Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc

Tóm tắt Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc: ...ương sẽ rụng hết mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt đậu tương 4.3. Một số chú ý khi thu hoạch đậu tương Tuỳ thuộc vào điều kiện mà có thể thu hoạch đậu tương bằng thủ công hay bằng máy. Phần lớn trong sản xuất đậu tương ở nước ta hiện nay thu hoạch thủ công là chủ yếu. Khi quả chín ...Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con nông dân cần áp dụng quy trình sau để bảo quản đậu tương, lạc: Thu hoạch - làm khô - tách vỏ quả - làm sạch - phân loại - làm khô bổ sung - bảo quản - kiểm tra trong quá trình bảo quản. Do vậy để ... dinh dưỡng của sản phẩm, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán,... Hình 23: Hình ảnh quảng cáo giá trị dinh dưỡng của đậu tương Bước 4: Quyết định về phương tiện truyền thông. - Dựa vào sự phân tích mục tiêu quảng bá, ngân sách dành cho quảng bá, thị trường mục tiêu,.. các nhà quản t...

pdf64 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm - Mã số : MĐ 05 - Nghề: Trồng đậu tương, lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng 
khác nhau. Do vậy với cùng một sản phẩm nhưng mục đích mua sẽ khác nhau. 
- Khi nhu cầu chưa cấp bách thì mục đích mua chưa thôi thúc, khách hàng 
có thể chần chừ, trì hoãn v.v 
2.2. Kỹ năng bán hàng. 
- Marketing là phương thức kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của các doanh 
nghiệp thông qua việc cung ứng vượt mức về các yêu cầu của khách hàng và thự 
hiện tốt việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hơn là chạy theo các phương 
thức cạnh tranh. 
Chức năng của marketing trong kinh doanh: 
 48
- Cung cấp, hấp dẫn, thu hút và thỏa mãn tốt mọi nhu cầu của khách hàng 
tiêu dùng sản phẩm đậu tương, lạc ở mọi thị trường trong và ngoài nước. 
- Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng cuối cùng về các loại sản phẩm đậu 
tương, lạc. 
Các bước trong marketing sản phẩm đậu tương, lạc: 
- Xác định mục tiêu kinh doanh: Các mục tiêu trong sản xuất, kinh doanh 
phải cụ thể, có thể đo lường được và phải thống nhất theo định hướng chiến 
lược. Mục tiêu trong sản xuất kinh doanh có thể là: 
+ Tồn tại lâu dài 
+ Tối đa hóa lợi nhuận 
+ Thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường mục tiêu 
+ Dẫn dắt về chất lượng sản phẩm 
+ Thu hồi vốn nhanh 
- Đưa ra được chiến lược thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu 
Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần làm rõ các vấn đề: 
+ Loại đậu tương, lạc nào sẽ được bán để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 
+ Phương thức thỏa mãn đó là gì 
+ Quy mô tiềm năng của thị trường 
+ Khả năng tiêu thụ và lợi nhuận 
+ Mức độ phù hợp giữa yêu cầu khách hàng và khả năng thỏa mãn nhu 
cầu đó. 
- Đưa ra chiến lược về các loại sản phẩm đậu tương, lạc 
- Đưa ra chiến lược về giá cả các loại đậu tương, lạc 
- Lựa chọn hình thức giao dịch: 
Bán lẻ: 
 49
- Sản xuất đậu tương, lạc ở quy mô nông hộ là sản xuất hàng hóa quy mô 
nhỏ, nếu sản lượng ít hoặc trang trại, doanh nghiệp có đủ các điều kiện và nguồn 
lực để phân phối trực tiếp tới tận người tiêu dùng để không phải tốn các chi phí 
qua các khâu trung gian và tăng thêm thu nhập thì nên tiến hành theo hình thức 
này. Tuy nhiên, chi phí cho vận chuyển hầu như rất ít nhưng chi phí cho bán 
hàng lại cao. Vì vậy trong việc bán lẻ cần phải cân nhắc kỹ về lợi nhuận do bán 
lẻ tăng lên có đủ bù đắp cho chi phí tự vận chuyển và bán hàng hay không. 
Kỹ năng bán hàng phù hợp với bán lẻ: 
+ Kỹ năng giao tiếp 
+ Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm 
+ Hướng dẫn dùng sản phẩm 
+ Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng 
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề. 
