chăn, chim cú mèo... 
đây là những động vật không gây hại cho con người mà còn giúp hạn chế chuột. 
Người dân cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại cho thiên địch. 
- Khuyến khích mọi người nuôi mèo, chó, trăn vừa là những động vật ăn 
chuột, vừa góp phần làm giảm số lượng chuột thường xuyên trên đồng ruộng. 
- Về mặt nào đó con người cũng được xem như thiên địch của chuột. Nếu 
việc ăn thịt chuột được khuyến khích thì cũng góp phần làm giảm số lượng 
chuột của khu vực. 
1.2.7. Dạng biến động quần thể của chuột 
Sự phát sinh gây hại của chuột phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thức ăn, nơi 
cư trú, nước, thiên địch...song quan trong hơn cả vì thức ăn vẫn là yếu tố quyết 
định đến dạng biến động quần thể của chuột trên đồng ruộng. Số chuột ở đỉnh 
cao trong năm vần thuộc vào số vụ gieo trồng và thường tỷ lệ thuận, nếu trồng 1 
vụ lúa/năm sẽ có 1 đỉnh cao, 2 vụ 2 đỉnh cao, 3 vụ 3 đỉnh cao. Đỉnh cao về số 
lượng chuột thường phát sinh ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và lúa làm đòng, sau 
đó số lượng giảm dần do chuột cái vào hang sinh sản. Đỉnh cao phát sinh của 
chuột sớm hay muộn là tùy thuộc vào thời vụ gieo trồng. Nếu gặp các điều kiện 
thuận lợi (ít mưa, trời ấm...) thì chuột sinh sản thuận lợi, đỉnh cao phát triển tối 
đa, ngược lại nếu gặp điều kiện bất thuận (lũ lụt, mưa nhiều...) đỉnh cao sẽ kém 
hẳn. 
1.3. Biện pháp quản lý 
1.3.1. Thời điểm đánh bắt có hiệu quả 
Việc đánh bắt chuột nên làm thường xuyên, tuy nhiên cần tập trung dồn 
sức mở chiến dịch diệt chuột vào các thời điểm: sau đổ ải, lúa làm đòng, trước 
khi cấy mỗi vụ. Vì đó là những thời điểm chuột mất nơi cư trú (đổ ải), đi tìm 
thức ăn (lúa làm đòng) nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. ở mỗi thời điểm có thể 
lựa chọn biện pháp chính hữu hiệu để diệt trừ chuột. 
Ví dụ: sau khi đổ ải chuột sẽ từ ruộng cày lên bờ mương lớn, gò đống để 
tránh nước. Chúng ta có thể dùng biện pháp thủ công, đặt bả diệt chuột sinh 
học...để diệt chuột. Các biện pháp này có thể diệt chuột tốt hơn vì mật độ chuột 
khá cao, dễ phát hiện và mang lại hiệu quả sử dụng diệt chuột sinh học cao, tăng 
khả năng phòng trừ. 
 84
1.3.2. Các biện pháp diệt trừ chuột 
Việc phòng trừ chuột, hạn chế tác hại của chúng ở mức thấp nhất có ý 
nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, ngăn ngừa dịch bệnh và làm sạch môi 
trường. 
Trên thế giới và ở nước ta có nhiều biện pháp phòng trừ chuột hại sau đây 
là một số biện pháp diệt chuột chủ yếu: 
- Nhóm biện pháp canh tác: 
+ Cơ cấu cây trồng: Xây dựng cơ cấu cây trồng sao cho hạn chế nguồn 
thức ăn, nơi cư trú của chuột hại. Chẳng hạn không nên trồng liên tục cây trồng 
ưa cạn trên một cánh đồng mà luân canh với cây lúa nước để thu hẹp nơi cư trú 
của chuột hại. 
+ Thời vụ gieo trồng: Nên gieo trồng các loại cây gọn trong một thời vụ, thu hoạch 
kịp thời để hạn chế kéo dài nguồn thức ăn, nơi cư trú của chuột. 
