Giáo trình môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa - Mã số: MH 01 - Nghề: Nhân giống lúa

Tóm tắt Giáo trình môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa - Mã số: MH 01 - Nghề: Nhân giống lúa: ...i phí, nhanh chóng chọn tạo ra được các giống lúa có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn. - Đầu tư thích đáng cho công tác giống; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cơ sở chọn tạo giống có uy tín, có năng lực như cơ quan nghiên cứu của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, các công t... ngập lụt kéo dài. - Lúa sống trong điều kiện nhiệt độ cao, bức xạ chiếu sáng lớn. - Do tác động của sấm sét, các tia vũ trụ, các tia phóng xạ trong môi trường sống tự nhiên... Các dạng hình mới sinh ra này lại có thể dẫn đến gây lẫn giống cơ giới và lẫn sinh học rất nguy hiểm. Vì vậy, c...ào nhân cùng kỳ. Ví dụ: Khối lượng hạt giống lúa thu được sau một vụ nhân là 4000kg/ha; khối lượng hạt giống ban đầu đem gieo để nhân là 160kg/ha. Như vậy hệ số nhân giống sẽ là: 4000kg/160kg = 25 lần. Hệ số nhân càng cao càng có lợi, vì: một là nhanh chóng tạo ra được một khối lượng hạt ...

pdf81 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa - Mã số: MH 01 - Nghề: Nhân giống lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á, thế lá. 
4 Xác định các chỉ tiêu khác còn lại 
- Ở mỗi điểm, lấy ngẫu nhiên 5 khóm/điểm 
- Tiến hành đo, đếm các chỉ tiêu: số lá; số bông; 
số hạt; cao cây. Kết quả là số bình quân cho từng 
chỉ tiêu chung cho 1 điểm (mẫu 1) 
 69
5 Tính toán kết quả 
- Cộng kết quả điều tra từng chỉ tiêu ở 5 điểm, 
chia cho 5 để lấy kết quả bình quân cho cả ruộng. 
- Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo 
theo công thức đã nêu ở mục 3. 
- Dự đoán năng suất lý thuyết bằng cách tính theo 
theo công thức đã nêu ở mục 3. 
6 Viết báo cáo kết quả thực tập. 
- Trình bày kết quả tính toán các chỉ tiêu (ghi theo 
mẫu 2). 
- Nhận xét về tình hình sinh trưởng, phát triển của 
ruộng lúa giống: tốt/trung bình/sấu (kém) 
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động. 
7 Kết thúc buổi thực tập 
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện 
bài thực tập đến từng nhóm học viên 
- Thu dọn và vệ sinh dụng cụ, địa bàn thực tập. 
Mẫu 1: Kết quả điều tra các chỉ tiêu ở các điểm 
Nhóm thực tập số: 
Giống lúa:.................Cấp giống:..............................Ruộng số:.......................... 
Ngày kiểm tra:............tháng.............Năm......................... 
Chỉ tiêu Khóm số 1 
Khóm 
số 2 
Khóm 
số 3 
Khóm 
số 4 
Khóm 
số 5 TB/khóm 
1. Điểm điều tra số 1 
- Số lá bình quân/khóm 
- Cao cây 
- Số khóm/m2 
- Số bông/ khóm 
- Số hạt/bông 
- Màu sắc lá VD: xanh đậm 
 70
- Thế lá VD: đứng 
- NSLT 
- HSNG 
2. Điểm điều tra số 2 
.......... 
5. Điểm điều tra số 5 
Từ số liệu điều tra thua được của từng điểm ghi ở bảng 1, tính toán và 
ghi kết quả vào mẫu bảng biểu 2 sau: 
Mẫu 2: Kết quả điều tra các chỉ tiêu 
Nhóm thực tập số: 
Giống lúa:.................Cấp giống:..............................Ruộng số:.......................... 
Ngày kiểm tra:............tháng.............Năm......................... 