Bán sỉ (bán buôn): 
- Đối với các hộ sản xuất lớn, các trang trại,... sản lượng đậu tương, lạc 
thu hoạch lớn, không đủ nguồn nhân lực để phân phối sản phẩm tới người tiêu 
dùng thì nên áp dụng hình thức bán sỉ và ký hợp đồng, có thể là hợp đồng ngắn 
hạn hay dài hạn dưới nhiều hình thức như: hợp đồng bao tiêu sản phẩm không 
có sự ứng trước về vật tư sản xuất, hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm 
2.3. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng 
- Các chương trình chăm sóc khách hàng: 
- Dịch vụ bảo hành, chăm sóc. 
- Dịch vụ kỹ thuật: cung cấp hạt giống đậu tương, lạc; quy trình sản xuất trên 
đồng ruộng; hướng dẫn kỹ thuật. 
- Xử lý khiếu nại của khách hàng. 
- Đo lường thoả mãn của khách hàng. 
 50
- Các dịch vụ tư vấn hướng dẫn chăm sóc và sử dụng sản phẩm. 
- Tổ chức hội nghị khách hàng. 
- Chương trình gởi quà, thiệp chúc mừng (duy trì quan hệ). 
- Tham gia vào các công tác từ thiện để tạo thiện cảm. 
Ý nghĩa của việc chăm sóc khách hàng: 
- Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng đến khách hàng 
- Thể hiện trách nhiệm với sản phẩm đã cung cấp 
- Mong muốn cung cấp sản phẩm có chất lượng cao hơn nữa. 
- Mong muốn thoả mãn khách hàng hơn nữa thông qua việc cải tiến chất 
lượng sản phẩm 
- Nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng 
- Tạo niềm tin nơi khách hàng 
- Giúp khách hàng chăm sóc và sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả nhất 
- Duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện tại/tiềm năng. 
- Mong muốn có sự thừa nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 
Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng: 
1. Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua sản phẩm. 
2. Hướng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh vào khách hàng 
3. Thường xuyên đo lường sự thỏa mãn của khách hàng 
4. Cải tiến liên tục sản phẩm 
5. Xây dựng các chiến lược thỏa mãn khách hàng 
Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng: 
- Khách hàng muốn được báo mau lẹ 
- Khách hàng muốn tin rằng vấn đề sẽ được giải quyết 
 51
- Khách hàng muốn chắc chắn về sự lành nghề của nhân viên trong xử lý 
khiếu nại 
- Khiếu nại phải được xử lý một cách nhã nhặn 
- Nhân viên phải dễ gần và luôn sẵn sàng giúp đỡ 
- Khách hàng muốn biết về khoảng thời gian trung bình để giải quyết 
khiếu nại. 
- Khách hàng muốn được quan tâm, được lắng nghe. 
Các lý do cần phải đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Để biết về sự tiếp nhận của khách hàng 
- Để xác định nhu cầu, mong muốn, yêu cầu và mong đợi của khách hàng 
- Để khắc phục sự khác biệt 
- Để biết được tổ chức mong chờ điều gì khi nâng cao chất lượng dịch vụ 
và sự thoả mãn của khách hàng 
- Để biết công việc diễn ra như thế nào và sẽ đi theo hướng nào 
- Để nắm bắt cơ hội trên thị trường kinh doanh, nhanh chóng tập hợp công 
nghệ tốt nhất để đưa ra được giải pháp thực tiễn 
- Bởi vì nâng cao hiệu quả công việc sẽ tăng lợi nhuận 
Những lợi ích khi đo lường sự thỏa mãn của khách hàng: 
- Tạo cảm giác lập thành tích và hoàn thành công việc, do đó sẽ phục vụ 
tốt hơn 
- Đưa ra tiêu chuẩn thực hiện cơ bản và tiêu chuẩn hoàn hảo để mọi người 
phải phấn đấu 
- Phản hồi ngay lại cho người thực hiện 
- Chỉ ra việc cần làm để nâng cao chất lượng và sự thoả mãn của khách 
hàng cũng như cách thức phải thực hiện 
 52
- Huy động mọi người thực hiện 
3. Hạch toán kinh tế 
- Lợi nhuận chính là kết quả của hoạt động sản xuất đậu tương, lạc mang 
lại. Lợi nhuận chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Nếu kết quả 
này âm (-) nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, ngược lại nếu kết 
quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất có hiệu quả và đã bắt đầu có lãi. 
