Giáo trình môn Thiết bị điện

Tóm tắt Giáo trình môn Thiết bị điện: ... Trong các công thức đưa ra ở trên là hệ số điện môi tương đối của một lớp vật liệu cho trước hoặc là giá trị trung bình của hệ số điện môi tương đối của nhiều lớp vật liệu. Điện trường cho phép trong các khe hở không khí d trong chất điện môi được ...n dòng: t 3 . 10 -3 sec. Hằng số thời gian mạch hồ quang tải: t = 25.10 -3 sec. Dự trữ điện áp nguồn: = Uh / U0 = 1,1. Dao động dòng điện khỏi giá trị định mức không vượt quá 3% và thời gian dao động không vượt quá 15 sec. Hình 6.7: trình bày sơ đồ điện... Toàn bộ quá trình phát laser diễn ra trong hai giai đoạn như được mô tả trong (H.9.2). Ba đường ngang trong hình biểu diễn ba mức năng lượng của vật chất, các mũi tên biểu diễn khả năng chuyển đổi của chúng. Nếu tác động lên các nguyên tử kích...

pdf169 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình môn Thiết bị điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dụg rộng rãi trong việc chế tạo 
các bộ biến đổi. 
Bộ biến đổi từ giải bao gồm mạch từ ghép từ các tấm mỏng, trên đó có 
quấn cuộn dây kích thích trường điện từ tần số cao. Ở hiệu ứng từ giảo, chiều 
biến dạng của mạch từ không thay đổi khi thay đổi chiều của từ trường. Tần số 
thay đổi của biến dạng lớn gấp hai lần tần số biến thiên của dòng điện chảy 
trong cuộn dây của bộ biến đổi. 
Trên cơ sở của phương trình hiệu ứng từ giảo kết hợp với phương pháp 
tương tự cơ điện có thể thành lập sơ đồ thay thế của bộ biến đổi từ giảo. Kết 
luận của các phương trình này được rút ra khi xem bộ biến đổi từ giảo như là môt 
hệ thống với thông số rải. 
ở đây : 
 w = . C – trở sóng của vật liệu mạch từ, trong đó 
 - trọng lượng riêng, g/m
3
 C – tốc độ lan truyền âm thanh, m/s 
 S – tiết diện của lõi từ, m2 
 K = /C với - tần số góc, s
-1
 I – giá trị biên độ của dao động cơ học, m. 
)2.13(
.
)
2
1
(.)(
sin
.
)1.13(
.
)
2
1
(.)(
sin
.
22221
11121
nj
U
ZKStgWj
Kl
SjW
nj
U
ZKStgWj
Kl
SjW
m
m
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 160 
1 và 2 – tốc độ dao động trên thành mạch từ, m/s. 
Z1 và Z1 – tổng trở cơ học trên thành mạch từ. 
m/ n – hệ số liên kết cơ điện của mạch từ (ở đây n – số vòng dây) 
U – điện áp đặt trên cuộn dây của bộ biến đổi, V 
-W.S (sinKl) và -W.Stg (Kl/2) – trở kháng của lõi từ. 
Dòng điện chảy qua cuộn dây : 
 Số hạng thứ nhất bên về phải của phương trình (13.3) tương ứng với thành 
phần dòng điện, có liên quan đến trở kháng của bộ biến đổi. 
 Số hạng thứ hai – là thành phần dòng điện sinh ra phản lực cơ của hệ 
thống được quy đổi về thông số của mạch thông qua hệ số liên hệ cơ điện : 
 = m/( n). 
 Tổng trở đầu vào của sơ đồ thay thế song song Z = U/I cũng bao gồm hai 
thành phần : điện và cơ. Nó là giá trị phức với các thành phần tíhc cực và phản 
kháng : Z = R + jX. 
 Thành phần tích cực của điện trở vào trong sơ đồ thay thế. 
Thành phần phản kháng : 
Với R - điện trở tích cực của sơ đồ thay thế. 
 Dựa trên các phương trình (13.1) và (13.2) có thể xâydựng sơ đồ thay thế 
của bộ biến đổi từ giảo (H.13.1). 