Chỉ tiêu 
Điểm 
số 1 
Điểm 
số 2 
Điểm 
số 3 
Điểm 
số 4 
Điểm 
số 5 
Trung 
bình 
- Số lá bình quân/khóm 
- Cao cây 
- Số khóm/m2 
- Số bông/ khóm 
- Số hạt/bông 
- Màu sắc lá VD: xanh đậm 
- Thế lá VD: đứng 
- NSLT 
- HSNG 
5. Nhận xét: 
 Nhóm học viên đưa ra những nhận xét tập trung vào các nội dung sau: 
- Tình hình sinh trưởng, phát triển của giống lúa trên đồng ruộng. 
 71
- Mức độ nhiễm sâu bệnh (nhiều/ít, nặng/nhẹ/trung bình theo cảm nhận). 
- Mức độ cỏ dại (nhiều/ít/trung bình theo cảm nhận). 
- Năng suất lý thuyết (cao/thấp so với giống gốc) 
- Hệ số nhân giống (cao/thấp) 
5. Các lỗi thường gặp và cách phòng ngừa: 
TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa 
1 
Chuẩn bị dụng cụ, học liệu thiếu, 
không đúng chủng loại, không sử 
dụng được hoặc sử dụng không 
đảm bảo độ chính xác 
Căn cứ vào nội dung bài thực hành, 
gợi ý của giáo viên trong bảng phát 
tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính 
xác các dụng cụ và học liệu cần thiết 
2 Chọn cây yêu tú điển hình thiếu chính xác 
- Căn cứ vào bảng mô tả các tính trạng 
đặc trưng để lựa chọn cho chính xác 
- Làm theo đúng hướng dẫn của giáo 
viên về cách xác định các chỉ tiêu 
3 Làm lẫn cây và hạt của các cá thể được chọn lọc ra 
- Cẩn thận, tập trung vào công việc 
- Khi thu hoạch để riêng sản phẩm của 
từng cá thể vào túi, đánh dấu, ghi số 
4 Tính toán nhầm kết quả Cẩn thận, tập trung vào công việc 
6. Kiểm tra đánh giá kết quả 
 Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên 
thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành 
kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên theo các nội dung được ghi trong bản 
hướng dẫn công việc. 
BÀI SỐ 3 
Khử lẫn trên ruộng nhân giống lúa nguyên chủng 
1. Mục tiêu: 
 Sau khi học xong bài thực hành học viên có khả năng: 
 - Xác định được thời điểm cần tiến hành khử lẫn trên ruộng lúa giống. 
 - Thực hiện được các khâu kỹ thuật trong việc khử lẫn giống trên ruộng 
lúa giống; đảm bảo độ thuần ruộng giống đạt tiêu chuẩn quy định. 
 72
2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, học liệu: 
- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành được tổ chức tại thực địa, 
trên khu ruộng giống SNC của một cơ sở sản xuất và nhân giống lúa. 
- Dụng cụ: 
+ Bộ quần áo bảo hộ lao động 
+ Liềm, soạt, bao tải để cắt bỏ, chứa đựng và tiêu hủy cây lẫn giống, cây 
khác dạng, cỏ dại 
- Học liệu: Bản mô tả các đặc trưng cơ bản của giống 
3. Phương pháp tiến hành: 
- Giáo viên nêu các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài thực hành 
- Giáo viên hướng dẫn, làm mẫu: 
+ Cách nhận biết, cách mô tả các đặc điểm, tính trạng đặc trưng của giống 
+ Xác định thời điểm và số lần khử lẫn: trên ruộng lúa giống tối thiểu 
phải tiến hành khử lẫn 3 lần vào các thời điểm: thời kỳ lúa đứng cái làm đòng; 
thời kỳ ngay sau trổ cờ tung phấn; thời kỳ trước thu hoạch 2 – 3 ngày. 
+ Cách nhận biết và loại bỏ các cây không đúng giống, cây khác dạng, cỏ dại 
- Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hướng dẫn cho 
nhóm học viên thực hiện các nội dung công việc theo bản hướng dẫn. 
4. Bản hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc 
TT Bước công việc Yêu cầu cần đạt và phương pháp tiến hành 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, học liệu nêu trên. 