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của các 
nông hộ, trang trại, doanh nghiệp. Để cung ứng các loại sản phẩm đậu tương, lạc 
cho thị trường, người sản xuất phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác 
trong quá trình hoạt động sản xuất. Người sản xuất luôn cố gắng sao cho các chi 
phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất 
có thể. Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi 
nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ sản xuất mà còn tái đầu tư mở rộng 
sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. Như vậy, việc tối 
thiểu hóa chi phí cũng đồng nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng tối đa hóa 
doanh thu thì chưa chắc đã tối đa hóa lợi nhuận. 
Ước tính lợi nhuận dựa trên việc phân tích giá thành sản phẩm: 
- Định giá ban đầu dựa vào chi phí sản xuất và % lãi suất dự kiến: 
Giá bán dự kiến = Chi phí sx đ.vị sản phẩm x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) 
Trong đó: Tổng CP cố định 
Chi phí sx đ.vị sản phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x 
 Sản lượng s.phẩm 
- Định giá ban đầu cho các sản phẩm đậu tương, lạc dựa vào doanh thu và 
lãi dự kiến: 
 Chi phí sx đ.vị s.phẩm 
Giá bán dự kiến = x (1+% lãi dự kiến trên chi phí) 
 (1+% lãi trên doanh thu) 
 53
 Tổng chi phí cố định 
Chi phí sx đ.vị s.phẩm = Chi phí biến đổi trung bình x 
 Sản lượng s.phẩm 
- Phương pháp định giá dựa vào chi phí hoặc doanh thu và lãi dự kiến thường 
được áp dụng rộng rãi trong các trang trại và các doanh nghiệp kinh doanh nông 
nghiệp nói chung vì các lý do sau: 
+ Tính toán giản đơn, dễ áp dụng 
+ Khi tất cả các nông hộ, trang trại sản xuất thường áp dụng phương pháp này 
thì giá cả sẽ có xu hướng tương tự nhau, giảm thiểu sự cạnh tranh gay gắt về giá 
các sản phẩm đậu tương, lạc 
- Đảm bảo được mức lợi nhuận hợp lý cho vốn đầu tư 
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm: 
- Không tính đến ảnh hưởng của cầu và sự nhận thức về giá của người tiêu 
dùng 
- Gặp khó khăn khi xảy ra sự cạnh tranh về giá trên thị trường 
- Không áp dụng được trong trường hợp mức giá dự kiến của doanh nghiệp 
sẽ không bảo đảm được mức tiêu thụ dự kiến trên thực tế. 
- Định giá trên cơ sở đảm bảo lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư 
- Định giá trên cơ sở phân tích sản lượng hòa vốn 
- Các phương pháp xác định trên đều đưa ra một công thức tính giá cụ thể 
tùy theo mục tiêu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể ứng phó với 
những dự kiến không chính xác về sản lượng cây tiêu thụ hoặc có thể linh hoạt 
hơn trong việc đưa ra các mức giá bán tương ứng với mức sản lượng tiêu thụ 
nhằm đạt lợi nhuận và các mục tiêu như mong muốn, chúng ta có thể sử dụng 
phương pháp phân tích điểm hòa vốn như sau : 
 Chi phí cố định 
Sản lượng bán đạt hòa vốn = 
 Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình 
 54
 Chi phí cố định lợi nhuận m.tiêu 
Sản lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = 
 Giá bán – Chi phí biến đổi trung bình 
- Phương pháp định giá dựa trên phân tích điểm hòa vốn và lợi nhuận mục 
tiêu được sử dụng có hiệu quả khi doanh nghiệp dự đoán chính xác sản lượng 
hoa tiêu thụ. Với phương pháp này chúng ta có thể chọn lựa các mức giá khác 
nhau từ đó ước tính sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận, dự báo điểm hòa vốn rồi 
tiến tới kinh doanh có lãi. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa tính đến độ co 
giãn của cầu so với giá cả. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
Câu hỏi: 
- So sánh ưu, nhược điểm của các công cụ quảng bá sản phẩm đậu tương, lạc? 
Hiện nay, công cụ quảng cáo nào phát huy được nhiều ưu thế nhất, tại sao? 
- Nêu các bước thực hiện chương trình quảng bá sản phẩm đậu tương, lạc? 
- Đánh giá hiệu quả quảng cáo thông qua doanh thu bán hàng như thế nào? 