+ Vệ sinh đồng ruộng: thường xuyên cắt cỏ bờ, phát quang bụi rậm, hạn 
chế gò đống, thu dọn tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng và sau khi thu 
hoạch... để hạn chế nơi cư trú của chuột. 
+ Kỹ thuật canh tác: hạn chế làm các bờ ruộng cao và rộng, có điều kiện 
ruộng sau thu hoạch xong tiến hành đổ ải... để hạn chế và thu hẹp nơi cư trú của 
chuột hại và tiện lợi khi phòng trừ. 
- Nhóm biện pháp vật lý cơ giới: 
+ Bẫy cơ học: tận dụng tất cả các loại bẫy chuột hiện có như bẫy sập, bẫy 
đập, bẫy dính... 
+ Săn đuổi chuột: dùng chó săn kết hợp với đào hang, xông khói, đổ nước 
dồn chuột để bắt chuột, dồn đuổi quây linon, rung đuổi chuột, dồn vào bẫy để 
bắt chuột. 
 85
Hình 5.18: Một số hình ảnh săn bắt chuột đồng 
+ Dùng rào cản: quây nilon xung quanh bờ ruộng (cao từ 50 - 100cm) để 
ngăn cản sự phá hoại của chuột. 
+ Dùng rào cản kết hợp với bẫy: quây nilon xung quanh ruộng hoặc từ 
ruộng hoang đến ruộng có cây trồng, đặt bẫy hom xen kẽ cách nhau 15m để bắt 
chuột. 
+ Bẫy cây trồng: kết hợp bẫy hom, rào cản với cây trồng sớm để nhử chuột. 
+ Soi đèn kết hợp với vợt để bắt chuột: đây là biện pháp bắt chuột dựa trên 
thị giác kém của chuột. Ban đêm khi chuột di chuyển kém thì có thể đập chết 
hoặc dùng vợt bắt sống. 
+ Bẫy keo dính: dùng keo dính để bẫy chuột, đặt ở nơi chuột hay qua lại 
để bắt chuột. 
- Nhóm biện pháp hóa học: 
Dùng các loại thuốc độc hóa học để diệt chuột, thuốc nhóm này có một số 
loại thuốc như sau: 
+ Nhóm độc cấp tính thường dùng các chất độc như phốt pho kẽm 20% để 
diệt chuột; diệt chuột nhanh, hiệu quả cao ở lần đầu sử dụng; rất độc với người 
và động vật máu nóng; cần phải thay mồi nhử với thuốc để tăng hiệu quả diệt 
chuột. 
+ Nhóm thuốc độc mãn tính (tác động chậm) như Klerat để diệt chuột. 
Dùng với nhóm thuốc này để diệt chuột chết chậm, chuột ít ngán mồi, ít độc hại 
với người và động vật máu nóng so với nhóm độc cấp tính. 
+ Dùng hóa chất xông hơi tổ chuột: có thể dùng đất đèn, lưu huỳnh để 
xông hang, tổ chuột ( từ 100 - 200g/ cục): đổ nước và bịt kín hang bằng đất thịt, 
đất sét, khí đất đèn, lưu huỳnh sẽ giết được chuột. 
- Biện pháp sinh học và thảo mộc: 
 86
+ Khôi phục và bảo vệ các thiên địch của chuột. 
+ Khuyến khích giúp đỡ nông dân nuôi mèo, chăn, rắn... và hạn chế các 
hóa chất độc diệt chuột có thể gây hại cho thiên địch của chuột. 
+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nhân dân không săn bắn, giết mổ các 
thiên địch của chuột như: mèo, trăn, rắn... 
+ Không buôn bán, xuất khẩu các loại thiên địch của chuột. 