2 
Nghiên cứu đặc điểm 
cây đúng giống 
Các nhóm nghiên cứu bản mô tả đặc điểm cây 
đúng giống do giáo viên phát. Yêu cầu nhận biết 
được cây đúng giống 
3 
Phân chia khu vực 
ruộng giống cho các 
nhóm 
- Căn cứ vào diện tích khu ruộng giống và số 
nhóm học viên; giáo viên phân chia khu vực 
ruộng giống cho từng nhóm, đảm bảo học viên 
có thể hoàn thành theo thời gian quy định. 
4 Tiến hành khử lẫn - Trong diện tích được phân công, từng người 
trong nhóm lần lượt đi kiểm tra hết tất cả các 
hàng, băng lúa trên ruộng. Nhổ bỏ hoặc cắt hủy 
bỏ các cây không đúng giống, cỏ dại 
- Yêu cầu không sót cây khác giống, cỏ dại. Không loại 
bỏ nhầm cây đúng giống. Độ thuần, độ sạch sau khử lẫn 
đạt ≥ 99,9, không còn cây bị sâu bệnh. 
 73
 - Từng nhóm sinh viên viết báo cáo thu hoạch kết quả thực tập 
5. Các lỗi thường gặp và cách phòng ngừa: 
TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa 
1 Chuẩn bị dụng cụ, học liệu thiếu, 
không đúng chủng loại, không sử 
dụng được hoặc sử dụng không 
đảm bảo độ chính xác 
Căn cứ vào nội dung bài thực hành, 
gợi ý của giáo viên trong bảng phát 
tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính 
xác các dụng cụ và học liệu cần thiết 
2 Xác định sai cây khác giống, 
hoặc xác định không đúng cây 
đúng giống 
- Căn cứ vào bảng mô tả các tính trạng 
đặc trưng để lựa chọn, xác định cho 
chính xác 
3 Không loại bỏ hết cây khác 
dạng, khác giống, cỏ dại 
Kiểm tra kỹ trên tất cả các hàng, băng 
cây trên toàn bộ diện tích. 
6. Kiểm tra đánh giá kết quả: 
Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên 
thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành 
kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên theo các nội dung được ghi trong bản 
hướng dẫn công việc và kết quả trả lời các câu hỏi thêm như: Tiêu chuẩn của 
ruộng giống và cấp hạt giống lúa SNC? Tại sao phải tiến hành khử lẫn cho 
ruộng giống? 
BÀI SỐ 4 
Quy trình nhân hạt giống lúa thuần xác nhận 
 Do khuôn khổ thời gian của khóa đào tạo có hạn, nên phần thực hành 
không thể thực hiện trọn vẹn nội dung các khâu công việc của toàn bộ quy trình 
như đã giới thiệu trong phần lý thuyết. Tùy điều kiện cụ thể và khả năng sẵn có 
mà giáo viên lựa chọn và quyết định nội dung bài thực hành gồm một hoặc vài 
khâu công việc trong quy trình cho phù hợp. 
 Trong bài này giới thiệu nội dung thực hành gồm 3 khâu công việc: (1) 
chuẩn bị đất ruộng cấy lúa giống; (2) bón phân lót; (3) cấy lúa giống. 
1. Mục tiêu: 
 Sau khi học xong bài thực hành học viên có khả năng: 
 74
 - Liệt kê được các khâu công việc và trình tự các bước thực hiện trong 
quy trình sản xuất nhân hạt giống lúa xác nhận. 
 - Chuẩn bị được đất ruộng cấy và cấy lúa giống đảm bảo ruộng lúa giống 
đạt tiêu chuẩn đúng theo quy định. 
2. Chuẩn bị địa bàn, dụng cụ, vật liệu, học liệu: 
- Quá trình thực hiện nội dung bài thực hành được tổ chức tại thực địa, trên 
diện tích đất sản xuất lúa giống. 
- Dụng cụ: 
Bộ công cụ và phương tiện để thực hiện các khâu công việc: làm đất, bón 
phân lót, vận chuyển mạ và cấy. 