- Tại sao phải phân tích tâm lý khách hàng? 
- Phân tích các bước trong marketing sản phẩm đậu tương, lạc? 
- Kỹ năng chăm sóc khách hàng sau bán hàng đối với sản phẩm đậu tương, lạc 
có điểm gì khác so với các hàng hóa tiêu dùng khác? 
Thực hành: 
- Tính toán hiệu quả kinh tế 
- Kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng 
C. Ghi nhớ: 
- Các công cụ quảng cáo sản phẩm 
- Các bước thực hiện chương trình quảng cáo sản phẩm 
- Giám sát và đánh giá hiệu quả quảng cáo. 
- Tâm lý khách hàng 
 55
- Marketing sản phẩm 
- Chăm sóc khách hàng sau bán hàng 
Bài 1 
Hạch toán hiệu quả kinh tế sau sản xuất đậu tương, lạc (4 tiết). 
1. Mục đích . 
- Rèn luyện kỹ nămg tính toán. 
- Hạch toán kinh tế để xác định hiệu quả sản xuất. 
2. Yêu cầu. 
- Học viên phải biết và ghi chép đầy đủ những chi phí đầu vào của quá trình sản 
xuất, gồm: 
+ Chi phí giống 
+ Chi phí phân bón 
+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật. 
+ Chi trả công lao động 
+ Chi khác.. 
được trang bị những kiến thức cơ bản về việc phơi sấy đậu tương. 
- Sản lượng đậu tương, lạc sau thu hoạch. 
- Tổng thu sau bán sản phẩm đậu tương, lạc. 
3. Nội dung. 
1. Xác định các chi phí sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công 
lao động...) 
2. Xác định doanh thu. 
3. Hạch toán hiệu quả sản xuất 
4. Báo cáo kết quả thực hành theo mẫu sau. 
Họ và tên:................................................................................................................ 
Lớp:......................................................................................................................... 
Ngày thực hiện:....................................................................................................... 
Địa điểm thực hành:................................................................................................ 
Giáo viên hướng dẫn:.............................................................................................. 
 56
Kết quả thực hành: 
Loại cây trồng Đậu tương Lạc 
Chi phí sản xuất (đầu vào) 
Giống 
Phân bón: Đạm, lân, kali, phân hữu cơ.. 
Thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc trừ sâu, 
bệnh, cỏ dại. 
Trả công lao động 
Chi phí khác 
Doanh thu sau tiêu thụ sản phẩm 
Sản lượng 
Giá bán 
Tổng thu 
Hạch toán hiệu quả kinh tế 
Số tiền lãi 
So sánh với các cây trồng khác 
 57
 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Mô đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm là một mô đun 
chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Trồng 
đậu tương, lạc. Mô đun này được giảng dạy sau mô đun phòng trừ dịch hại, Mô 
đun Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cũng có thể giảng dạy độc lập 
theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng 
thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh về việc quan sát tình 
trạng của cây để xác định thời điểm thu hoạch thuận lợi. Đồng thời chuẩn bị mọi 
điều kiện tốt nhất cho quá trình thu hoạch và bảo quản cũng như tiêu thu sản 
phẩm nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức: 
+ Hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển của cây đậu tương và lạc, đặc 
biệt là giai đoạn chín. 
+ Giải thích được cơ sở của sự biến đổi các hợp chất (dầu, protein) trong 
điều kiện bảo quản không thuận lợi. 
- Kỹ năng: 
 + Quan sát hình thái cây đậu tương, lạc để xác định thời điểm thu hoạch. 
 + Giám định được năng suất đậu tương, lạc trước khi thu hoạch 
 + Kiểm tra được độ ẩm quả, hạt khi bảo quản. 
+ Quan sát được những biến đổi trên quả, hạt đậu tương và lạc trong quá 
trình bảo quản. 
- Thái độ: 
 58
 + Có trách nhiệm đối với quá trình sản xuất vì đây là giai đoạn cuối cùng 
của quá trình sản xuất. 
 + Có ý thức bảo vệ môi trường, biết tận dụng các sản phẩm phụ để sử dụng 
cải tạo đất. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thự
c 
hành
Kiểm 
tra* 
MĐ05-01 Thu hoạch đậu tương, lạc 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Đồng ruộng 24 4 18 2 
MĐ05-02 Bảo quản đậu tương, lạc 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Đồng ruộng 20 4 14 2 
MĐ05-03 Tiêu thụ sản phẩm 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Đồng ruộng 8 4 4 
 Kiểm tra hết mô đun 2 2 
 Cộng 54 12 36 6 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian 
(số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương 
trình mô đun. 