)3.13(
)(
)(
)(
21
n
mj
Lj
U
I
)5.13(
)21(
2
)4.13(
})]2/([1{
2
2
fL
fL
X
fLR
R
R
v
v
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 161 
Các bộ phận cơ trong sơ đồ có ba nhánh song song : 
 Nhánh thứ nhất có tốc độ dao động 1 
 Nhánh thứ hai có tốc độ dao động - 1 
 Nhánh thứ ba có tốc độ dao động 1 + 2. 
 Bộ phận cơ được nối với bộ phận điện thông qua máy biến áp cơ điện, mà 
ở phần thứ cấp của nó tổng hai tốc độ dao động tỷ lệ với dòng điện ở cuộn dây 
sơ cấp. 
 Từ sơ đồ thay thế có thể tính toán các thông số điện tương tự, nhưng phải 
lưu ý đến hệ số quan hệ điện cơ , đặc trưng cho sự liên hệ giữa dao động của 
các phần cơ của hệ thống và mạch điện. Trong sự tương ứng với hệ thống tương 
tự thứ nhất : 
 Hệ số /j – sử dụng để tính toán chuyển đổi giá trị các điện áp thành các 
lực cơ học. 
 jQ – hệ số chuyển đổi tốc độ dao động ra dòng điện. 
2 – hệ số chuyển đổi điện trở ra ứng suất cơ. 
 Các thông số của sơ đồ thay thế thay đổi phụ thuộc vào kết cấu và vật 
liệu của bộ biến đổi. 
Hình 13.2 : trình bày sơ đồ kết 
cấu của bộ biến đổi từ giảo. 
 Cuộn dây 5 của mạch từ của bộ 
biến đổi 4 được cung cấp bởi nguồn 
dòng điện tần số cao 1. Dưới tác động 
của mạch nam châm điện 3 và 6, được 
cung cấp bởi nguồn điện một chiều 2 
sẽ sinh ra từ trường một chiều. Nó sẽ 
sinh ra trong lõi thép của bộ biến đổi 
trạng thái từ hoá ban đầu- sự phân cực. 
 Do lõi từ giảo 4 được đặt trong từ trường một chiều thay đổi chiều dài của 
mình đến giá trị l1. Khi đóng cuộn dây 5 vào máy phát 1, dòng điện xoay chiều 
tần số cao sẽ sinh ra từ trường cùng tần số. Kết quả là torg mạch từ sẽ chảy hai 
từ thông. Từ thông một chiều với từ cảm Bo và từ thông xoay chiều với từ cảm 
B-. Tại một thời điểm bất kỳ, từ thông tổng B có giá trị bằng tổng đại số : 
 B = B0 + B – 
Tuỳ theo chiều của từ thông 
- Khi B 0, lõi có chiều dài l1 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 162 
- Khi từ thông có hướng chảy ngược, và khi B = 0, chiều dài của lõi 
mạch từ l2 l1. 
Như vậy, nhờ có nguồn phát cao tần 1, bộ chỉnh lưu 2, bộ tập hợp 7 (bộ 
biến tốc độ âm thanh), năng lượng điện được chuyển hoá thành cơ năng của dao 
động. Các thành phần công nghệ của bộ biến đổi 8, tác động lên chi tiết gia 
công 10. 
Nhược điểm của bộ biến đổi từ giảo là sự xuất hiện của tổn hao trong 
mạch từ xoay chiều cần phải có dòng điện từ hoá, tính kinh tế không cao và hiệu 
suất thấp. 
Hoạt động của bộ dao động áp điện, dựa trên khả năng của một vài vật 
chất có thể thay đổi kích thước hình học của mình (thể tích, bề dày) khi nằm 
trong điện trường. 
Hiện tượng áp điện là hiện 
tưỡng hai chiều, có nghĩa là nếu một 
tấm kim loại từ vật liệu áp điện bị 
đặt dưới tác động của sự biến dạng 
nén hoặc kéo thì trên bề mặt của nó 
đều xuất hiện điện tích như nhau. 
Khi phần tử áp điện được đặt trong 
điện trường xoay chiều, thì nó bị 
biến dạng đồng thời có thể gây ra 
trong môi trường xung quanh sự dao 
động siêu âm. Các phần tử áp điện 
được làm từ hợp kim : titan – bari, 
kẽm – titan – chì được ứng dụng 
rộng rãi nhất. Hình 13.3 
Tấm kim loại dao động làm từ vật liệu áp điện chính là các bộ biến đổi 
điện cơ. 