- Vật liệu: 
+ Mạ giống đã đủ tiêu chuẩn cấy 
+ Các loại phân dùng để bón lót trước khi cấy 
+ Thuốc trừ cỏ 
- Học liệu: 
Bản hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa 
thuần cấp xác nhận 
3. Phương pháp tiến hành: 
- Giáo viên nhắc lại các kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài 
thực hành; những yêu cầu cần đạt được của các khâu công việc. Phát bản 
hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa thuần cấp xác 
nhận và bản hướng dẫn chi tiết thực hiện nội dung của bài thực hành. 
- Giáo viên hướng dẫn, làm mẫu: 
+ Cách nhận biết, cách tính toán, phối trộn các loại phân dùng để bón lót. 
+ Xác định lượng diện tích mạ giống tương ứng cần để cấy hết cho diện 
tích ruộng cấy. 
+ Mật độ, khoảng cách và kỹ thuật cấy 
- Tiến hành chia nhóm thực tập; mỗi nhóm từ 4 – 5 học viên; hướng dẫn cho 
nhóm học viên thực hiện các nội dung công việc theo bản hướng dẫn. 
 75
4. Bản hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc 
TT Bước công việc Yêu cầu cần đạt và phương pháp tiến hành 
1 Chuẩn bị dụng cụ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, học liệu như đã nêu ở 
phần trên. 
2 Nghiên cứu, thảo 
luận quy trình và 
kỹ thuật thực hiện 
các khâu công việc 
- Các nhóm nghiên cứu bản hướng dẫn thực hiện 
quy trình kỹ thuật sản xuất nhân giống lúa thuần 
cấp xác nhận và bản hướng dẫn chi tiết thực hiện 
nội dung của bài thực hành. 
3 Phân chia khu vực 
ruộng cấy cho các 
nhóm 
- Căn cứ vào diện tích khu ruộng và số nhóm học 
viên; giáo viên phân chia khu vực ruộng cho từng 
nhóm học viên thực hiện. 
4 Tiến hành làm đất ruộng cấy 
- Yêu cầu làm đất ruộng cấy phải: tầng đất mặt có 
độ sâu 10 -15cm nhuyễn; mặt ruộng bằng phẳng; 
không còn cỏ dại; đảm bảo mực nước theo quy định 
5 Bón phân lót 
- Tính và cân đúng, đủ lượng, đúng dạng phân và tỷ 
lệ các loại phân cần bón lót. 
- Bón phân phải đều khắp trên mặt ruộng; phân hữu 
cơ (phân chuồng) phải được rải tơi đều, không để 
dồn cục. 
6 Phun thuốc trừ cỏ Chọn đúng loại cần thuốc sử dụng; phun đúng nồng độ, liều lượng; phun đều khắp trên mặt ruộng 
7 Nhổ mạ, chuyển tới ruộng cấy 
- Tính đúng lượng mạ cần sử dụng 
- Không làm dập nát gây thương tích cho mạ 
8 Cấy 
- Cấy theo băng, thẳng hàng 
- Đúng khoảng cách, mật độ, đúng độ sâu 
- Số dảnh/khóm phải thống nhất, đồng đều trên toàn 
bộ diện tích theo quy định (tùy theo điều kiện cụ thể 
mà cấy 1 hoặc 2 dảnh/khóm) 
9 Vệ sinh đồng ruộng 
- Ruộng giống sau cấy phải gọn gàng, đẹp mắt, 
khóm lúa cấy ngay hàng thẳng lối; không còn cỏ 
dại, gọn gàng. 