- Biện pháp vi sinh vật: dùng vi sinh vật để tạo dịch bệnh truyền nhiễm 
nhân tạo để tiêu diệt chuột. Ưu điểm của biện pháp này là có khả năng diệt 
chuột trên diện tích lớn, tiến hành đồng loạt; an toàn với môi trường, con người 
và động vật; hạn chế đáng kể quần thể chuột hại và mức độ thiệt hại do chuột 
gây ra trong thời gian dài. Nhưng cũng có nhược điểm là giá thành cao, thời 
gian bảo quản ngắn, không gây chết ngay ( thường chết rải rác từ sau 4 - 10 
ngày sử dụng). 
2. Quản lý ốc sên 
2.1. Tác hại 
Cũng như chuột, sên và ốc sên (nhuyễn thể) là những loài động vật gây 
hại cho cây trồng, chúng là những loài đa thực nên có thể phá hoại nhiều cây 
trồng khác nhau, chúng gặm ăn lá cây, thân non... nên làm giảm diện tích quang 
hợp của cây và đặc biệt nguy hiểm khi cây còn nhỏ chúng cỏ thể gặm ăn và làm 
chết cây con. 
2.2. Đặc tính sinh học 
Sên và ốc sên là những động vật không xương sống ( nhuyễn thể), thân 
mềm, xốp, không phân đốt. 
 87
Hình 5.19: Một số loại ốc sên gây hại trên cây ngô ở miền Bắc 
Hình 5.20: Một số loại sên gây hại trên cây ngô ở miền Bắc 
Các loài nhuyễn thể có đầu phát triển, có 2 đôi tua chuyển động thò ra, 
thụt vào phía sau mỗi tua có gắn 1 mắt đỉnh, miệng ở sau chân đôi tua, có răng 
ráp bằng sừng, lưỡi và hàm có tác dụng nghiền nát mô thực vật làm thức ăn 
bằng miệng (ốc sên có vỏ cứng). 
Sên và ốc sên có tuyến nhớt ở sau miệng sinh ra dịch nhầy nhớt để tự bảo 
vệ và dễ dàng di chuyển, chúng có đôi chân thon dài để bò, chúng là sinh vật 
lưỡng tính, mỗi con đều có cơ quan sinh dục đực và cái, lỗ sinh dục sau đầu. Sự 
thụ tinh là kết quả giao phối chéo giữa 2 cá thể. Trứng đẻ ở nơi ẩm ướt như hố 
đất, sau khi nở nhuyễn thể non lớn dần. Sên và ốc sên thường sống ở nơi ẩm 
ướt, có bóng râm để tránh ánh nắng trực xạ làm cơ thể dễ mất nước. Ban ngày 
chúng ít hoạt động, ẩn náu trong bụi cây, bụi cỏ, ban đêm mới bò đi kiếm ăn. 
 88
2.3. Biện pháp quản lý 
Để phòng chống các loại nhuyễn thể gây hại cho cây trồng cần tiến hành 
vệ sinh đồng ruộng, vườn tược, vây bắt ốc sên, tiêu diệt ổ trứng. Trong trường 
hợp số lượng nhuyễn thể lớn có thể dùng thuốc hóa học, thuốc thảo mộc để trừ. 
- Để trừ sên và ốc sên có thể dùng Metandehyd và Methylocarb ở dạng bột 
hay dạng viên bằng cách trộn vào bả hoặc phun dung dịch thuốc lên cây trồng. 
3. Quản lý cỏ dại 
Những loài thực vật mọc hoang dại hoặc mọc lẫn với cây trồng ngoài ý muốn 
của con người, gây tác hại cho cây trồng và đất canh tác được gọi là cỏ dại. Cỏ dại là 
một trong các loài dịch hại trong bảo vệ thực vật. 
3.1. Tác hại của cỏ dại 
Tác hại của cỏ dại rất lớn, chúng làm hỏng kiệt đất canh tác; tranh chấp 
ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nuôi cây trồng; lấn át cây trồng ảnh hưởng xấu 
đến sinh trưởng và phát triển; làm giảm sút năng suất và phẩm chất cây trồng, 
nông sản. Đồng thời nhiều loài cỏ dại còn là ký chủ trung gian mang truyền 
nhiều loại bệnh cây, cũng là nơi sinh sống, ẩn náu qua đông của nhiều loại côn 
trùng hại cây như: chuột, ốc sên...Cỏ dại làm tăng chi phí sản xuất, tốn công lao 
động/ha cây trồng. 