Sơ đồ nguyên lý của bộ biến đổi áp điện (H.13.3) có sơ đồ thay thế được 
xây dựng trên cơ sở của các phương trình tương tự như của các bộ biến đổi từ 
giảo: 
ở đây : W1 S1 = Z0 – ứng suất cơ của tấm từ giảo. 
 F1F2Z1Z2 – phụ thuộc trực tiếp vào môi trường 
UFZ
K
tgSWj
Kd
SW
j
UFZ
K
StgWj
Kd
SW
j
d
d
22211222
21
1111121
21
2
)(
sin
)6.13(
2
)(
sin
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 163 
 Z1Z2 – ứng suất cơ môi trường 
 Khi phát dao động trong môi trường không giới hạn F1F2 có thể bỏ qua. 
 Trong điều kiện làm việc thực hiện của các bộ phát sóng siêu âm, giá trị : 
F1F2Z1 và Z2 được xác định bởi các quá trình công nghệ cụ thể. 
 Các phần tử điện và cơ của sơ đồ (H.13.1) liên hệ với nhau thông qua sự 
biến đổi điện cơ, cho phép tính toán các thông số về cơ thông qua các thông số 
về điện và ngược lại. 
 Tụ điện C được xác định theo công thức tụ điện phẳng. 
 C = d . S / d (13.7) 
Với : d – hệ số điện môi của vật liệu tự giảo. 
 S – diện tích, d – bề dày của vật liệu từ giảo. 
 Điện trở, sinh ra từ tổn hao điện môi : 
 Rđ = 1/2 f C . tg (13.8) 
ở đây, tg - tang của góc tổn hao điện môi của vật liệu 
 Công suất tổn hao : 
 Pth = U
2
 / 2 (Rđ) (13.9) 
 Từ sơ đồ thay thế có thể xác định điện trở đầu vào và biến đổi dao động 
của đầu mút bộ biến đổi. Nếu kích thước của biến đổi không lớn hơn nhiều so 
với độ dài sóng trong môi trường và ( c)cb / ( c) 1, thì điện trở đầu vào và 
biên độ dao động của đầu mút bộ biến đổi được xác định theo công thức : 
 Z = j C S tg (Kđ) + ( c)tb S / cos
2
 (Kđ) (13.10) 
 2 = 1 /cos (Kđ) 
ở đây : 2 và 1 – tốc độ dao động của đầu mút bộ biến đổi. 
 Từ sơ đồ thay thế suy ra rằng tần số cộng hưởng của bộ biến đổi áp điện ở 
điện áp một chiều được xác định bởi trở kháng của các cơ phận trong hệ thống. 
Điều kiện cộng hưởng của bộ biến đổi áp điện được xác định bởi biểu 
thức: 
 tg (Kđ) = 2 / K D1 (13.11) 
ở đây : D1 – bề dầy của tấm kim loại quy đổi theo bề mặt của lớp vỏ. 
 Ví dụ : về ứng dụng kỹ thuật của bộ biến đổi áp điện, là thiết bị phát sóng 
siêu âm vào dung dịch để tạo sự đồng nhất của nó. (H.13.3). Dung dịch, chảy 
vào bình theo rãnh hoặc được đổ vào, được chiếu siêu âm trong một thời gian 
nhất định, nhờ đó thúc đẩy quá trình hoà tan các thành phần. 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 164 
2. Bộ biến tốc âm thanh : 
 (Bộ tập trung dao động đàn hồi dọc) 
 Chúng được dùng để phối hợp thông số của bộ biến đổi và tải, nhẳm mục 
đích cố định hệ thống dao động và đường dẫn dao động siêu âm vào trong vùng 
tác động của vật liệu. Bộ phận này bản thân là một vật có dạng miếng với tiết 
diện khác nhau. Chúng được làm từ vật liệu cứng, chịu ăn mòn, mài mòn, bền 
vững trong các môi trường xâm thực, 
 Hình dạng khác nhau của bộ biến tốc âm thanh được trình bày trong 
(H.13.4). Chúng được đặc trưng bằng hệ số tập trung dao động. 