 - Từng nhóm sinh viên viết báo cáo thu hoạch kết quả thực tập 
 76
5. Các lỗi thường gặp và cách phòng ngừa: 
TT Lỗi/sai sót Cách phòng ngừa 
1 
Chuẩn bị dụng cụ, học liệu 
thiếu, không đúng chủng loại, 
không sử dụng được hoặc sử 
dụng không đảm bảo độ chính 
xác 
Căn cứ vào nội dung bài thực hành, 
gợi ý của giáo viên trong bảng phát 
tay để chuẩn bị đầy đủ, hợp lý, chính 
xác các dụng cụ và học liệu cần thiết 
2 Làm đất ruộng cấy chưa đạt yêu cầu 
- Phải làm lại 
3 Bón phân lót không đều 
- Chọn và sử dụng phân hữu cơ (phân 
chuồng) hoai mục; Làm tơi trước khi 
bón 
- Nếu lượng phân khóa ít có thể trộn 
thêm đất bột khô để bón cho đều 
4 Cấy không đúng mật độ, 
khoảng cách; không thẳng 
hàng 
- Cấy thử một băng, một phần diện 
tích nhỏ, quan sát, tính toán điều chỉnh 
khoảng cách cấy để đảm bảo mật độ 
làm mẫu để cấy trên toàn bộ diện tích 
- Căng dây để cấy cho thẳng hàng 
6. Kiểm tra đánh giá kết quả: 
Trên cơ sở quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các khâu công việc trên 
thực địa và bản báo cáo kết quả thực hành của học viên, giáo viên tiến hành 
kiểm tra, đánh giá kết quả của học viên theo các nội dung được ghi trong bản 
hướng dẫn thực hiện công việc và kết quả trả lời các câu hỏi thêm như: Tiêu 
chuẩn của ruộng giống và cấp hạt giống lúa XN? Các bước thực hiện các khâu 
công việc trong quy trình sản xuất nhân hạt giống lúa thuần cấp xác nhận. 
 77
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC 
- Vị trí: 
 Môn học được bố trí giảng dạy đầu tiên để người học có được những 
kiến thức cơ bản, làm cơ sở để tiếp thu các môn học khác trong chương trình 
đào tạo nghề nhân giống lúa. 
- Tính chất: 
+ Là môn học gắn liền với thực tế sản xuất của nghề nhân giống lúa. 
+ Phần thực hành chủ yếu tập trung vào nội dung của các phương pháp 
và quy trình kỹ thuật nhân giống lúa. 
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC 
 Sau khi học xong môn học này, học viên có khả năng: 
- Đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố giống trong việc nâng 
cao năng suất, chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nghề trồng lúa. 
- Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bộ giống lúa trong sản xuất ở 
địa phương. 
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và thực 
hiện được các biện pháp khắc phục hiện tượng này. 
- Lựa chọn được các phương pháp nhân giống lúa phù hợp với điều kiện 
và đặc điểm cụ thể của từng địa phương. 
- Thực hành được các thao tác, các bước trong quy trình kỹ thuật nhân 
giống lúa theo các phương pháp đã lựa chọn. 
III. NỘI DUNG MÔN HỌC 
Số 
TT Tên các chương, mục 
Thời gian (giờ) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
1 Bài mở đầu: Vai trò của giống và công 
tác nhân giống lúa ở nước ta hiện nay 2 2 
2 Một số vấn đề cơ bản trong nhân 
giống lúa 
6 5 1 
3 Chương 2: Hiện tượng thoái hóa 
giống lúa và biện pháp khắc phục 10 5 4 1 
4 Chương 3: Các phương pháp và kỹ 
thuật nhân giống lúa 28 8 18 2 
 Kiểm tra hết môn 2 2 
 Cộng 48 20 23 5.0 
 78
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH 
* Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời 
gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của 
chương trình môn học. 
* Đối với các bài thực hành kỹ năng: 
- Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng nhân giống, trong lớp học. 
- Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở 
đào tạo. 
- Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung 
chi tiết của chương trình môn học. 
- Các nguồn lực chính để thực hiện: 
+ Ruộng lúa giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận 
+ Hạt thóc giống các cấp của một số giống lúa đang được trồng phổ biến 
tại địa phương cơ sở đào tạo. 
+ Bộ dụng cụ dùng để kiểm tra chất lượng giống ngoài đồng. 
+ Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. 
+ Dụng cụ làm đất 
+ Máy tính cầm tay 
- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo 
viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn 
được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). 
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Chọn điểm, chọn cây điều tra đúng - Giáo viên quan sát đánh giá từng nhóm 
trong quá trình thực hiện 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
Kiểm tra các chỉ tiêu đúng phương 
pháp 
Ghi chép số liệu và tính toán số 
liệu đúng theo biểu mẫu 
- Giáo viên đánh giá biểu mẫu và kết 
quả báo cáo của các nhóm thực tập 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
Làm đầy đủ báo cáo kết quả thực 
tập 
 79
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đúng 
chủng loại, sử dụng được 
- Giáo viên kiểm tra cụ thể dụng cụ của từng 
nhóm đã chuẩn bị. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10. 