3.2. Đặc điểm sinh học của cỏ dại 
Tùy theo hình thái và đặc điểm sinh học, cỏ dại phân chia thành các nhóm khác 
nhau: cỏ đơn tử diệp và cỏ song tử diệp, cỏ lá rộng và cỏ lá hẹp, cỏ hàng năm và cỏ 
lâu năm, cỏ ưa nước và cỏ ưa cạn, cỏ sinh sản hữu tính (bằng hạt) và cỏ sinh sản vô 
tính, cỏ thân ngầm, cỏ thân bò, cỏ thân hành, cỏ thân rễ... một số loài cỏ dại chủ yếu 
gây hại đáng kể trên ruộng trồng như: 
- Cỏ lá hẹp: lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá đứng mọc 
thành 2 hàng dọc theo thân như: cỏ đuôi phượng, cỏ gừng... 
 Hình 5.21: Cỏ lá tre Hình 5.22: cỏ gà 
 89
Hình 5.23: Cỏ mật 
- Cỏ lá rộng: lá rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau 
nhưng không song song như: rau bợ, rau mác bao, rau xà bông... 
- cỏ lác: là nhóm cỏ có lá mọc thành 3 hàng dọc thân, thân cứng có 3 cạnh 
như: cỏ lác rận, lác mỡ, cỏ cháo... 
Hình 5.24: Cỏ lác 
Ngoài ra còn nhiều loại cỏ khác như: cỏ tranh. Cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu, 
trinh nữ... 
 90
Ảnh 5.25: Cỏ gấu 
3.3. Biện pháp quản lý cỏ dại 
Để phòng trừ cỏ dại triệt để cần kết hợp nhiều biện pháp thủ công cơ giới 
như làm cỏ bằng tay, cắt nhổ cỏ, cầy lật đất, bừa vơ cỏ, các biện pháp hóa học 
sử dụng thuốc trừ cỏ và biện pháp sinh học dùng các loại vi sinh vật ( nấm) gây 
bệnh cho cỏ hoặc dùng côn trùng có ích để diệt cây cỏ. 
Biện pháp thông dụng và có hiệu quả nhanh là biện pháp dùng thuốc trừ cỏ 
an toàn, hợp lý, luân phiên thay đổi loại thuốc dùng. Cần chú ý sử dụng đúng 
thuốc, có loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc có thể diệt trừ được tất cả các loài cỏ, kể 
cả cây trồng như Glyphosan 480 DD, cho nên phải phun trừ cỏ trước khi gieo 
trồng. Phần lớn thuốc trừ cỏ là loại có chọn lọc, chỉ diệt cỏ hoặc một nhóm cỏ dại 
mà không diệt cây trồng. Thuốc Whips 7,5 EW có khả năng diệt cỏ lá hẹp nhưng 
không có khả năng diệt cỏ lá rộng, cỏ lác.ngược lại thuốc Ancon - 750 DD dùng 
chủ yếu diệt cỏ lá rộng, cỏ chác, cỏ lác. Cũng có loại thuốc như butachlore có thể 
diệt được các loại cỏ lá hẹp, cỏ lá rộng. Khi dùng thuốc trừ cỏ cần đặc biệt chú ý 
đến thời hạn sử dụng sao cho đúng lúc, đúng giai đoạn của cây trồng và cỏ. 
Các loại thuốc trừ cỏ hậu này mầm diệt cỏ khi cỏ đã mọc 2 lá non và cỏ 
trên 2 lá trở lên. Ví dụ thuốc Anco - 720 DD diệt các loại cỏ lá rộng. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 1. Câu hỏi: 
 - Trình bày tập tính sinh sống của chuột và biện pháp quản lý? 
 - Trình bày các biện pháp quản lý ốc sên? 