 Chúng có dạng một đầu có tiết diện lớn và một đầu có tiết diện nhỏ. Sự 
tăng lên của biên độ dao động ở đầu có tiết diện nhỏ, so với biên độ dao động ở 
đầu có tiết diện lớn được giải thích rằng, ở cùng một công suất dao động trong 
tất cả các tiết diện của bộ biến đổi âm thanh. Mật độ dao động ở đầu nhỏ k lần 
lớn hơn. 
3. Nguồn cung cấp cho các thiết bị siêu âm : 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 165 
Nguồn cung cấp có nhiệm vụ biến đổi năng lượng điện tần số công 
nghiệp sang năng lượng của dòng điện xoay chiều tần số siêu âm để kích thích 
bộ biến đổi. Chúng cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây : phải có tần số phát 
ổn định và có thể điều chỉnh trong phạm vi rộng, có thể điều chỉnh công suất, 
giá thành không cao lắm, khối lượng và kích thước nhỏ, làm việc tin cậy và vận 
hành thuận lợi. 
Hình 13.5: trình bày sơ đồ nguyên lý của máy phát siêu âm transistor tự 
động điều chỉnh tần số. Tài của máy phát là bộ biến đổi từ giảo M. Máy phát 
bao gồm 2 tầng: 
Tầng thứ nhất: nguồn kích thích có dạng là một bộ phát chặn với các 
transistor T1 và T2 được cung cấp nguồn bởi bộ chỉnh lưu điện áp có ngõ ra E1. 
Tầng thứ hai – tầng ra: được thực hiện theo sơ đồ bán cầu, có các 
transistor T3 và T4. 
Tải M nối vào máy phát qua biến áp phối hợp TR2 mạch điện phối hợp 
bao gồm C1, L1 và C2, L2 máy biến áp vi sai có phản hồi TR3 được đưa vào cực 
gốc của các Transistor T1 và T2 nó thực hiện việc đồng bộ hoá công tác của bộ 
kích thích. 
Trong máy phát còn có khả năng điều chỉnh theo mức công suất từ 10 đến 
100% giá trị công suất định mức. Công suất tiêu thụ từ nguồn : 180VA, công suất 
đầu ra : 100W, tần số công tác (22 1,65) KHz. 
13.3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CỦA DAO ĐỘNG SIÊU ÂM : 
 Ưùng dụng công nghệ của siêu âm được thực hiện theo ba hướng cơ bản 
sau: tác động lực lên vật liệu, tăng cường hoá các quá trình công nghệ, kiểm tra 
bằng siêu âm. 
1. Tác động lực lên chi tiết gia công : 
Được ứng dụng để thực hiện gia công cơ khí các hợp kim cứng và rất 
cứng, nghiền tán, nhũ tuơng hoá, làm sạch bề mặt các tấm mỏng  
Sơ đồ nguyên lý của gia công kích thước siêu âm theo phương pháp chuốt 
được trình bày trong (H.13.6), Ở phương pháp gia công này, diễ ra sự phá hủy 
định hướng các vật liệu cứng, dòn nhờ dụng cụ 3 dao động lực va đập bởi bộ 
phận nghiền, tán lên các hat 9, được đưa vào dưới dạng huyền phù 8 qua khe hở 
giữa đầu mút của dụng cụ và sản phẩm. 
Tuy rằng năng suất của mỗi lần đập không đáng là bao, nhưng năng suất 
của việc gia công siêu âm tương đối cao, vì nó được tạo ra do tần số dao động 
cao của dụng cụ (6 – 30 KHz) và số lượng bột mài lớn chuyển động với tốc độ 
cao trên bề mặt của chi tiết gia công. Duới tác động của va đập lên bột mài sẽ 
gây ra sự trượt, đập vỡ các phần từ vật liệu. 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 166 
 Tác động nghiền tán, nhũ tương hoá của siêu âm xảy ra dưới tác động của 
sóng siêu âm tập trung, được thể hiện qua tác động xâm thực và chảy rối chất 
lỏng, nhờ đó có thể nhận được các chất nhũ tương từ nươc và dầu, thủy ngân và 
nươc, xăng và nước  
 Sản xuất nhũ tuơng bằng cách nghiền các chất rắn nhờ sóng siêu âm cho 
phép làm tăng năng suất của quá trình. Ví dụ, nhờ siêu âm có thể rút ngắn quá 
trình sản xuất nhũ tương từ magie oxyt (MgO) từ 25h cuống còn 40 phút. 