* Đối với các bài thực hành kỹ năng: 
- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng, cơ sở đào tạo. 
- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở 
đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ gieo trồng. 
- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết 
của chương trình mô đun. 
 59
- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu 
cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi 
trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập. 
* Nguồn lực cần thiết: 
- Mô hình sản xuất đậu tương, lạc trên đồng ruộng (1000 m2) để kiểm tra, xác 
định độ chín trước thu hoạch. 
- Sân phơi đậu tương, lạc 
- Dụng cụ thu hoạch, vận chuyển, tách đập hạt đậu tương. 
- Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính 
bảo hộ 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Thu hoạch đậu tương, lạc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Nêu được những căn cứ xác định 
thời điểm thu hoạch đậu tương, lạc 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
2. Nêu và hiểu được những chú ý 
khi thu hoạch lạc 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
3. Hiểu được sự cần thiết phải làm 
rụng lá đỗ tương trước khi thu 
hoạch. Các biện pháp làm rụng lá 
đậu tương trong sản xuất. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
4. Những chú ý khi tách hạt đậu 
tương. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
 60
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chấm điểm theo thang điểm 10. 
5. Tham gia đầy đủ các buổi học lý 
thuyết và thực hành. 
- Chấm điểm chuyên cần 
6. Có điểm và đạt từ yêu cầu trở lên 
đối với các bài kiểm tra 
- Chấm điểm điều kiện 
5.2. Bài 2: Bảo quản đậu tương, lạc 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Hiểu được sự cần thiết phải làm 
khô hạt đậu tương, lạc trước khi bảo 
quản. 
Những chú ý khi phơi xấy hạt đậu 
tương, lạc. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
2. Trình bày được các phương pháp 
bảo quản hạt đậu tương, lạc hiện 
nay trong sản xuất. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
3. Hiểu được sự cần thiết phải kiểm 
tra hạt trong quá trình bảo quản. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
4. Tham gia đầy đủ các buổi học lý 
thuyết và thực hành 
- Chấm điểm chuyên cần 
5. Có điểm và đạt từ yêu cầu trở lên 
đối với các bài kiểm tra 
- Chấm điểm điều kiện 
5.3. Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm 
 61
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Hiểu được sự cần thiết phải 
quảng cáo để giới thiệu sản phẩm 
đậu tương, lạc 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
2. Hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng 
phương thức quảng cáo, giới thiệu 
sản phẩm để lựa chọn phương thức 
tối ưu nhất. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
3. Hiểu được sự cần thiết phải kiểm 
tra hạt trong quá trình bảo quản. 
- Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc 
nghiệm. 
- Kiểm tra kỹ năng thực hành 
- Chấm điểm theo thang điểm 10. 
4. Tham gia đầy đủ các buổi học lý 
thuyết và thực hành 
- Chấm điểm chuyên cần 
5. Có điểm và đạt từ yêu cầu trở lên 
đối với các bài kiểm tra 
- Chấm điểm điều kiện 
VI. Tài liệu tham khảo 
 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình cây đậu tương. NXB Nông nghiệp, 
Hà nội, 2007. 
2. Cục khuyến nông và khuyến lâm, sổ tay khuyến nông, Kỹ thuật trồng 
đậu tương, trồng lạc, NXB Nông nghiệp, 2005 
3. Hoàng Thị Thanh Nhàn (chủ biên), Giáo trình cây công nghiệp, 
ĐHNNI Hà Nội, 1996 
4. Phạm Văn Thiều. Cây đậu tương. Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm. 
NXB Nông nghiệp, 2000. 
 62
5. www. vnast.gov.vn 
 63
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Tuấn Điệp - Trưởng phòng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
4. Các ủy viên: 
 - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc 
Giang 
 - Ông Nguyễn Viết Thông - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Công 
nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 
 - Bà Nguyễn Thị Tiến - Phó trưởng phòng, Phòng Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn Hiệp Hoà, Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Lê Trung Hưng, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Nguyễn Tiến Huyền, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Hoàng Văn Niên, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Lương Sơn./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_thu_hoach_bao_quan_va_tieu_thu_san_pham_ma.pdf