 2. Bài tập thực hành: Quản lý chuột 
2.1. Mục tiêu 
- Về kiến thức: Trình bày được kỹ được quy trình quản lý chuột hại cho ngô. 
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các bẫy, công cụ diệt chuột. 
 91
- Về thái độ: Rèn luyện tính cận thận, tỷ mỉ, chính xác. 
2.2. Nội dung 
2.2.1. Điều kiện thực hiện 
- Địa điểm: Trại trường 
- Dụng cụ, vật tư, thiết bị 
 Giấy linon trắng loại khổ 1m5 - 2m, dây linon để buôc, cọc tre, búa đóng cọc, 
bẫy lồng, bẫy sập, bẫy dính, mồi nhử, cuốc, xẻng, thuổng, rơm khô. 
2.2.2. Trình tự thực hiện 
- Kiểm tra dụng cụ, vật tư, thiết bị 
- Trình tự công việc 
TT Tên công việc Thiết bị dụng cụ 
1 Xác định nơi cư trú của chuột 
2 Quây nilon phòng chuột trắng loại khổ 1m5 - 2m, dây linon để buôc, cọc tre, búa 
đóng cọc 
3 Đào hang bắt chuột cuốc, xẻng, thuổng, rơm khô 
4 Đặt bẫy bắt chuột bẫy lồng, bẫy sập, bẫy dính, mồi nhử 
- Hướng dẫn chi tiết 
Tên công việc Hướng dẫn 
Xác định nơi cư 
trú của chuột 
- Quan sát quanh ruộng ngô (bờ, bụi rậm...) để xác định vị trí 
chuột có thể cư trú. 
- Tìm hang chuột: dùng sào, cây khua để tìm hang, nơi chuột ẩn 
náu. 
Quây nilon phòng 
chuột 
- Cắt nilon có chiều rộng khoảng từ 0,8 - 1m, chiều dài theo 
chu vi của ruộng. 
- Dùng cọc tre cao khoảng 1m2 - 1m5 cắm xung quanh bờ 
 92
ruộng làm giá đỡ cho nilon, khoảng 2 - 3m cắm 1 cọc. 
- Quây nilon theo cọc đã cắm, phủ nilon ra ngoài, cọc ở phía 
trong ruộng, dùng dây buộc để cố định nilon vào cọc, chân 
nilon dùng cuốc kéo đất chèn giữ kín để chuột tránh rúc từ dưới 
đất. 
Đào hang bắt 
chuột 
- Xác định hang có chuột dùng thuổng, cuốc để đào bắt sống. 
Nếu chuột không ra dùng rơm, rạ hun khói ở cửa hang. 
Đặt bẫy bắt chuột Xác định vị trí chuột có thể hay đi lại dùng bẫy lồng, bẫy dính, 
bẫy sập đã gắn mồi nhử đặt vào lúc chiều tối để bẫy chuột. 
C. Ghi nhớ: 
- Biện pháp quản lý chuột hại. 
- Tập tính sinh sống và gây hại của chuột. 
- Biện pháp quản lý ốc sên. 
- Biện pháp quản lý cỏ dại. 
 93
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: 
+ Mô đun quản lý sâu hại trên cây ngô là mô đun chuyên môn nên được bố 
trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03, 04. Đây 
là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các loài sâu hại và 
các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề kỹ thuật sản xuất ngô. 
- Tính chất: 
+ Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề. Yêu cầu 
học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu: 
Sau khi học xong mô đun, sinh viên sẽ: 
- Về kiến thức: 
- Nhận biết được các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cây ngô. 
- Phân biệt các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thường sử 
dụng trong kinh doanh và sản xuất ngô. 
- Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất để quản lý dịch hại theo 
đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; 
- Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc 
trong sản xuất ngô đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 
- Về kỹ năng: 
- Nhận biết được tên từng loại sâu bệnh hại một cách cụ thể, rõ ràng; 
- Đề ra những biện pháp quản lý các sâu bệnh hại một cách hiệu quả về 
kinh tế và an toàn đối với môi trường. 