 Phương pháp siêu âm còn có thể đuợc sử dụng để làm sạch các chi tiết 
kim loại khỏi các vết gỉ, kem, nhựa hắc ín, làm sạch các sản phẩm bị ăn mòn  
 Hiệu ứng làm sạch bằng siêu âm hiệu quả nhất là tách các vết bẩn ở các 
rãnh khó chạm được tới, làm sạch các chi tiết nhỏ có hình dạng khác nhau, các 
sản phẩm thủy tinh. 
2. Thúc đẩy quá trình công nghệ : 
Dao động siêu âm có thể làm thay đổi tiến trình của một vài quá trình hóa 
học. Đặc biệt việc xử lý siêu âm làm tăng nhanh quá trình polyme hoá axetat 
(CH3COOM), nhũ tương, khử axetal (C2H4 (OC2H5)2  
Quá trình polyme hoá nhanh, được quan sát thấy khi có tác động lực của 
siêu âm. Khi giảm lực tác động có thể xảy ra quá trình ngược lại khử polyme. 
Tính chất này của dao động siêu âm được sử dụng để điều khiển phản ứng 
polyme hoá. Thay đổi tần số và cường độ dao động siêu âm, có thể áp ứng yêu 
cầu tốc độ phản ứng. 
Trong quá trình luyện kim khi đưa dao động đàn hồi với tần số siêu âm 
vào trong kim loại lỏng có thể dẫn đến việc làm thay đổi các mang tinh thể và 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP 4 KHOA ĐIỆN 
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN 167 
thúc đẩy quá trình tinh thể hoá, làm giảm các bọt khí có lẫn trong kim loại đúc, 
tăng độ bền cơ của các hợp kim khác nhau. 
Hàng loạt kim loại như chì, nhôm không hoà lẫn ở trạng thái lỏng. Khi có 
sự tác động của dao động siêu âm, sẽ có thể làm hoà tan kim loại này vào trong 
kim loại khác. 
3. Các phuơng pháp kiểm tra bằng siêu âm : 
Dưới sự hỗ trợ của dao động siêu âm có thể kiểm tra liên tục tiến trình 
quá trình công nghệ, mà không phải thực hiện các thử nghiệm trong phòng thí 
nghiệm. 
Khi xác lập sơ bộ quan hệ của các thôgn số sóng siêu âm và tính chất vật 
lý của môi trường, ta đồng thời đo biên độ dao động của các phân tử. 
Dao động siêu âm cường độ cao hay tốc độ âm thanh lớn, có thể nhận 
địhđúg về trạng thái của môi trườngvà các thay đổi của nó. 
Về nguyên tắc các phương pháp kiểm tra bằng siêu âm được thực hiệnnhờ 
dao động siêu âm cường độ không lớn lắm. Phụ thuộc vào các đặc tính hóa – lý 
của môi trường, tốc độ âm thanh trong đó sẽ khác nhau. 
Khi thay đổi năng lượng sóng âm thanh có thể kiểm tra thành phần của 
các loại hỗn hợp khác nhau khi chúng không phải là các liên kết hoá học. Tốc 
độ âm thanh trong các môi trường đó là không thay đổi, còn sự có mặt của tạp 
chất ảnh hưởng đế hệ số hấp thụ năng lượng âm thanh. Nhờ đó cho phép xác 
định tỷ lệ phần trăm tạp chất chứa trong thành phần vật chất. 
 Khi sóng âm thanh đi qua giới hạn của hai môi trường nó bị phản xạ một 
phần. Độ chênh lệch năng lượng sóng đi xuyên qua giới hạn và sóng phản xạ 
phu thuộc vào tỷ lệ âm trở của các vật chất khác nhau. 
 Từ các sóng phản xạ có thể xác định hàm lượng tạp chất có trong các đơn 
tinh thể và nguyên lý đó có thể chế tạo các dụng cụ chẩn đoán bằng siêu âm. 