- Chọn ruộng, điểm, mẫu điều tra 
đúng nguyên tắc, đúng phương 
pháp theo quy định. 
- Giáo viên quan sát đánh giá từng nhóm 
trong quá trình thực hiện 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10. 
Kiểm tra các chỉ tiêu đúng phương 
pháp 
- Giáo viên quan sát đánh giá từng nhóm 
trong quá trình thực hiện 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10. 
Ghi chép số liệu và tính toán số 
liệu đúng theo biểu mẫu 
- Giáo viên đánh giá biểu mẫu và kết quả báo 
cáo của các nhóm thực tập 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10. Làm đầy đủ báo cáo kết quả thực tập 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đúng 
chủng loại, sử dụng được các dụng 
cụ để khử lẫn giống 
- Giáo viên kiểm tra cụ thể dụng cụ của 
từng nhóm đã chuẩn bị. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá ruộng giống sau khi 
được khử lẫn. Yêu cầu không được 
bỏ sót cây khác giống, cỏ dại hoặc 
loại bỏ nhầm cây đúng giống. Độ 
thuần, độ sạch ruộng giống sau 
khử lẫn phải đạt từ 99,9% trở lên, 
không còn cây bị sâu bệnh. 
- Giáo viên kiểm tra cụ thể ruộng giống 
sau khi khử lẫn của từng nhóm. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
 80
5.3. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đúng 
chủng loại, sử dụng được. 
- Giáo viên kiểm tra cụ thể dụng cụ của 
từng nhóm đã chuẩn bị. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá đất ruộng cấy: nhuyễn, 
bằng phẳng, sạch cỏ, đúng mức 
nước theo quy định. 
- Giáo viên kiểm tra cụ thể ruộng ruộng 
trước khi cấy. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá việc cuẩn bị và bón 
phân lót: đúng lượng, đúng tỷ lệ, 
loại phân bón. Trộn đều, bón đều 
khắp trên ruộng. 
- Giáo viên quan sát đánh giá từng nhóm 
trong quá trình thực hiện 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
- Đánh giá ruộng cấy: đúng mật 
độ, khoảng cách; thẳng hàng theo 
thiết kế; ruộng cấy gọn gàng, sạch 
sẽ, đẹp. 
- Giáo viên kiểm tra đánh giá từng ruộng 
cấy của nhóm thực tập. 
- Đánh giá bằng điểm số theo thang 
điểm 10. 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- ĐHNN Hà Nội (2005), Giáo trình. Chọn giống cây trồng. 
- Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Giáo trình cây lúa, ĐH Cần Thơ 
- Đỗ Ánh (2001), Sổ tay trồng lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội 
- Nguyễn Minh Hiển. (2000) Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục Hà Nội. 
- Nguyễn Văn Hoan (2005), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB 
Nông nghiệp Hà Nội. 
- Nguyễn Văn Hoan (2005), Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB 
Nông nghiệp Hà Nội. 
- Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan (2007). Giáo trình sản xuất giống và 
công nghệ hạt giống, ĐHNN Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
- Trần Minh Tâm (2004), Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, 
NXB Nông nghiệp Hà Nội. 
- Lê Duy Thành (2011). Bài giảng giống cây trồng, Đại học Nông Lâm 
Bắc Giang. 
- Trần Ngọc Trang (2000), Sản xuất hạt giống nguyên chủng, NXB Nông 
nghiệp Hà Nội. 
 81
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
Lâm 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
4. Các ủy viên: 
- Ông Trần Thế Hanh, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Lê Duy Thành, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm 
 - Ông Vũ Trí Đồng, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
- Ông Nguyễn Tiến Huyền - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp Nam Bộ 
 - Ông Trần Văn Cầm - Trưởng trại lúa giống Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, 
Tiền Giang 
 - Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_phuong_phap_va_ky_thuat_nhan_giong_lua_ma.pdf
Ebook liên quan