- Về thái độ: 
- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động 
và bảo vệ môi trường sinh thái. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài Loại Địa điểm Thời gian 
 94
bài 
dạy 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành
Kiểm 
tra* 
MĐ 05-1 
Hóa chất sử 
dụng trong 
quản lý 
dịch hại 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/phòng 
thực hành 
10 4 6 
MĐ 05-2 
Sâu hại ngô Tích 
hợp 
Lớp 
học/đồng 
ruộng 
30 6 22 2 
MĐ 05-3 
Bệnh hại 
ngô 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/đồng 
ruộng 
30 7 21 2 
MĐ 05-4 
Các loại 
dịch hại 
khác 
Tích 
hợp 
Lớp 
học/đồng 
ruộng 
18 3 15 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 90 20 62 8 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Bài thực hành số 1: 
4.1.1. Nguồn lực cần thiết 
 - Địa điểm: phòng thực hành bộ môn. 
 - Dụng cụ, vật tư, thiết bị: 
 Sổ sách, giấy bút ghi chép, máy đo độ ẩm, máy bơm nước, ống dẫn nước, xô, 
thùng, gáo tưới, ô doa. 
4.1.2. Cách thức tổ chức: 
 - Chia lớp thành các nhóm từ 7 - 10 học viên/nhóm. 
 - Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hiện và thực hành mẫu. 
 95
 - Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 
4.2. Bài thực hành số 2: 
4.2.1. Nguồn lực cần thiết 
 - Địa điểm: phòng thực hành bộ môn, trại trường. 
 - Dụng cụ, vật tư, thiết bị: 
Sổ sách, giấy bút ghi chép, thúng, phân chuồng hoai mục, phân vô cơ (đạm, lân, 
kali) ống dẫn nước, xô, thùng, gáo tưới, ô doa, cuốc, xẻng, cào bình phun, phân vi 
lượng. 
4.2.2. Cách thức tổ chức: 
 - Chia lớp thành các nhóm từ 7 - 10 học viên/nhóm. 
 - Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hiện và thực hành mẫu. 
 - Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tính chính xác của việc phân biệt 
chất lượng thuốc bảo vệ thực vật 
So sánh với bản đánh giá chuẩn. 
5.2. Bài 2 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tính chính xác của việc nhận biết 
các loại sâu bệnh hại ngô. 
Đối chiếu với mẫu vật 
Số lượng mẫu vật thu thập sau khi 
điều tra ruộng ngô. 
Kiểm tra mẫu vật 
5.3. Bài 3 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tính hợp lý của việc lựa chọn hình 
thức quản lý chuột. 
Kiểm tra thực tế và đối chiếu với tập tính sinh 
sống và nơi trú ẩn của chuột 
 96
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sự chắc chắn và an toàn của nilon 
ngăn chuột quanh ruộng ngô. 
Kiểm tra thực tế 
VI. Tài liệu tham khảo 
 [1]. Bộ môn cây lương thực (1977), Giáo trình cây lương thực tập II (Cây 
màu), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
[2]. Cao Đắc Điểm (1998), Cây ngô, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
[3]. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam 
2008, Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT. 
[4]. Đinh Thế Lộc (1977), Giáo trình cây lương thực tập II (Cây màu), 
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 
[5]. Hội KHKT Bảo vệ thực vật việt Nam (2005), Tử điển sử dụng thuốc 
BVTV ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội 
[6]. Trần Văn Hai, 2000. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng 
dạy Trường Đại học Cần Thơ. 
 [7]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp. 
[8]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy 
Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. 
 97
BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG HỒ TIÊU 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Bà Trần Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Bà Lê Thị Mai Thoa, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Lê Văn Hải, Trưởng bộ môn Viện nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học 
Nông nghiệp Việt Nam 
 - Ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Toàn Thắng, Gia Lộc, 
Hải Dương./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Nguyễn Viết Thông - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh 
tế Bảo Lộc 
 - Bà Vũ Thị Thủy - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_quan_ly_dich_hai_tren_cay_ngo_nghe_trong_n.pdf
Ebook liên quan