MỤC LỤC 
-----oOo----- 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ VẬT LÝ – KỸ THUẬT CỦA ĐIỆN NHIỆT 
1.1. Khái niệm về điện nhiệt và các biện pháp biến đổi điện nhiệt. 
1.2. Vật liệu sử dụng trong các lò điện. 
CHƯƠNG 2: CÁC THIẾT BỊ ĐỐT NÓNG BẰNG ĐIỆN TRỞ 
2.1. Bản chất vật lý của điện trở. 
2.2. Các phần tử điện trở đốt nóng. 
2.3. Các lò điện trở. 
2.4. Trang bị điện và điều chỉnh thông số lò điện trở. 
2.5. Các thiết bị điện xỉ . 
CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ HÀN TIẾP XÚC 
3.1. Bản chất vật lý và phân loại các dạng hàn tiếp xúc. 
3.2. Hàn nối đầu. 
3.3. Hàn điểm. 
3.4. Hàn lăn (hàn may). 
3.5. Trang bị điện máy hàn tiếp xúc: 
4.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của đốt nóng bằng cảm ứng. 
4.2. Các thiết bị nấu chảy bằng cảm ứng. 
4.3. Lò nung cảm ứng. 
4.4. Cơ sở vật lý của đốt nóng điện môi. 
4.5. Thiết bị đốt nóng điện môi: 
4.6. Nguồn phát tần số cao. 
CHƯƠNG 5: THIẾT BỊ ĐỐT NÓNG BẰNG HỒ QUANG ĐIỆN 
5.1. Sự ion hóa chất khí và khái niệm về plasma. 
5.2. Cấu trúc của sự phóng điện hồ quang. 
5.3. Điện cực dùng trong các thiết bị hồ quang. 
5.4. Các lò luyện kim hồ quang. 
5.5. Trang bị điện trong các lò luyên kim hồ quang. 
5.6. Lò hồ quang chân không. 
6.1. Cơ chế tạo ra ngọn lửa plasma nhiệt độ thấp và lãnh vực ứng dụng. 
6.2. Thiết bị tạo plasma nhiệt độ thấp (plasmatron) 
6.3. Các đặc tính và nguồn cung cấp năng lượng cho plasmatron. 
6.4. Thiết bị plasma dùng để cắt và hàn. 
6.5. Thiết bị plasma tạo lớp phủ bề mặt. 
CHƯƠNG 7: CÁC THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG 
7.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của hàn hồ quang. 
7.2. Nguồn cung cấp năng lượng cho hồ quang. 
7.3. Một số đặc điểm về mặt lý thuyết của máy biến áp hàn. 
CHƯƠNG 8: THIẾT BỊ ĐỐT NÓNG NHỜ 
8.1. Cơ sở vật lý – kỹ thuật của đốt nóng nhờ chùm tia electron. 
8.2. Kết cấu thiết bị chùm tia electron. 
8.3. Ưùng dụng trong công nghệ của thiết bị đốt nóng chùm tia electron. 
CHƯƠNG 9: THIẾT BỊ LASER 
9.1. Nguyên lý làm việc cơ bản của laser. 
9.2. Các loại máy phát xạ laser. 
9.3. Công nghệ gia công bằng tia laser. 
PHẦN II: CÁC THIẾT BỊ GIA CÔNG ĐIỆN HÓA ĐIỆN VẬT LÝ 
ĐIỆN CƠ ĐIỆN ĐỘNG 
10.1. Cơ sở của gia công điện hóa. 
10.2. Điện phân dung dịch và dung dịch hòa tan. 
10.3. Trang bị điện trong sản xuất điện phân. 
10.4. Aùp dụng công nghệ điện hoá trong công nghiệp chế tạo máy. 
11.1. Đặc tính chung và cơ sở vật lý của quá trình. 
11.2. Các thông số của sự phóng điện xung. 
11.3. Các máy phát xung. 
11.4. Các phương pháp gia công ăn mòn điện. 
CHƯƠNG 12: CÁC QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ CƠ HỌC 
12.1. Cơ sở vật lý của gia công kim loại bằng thiết bị xung từ . 
12.2. Các phần tử của trang thiết bị điện gia công xung tử. 
12.3. Đặc tính của các công đoạn gia công xung từ. 
13.1. Bản chất vật lý của gia công bằng siêu âm. 
13.2. Các phần tử trong các thiết bị siêu âm. 
-----oOo----- 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_thiet_bi_dien.pdf